Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Viễn thông Bình Phước

MỤC LỤC Lời mở đầu Lời cảm ơn Nhận xét của đơn vị kiến tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Phần I: Phần II: Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương I: Tổng quan về hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Chương II: Hình thức thanh toán lương và các khoản trích theo lương tại viễn thông Bình Phước. Phần III: Kiến nghị và kết luận I. Kiến nghị II. Kết luận Trong quá trình CNH – HĐH đất nước, mà đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đang bị lạm phát như hiện nay, điều mà các nhà doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để tồn tại và phát triển, vì vậy mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Để đạt được các mục tiêu trên thì tiền lương là một trong những vấn đề cơ bản quan trọng nhất để tính giá thành sản phẩm. Vì nếu chi phí cao thì sản phẩm khó cạnh tranh được trên thị trường. vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để nhân công phù hợp với đời sống hiện nay và hạ giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm. Đối với nhu cầu cần thiết của ngành là để mau chóng bắp kịp những trình độ về KHKT,công nghệ thông tin hiện đại của các nước trên thế giới mà đặc biệt là trong thời kì mà ngành viễn thông cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí để đầu tư trang thiết bị, nhiều chương trình khuyến mại cho khách hàng …vv, vì thế vấn đề tiền lương công nhân Viễn thông Bình Phước được lãnh đạo hết sức quan tâm và suy nghĩ.

doc31 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 2642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Viễn thông Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình CNH – HĐH đất nước, mà đặc biệt trong nền kinh tế thị trường đang bị lạm phát như hiện nay, điều mà các nhà doanh nghiệp luôn quan tâm là làm thế nào để tồn tại và phát triển, vì vậy mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí. Để đạt được các mục tiêu trên thì tiền lương là một trong những vấn đề cơ bản quan trọng nhất để tính giá thành sản phẩm. Vì nếu chi phí cao thì sản phẩm khó cạnh tranh được trên thị trường. vấn đề cơ bản đặt ra hiện nay là phải làm thế nào để nhân công phù hợp với đời sống hiện nay và hạ giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng sản phẩm. Đối với nhu cầu cần thiết của ngành là để mau chóng bắp kịp những trình độ về KHKT,công nghệ thông tin hiện đại của các nước trên thế giới mà đặc biệt là trong thời kì mà ngành viễn thông cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều chi phí để đầu tư trang thiết bị, nhiều chương trình khuyến mại cho khách hàng …vv, vì thế vấn đề tiền lương công nhân Viễn thông Bình Phước được lãnh đạo hết sức quan tâm và suy nghĩ. Xuất phát từ thực tế trên, kết hợp với kiến thức được học ở trường em đã chọn và quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài tiền lương và các khoản trích theo lương để làm báo cáo kiến tập của mình. Tuy nhiên, với sự hiểu biết còn hạn hẹp trên cơ sở kiến thức đã học, thời gian kiến tập quá ngăn nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, những khó khăn về phương pháp luận và phương pháp trình bày. Em xin chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của quý cơ quan, thầy cô để củng cố, mở rộng thêm vốn kiến thức của mình nhằm hoàn thiện báo cáo được tốt hơn. PHẦN I TỔNG QUÁT VỀ VIỄN THÔNG BÌNH PHƯỚC I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ 1. Khái quát chung a. Tên đơn vị: Viễn Thông Bình Phước b. Trụ sở: Lầu 3, 4 – Tòa nhà Bưu điện Tỉnh Bình Phước, QL 14 – phường Tân Phú, Thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước. Điện thoại: 0651.3885886 c. Mã số thuế: 3800182971 2. Đặc điểm kinh doanh: a. Tổng vốn đầu tư - Vốn ngân sách cấp: 3.789.802.197 đồng - Vốn tập đoàn bổ sung: 20.405.892.210 đồng - Vốn đơn vị tự bổ sung: 9.709.102.454 đồng b.Hình thức hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐƠN VỊ 1. Quá trình hình thành của đơn vị - Ngày 01/01/2008 Viễn thông Bình Phước được tách ra từ Bưu Điện tỉnh Bình Phước theo quyết định số 601/QĐ – TCCB/HĐQT của Hội đồng quản trị tập đoàn BCVT Việt Nam ngày 06/12/2007. Viễn