Kết cấu tài khoản quá trình hoạt động

Tài khoản quá trình hoạt động không có số dư. Thu nhập và chi phí là hai mặt đối lập của quá trình hoạt động nên được phản ánh ở hai bên khác nhau của tài khoản. Theo đó, ta có thể lựa chọn 1 trong 2 cách phản ánh tài khoản quá trình hoạt động.

pptx17 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết cấu tài khoản quá trình hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN: KẾT CẤU TÀI KHOẢN QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG Xin chào các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 3! Tài khoản quá trình hoạt động không có số dư. Thu nhập và chi phí là hai mặt đối lập của quá trình hoạt động nên được phản ánh ở hai bên khác nhau của tài khoản. Theo đó, ta có thể lựa chọn 1 trong 2 cách phản ánh tài khoản quá trình hoạt động. Nợ CóChi phíThu nhậpNợ CóThu nhập Chi phíHai cách phản ánh tài khoản quá trình hoạt động: (a)(b)Tài khoản tài sản Tài khoản nguồn vốnSố dư Nợ Số dư Có Tuy nhiên,b Mặt khác, do không có số dư  tổng phát sinh Nợ =tổng phát sinh Có Xuất phát từ quan hệ cân đối: Kết quả hoạt động = Thu nhập – Chi phí Trường hợp lỗ: Chi phí = Thu nhập + lỗ Như vậy: Lãi ở cùng bên với chi phí và lỗ ở cùng bên với thu nhập.Ta có: Trường hợp lãi: Chi phí + lãi = thu nhập Kết cấu cơ bản của tài khoản quá trình hoạt động được mô hình hóa như sau: SPS: - Phản ánh chi phí trong kỳ.- Kết chuyển thu nhập trong kỳ.- Phản ánh lãi trong kỳ.SPS:Phản ánh thu nhập trong kỳ.Kết chuyển chi phí trong kỳ.Phản ánh lỗ trong kỳ.Kết cấu chữ T của TK quá trình hoạt độngNợCóTài khoản Quá trình hoạt động Căn cứ vào nội dung các chỉ tiêu được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta có 3 loại tài khoản là: Đây là những tài khoản phản ánh quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh lãi (lỗ) trong kỳ kế toán. Cách thức ghi chép vào các tài khoản này như sau: Vào thời điểm ghi chép thu nhập được hưởng, doanh nghiệp đã nhận được một khoản sẽ phải thu hay một tài sản như tiền mặt, tiền gởi ngân hàng làm tăng tổng tài sản của doanh nghiệp. Vì nợ phải trả không bị ảnh hưởng bởi nghiệp vụ này nên nguồn vốn chủ sở hữu sẽ gia tăng một khoản tiền bằng với thu nhập. Hay nói cách khác thu nhập làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Như vậy khi ghi nhận thu nhập ta sẽ ghi vào bên Có của tài khoản thu nhập thay vì ghi vào bên Có của tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu.Tài khoản thu nhập (doanh thu) Trong quá trình ghi chép hàng ngày, tài khoản thu nhập luôn có kết số ở bên Có là yếu tố dương để tạo ra lợi nhuận. Đến cuối kỳ toàn bộ thu nhập được hưởng trong kỳ sẽ được chuyển sang tài khoản: xác định kết quả để tính lãi (lỗ) do đó tài khoản thu nhập sẽ không có số dư lúc cuối kỳ.Kết cấu chung tài khoản thu nhập: NợTài khoản thu nhậpCóSPS:- Kết chuyển thu nhập trong kỳ.SPS:Phản ánh thu nhập trong kỳ.Tài khoản Chi Phí Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng chính là quá trình phát sinh các chi phí cần thiết có liên quan đến việc tìm kiếm doanh thu được hưởng như chi phí sản xuất sản phẩm, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Khi phát sinh những chi phí này thì tài sản của doanh nghiệp sẽ bị giảm xuống. Nợ phải trả không bị ảnh hưởng bởi những nghiệp vụ này cho nên nguồn vốn chủ sở hữu sẽ giảm xuống một khoản bằng với chi phí đã chi ra. Hay nói cách khác chi phí hoạt động làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Cho nên các chi phí phát sinh sẽ được ghi vào bên Nợ của tài khoản chi phí thay vì ghi vào bên Nợ của tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu. Trong quá trình ghi chép hàng ngày, tài khoản chi phí luôn có kết số ở bên Nợ, là yếu tố được trừ ra khỏi doanh thu tính lãi (lỗ). Đến cuối kỳ, các chi phí về giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được sẽ được kết chuyển sang bên Nợ của tài khoản xác định kết quả để tính lãi (lỗ) do đó các tài khoản chi phí cũng không có số dư lúc cuối kỳ. Đối với các chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong kỳ thì cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh để tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kỳ, do đó những tài khoản chi phí này cũng kết toán lúc cuối kỳ và như vậy sẽ không có số dư.Kết cấu chung tài khoản chi phí: NợTài khoản chi phíCóSPS:- Phản ánh chi phí phát sinh trong kỳ.SPS:- Kết chuyển chi phí trong kỳ. Doanh thu và chi phí kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau và thường được báo cáo theo từng kỳ kế toán, số liệu của các tài khoản doanh thu và chi phí sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả vào lúc cuối kỳ để tính lãi, lỗ. Nếu:Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Doanh thu > chi phí  lãi.- Ngược lại, chi phí > doanh thu  lỗ.Kết quả lãi hay lỗ trong kỳ sẽ được chuyển sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối để làm tăng hay giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Do đó tài khoản xác định kết quả cũng không có số dư lúc cuối kỳ. Khi kết chuyển doanh thu sang tài khoản xác định kết quả thì phải ghi ở bên Có các tài khoản xác định kết quả, tức là cùng bên với doanh thu được hưởng trong kỳ. Khi kết chuyển các chi phí kinh doanh sang tài khoản xác định kết quả thì phải ghi ở bên Nợ của tài khoản xác định kết quả tức là cùng bên với chi phí phát sinh trong kỳ. Tương tự như vậy khi chuyển kết quả lãi hoặc lỗ đạt được trong kỳ sang tài khoản lợi nhuận chưa phân phối cũng phải bảo đảm nguyên tắc một tài khoản ghi Nợ, một tài khoản ghi Có.Kết cấu tài khoản xác định kết quả hoạt động: NợTài khoản xác định kết quả hoạt độngCóSPS:- Phản ánh chi phí trong kỳ.- Phản ánh lãi trong kỳ.SPS:- Kết chuyển thu nhập trong kỳ.- Phản ánh lỗ trong kỳ. Trong tháng 9/N: 1 cửa hàng có các khoản doanh thu do bán hàng là 500tr. Trong đó chi cho sản xuất hàng hóa 200tr, chi cho hoạt động bán hàng 15tr, chi cho hoạt động quản lý doanh nghiệp 35tr. Xác định kết cấu tài khoản hoạt động?Ví dụ:Lg:NợCóTài khoản xác định kết quả hoạt độngSản xuất hàng hóa: 200tr Hoạt động bán hàng:15tr Hoạt động quản lý: 35tr- Doanh thu bán hàng: 500trMà: Thu > Chi Bổ sung bên Nợ 250tr Lãi được 250trNhắc lại, Nếu Thu < Chi Bổ sung bên có 250tr Lỗ: 250trTổng: 250tr
Luận văn liên quan