Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. Trong đó mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh lại là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin thì càng có khả năng phát huy thế chủ động trong kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Do đó, kế toán là động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Sự phát triển của kinh tế và sự đổi mới sâu sắc của nền kinh tế thị trường đò hỏi hệ thống kế toán phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý.
Doanh nghiệp đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế quốc dân, có quá trình kinh doanh theo một chu kỳ nhất định: mua - dự trữ - tiêu thụ, trong đó, tiêu thụ là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý quá trình tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ, hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ - lãi. Đồng thời, còn cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát, đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm ba chương:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thép Hoà Phát.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thép Hoà Phát.
Chương III: Nhận xét, đánh giá và biện pháp đề xuất.
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6135 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội loài người. Trong đó mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh lại là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, nơi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm, thực hiện cung cấp các lao vụ, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Xã hội ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi sự đa dạng và phong phú cả về số lượng và chất lượng của các loại sản phẩm. Điều đó đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp là sản xuất cái gì? sản xuất cho ai? sản xuất như thế nào? Vì thế các doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng để sản xuất và cung ứng những sản phẩm phù hợp. Doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ và kịp thời các thông tin thì càng có khả năng phát huy thế chủ động trong kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhiệm hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Do đó, kế toán là động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Sự phát triển của kinh tế và sự đổi mới sâu sắc của nền kinh tế thị trường đò hỏi hệ thống kế toán phải không ngừng được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của nhà quản lý.
Doanh nghiệp đóng vai trò là mạch máu trong nền kinh tế quốc dân, có quá trình kinh doanh theo một chu kỳ nhất định: mua - dự trữ - tiêu thụ, trong đó, tiêu thụ là khâu cuối cùng và có tính quyết định đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó việc quản lý quá trình tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ, hạch toán tiêu thụ thành phẩm sẽ cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của mình một cách cụ thể thông qua các chỉ tiêu doanh thu và kết quả lỗ - lãi. Đồng thời, còn cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho nhà quản lý phân tích, đánh giá, lựa chọn các phương án sản xuất, kinh doanh để đầu tư vào doanh nghiệp có hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập và thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát, đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp của em gồm ba chương:
Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thép Hoà Phát.
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Thép Hoà Phát.
Chương III: Nhận xét, đánh giá và biện pháp đề xuất.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Kim Chi cùng các cô, chú cán bộ kế toán trong Công ty cổ phần thép Hoà Phát đã giúp em hoàn thành báo cáo này.
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên báo cáo của em khó tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo, các cô chú trong công ty để báo cáo của em được hoà thiện hơn.
Chương I:
ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát.
1. Vài nét về Công ty.
Tên công ty: Công ty cổ phần Thép Hòa Phát.
Tên tiếng Anh: Hoa Phat steel Joint Stock Company
Địa chỉ: Giai Phạm - Yên Mỹ - Hưng Yên.
Chi nhánh: 34 Đại Cồ Việt - phường Lê Đại Hành - quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: (84) 4 36282011
Fax: (84) 4 39747748
Website: www.hoaphat.com.vn.
Vốn điều lệ: 90.000.000.000 VNĐ
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát được thành lập theo luật Doanh nghiệp của Việt Nam và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0503000008 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 26 tháng 10 năm 2001. Giấy chứng nhận gần đây nhất của Công ty là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 15 số 0900189284 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp ngày 12 tháng 12 năm 2008.
Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cổ phần Thép Hòa Phát là thành viên của Công ty Cổ phần tập đoàn Hòa Phát, trong những năm qua Công ty đã có những đóng góp không nhỏ cho sự phát triển lớn mạnh của tập đoàn như ngày hôm nay.
- Năm 2001, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát được thành lập để thực hiện dự án xây dựng nhà máy cán thép tại khu công nghiệp Như Quỳnh - Hưng Yên với công suất thiết kế ban đầu là 250 000 tấn/ năm. Nhà máy đi vào hoạt động năm 2002.
- Năm 2004, công ty Cổ phần Thép Hòa Phát tiếp tục xây dựng Nhà máy sản xuất phôi thép công suất 180 000 tấn phôi/ năm tại khu công nghiệp Phố Nối A.
- Gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát đã đạt được những thành công nhất định, phát triển trên nhiều phương diện, đủ năng lực để tham gia xây dựng các công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, kiến trúc hiện đại đảm bảo chất lượng cao. Công ty đã cung cấp thép cho các dự án như:
+ Dự án đường cao tốc Láng Hòa Lạc;
+ Dự an thủy điện Nậm La;
+ Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai;
+ Nhiệt điện Quảng Ninh và nhiều công trình dân dụng và công nghiệp khác.
