Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh bằng phần mềm Excel

N ền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của “bàn tay vô hình” cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu đã tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động mà cũng đầy rẫy những rủi ro và không kém phần khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi Doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh một cách có hiệu quả mà biểu hiện là chỉ tiêu lợi nhuận Vấn đề của Doanh nghiệp là làm sao đứng vững, khẳng định mình trên thị trường và không ngừng phát triển luôn là yếu tố mà các Doanh nghiệp phải chú trọng. Để đạt được những mục tiêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp luôn luôn phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế và biện pháp kỹ thuật như: tìm kiếm thị trường, tích lũy kỹ thuật và mở rộng hợp tác liên doanh liên kết giữa các Doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp phải tranh thủ tận dụng các nguồn vốn đầu tư, vay ngân hàng, các nguồn vốn hỗ trợ… một cách có hiệu quả nhất để thu được lợi nhuận cao. Đây là yếu tố quan trọng để Doanh nghiệp đứng vững và có thể cạch tranh được với Doanh nghiệp khác trên thị trường, nâng cao uy tín của Doanh nghiệp mình ở trong nước và nước ngoài. Trong cơ chế này Doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, với cơ chế thì trường đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động trong SXKD, tự mình định ra hướng đi. Trong đó tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tìm hiểu kỹ hơn quá trình sản xuất, dự trữ của thành phẩm, bởi đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn mà doanh nghiệp xác định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là giai đoạn thu hồi vốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể nói đây là giai đoạn phức tạp sôi nỗi nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, chính vì thế công việc hoạch toán càng phải chính xác khoa học và linh hoạt Nội dung báo cáo gồm 4 chương: Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty Phần II: Cơ sở lý luận của đề tài Phần III: Phân tích thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu Phần IV: Xây dựng chương trình

doc55 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh bằng phần mềm Excel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N ền kinh tế thị trường hoạt động dưới sự điều khiển của “bàn tay vô hình” cùng với sự chi phối của các quy luật kinh tế đặc trưng như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu đã tạo nên môi trường kinh doanh hấp dẫn, sôi động mà cũng đầy rẫy những rủi ro và không kém phần khốc liệt. Để tồn tại và phát triển, đòi hỏi Doanh nghiệp phải biết cách kinh doanh và kinh doanh một cách có hiệu quả mà biểu hiện là chỉ tiêu lợi nhuận Vấn đề của Doanh nghiệp là làm sao đứng vững, khẳng định mình trên thị trường và không ngừng phát triển luôn là yếu tố mà các Doanh nghiệp phải chú trọng. Để đạt được những mục tiêu trên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh các Doanh nghiệp luôn luôn phải áp dụng nhiều biện pháp kinh tế và biện pháp kỹ thuật như: tìm kiếm thị trường, tích lũy kỹ thuật và mở rộng hợp tác liên doanh liên kết giữa các Doanh nghiệp với nhau. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp phải tranh thủ tận dụng các nguồn vốn đầu tư, vay ngân hàng, các nguồn vốn hỗ trợ… một cách có hiệu quả nhất để thu được lợi nhuận cao. Đây là yếu tố quan trọng để Doanh nghiệp đứng vững và có thể cạch tranh được với Doanh nghiệp khác trên thị trường, nâng cao uy tín của Doanh nghiệp mình ở trong nước và nước ngoài. Trong cơ chế này Doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính, tự bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, với cơ chế thì trường đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động trong SXKD, tự mình định ra hướng đi. Trong đó tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh là một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tìm hiểu kỹ hơn quá trình sản xuất, dự trữ của thành phẩm, bởi đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là giai đoạn mà doanh nghiệp xác định được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là giai đoạn thu hồi vốn và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, có thể nói đây là giai đoạn phức