Thông bình Phước là một tổ chức kinh tế - đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính – Viễn Thông Việt Nam theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam, là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của hệ thống tập đoàn, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích cùng các đơn vị thành viên khác trong dây chuyền công nghệ liên hoàn,thống nhất cả nước, có mối quan hệ mật thiết với nhau về tổ chức mạng lưới, lợi ích kinh tế, tài chính, phát triển dịch vụ Bưu chính – Viễn thông để thực hiện những mục tiêu, kế hoạch Nhà nước do Tập đoàn giao. Tổ chức và hoạt động theo điều lệ được hội đồng quản trị tập đoàn Bưu Chính – Viễn thông Việt nam phê chuẩn tại quyết định số: 602/QĐ – TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007. Viễn thông Bình Phước do mới thành lập nên còn rất nhiều khó khăn do có sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh viễn thông như: viettel, Viễn thông Điện lực. Ban giám đốc và CB – CNV, đơn vị đã cố gắng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Tập đoàn giao. Chỉ tiêu  Kế hoạch  Thực hiện   Doanh thu  132.000.000.000  150.000.000.000   Lợi nhuận  6.500.000.000  7.000.000.000   2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị a. Chức năng, nhiệm vụ - Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới Viễn thông để kinh doanh,phục vụ theo kế hoạch và phương hướng phát triển do Tập đoàn trực tiếp giao. - Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp các công trình Viễn Thông. - Kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Viễn thông phục vụ cho hoạt động của đơn vị. - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn cho phép phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các nhiệm vụ do tập đoàn giao. - Tăng cường công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản, lao động, vật tư tiền vốn. - Tích cực cải tiến và áp dụng tiến bộ KHKT trong sản xuất, quản lý để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của tập đoàn. - Chấp hành chế độ an toàn lao động làm tốt công tác bảo vệ trật tự ANXH, bảo vệ tài sản XHCN. b. Quyền hạn - Chủ động phát triển kinh doanh các loại hình dịch vụ Viễn Thông và mở rộng hoặc thu hẹp kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với khả năng kinh doanh của đơn vị. - Đơn vị được chủ động đầu tư góp vốn liên kết liên doanh với các đối tác theo sự phân cấp của Tập đoàn. 3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo đặc thù kinh doanh và đặc thù được giao Viễn Thông Bình Phước tổ chức quản lý theo mô hình như sau: SƠ ĐỒ VIỄN THÔNG BÌNH PHƯỚC 4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: a. Ban giám đốc: - Giám đốc Viễn thông Bình Phước do HĐQT Tập đoàn bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, theo đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của đơn vị chịu trách nhiệm trước Tập đoàn và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị. - Các Phó giám đốc do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật sau khi đã thông qua HĐQT. Phó giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo phân công của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công, b. Văn phòng đơn vị bao gồm các phòng nghiệp vụ: - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng đầu tư – xây dựng cơ bản. - Phòng kế toán thống kê tài chính. - Phòng quản lý mạng và dịch vụ. - Ban quản lý dự án. Các phòng ban này giúp Giám đốc trong việc quản lý, điều hành công tác chuyên môn, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ và nội dung công việc được giao. c. Các đơn vị trực thuộc: - Trung tâm tin học - Trung tâm Dịch vụ Khách Hàng - Trung tâm Viễn thông Đồng Xoài - Trung tâm Viễn thông Bình Long - Trung tâm Viễn thông Lộc Ninh - Trung tâm Viễn thông Phước Long. - Trung tâm Viễn thông Bù Đăng. - Trung tâm Viễn thông Đồng Phú. - Trung tâm Viễn thông Chơn Thành. d. Lực lượng lao động: Tổng số CB – CNV trong toàn hệ thống Viễn Thông Bình Phước là: 339 người, trong đó: - Văn phòng - Các đơn vị trực thuộc: 282 người. * Trình độ chuyên môn: + Cán bộ tốt nghiệp Đại học: 64 người. + Cán bộ tốt nghiệp cao đẳng: 11 người. + Cán bộ tốt nghiệp trung cấp chuyên môn: 117 người. + Công nhân kỹ thuật: 147 người. IV. Tổ chức nội dung công tác kế toán tại Viễn Thông Bình Phước. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán: Viễn thông Bình Phước tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức hạch toán tập trung doanh thu – chi phí tại Văn phòng Viễn Thông Bình Phước. Sơ đồ bộ máy kế toán: 2. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán thống kê tài chính. - Kế toán trưởng: Là giúp Giám đốc chỉ đạo tổ chức công tác kế toán, thống kê, tài chính, thôing tin kinh tế của đơn vị. Chỉ đại và phân công trực tiếp cho tất cả các nhân viên kế toán phần hành. Ký báo cáo tài chính và các chứng từ hoá đơn. chịu trách nhiệm trước Giám đốcđơn vị, kế toán trưởng Tập đoàn, Tổng giám đốc và Nhà nước về mọi số liệu trong báo cáo tài chính và các thông tin tài chính công khai theo quy định của Nhà nước và Tập đoàn. - Kế toán thanh toán: Theo dõi việc chi tạm ứng về thanh toán tạm ứng, các khoản thu chi mang tính chất nội bộ giữa công nhân viên và đơn vị, giữa các đối tác và đơn vị. Có nhiệm vụ ghi phiếu thu, chi theo đúng mục đích quy định và theo dõi các khoản tiền gửi tại ngân hàng. - Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình biến động tăng, giảm tài sản cố định, các khoản trích trước sửa chữa lớn TSCĐ đặc thù và theo dõi trích khấu hao TSCĐ theo quy định. - Kế toán tổng hợp: Thực hiện tổng hợp số liệu từ các chứng từ, bảng kê của các phần hành kế toán. Kế toán tổng hợp doanh thu – chi phí toàn Viễn Thông Bình Phước để ghi sổ kế toán, đối soát kiểm tra sổ cái và lập báo cáo tài chính. - Kế toán vật tư: Phản ánh, giám sát và cung cấp vật tư ấn phẩm theo nhu cầu phát sinh tại các đơn vị phụ thuộc. Ngoài ra kế toán vật tư còn có nhiệm vụ kiểm kê vật tư định kỳ theo quy định. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản các khoản tiền mặt, liên hệ trực tiếp với ngân hàng để gửi và rút tiền mặt. Tổ chức kiểm quỹ tiền mặt và báo cáo quỹ tiền mặt theo qui định. Thủ quỹ chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng, giám đốc và pháp luật nếu xảy ra mất mát. - Thủ kho: Đảm nhận trách nhiệm xuất, nhập kho theo dõi hiện vật, vật tư, thiết bị. Cuối kỳ phối hợp với kế toán vật tư kiểm kê theo quy định. - Kế toán XDCB: Phụ trách công tác kế toán XDCB và sửa chửa lớn tài sản cố định như: Theo dõi khối lượng, tạm ứng, thanh quyết toán vốn và chi tiết công nợ các công trình của nhà thầu, chịu trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo XDCB và các báo biểu khác theo yêu cầu. 3. Hình thức sổ kế toán: - Viễn thôing Bình Phước ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. - Quy trình ghi sổ kế toán: - Giải thích quy trình ghi sổ kế toán: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu a. Luân chuyển chứng từ: Hằng ngày phải căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán phân loại, phản ánh, ghi chép, lập chứng từ ghi sổ. Cuối tháng tổng hợp chứng từ gốc kiểm tra, đối chiếu lại với những chứng từ ghi sổ. Kế toán trưởng sẽ ký duyệt, sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo ghi sổ đăng ký chứng từ và sau đó ghi vào sổ cái. Cuối tháng khoá sổ tìm tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có của từng tài khoản trên sổ cái, căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối kế toán phát sinh của các tài khoản tổng hợp. Tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên bảng cân đối phát sinh phải khớp nhau và khớp với tổng số tiền của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải khớp nhau và số dư của từng tài khoản (dư Nợ, dư Có) trên bảng cân đối phải khớp với số dư của tài khoản tương ứng trên bảng cân đối chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết. Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp với số liệu mới trên bảng cân đối phát sinh được sử dụng để lập bảng cân đối kế toán và các báo biểu kế toán khác. b. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng: Hệ thống tài khoản kế toán tại Viễn Thông Bình Phước áp dụng đúng với hệ thốngtài khoản kế toán do Nhà nước ban hành theo quyết định số: 1141 –TC/QĐ – CĐKT ngày 01/01/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông đã ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho các đơn vị thành viên và Tập đoàn. c. Sổ sách kế toán sử dụng: - Chứng từ ghi sổ: Được ghi chép hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc - Sổ chi tiết: Được ghi chép hàng ngày, bao gồm các sổ sau: Sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; sổ kho hàng hoá; sổ quỹ; sổ chi tiết về thu chi; sổ chi tiết theo dõi công nợ, sổ tổng hợp. - Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết (các báo cáo quý của bộ phận kế toán) Lưu ý: Hai sổ cuối này được lập vào cuối tháng và cuối quý PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG I. Ý NGHĨA: - Lực lượng lao động trong doanh nghiệp bao gồm số lao động trong danh sách và số lao động ngoài danh sách. + Lao động trong doanh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương gồm công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và công nhân viên thuộc các hoạt động khác (lao động ngoài danh sách). + Lao động ngoài sách là lực lượng lao động làm việc tại doanh nghiệp nhưng do các ngành khác chi trả lương. - Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục thì phải tái sản xuất sức lao động hay nói cách khác là phải tính thù lao trả cho người lao động trong thời gian họ tham gia sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hoá thì lao động biểu hiện dưới hành thức tiền lương. - Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian chất lượng và kết quả lao động mà họ cống hiến. - Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một số nguồn thu nhập khác như: Trợ cấp bảo hiểm xã hội, tiền ăn ca, …vv. Chi phí tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch toán tốt lao động trên cơ sở đó kích thích người lao động quan tâm đến thời gian, kết quả và chất lượng lao động, chấp hành tốt kỹ luâậ lao động, nâng cao năng suất lao động góp phần tiết kiệm về chi phí lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. * Nhiệm vụ: - Tổ chức ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ số lượng, chất lượng thời gian và kết quả lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp. kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp. Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động trong doanh nghiệp việc chấp hành chính sách về chế độ lao động, tiền lương tình hình sử dụng quỹ lương. - Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ và đúng các chế độ ghi chép ban đầu về lao động tiền lương, mở sổ kế toán và hạch toán lao động tiền lương đúng chế độ đúng phương pháp. - Tính toán và phân bổ chính xác đúng đối tượng chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận, đơn vị sử dụng lao động. - Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương đề xuất biện pháp khai thác hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp. Ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách chế độ lao động tiền lương. II. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG, QUỸ LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN. 1. Các hình thức tiền lương, quỹ lương 1.1 Các hình thức tiền lương - Hiện nay theo bậc lương cơ bản nhà nước qui định, nhà nước khống chế mức lương tối thiều nhưng không khống chế mức lương tối đa mà điều tiết bằng thuế thu nhập. việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức trả lương sau: HÌnh thức tiền lương và hình thức tiền lương sản phẩm. a. Hình thức tiền lương thời gian: - Theo hình thức này tiền lương phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc cấp bậc hoặc chức danh và tháng lương theo qui định. Tùy theo trình độ quản lý theo yêu cầu thời gian lao động của doanh nghiệp tính trả lương có thể thực hiện theo 2 cách: Lương thời gian giản đơn và lương thời gian có thưởng. - Lương thời gian giản đơn là tiền lương được tính theo thời gian làm việc với đơn giá lương thời gian. Lương thời gian giản đơn được chia thành 3 loại: Lương tháng, lương ngày và lương giờ. + Lương tháng: Tiền lương trả cho người lao động theo bậc lương qui định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp lương tháng được áp dụng trả cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế và các nhân viên thuộc ngành hoạt động không có tính chất sản