Ký hợp đồng với hơn 30 đại lý phân phối thép ở miền Bắc.
3. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Những hoạt động chính của Công ty bao gồm:
Đầu tư tài chính;
Buôn bán và xuất nhập khẩu thép, vật tư thiết bị luyện, cán thép;
Sản xuất cán, kéo thép, sản xuất tôn lợp;
Sản xuất ống thép không mạ và có mạ, ống inox;
Sản xuất các sản phẩm cơ khí, hàng nội thất phục vụ văn phòng, gia đình trường học;
Đầu tư và xây dựng đồng bộ hạ tầng, kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
Xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, kinh doanh bất động sản; cho thuê nhà và văn phòng;
Buôn bán tư liệu sản xuất; sửa chữa các sản phẩm cơ khí, dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện; buôn bán vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nông, công nghiệp (không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật);
Kinh doanh mua bán, nhập khẩu các loại thép cuộn, thép tấm, ống mạ kẽm, ống đúc, và sắt thép phế liệu.
Sản xuất sắt, thép, gang; khai thác quặng sắt; khai thác và thu gom than non.
Dịch vụ thể dục, thể thao (đào tạo, tổ chức thi đấu, chuyển giao vận động viên).
4. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát.
4.1. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty cổ phần Thép Hòa Phát được chỉ đạo từ trên xuống dưới:
Sơ dồ 01 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát.
4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty.
4.2.1. Đại hội đồng cổ đông
Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty, quyết định những vấn đề được pháp luật và điều lệ Công ty quy định. Dặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo. Đại hội đồng cổ đông sẽ bầu ra Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty.
4.2.2. Hội đồng quản trị.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, từ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng Cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Giám đốc điều hành và những người quản lý khác
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
4.2.3. Ban kiểm soát.
Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty.
Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và ban Giám đốc.
4.2.4. Ban giám đốc.
Ban Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
II. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty cổ phần thép Hoà Phát.
Hình thức kế toán.
Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát áp dụng hình thức kế toán được đăng ký là hình thức Chứng từ ghi sổ.
1.1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
- Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.
- Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
Sơ đồ 02: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Tổ chức bộ máy kế toán.
Công tác tổ chức bộ máy kế toán khoa học, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả của công tác kế toán. Để phù hợp với tình hình của Công ty và theo đúng chế độ kế toán tài chính, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức như sau:
Sơ đồ 03: Cơ cấu, tổ chức bộ máy kế toán của Công ty.
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 05 người:
- Kế toán trưởng: chịu sự lãnh đạo của Giám đốc.
Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổ chức thực hiện trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên, các quỹ để lại doanh nghiệp và thanh toán đúng hạn các khoản tiền hay các khoản nợ phải thu, phải trả......
Tổ chức thực hiện lập và gửi kịp thời, đầy đủ các báo cáo kế toán theo chế độ báo cáo quy định.....
Báo cáo kịp thời, chính xác với Giám đốc và cơ quan quản lý cấp trên toàn bộ hoạt động liên quan đến công tác kế toán của đơn vị.
- Nhân viên kế toán tổng hợp:
Căn cứ phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng (kèm theo chứng từ gốc) lập bảng kê chứng từ, chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết các tài khoản.
Căn cứ báo cáo xuất, nhập vật tư, hàng hóa hàng tháng cho từng đối tượng và bảng tính toán, phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tổng hợp lập bảng chứng từ ghi sổ, vào sổ chi tiết các tài khoản liên quan.
Lập báo cáo kế toán
Nhân hồ sơ quyết toán để xác định kết quả sản phẩm tiêu thụ.
Sắp xếp, bảo quản, lưu trữ các chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.
- Nhân viên kế toán vật tư - TSCĐ:
Theo dõi tình hình cung ứng vật tư, mở sổ chi tiết cho từng loại vật tư.
Thường xuyên đối chiếu số vật tư, hàng hóa xuất dùng cho từng đối tượng, giá trị vật tư, hàng hóa nhập kho, tồn kho ..... với kế toán tổng hợp.
Tính toán khấu hao, phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng .
Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và lập dự toán chi phí sủa chữa TSCĐ, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng, bảo dưỡng TSCĐ.
