Tiền lương là biểu hiện bằng tiền sản phẩm xã hội trả cho người lao động, tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra người lao động còn đuợc nhận các khoản phụ cấp tiền thưởng trong quá trình lao động như: thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình lao động.
55 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3523 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại xí nghiệp xây lắp 54, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦNILÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
I. KHÁI NIỆM,Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG.
1. Khái niệm tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền sản phẩm xã hội trả cho người lao động, tương ứng với thời gian, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến. Tiền lương là thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra người lao động còn đuợc nhận các khoản phụ cấp tiền thưởng trong quá trình lao động như: thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình lao động.
2. Ý nghĩa của lao động tiền lương
Tiền lương được xem là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng, kết quả lao động. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả thì tiền lương của người lao động sẽ gia tăng. Tuy nhiên mức tăng tiền lương về nguyên tắc không được vượt quá mức tăng năng xuất lao động. Ngoài lương người lao động tại doanh nghiệp còn nhận được tiền thưởng do có các sáng kiến trong quá trình làm việc, như thưởng tiết kiệm nguyên liệu, thưởng tăng năng xuất lao động ... các khoản thưởng khác. Vận dụng chính xác tiền lương tiền thưởng thích hợp sẽ tạo điều kiện tăng năng xuất lao động tại doanh nghiệp.
Ngoài tiền lương người lao động tại doanh nghiệp còn nhận được khoản trợ cấp BHXH trả thay lương trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản ... Tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp BHXH ( nếu có) là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động.
Do lao động có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh nên hạch toán tiền lương có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý tại doanh nghiệp. Hạch toán tốt tiền lương giúp cho công tác quản lý nhân sự tại doanh nghiệp đi vào nề nếp, có kỷ luật đồng thời tạo cơ sở để trả lương, thưởng tương xứng với đóng góp của người lao động.là cơ sở doanh nghiệp tính toán đúng đắn và đầy đủ các khoản trợ cấp BHXH trong trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản .
Tổ chức tốt hạch toán lao động, tiền lương còn giúp cho việc quản lý quỹ lương được chặt chẽ, đảm bảo việc trả lương, thưởng đúng với chính sách Nhà Nước và của doanh nghiệp, đồng thời làm căn cứ để tính toán phân bổ chi phí nhân công vào chi phí kinh doanh được hợp lý.
3. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương
Tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra ghi chép, thời gian lao động và kết quả lao động của công nhân viên, thu nhập và tổng hợp về số liệu để thông tin kịp thời cho các phòng ban trong doanh nghiệp để có những biện pháp tăng năng suất lao động, tính toán đúng thanh toán đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan cho cán bộ, công nhân viên. Tính toán hợp lý chính xác tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng, trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động.
Tính toán phân bổ các khoản chi phí tiền lương và trích BHXH, KPCD vào chi phí sản xuất kinh doanh cho từng đối tượng .
Định kỳ phân tích tình hình sử dụng lao động và quản lý sử dụng quỹ tiền lương BHXH, BHYT, KPCĐ đề xuất biện pháp để khai thác có hiệu quả về chi phí tiền lương, năng suất lao động, ngăn ngừa những hành vi vi phạm kỷ luật, vi phạm chính sách chế độ về lao động tiền lương, BHXH.
II: PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1 Phân loại theo tính chất hợp đồng lao động.
+ Lao động biên chế: là lao động được bổ nhiệm tại các doanh nghiệp Nhà nước, chuyển sang cơ chế kinh tế hiện nay. Tất cả các lao động ở doanh nghiệp Nhà nước đều làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hay thoả ước lao động tập thể, ngoại trừ Gíam đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng.
+ Lao động hợp đồng dài hạn là những lao động làm việc theo chế độ dài hạn từ một năm trở lên.
+ Lao động ngắn hạn là những lao động làm việc theo hợp đồng thòi vụ dưới một năm.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc lập kế hoạch lao động từ tuyển dụng đến đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho đội ngũ lao động tại doanh nghiệp.
2. Phân loại theo lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
+ Lao động trực tiếp: là lao động tham gia trực tiếp và sản xuất sản phẩm dịch vụ.