tạp sôi nỗi nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, chính vì thế công việc hoạch toán càng phải chính xác khoa học và linh hoạt và em đã chọn đề tài “ Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh bằng phần mềm Excel “ để viết báo cáo thực tập của mình. Nội dung báo cáo gồm 4 chương: Phần I: Giới thiệu khái quát về Công ty Phần II: Cơ sở lý luận của đề tài Phần III: Phân tích thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu Phần IV: Xây dựng chương trình Trong quá trình tìm hiểu và hoàn thành báo cáo em đã được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Hữu Sỹ, các chú và các anh chị trong phòng kế toán nói riêng và toàn thể cán bộ CNV của Công ty Lâm Nghiệp EaWy nói chung đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này. EaH’Leo, ngày 10 tháng 06 năm 2009. Sinh viên thực hiện Đặng Thị Kim Oanh I. Giới thiệu khái quát về công ty 1. Giới thiệu Tên Công ty: Công ty Lâm Nghiệp EaWy Trụ sở chính tại: xã EaRal, huyện EaH’Leo, tĩnh ĐắcLắc. Điện thoại: 0500.3779.119 – 0500.3779.120 Với tổng diện tích 11.742,1763 ha ( Trong đó diện tích đất rừng là 10.586,355 ha, rừng phòng hộ 1.155,2408 ha ) Vốn điều lệ: 1.700.777.000 đ Nghành nghề kinh doanh: - Quản lý bảo vệ xây dựng phát triển vốn rừng - Trồng rừng, trồng cây ăn quả, trồng cây công nghiệp - Khai thác chế biến, tiêu thụ lâm sản - Kinh doanh dich vụ thương mại tổng hợp - Tư vấn, thiết kế lập dự toán các công trình lâm sinh - Tư vấn kỹ thuật nông nghiệp, áp dụng và chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất nông lâm nghiệp. 2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Lâm Nghiệp EaWy Tiền thân của Công ty Lâm Nghiệp EaWy là Lâm Trường EaWy được thành lập từ tháng 7 năm 1985 thuộc liên hiệp Lâm – Nông – Công nghiệp Easúp; Với nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng, phát triển vốn rừng, kết hợp sản xuất kinh doanh với phát triển kinh tế xã hội góp phần ổn định bảo vệ an ninh,trị trên địa bàn. Qua quá trình phát triển của ngành Lâm trường từng bước cũng cố, phát triển được tự chủ trong Sản xuất kinh doanh. Từ năm 1993 – 1995 Công ty được phê duyệt theo nghị định 338, nhưng thực chất Công ty vẫn hoạt động theo đơn vị thành viên cơ chế hoạt động tài chính kế toán là báo sổ, hoạt động mang tính chất bao cấp, làm theo kế hoạch phân bổ, hiệu quả mang lại thấp. Chủ yếu là quản lý và khai thác tài nguyên nộp lên cấp trên. Năm 1996 – 2001 chuyển từ liên hiệp LNCN EaSup sang tính quản lý cơ chuế hoạt động hạch toán theo hành chính sự nghiệp, hoạt động sản xuất chủ yếu theo chỉ tiêu kế hoach phân bổ, hiệu quả sản xuất kinh doanh kém, công tác QLBVR có đi và nề nếp nhờ một số chính sách pháp luật có hiệu lực, chính quyền địa phương các cấp từng bước tham gia sâu sắc hơn về công tác QLBVR. NĐ 2000/2004/ NĐ – CP ngày 03/12/2004 về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển Lâm trường quốc doanh, là phương án làm thay đổi hoàn toàn mang tính tự chủ, tự chịu trách nhiện trước kết quản SXKD và hoạt động theo luật Doanh nghiệp, và đổi tên từ Lâm trường quốc doanh thành Công ty Lâm Nghiệp. Tình hình phát triển của Công ty sau khi thực hiện theo quyết định 187/QĐ – TTg: - Từ năm 2002 – 2004 UBND tĩnh phê duyệt đổi mới và hoạt động SXKD theo phương án 187/ QĐ – CP tại quyết định số 1969/QĐ – UB ngày 11/7/2001. - Công ty hoạt động theo cơ chế độc lập tự chủ kinh doanh, tự xác định kế hoạch, tự tính toán, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả SXKD của mình. - Qua những năm thực hiện theo phương án 187/TTg, Công ty nhận thấy hoạt động chủ động hơn, linh hoạt nên kết quả SXKD năm sau cao hơn năm trước, lợi nhuận tăng theo năm, lương bình quân của CBNV Công ty cũng tăng theo, các chỉ tiêu kế hoạch được Công ty căn cứ nhu cầu, khả năng tạo vốn, điều kiện kinh tế từng địa phương để sản xuất nên có tính khả thi và đáp ứng được nhu cầu sản xuất nên hoàn thành và vượt kế hoạch như: Trồng rừng liên kết xây dựng 300ha đạt 414 ha năm 2008, đã xây dựng được vườn ươm các loại cây phục vụ cho công tác trồng rừng và phục vụ nhân dân trên địa bàn, khối lượng sản xuất kinh doanh cao hơn nhưng năm chưa thực hiện cơ chế chuyển đổi ( 1996 – 2001 ) - Như vậy thực hiện QĐ 187 –TTg đã có nhiều thay đổi về tổ chức, hoạt động SXKD đã đenm lại lợi nhuận thiết thực cho Công ty và người dân, hàng năm đã thu hút hàng trăm