- Nhân viên kế toán thanh toán; tiền lương: Phản ánh đầy đủ,kịp thời, chính xác số hiện có và tình hình biến động của vốn bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, trái phiếu ...). Đồng thời, lập bảng chấm công, thanh toán lương, bảng tổng hợp thanh toán lương ....
- Nhân viên thủ kho, thủ quỹ: xuất, nhập tiền mặt khi có phiếu thu, phiếu chi. Quản lý quỹ tiền mặt khi rút tiền gửi ngân hàng về quỹ và thu khác.
Quản lý, theo dõi việc nhập xuất vật tư, hàng hóa, công cụ lao động của công ty, Mở thẻ kho chi tiết cho từng loại vật tư, hàng hóa cũng như công cụ lao động khác.
Báo cáo kịp thời số liệu theo yêu cầu quản lý về các loại vật tư, hàng hóa, công cụ lao động về mặt số lượng....
Định kỳ hàng tháng, sau khi ghi thẻ kho, làm báo cáo xuất, nhập vật tư, hàng hóa trong tháng thì chuyển báo cáo và chứng từ xuất, nhập kho cho kế toán vật tư và TSCĐ.
Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty.
Chế độ kế toán áp dụng tại công ty cổ phần thép Hoà Phát theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006 bắt đầu từ 1/7/2006. Theo đó, kế toán tại công ty tuân thủ các quy định chung như sau:
Niên độ kế toán là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12.
Để thuận tiện cho việc theo dõi và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà Nước cũng như quản trị trong doanh nghiệp, kế toán trong doanh nghiệp lập báo cáo theo quí và theo năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam.
Hình thức kế toán ghi sổ: Chứng tứ ghi sổ
Phương pháp tính thuế được doanh nghiệp áp dụng kê khai và nộp thuế là phương pháp khấu trừ.
Phương pháp tính giá hàng tồn kho áp dụng là phương pháp Nhập trước xuất trước.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp Kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp khấu hao đường thẳng.
Hàng quý, công ty tiến hành kiểm kê 1 lần trước khi lập báo cáo quý.
Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty.
1. Tổ chức thực hiện nghiên cứu thị trường tìm kiếm cơ hội tiêu thụ sản phẩm và những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ.
Hiểu rõ được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thị trường tới hoạt động kinh doanh của công ty. Nên ngay từ khi bước vào kinh doanh thép công ty đã tổ chức nghiên cứu thị trường để tìm hiểu về đặc điểm của môi trường kinh doanh, cơ hội và những ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty gồm có những nội dung cơ bản sau:
- Công ty xác định phạm vi nghiên cứu trong quá trình điều tra thị trường là thị trường thép cả nước, đặc biệt là khu vực miển Bắc.
- Trong quá trình nghiên cứu thị trường trước tiên công ty tiến hành điều tra về khối lượng nhu cầu về thép xây dựng và thép dân dụng.
- Công ty điều tra cụ thể về khối lượng của từng loại sản phẩm.
- Điều tra thông tin về đối thủ cạnh tranh, công ty thuộc thành phần kinh tế nào? công ty tập trung vào sản phẩm nào, mức giá của công ty đó đưa ra là như thế nào? công ty nào chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường.
- Khối lượng thép nguyên liệu thị trường tiêu thụ là bao nhiêu trong một năm, chúng thường biến động nhiều vào khoảng thời gian nào, ngành nào thường sử dụng nhiều kẽm nhất trong năm.
- Công ty nghiên cứu về các thông tin vĩ mô có ảnh hưởng đến thị trường thép, thực tế mật độ của hệ thống giao thông của nước ta, nghiên cứu hệ thống tiêu chuẩn của các nước có nghành thép phát triển trên thế giới…
Kết quả của hoạt động nghiên cứu thị trường ngay từ khi thành lập công ty là công ty đã lựa chọn được mục tiêu tổng quát phát triển trong dài hạn là trở thành công ty đứng đầu trong lĩnh vực kinh doanh thép trên thị trường cả nước; công ty theo đuổi chính sách giá cả phải chăng; hệ thống tiêu chuẩn công ty sử dụng để làm căn cứ đánh giá cho sản phẩm của công ty là hệ thống tiêu chuẩn của Italia….
2. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm.