+ Lao động gián tiếp: là những lao động phục vụ cho lao động trực tiếp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc áp dụng chính sách trả lương hợp lý, phân bổ chi phí nhân công theo từng đối tượng chi phí thích hợp để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
3. Phân loại lao động theo lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp kết hợp với tính chất lao động.
3.1.1 Lao động tại doanh nghiệp được chia thành:
- Lao động thuộc lĩnh vực sản xuất.
- Lao động thuộc lĩnh vực thương maị.
- Lao động thuộc lĩnh vực dịch vụ.
- Lao động thuộc các lĩnh vực khác.
Cách phân loại này chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trợ giúp cho việc tổ chức hợp lý ngành, nghề của lao động tại doanh nghiệp có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo kịp thời, doanh nghiệp định hướng lĩnh vực mũi nhọn trong hoạt động kinh doanh của mình.
3.1.2 Xét theo tính chất lao động, lao động trong các lĩnh vực chia thành :
- Công nhân.
- Nhân viên kỹ thuật.
- Nhân viên quản lý kinh tế.
- Nhân viên quản lý hành chính .
- Nhân viên khác.
Lao động phân theo đặc tính này có tác dụng xây dựng cơ cấu lao động hợp lý, qua đó có kế hoạch tuyển dụng đào tạo cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp.
III. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
Hiện nay, ở nước ta các doanh nghiệp thường áp dụng hai hình thức tiền lương sau:
- Tiền lương theo thời gian
- Tiền lương theo sản phẩm
1.Hình thức trả lương theo thời gian.
Tiền lương theo thời gian là hình thưc tiền lương mà tiền lương của người lao được xác định vào thời gian làm việc thực tế,và mức lương thời gian theo trình độ lành nghề ,chuyên môn ,tính chất công việc…của người lao động.
+ Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định theo hợp đồng lao động trong một tháng, hoặc có thể tiền lương qui định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương chế độ tiền lương của nhà nước.Tiền lương tháng thường áp dụng trả lương cho nhân viên hành chính, nhân viên quản lý hoặc người lao động hợp đồng ngắn hạn.
+ Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho ngươì lao động theo mức lương ,một tuần làm việc.Tiền lươnmg tuần áp dụng cho lao động bán thời gian và lao động hợp đồng thời vụ.
+ Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Tiền lương ngày còn là cơ sở để tính trợ cấp BHXH để cho người lao động được hưởng phép theo chế độ qui định.
+ Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế. Mức lương giờ được xác định trên cơ sở mức lương ngày chia cho số giờ làm việc theo chế độ trong ngày. Hiện nay số giờ làm việc theo chế độ nước ta là 8 giờ /ngày.
2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động hay nhóm người lao động, tuỳ thuộc vào số lượng và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ hoàn thành.
+ Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Theo hình thức này tiền lương trả người lao động tuỳ thuộc vào số lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương sản phẩm tiền lương phải trả được xác định như sau:
Tổng tiền phải trả = số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá.
Hình thức này áp dụng cho lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm doanh nghiệp.
+ Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến: Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động có phân biệt đơn giá lương với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Nguyên tắc là đơn giá lương sẽ tăng lên khi số lượng sản phẩm vượt định mức.Hình thức này áp dụng cho những công đoạn quan trọng sản xuất khẩn trương, đảm bảo tính đồng bộ của sản xuất, hay đáp ứng tiến độ theo đơn đặt hàng. Tuy nhiên khi áp dụng cần chú ý trường hợp người lao động vì quan tâm đến số lượng sản phẩm hoàn thành mà coi nhẹ chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng uy tín chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường.
+ Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Hình thức này trả lương cho lao động gián tiếp ở bộ phận sản xuất, như bộ phận tiếp liệu, vận chuyển thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị….Tiền lương của bộ pận này thường theo tỷ lệ của tiền lương lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm. Lý do là chất lượng và năng suất của bộ phận sản xuất trực tiếp còn phụ thuộc vào chất lượng phục vụ của bộ phận gián tiếp này.
Tiền lương theo sản phẩm có thưởng: Theo hình thức này ,ngoài tiền lương sản phẩm trực tiếp ,người lao động còn nhận khoản tiền thưởng do tiết kiệm nhiên liệu, tăng năng suất lao động, thưởng sáng kiến
+ Tiền lương khoán khối lượng công việc: Theo hình thức này tiền lương được trả cho khối lượng công việc hoàn thành. Hình thức này áp dụng cho công việc có tính đơn giản như bốc dỡ vật tư, sửa chữa…hay những công việc không thể tách ra cụ thể được.