hộ dân vào liên kết với Công ty, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp, đời sống của đa số người dân tham gia sản xuất lâm nghiệp đã được cải thiện, góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, thu hút người dân tham gia bảo vệ trồng rừng, không còn chặt phá rừng như trước đây nữa. Với loại hình Doanh nghiệp nhà nước có cổ phần hóa từng phần ( như trồng rừng, chế biến lâm sản, các dịch vụ khác ). II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Lâm Nghiệp EaWy Mô hình tổ chức quản lý tại Công ty Sơ đồ bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh Ghi Chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ chức năng Đặc điểm mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm Nghiệp EaWy Quan sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý ta thấy bộ máy tổ chức gọn nhẹ, theo mô hình trực tuyến chức năng. Mô hình phù hợp với thực tiễn yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kinh doanh tại Công ty. III. Tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Nghiệp EaWy Tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Chức năng của bộ máy kế toán Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác kế toán, công tác thống kê trong phạm vi công ty, giúp giám đốc tổ chức thông tin kinh tế, hướng dẫn và chỉ đạo, kiểm tra các bộ phận, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn công ty. Để thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình, bộ máy kế toán được tổ chức theo hướng tập trung, đứng đầu là kế toán trưởng. Cơ cấu tổ chức bộ máy gồm: Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm quản lý chung, mọi kế toán viên nhận và thực hiện các chỉ thị của ban giám đốc, dự kiến và lập kế hoạch thu chi tài chính của đơn vị để báo cáo với lãnh đạo công ty và các bên có liên quan. Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động, tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ theo từng quý, lập kế hoạch sữa chữa TSCĐ, hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ lao động, giám sát tình hình nhập, xuất, đối chiếu, kiểm tra số liệu, tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Kế toán thanh toán công nợ: Thực hiện công việc thanh toán với người mua hàng, người bán hàng, thanh toán với cán bộ CNV, thanh toán các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước và các khoản phải thu khác. Ngoài ra còn kiêm thêm phần hành công việc thống kê hàng tháng, quý, năm, phải chịu trách nhiệm báo cáo thống kê theo chế độ quy định và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và pháp luật về công việc trong phạm vi và nhiệm vụ đã được giao cho. Kế toán chương trình 661 và kiêm theo dõi trại giống cây chất lượng cao: Chịu trách nhiệm trước kế toán và pháp luật về công việc và phạm vi nhiệm vụ được giao, cụ thể kế toán căn cứ vào các hạng mục công trình đã được thẩm quyền phê duyệt và căn cứ vào hợp đồng, biên bản nghiệm thu thẩm định của từng bộ phận để thanh toán vốn đúng, đủ theo chế độ quy định của Nhà nước đã phê duyệt và kiêm theo dõi trại giống cây chất lượng cao tạo giống cây con, xuất cây con phục vụ cho việc trồng rừng chương trình 661. Nhằm theo dõi đầu tư, quản lý vốn đúng và có hiệu quả kinh tế cao. Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của công ty, tiến hành thu chi tiền mặt trên cơ sở đã có các chứng từ thu và chứng từ chi vào sổ quỹ hàng ngày, rút ra số dư, tiền mặt tồn tại quỹ để báo cáo với trưởng phòng kế toán để có kế hoạch chi tiền mặt. Hình thức kế toán Toàn bộ công tác kế toán được hạch toán tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, với hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ và đúng quy định của chế độ kế toàn hiện hành của nhà nước. Hệ thống sổ sách kế toán gồm: Sổ quỹ Sổ chi tiết các tài khoản Sổ chi tiết nguyên vật liệu Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng tổng hợp nhập, xuất nguyên liệu Bảng cân đối phát sinh Bảng báo cáo tài chính Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ của Công ty. Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra IV. Đặc điểm công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Lâm nghiệp EAWY. 1. Đặc điểm công tác kế toán tiêu thụ Công ty Lâm Nghiệp EaWy chuyên khai thác các loại gỗ, các mặt hàng tiêu thụ chủ yếu là gỗ đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến. Trên cơ sở thành phẩm chủ yếu là gỗ, kế toán phân loại thành phẩm thành các loại như sau: STT  Mã TP  Tên thành phẩm  ĐVT   1  GX  Gỗ xẻ  m3   2  GI  Gỗ loại 1  m3   3  GII  G ỗ loại 2  m3   4  GIII  Gỗ loại 3  m3   Để việc tiêu thụ thành phẩm được tốt, thành phẩm phải có chất lượng, do vậy việc quản lý thành phẩm đã được Công ty quan tâm đúng mực. Hệ thống kho tàng Công ty được xây dựng chắn chắn, để đảm bảo cho bảo quản thành phẩm hàng hoá chống cháy, ẩm mốc, gỗ tươi khi còn nguyên liệu. Công ty đã bố trí nhà kho khoa học, hợp lý đảm bảo quản lý theo từng chủng loại từng thứ loại thành phẩm. Khi thành phẩm hoàn thành nhập kho thủ kho tiến hành kiểm tra và kế toán lập phiếu nhập kho. Công ty tiến hành tiêu thụ thành phẩm, với giá vốn hàng bán ra được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước. Khách hàng chủ yếu của Công ty là các xí nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn huyện, các cá nhân làm nghề mộc dân dụng.. Ngoài ra còn có nhiều khách hàng là những Công ty chế biến gỗ tập trung ở Bình Dương, TP.HCM... Công ty bán hàng theo 2 phương thức: Chuyển hàng và nhận hàng. - Phương thức chuyển hàng là Công ty chuyển đến nơi mà người mua yêu cầu, có tổn thất hoặc hao hụt thì Công ty phải chịu trách nhiệm. - Phương thức nhận hàng là người mua đến tại Công ty nhận hàng, trong quá trình vận chuyển nếu có tổn thất hoặc hao hụt thì người mua hàng phải chịu . Công ty có tổ chức khâu bán hàng tốt, có xe vận chuyển đến nơi nếu khách hàng yêu cầu, hàng giao cho khách hàng luôn đảm bảo chất lượng cho nên chưa có hiện tượng hoàn trả lại. Đối với những khách hàng mua sỉ và mua thường xuyên thì Công ty cho nợ (theo số nợ quy định), Công ty bán hàng thu bằng tiền mặt hoặc TGNH. Công tác tiêu thụ thành phẩm thể hiện cụ thể như sau: Từ nghiệp vụ bán hàng kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho: Kế toán đồng thời viết hoá đơn GTGT và phiếu thu: 2. Cách xác định giá vốn hàng bán Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm giá vốn hàng bán được tính theo phương pháp FIFO theo từng loại sản phẩm. Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Phương pháp này giúp cho chúng ta có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn. Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm và kết chuyển vào TK911. 3. Các chi phí phát sinh trong kỳ a. Chi phí bán hàng Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã phát sinh các khoản chi phí nhằm phục vụ công tác tiêu thụ tốt hơn, có hiệu quả hơn như: chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển. Ngoài ra còn có các khoản chi phí: Chi phí mua công cụ dụng cụ dùng ở bộ phận bán hàng Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng Chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bán hàng Chi phí về điện thoại điện, điện, nước … và một số chi phí về dịch vụ mua ngoài khác Căn cứ vào hóa đơn, kế toán lập phiếu chi. Theo trình tự hạch toán trong tháng các nghiệp vụ kinh tế này phát sinh. Kế toán tiến hành theo dõi trên tài khoản đối ứng có liên quan trên sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh Cuối tháng, kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến việc bán hàng và kết chuyển sang TK911 b. Chi phí QL doanh nghiệp Ngoài chi phí bán hàng, trong doanh nghiệp còn phát sinh một khoản chi phí thuộc bộ phận quản ly và phạm vi chung toàn doanh nghiệp được hạch toán vào tài khoản 642. Các khoản như chi phí văn phòng phẩm, xạc mực in, dụng cụ văn phòng, chi phí mua ngoài, chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương, chi phí khấu hao… được hạch toán vào tài khoản chi tiết của 642. Căn cứ vào hóa đơn, kế toán lập phiếu chi. Cuối tháng, kế toán tập hợp các chi phí liên quan đến quản lý và kết chuyển sang TK911. Tóm lại: Một khi những hoạt động chính đã được xác định, thì tổng chi phí của từng hoạt động cần phải được tính toán. Trước tiên, nhóm chi phí liên quan đến từng hoạt động phải được ghi nhận. Ví dụ, chi phí hoạt động cho việc quảng cáo, vận chuyển, lương nhân viên, và văn phòng phẩm…. Để tính chính xác các chi phí này vào từng hoạt động, phải được ấn định cho từng nhóm chi phí. Ví dụ, chi phí vận chuyển liên quan đến hoạt động bán hàng có thể được tác động bởi số sản phẩn bán ra, việc ước lượng gần đúng chi phí hoạt động sử dụng bởi từng sản phẩm là điều cần thiết. Trong khi