xuất vật chất. + Lương ngày: Được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ qui định, lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp, bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên khi nhân viên bị ốm đau, thai sản… TÍnh trả lương cho công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng. + Lương giờ: Được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo qui định, lương giờ thường được làm căn cứ để tính trợ cấp làm thêm giờ. - Lương thời gian có thưởng: Là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết hợp với tiền lương trong sản xuất. hình thức tiền lương thời gian mặc dù đã tính đến thời gian làm việc thực tế tuy nhiên nó cũng còn những hạn chế nhất định đó là chưa gắn tiền lương với chất lượng và kết quả lao động vì vậy các doanh nghiệp cần kết hợp với các biện pháp khuyến khích vật chất b. Hình thức tiền lương sản phẩm Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, chất lượng của sản phẩm hoàn thành hoặc khối lượng công việc làm xong được nghiệm thu. Hình thức tiền lương sản phẩm gồm: + Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là hình thức tiền lương được trả cho người lao động được tính theo số lượng công việc hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm đây là hình tức được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất hàng loạt sản phẩm. + Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận (phân xưởng) sản xuất như: Công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưởng máy móc, thiết bị. trong trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp để tính lương cho công nhân phục vụ sản xuất. + trả lương theo sản phẩm có thưởng: là kết hợp với trả lương theo sản phẩm trực tiếp hoặc gián tiếp và chế độ tiền lương trong xã hội. + Trả lương theo sản phẩm lũy tiến: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương trích theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ lũy tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. hình thức này nên áp dụng ở tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ. hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng, cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động cũ. + Trả lương khoán khối lượng hoặc công việc: Là hình thức tiền lương trả theo sản phẩm áp dụng cho những công việc giản đơn, công việc có tính chất đột xuất như: Khoán bốc vác, khoán vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm. + Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: tiền lương được tính theo đơn giá tổng hợp cho sản phẩm hoàn thành cho đến công việc cuối cùng. Hình thức này tiền lương được áp dụng cho từng bộ phận phân xưởng, từng bộ phận sản xuất. trả lương theo sản phẩm tập thể: Theo hình thức này trước hết tính tiền lương chung cho cả tập thể sau đó tiến hành chia lương cho từng người trong tập thể theo các phương pháp sau: - Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc và cấp bậc kỹ thuật: Theo phương pháp này căn cứ vào thời gian làm việc thực tế và hệ số lương cấp bậc của từng người để tính chia lương sản phẩm tập thể cho từng người áp dụng trong trường hợp cấp ậc công nhân phù hợp với cấp bậc công việc được giao. - Phương pháp chia lương sản phẩm tập thể theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật kết hợp với bình công chấm điểm. theo phương pháp này tiền lương sản phẩm tập thể được chia làm hai phần. * Phần tiền lương phù hợp với lương cấp bậc được phân chia theo từng người theo hệ số lương cấp bậc và thời gian làm việc thực tế của từng người. * Phần tiền lương sản phẩm còn lại được chia theo kiểu bình công chấm điểm, phương pháp này áp dụng trong trường hợp cấp bậc công nhân không phù hợp với công việc được giao và có sự chênh lệch về năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể. - Phương pháp chia lương theo bình công chấm điểm: Áp dụng trong trường hợp công nhân làm việc ổn định, kỹ thuật đơn giản, chênh lệch về năng suất lao động giữa các thành viên trong tập thể chủ yếu do thái độ lao động và sức khỏe quyết định. Hình thức tiền lương sản phẩm quán triệt được nguyên tắc phân phối theo lao động, tiền lương gắn chặt với số lượng, chất lượng
Luận văn liên quan