IV. QUỸ TIỀN LƯƠNG, BHXH, BHYT VÀ KPCĐ VÀ BHTN. 1. Quỹ tiền lương.
Là tổng số tiền lương phải trả cho tất cả lao động mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại doanh nghiệp.
- Quỹ tiền lương trả cho người lao động làm việc thực tế.
- Quỹ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không tham gia sản xuất theo chế độ của công nhân viên như: nghỉ phép hằng năm, đi học…
- Quỹ tiền lương bổ sung bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động trong điều kiện lao động đặc biệt do đặc tính nghề nghiệp.
Theo chế độ hiện hành đơn giá lương có thể tính theo 1 trong 4 cách sau.
+ Đơn giá lương tính theo đơn vị sản phẩm.
+ Đơn giá lương tính theo doanh thu trừ (-) tổng chi phí
+ Đơn giá lương tính trên lợi nhuận.
+ Đơn giá lương tính theo doanh thu.
Đơn giá lương được xác định, quỹ tiền lương tính theo kết quả kinh doanh được tính như sau:
Quỹ tiền lương = Đơn giá lương x Kết quả sản xuất kinh doanh.
2. Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Quỹ BHXH là quỹ để dùng trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp bị mất khả năng lao động như ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, hưu trí, mất khả năng lao động và tử tuất. Theo chế độ hiện hành quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn.
+ Người sử dụng lao động (doanh nghiệp) hàng tháng có trách nhiệm đóng góp 15% so tổng quỹ lương của người tham gia bảo hiểm xã hội trong đơn vị. Phí đóng góp này tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Người lao động đóng 5% thu nhập cuả mình để chi các chế độ hưu trí và tử tuất.
Tổng quỹ lương tháng làm căn cứ đóng BHXH gồm tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ, hợp đồng và các khoản phụ cấp khu vực, đắt đỏ, phụ cấp thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Để đảm bảo chi trả trợ cấp BHXH kịp thời cho người lao động, doanh nghiệp có nghĩa vụ chi trợ cấp BHXH cho người lao động nghỉ việc do ốm đau và thai sản... Cuối tháng doanh nghiệp và cơ quan BHXH sé tiến hành thanh toán số tiền chi trả thực tế trong tháng. Nếu số thực chi lớn hơn số được cấp, doanh nghiệp sẽ được cấp bù. Trường hợp thực chi nhỏ hơn số được cấp ,thì phần kinh phí chưa sử dụng sẽ được chuyển cho tháng sau. Việc chi trợ cấp chỉ được áp dụng cho người có tham gia đóng góp quỹ BHXH và mức chi phụ thuộc vào tiền lương dùng để đóng góp quỹ trước khi nghỉ hưởng trợ cấp, thời gian đã tham gia quỹ, số ngày nghỉ thực tế được hưởng phần trăm trợ cấp theo luật định.
3. Quỹ Bảo hiểm y tế.
Quỹ BHYT là quỹ dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng góp cho các hoạt động khám chữa bệnh. Việc hình thành quỹ BHYT góp phần giảm gánh nặng cho chi phí khám chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm.
Theo chế độ hiện hành, quỹ BHYT được hình thành bằng cách trích 3% trên tổng quỹ lương cấp bậc,chức vụ;trong đó người sử dụng lao động đóng 2% và tính vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Người lao động đóng 1% từ thu nhập của mình.
4. Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là quỹ tài trợ hoạt động công đoàn các cấp. Quỹ kinh phí công đoàn ở nước ta được hình thành do người sử dụng lao động đóng góp với mức trích 2% trên tổng tiền lương thực trả.
Khoản trích chi phí công đoàn được xem là chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chế độ hiện hành, quỹ kinh phí công đoàn được để lại doanh nghiệp 50% để chi cho các hoạt động cơ sở, và 50% nộp lên cho tổ chức công đoàn cấp trên.
5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
V. Hạch toán chi tiết lao động
Hạch toán chi tiết lao động là tổ chức hạch toán ban đầu những biến động về số lượng lao động, về tình hình lao động và kết quả lao động. Cụ thể, bao gồm: hạch toán số lượng lao động, hạch toán sử dụng thời gian lao động và hạch toán kết quả lao động.