đó, chi phí lương có thể được tác động bởi thời gian mà người nhân viên sử dụng cho hoạt động sản xuất 4. Xác định kết quả kinh doanh Kết chuyển doanh thu trong kỳ của từng loại sản phẩm Kết chuyển giá vốn sản phẩm đã tiêu thụ Kết chuyển các chi phí liên quan: Chi phí bán hàng, chi phí QLDN Tính thu nhập từ hoạt động SXKD Kết chuyển các thu nhập khác Tính thu nhập chịu thuế Tính chi phí thuế TNDN Kết chuyển chi phí thuế TNDN Xác định lợi nhuận doanh nghiệp I. Cơ sở lý luận về kế toán 1. Một số khái niệm Tiêu thụ là khâu cuối cùng của chu trình tái sản xuất hàng hóa được đem tiêu thụ có thể là thành phẩm, hàng hóa hay lao vụ, dịch vụ cung cấp cho khách hàng, việc tiêu thụ hàng hóa có thể thỏa mãn nhu cầu của các đơn vị khác hoặc của cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp. Gọi tiêu thụ ra ngoài cũng có thể là thành phẩm được cung cấp giữa các cá nhân cùng một công ty, một tập đoàn… gọi là tiêu thụ nội bộ. Chi phí bán hàng: là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm như giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, chào hàng và các chi phí hổ trợ MKT. Những chi phí này tập hợp vào cuối kỳ hạch toán được phân bổ vào các sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo tiêu chuẩn nhất định. Thu nhập của doanh nghiệp: là số thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh ( ngoại trừ doanh thu bán hàng ). Tức là thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp còn có thu nhập từ các hoạt động khác như thu nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập bất thường. Do đó kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định cũng bao gồm kết quả của hoạt động sản xuất, kết quả của hoạt động tài chính và kết quả của hoạt động bất thường. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: được xác định là số chênh lệch giữa doanh thu thuần ( doanh thu bán hàng, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ sau khi loại trừ thuế, chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại ). Với trị giá vốn hàng bán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể là lãi hoặc lỗ sẽ được phân phối cho những mục đích nhất định theo quy đinh của cơ chế tài chính như là làm nghĩa vụ đối với nhà nước dưới hình thức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chia cho các bên tham gia liên doanh, đầu tư vốn…Trích lập các quỹ của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh để hoạt động. 2. Phương pháp hạch toán Khi tiêu thụ thành phẩm, đơn vị phải lập hóa đơn bán hàng. Trên hóa đon phải ghi đầy đủ chỉ tiêu nội dung và chỉ tiêu phải theo quy định, hóa đon phải nguyên vẹn, không rách hoặc nhàu nát, số liệu trên hóa đơn phải rõ ràng… Đơn vị phải giao cho khách hàng liên 2, các liên còn lại lưu theo quy định. Trường hợp đối với thành phẩm bán lẽ mà giá trị thấp hơn mức quy định phải lập hóa đơn thì phải lập bảng kê bán hàng. Tùy thuộc vào đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế hay không chịu thuế GTGT mà sử dụng hóa đon GTGT hay sử dụng hóa đơn bán hàng theo mẫu quy định. II. Kế toán tiêu thụ thành phẩm Chứng từ và tài khoản sử dụng Hóa đơn GTGT Hóa đơn bán hàng thông thường Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Tài khoản này dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và các khoản làm giảm trừ doanh thu. Nợ TK 511 Có - Các khoản giảm doanh thu kết - Tổng doanh thu bán hàng thực tế chuyển cuối kỳ trong kỳ - Số chiết khấu thương mại, giảm - Các khoản trợ, phụ giá giá hàng bán, hàng bán bị trả lại - Kết chuyển doanh thu thuần vào TK911 Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ và gồm 5 tiểu khoản: TK 5111: Doanh thu bán hàng hóa TK 5112: Doanh thu cung cấp thành phẩm TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá TK 5115: Danh thu kinh doanh bất động sản đầu tư Tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ: tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu của một số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong nội bộ. Tài khoản chỉ phản ánh số doanh thu của một số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ của các đơn vị thành viên cung cấp lẫn nhau. Không hạch toán các khoản doanh thu bán hàng không trực thuộc công ty… Nợ TK 512 Có - Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa nội bộ - Giảm giá hàng bán, chiết khấu
Luận văn liên quan