Để có thể thực hiện việc cung cấp thép cần phải đầu tư một nguồn vốn lớn cho việc mua sắm công nghệ, xây dựng nhà xưởng, hệ thống kho bãi. Cho nên hệ thống kênh phân phối được doanh nghiệp sử dụng để cung cấp thép tới khách hàng là kênh phân phối trực tiếp. Số lượng phần tử trong kênh phân phối trực tiếp cũng chỉ có duy nhất một phần tử. Hoạt động cung cấp dịch vụ được thực hiện tại cơ sở sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc lựa chọn hình thức kênh phân phối trực tiếp là một lựa chọn đúng dắn và chính xác của các doanh nghiệp kinh doanh loại dịch vụ mang tính chất sản xuất nói chung và đối với công ty cổ phần thép Hoà Phát nói riêng. Tuy nhiên, chúng có một số hạn chế sau:
-Việc đặt địa điểm phân phối như hiện nay thì không phải là trung tâm của thị trường do đó xảy ra tình trạng có khách hàng ở quá xa công ty, có khách hàng ở quá gần công ty.
-Với năng lực và khả năng hiện nay của kênh phân phối thì cho dù công ty có không bị cạnh tranh bởi các đối thủ mà tập trung hết nhu cầu của mình cho công ty đáp ứng công ty cũng không thể đáp ứng được hết các nhu cầu của khách hàng. Chưa kể đến trên thực tế hiện nay các đối thủ của công ty luôn tìm cách khai thác và cạnh tranh khách hàng với công ty.
3. Nhân sự và cơ cấu nhân sự cho hoạt động tiêu thụ của công ty.
3.1. Đội ngũ nhân sự bán hàng của công ty cổ phần thép Hoà Phát.
Đội ngũ nhân sự bán hàng của công ty hiện nay gồm ba thành viên. Với số lượng khách hàng hiện có của công ty gần 150 khách hàng thì bình quân mỗi cán bộ bán hàng của công ty phải chịu trách nhiệm với koảng 50 khách hàng. Với số lượng khách hàng như vậy có thuận lợi là cán bộ bán hàng của công ty không phải quản lý nhiều mối quan hệ, có điều kiện chăm sóc và quan tâm chu đáo đến từng khách hàng.
Đội ngũ nhân sự bán hàng của công ty đều thuộc lực lượng bán hàng cơ hữu của công ty. Việc chỉ sử dụng đội ngũ bán hàng là lực lượng cơ hữu của công ty đảm bảo rằng đội ngũ bán hàng này chỉ tập trung vào bán sản phẩm cho công ty, trung thành với công ty trong suốt thời gian tồn tại của công ty. Nhưng khi chỉ sử dụng lực lượng bán hàng là lực lượng cơ hữu của công ty sẽ không tận dụng được các lợi thế sẵn có của các doanh nghiệp khác nếu công ty sử dụng các công ty đó làm một bộ phận bán hàng cho công ty.
Đội ngũ nhân sự bán hàng được bố trí thuộc phòng kinh doanh và Marketing của công ty.
Trình độ của độ ngũ nhân sự bán hàng đều có trình độ đại học. Như vậy là công ty có đội ngũ bán hàng có trình độ cơ bản tương đối cao. Nhưng để nâng cao hơn nữa về trình độ và kỹ thuật nghiệp vụ cho đội ngũ bán hàng ngay từ khi được tuyển dụng vào công ty, công ty đã tổ chức những lớp đào tạo bổ sung thêm kiến thức về nghiệp vụ và về sản phẩm cho các cán bộ bán hàng của công ty.
3.2. Cơ cấu nhân sự cho hoạt động tiêu thụ.
Căn cứ vào đặc điểm của công việc và khách hàng ban lãnh đạo cơ cấu đội ngũ cán bộ tiêu thụ của công ty được chia ra làm hai bộ phận như sau:
- Bộ phận phát triển thị trường và trực tiếp quan hệ với khách hàng. Bộ phận này của công ty gồm có hai thành viên, một người chuyên phụ trách về mảng sản phẩm giao thông, một người chuyên phụ trách mảng sản phẩm về điện. Các công việc của bộ phận này trực tiếp giao dịch và quan hệ với khách hàng, giải quyết những thắc mắc cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu, duy trì mối quan hệ đối với khách hàng, phát triển thị trường cho công ty.
- Bộ phận quản lý khách hàng. Bộ phận này của công ty có một cán bộ phụ trách. Trong đó cán bộ này có nhiệm vụ tổng hợp những thông tin về khách hàng, ghi chép lại những biến động và phản ánh của khách để cung cấp cho bộ phận phát triển thị trường, ghi chép tổng hợp tình hình tiêu thụ sản phẩm của từng khách h