1. Hạch toán số lượng lao động.
Hạch toán số lượng lao động là việc phản ánh, theo dõi số hiện có và tình hình biến động lực lượng lao động tại các bộ phận của doanh nghiệp. Công tác hạch toán lao động tại doanh nghiệp thường là nhiệm vụ của phòng nhân sự hay phòng lao động tiền lương.
Để theo dõi đội ngũ lao động tại doanh nghiệp người ta thường sử dụng " Sô sách lao động" lao động trong doanh nghiệp được theo dõi theo từng nơi làm việc, theo chuyên môn nghành nghề, theo trình độ, theo tuổi tác, giới tính... Hạch toán chi tiết số lượng, chất lượng lao động có tác dụng tong công tác quản lý lao động, như tuyển dụng, đào tạo, bố chí nhân viên hợp lý, có chế độ đãi ngộ cho các tài năng của doanh nghiệp.
Cơ sở để ghi sổ danh sách lao động là các chứng từ ban đầu về tuyển dụng lao động, nâng cấp, nâng bậc, thôi việc và các chứng từ bổ sung. Thông thường, các chứng từ này do phòng nhân sự hay phòng Lao động - Tiền lương lập và quản lý.
Ngòai sổ danh sách lao động, mỗi người lao động tại doanh nghiệp còn có một hồ sơ cá nhân, trong đó có lưu trữ các chứng từ liên quan đến quá trình công tác của bản thân người lao động tại doanh nghiệp. Trong nhiều doanh nghiệp người ta còn quan tâm đến sở thích, thói quen năng lực của từng người lao động .... để có định hướng cho sự phát triển nghề nghiệp của họ. Đó cũng là phương cách để lôi cuốn người lao động đóng góp sức mình vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Hạch toán lao động còn là cơ sở để tính lương và thanh toán các khoản trợ cấp khác cho người lao động theo đúng chế độ.
2. Hạch toán sử dụng thời gian lao động
Hạch toán sử dụng thời gian lao động là việc ghi chép số ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc nghỉ việc của từng lao động tại các bộ phận trong toàn doanh nghiệp. Hạch toán sử dụng thời gian lao động là cơ sở để đưa lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, là cơ sở để trả lương thưởng và các khoản trợ cấp theo đúng quy định.
Để quản lý thời gian lao động, các doanh nghiệp có thể áp dụng nhièu biện pháp khác nhau tuỳ thuộc vào các đặc điểm của tổ chức và quản lý lao động của doanh nghiệp như: Phương pháp chấm công, treo thẻ, bấm giờ, chụp ảnh thẻ điện tử..... ở nước ta, phương pháp chấm công là phương pháp phổ biến nhất để hạch tóan sử dụng thời gian lao động.
Theo phương pháp chấm công, chứng từ để hạch toán sử dụng thời gian lao động là bảng chấm công (Mẫu 01- LĐTL). Bảng chấm công được mở ra để theo dõi ngày công làm việc thực tế, nghỉ việc, ngừng việc, nghỉ BHXH..... của từng lao động tại từng phòng ban, nơi sản xuất, tổ, đội.... Hàng ngày tổ trưởng hay người được phân công phải căn cứ vào tình hình thực tế lao động tại bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày. Bảng chấm công thường để tại một địa điểm công khai cho người lao động giám sát thời gian lao động của mình. Cuối tháng, người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm côngvà chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng BHXH... về phòng kế toán, hay bộ phận tiền lương để tổng hợp thời gian lao động của toàn doanh nghiệp, tính lương và trợ cấp BHXH.
Ngoài bảng chấm công, người phụ trách lao động tại từng bộ phận còn có các nhiệm vụ thu thập các chứng từ khác liên quan đến việc sử dụng thời gian lao động của mình như : Biên bản ngừng việc, phiếu nghỉ hưởng BHXH (Mẫu 03- LĐTL), Phiếu làm thêm giờ......
Phiếu nghỉ hưởng BHXH là chứng từ xác nhận số ngày được nghỉ do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động .... của người lao động làm căn cứ tính trợ cấp BHXH. Phiếu nghỉ hưởng BHXH do cơ quan y tế lập và chỉ áp dụng cho những ngưòi có tham gia BHXH. Người phụ trách chấm công còn có nhiệm vụ ghi sổ ngày thực nghỉ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH.
Phiếu báo làm thêm giờ: là chứng từ xác nhận giờ công, đơn giá số tiền làm thêm được hưởng. Phiếu này do người báo làm thêm giờ lập và chuyển giao cho người có trách nhiệm kiểm tra ký duyệt chấp nhận số giờ làm thêm và thanh toán.
Tất cả các chứng từ hạch tóan thời gian lao động cuối tháng chuyển cho bộ phận lao động tiền lương để tổng hợp thời gian lao động, tính lương và các khoản trợ cấp khác.
3. Hạch toán kết quả lao động
Hạch toán kết quả lao động là việc phản ánh số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc khối lượng công việc hoàn thành của các cá nhân hoặc từng nhóm người lao động tại doanh nghiệp. Hạch toán lao động là cơ sở để trả lương, thưởng phù hợp với kết quả lao động đạt được, tính toán năng xuất lao độngkiểm tra tình hình thực hiện định mức của từng người, từng bộ phận và toàn doanh nghiệp.
Do các doanh nghiệp khác nhau về lĩnh vực hoạt động, đặc điểm sản xuất kinh doanh nên chứng từ hạch toán kết quả lao động rất đa dạng, phong phú. Chế độ chứng từ hiện nay chỉ mang tính hướng dẫn cho các doanh nghiệp khi tổ chức và sử dụng loại chứng từ này. Trong các doanh nghiệp sản xuất, chứng từ hạch toán kết quả lao động là phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành. Hợp đồng giao khoán..... Phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành ( Mẫu 06- LĐTL) là chứng từ xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động.
Phiếu này do người giao việc lập thành 2 liên: 1Liên lưu và 1 Liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động. Trước khi chuyển đến kế toán lao động tiền lương phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc, nhận việc, kiêm tra chất lượng và người duyệt.
Hợp đồng giao khoán (Mẫu 08- LĐTL) là bản ký kết giữa người giao khoán
và người nhận khóan về khối lượng công việc, thời gian làm việc, trách nhiệm về quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việ đó. Hợp đồng giao khoán do bên giao khoán lập thành 3 bản: 1 bản giao cho người nhận khóan, 1 bản lưu ở bộ phận hợp đồng, 1 bản chuyển về phòng kế toán để theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng giao khóan và thanh tóan hợp đồng giao khoán phỉa có đầy đủ chữ ký của hai bên giao khoán, nhận khoán và kế toán thanh toán.
Các chứng từ trên cuối tháng chuyển cho bộ phận lao động tiền lương để tổng hợp kết quả lao động tiền lương và thanh toán lương cho người lao động.
V. KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1. Cách tính tiền lương, trợ cấp BHXH
A. Tính lương theo thời gian.
Tiền lương tháng: được tính vào tiền lương trả cố định hằng tháng theo hợp đồng qui định hay dựa vào mức lương ,bậc lương trong chế độ nhà nước.
Tiền lương tháng = Mức lương tối thiểu x hệ số lương + phụ cấp (nếu có).
Theo chế độ tiền lương hiện nay, mức lương tối thiểu hằng tháng của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước là 450.000 đồng.
Tiền lương ngày.
Tiền lương phải trả trong tháng = Tiền lương ngày x số ngày làm việc thực tế trong tháng
Tiền lương giờ.
B. Tính lương theo sản phẩm.
Việc tính lương có thể tính trực tiếp cho từng người lao động. Hoặc có thể tính cho nhóm người lao động (tổ, đội..) sau đó tiến hành tính riêng cho từng người. Tiền lương phải trả cho người hay nhóm người được tính theo công thức sau:
Tiền lương phải trả cho nhóm người lao động = Đơn giá sản xuất * kết quả hoạt động kinh doanh.
Thông thường kết quả hạot động kinh doanh là số lượng sản phẩm hoàn thành, doanh thu...... Nếu tổng tiền lương phải trả trong công thức trên tính cho nhóm ngưòi lao động, doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp phân chia lương thích hợpcho từng người lao động. Các phương pháp phân chia như sau:
Chia theo cấp bậc của người lao động
Chia theo cấp bậc kết hợp với thời gian làm việc thực tế.
Chia theo bình chọn công điểm.
C. Tính trợ cấp BHXH
Theo chế độ hiện hành, doanh