Kết nối tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới xe buýt hiện hữu

Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch đầu tư xây dựng 6 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm thành phố và 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail. Cũng theo quy hoạch tổng thể giao thông đô thị TP.HCM năm 2020 đã đưa ra các định hướng phát triển cho giao thông vận tải của thành phố ,với những chính sách nhằm ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng với mục tiêu dự kiến tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng là 40 ~ 50% vào năm 2025 so với hiện nay là khoảng 5%. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tích hợp hài hòa,hợp lí giữa các phương thức vận tải hành khách công cộng mà trong đó hệ thống đường sắt đô thị là mắt xích quan trọng nhất Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, bao gồm 10 nhà ga ngầm và 1 nhà ga trên cao. Sau khi tuyến tàu điện ngầm số 2 hoạt động, hệ thống tuyến xe buýt dọc tuyến và đi ngang tuyến sẽ đóng vai trò hỗ trợ, thu gom hành khách cho tuyến metro số 2. Việc xác định và hợp lý hóa hướng tuyến xe buýt cùng với các biện pháp kết nối với các nhà ga là cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tuyến tàu điện ngầm số 2 nói riêng và hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố nói chung.

doc79 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2266 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kết nối tuyến tàu điện ngầm số 2 Thành phố Hồ Chí Minh với mạng lưới xe buýt hiện hữu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp vừa rồi,được sự quan tâm của thầy cô và nhà trường và sự giúp đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Trong quá trình làm đồ án, em đã được vân dụng,thực hành các kiến thức cũng như kĩ năng đã được học trong nhà trường vào một đồ án mang tính thực tiễn cao; đồng thời cũng rút ra cho mình được những kinh nghiệm và những khuyết điểm của bản thân để có thể hoàn thiện thêm bản thân khi ra trường. Để có được thành quả này trước hết em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân của mình, những người đã luôn ủng hộ và quan tâm em suốt quãng đường học vấn của mình. Em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới ban lãnh đạo nhà trường,quý thầy cô bộ môn những người đã truyền dạy dạy kiến thức và quan tâm em trong thời gian học tại trường, đồng gởi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn Th.s Hoàng Lê Quân đã hướng dẫn,chỉ bảo em nhiệt tình trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp. MỤC LỤC Danh mục các bảng biểu Bảng 2.1: Số lượng xe mô tô và ô tô được đăng ký sử dụng hàng năm 5 Bảng 2.2: Thống kê hệ thồng tuyến đường trong khu vực nghiên cứu 6 Bảng 3.1: Các thông số về nắng lực chuyên chở của đoàn tàu 10 Bảng 3.2: Vị trí nhà ga của tuyến tàu điện ngầm số 2 12 Bảng 5.1: Phân chia khu vực xuất phát chuyến đi 35 Bảng 6.1: Đặc điểm nhóm xe buýt trong khu vực nghiên cứu 40 Bảng 6.2: Tuyến xe buýt và mạng lưới đường giao cắt với tuyến metro 41 Bảng 6.3: Các loại hình tuyến buýt kết nối các nhà ga metro 44 Bảng 6.4: Thống kê số lượng các tuyến buýt qua các nhà ga metro 46 Bảng 6.5: Phân tích khả năng kết nối giữa nhà ga metro số 2 với nhà ga lân cận 48 Bảng 6.6: Phương án điều chỉnh tổng thể mạng lưới xe buýt 49 Danh mục các hình ảnh Hình 2.1: Mật dộ đường thành phố Hồ Chí Minh 6 Hình 3.1: Mặt bằng hướng tuyến và vị trí nhà ga của tuyến metro số 2 9 Hình 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư của tuyến tàu điện ngầm số 2 10 Hình 3.3: Vị trí nhà ga Tao Đàn 12 Hình 3.4: Vị trí nhà ga Dân Chủ 13 Hình 3.5: Vị trí nhà ga Bảy Hiền 14 Hình 3.6: Vị trí nhà ga Hòa Hưng 15 Hình 3.7: Vị trí nhà ga Lê Thị Riêng 15 Hình 3.8: Vị trí nhà ga Phạm Văn Hai 16 Hình 3.9: Vị trí nhà ga Nguyễn Hồng Đào 17 Hình 3.10: Vị trí nhà ga Bà Quẹo 17 Hình 3.11: Vị trí nhà ga Phạm Văn Bạch 18 Hình 3.12: Vị trí nhà ga Tân Bình 18 Hình 4.1: Quy hoạch giao thông đường bộ thành phố Hồ Chí Minh 20 Hình 4.2: Quy hoạch đường sắt đô thị thành phố Hồ Chí Minh 21 Hình 4.3: Mạng lưới đường sắt đô thị đã điều chỉnh quy hoạch cục bộ 22 Hình 4.4: Định hướng phát triển không gian đô thị thành phố 23 Hình 4.5: Hành lang giao thông chính trong khu vực trung tâm 24 Hình 4.6: Các tuyến chạy trên trục chính nằm trong vành đai 2 giai đoạn 2015 25 Hình 4.7: Quy hoạch các điểm đỗ xe cá nhân tại các ga/trạm dừng VTHKCC 26 Hình 4.8: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 1 27 Hình 4.9: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a 28 Hình 4.10: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 3a 28 Hình 4.11: Sơ đồ tuyến và vị trí nhà ga của tuyến đường sắt đô thị số 4 29 Hình 4.12: Hướng tuyến và vị trí các vị trí các nhà ga của tuyến metro số 5 30 Hình 4.13: Hướng tuyến metro số 6 31 Hình 6.1: Sơ đồ các tuyến xe buýt có trợ giá trên địa bàn thành phố 40 Hình 6.2: Nhà chờ xe buýt 42 Hình 6.3: Mạng lưới xe buýt trong khu vực trung tâm 43 Hình 6.4: Các tuyến buýt kết nối tàu điện ngầm ở Stockholm (Thụy Điển) 44 Hình 6.5: Mạng lưới xe buýt và tàu điện ngầm ở Manhattan, New Yord, Hoa Kỳ 45 Hình 6.6: Mô hình các tuyến buýt nội quận 45 Hình 6.7: Sơ đồ tuyến xe buýt số 7 hiện hữu 50 Hình 6.8: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 7 51 Hình 6.9: Sơ đồ tuyến xe buýt số 149 hiện hữu 52 Hình 6.10: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 149 52 Hình 6.11: Sơ đồ tuyến xe số 30 hiện hữu 53 Hình 6.12: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 30 53 Hình 6.13: Sơ đồ tuyến xe buýt số 59 hiện hữu 54 Hình 6.14: Sơ đồ điều chỉnh tuyến tuyến xe buýt số59 55 Hình 5.15: Sơ đồ tuyến xe buýt số 145 hiện hữu 56 Hình 5.16: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số 145 56 Hình 5.17: Sơ đồ tuyến xe buýt số 148 hiện hữu 57 Hình 5.18: Sơ đồ điều chỉnh tuyến xe buýt số148 57 Hình 5.19: Sơ đồ tuyến xe buýt hiện hữu và các nhà ga metro dự kiến 58 Hình 5.20: Sơ đồ tuyến xe buýt hiệu chỉnh và các nhà ga metro dự kiến 59 Danh mục các biểu đồ Biểu đồ 5.1: Độ tuổi của hành khách 33 Biểu đồ 5.2: Cơ cấu ngành nghề hành khách sử dụng xe buýt 34 Biểu đồ 5.3: Mục đích chuyến đi 34 Biểu đồ 5.4: Phân bố nơi xuất phát của hành khách theo vùng 35 Biểu đồ 5.5: Phương tiện đi lại hàng ngày của người sử dụng xe buýt 36 Biểu đồ 5.6: Mức độ của các lý do chọn dịch vụ xe buýt 36 Biểu đồ 5.7: Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian đi lại bằng xe buýt 37 Biểu đồ 5.8: Khoảng cách từ nơi ở hành khách đến trạm dừng gần nhất 38 Biểu đồ 5.9: Mức độ phổ cập thông tin về tuyến tàu điện ngầm số 2 38 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1.Đặt vấn đề Theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020, hệ thống đường sắt đô thị được quy hoạch đầu tư xây dựng 6 tuyến metro xuyên tâm và vành khuyên nối các trung tâm thành phố và 03 tuyến xe điện mặt đất hoặc monorail. Cũng theo quy hoạch tổng thể giao thông đô thị TP.HCM năm 2020 đã đưa ra các định hướng phát triển cho giao thông vận tải của thành phố ,với những chính sách nhằm ưu tiên phát triển hệ thống giao thông công cộng với mục tiêu dự kiến tăng tỉ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng là 40 ~ 50% vào năm 2025 so với hiện nay là khoảng 5%. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi phải có sự tích hợp hài hòa,hợp lí giữa các phương thức vận tải hành khách công cộng mà trong đó hệ thống đường sắt đô thị là mắt xích quan trọng nhất Tuyến tàu điện ngầm số 2 thành phố Hồ Chí Minh, tuyến Bến Thành – Tham Lương đi qua các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, bao gồm 10 nhà ga ngầm và 1 nhà ga trên cao. Sau khi tuyến tàu điện ngầm số 2 hoạt động, hệ thống tuyến xe buýt dọc tuyến và đi ngang tuyến sẽ đóng vai trò hỗ trợ, thu gom hành khách cho tuyến metro số 2. Việc xác định và hợp lý hóa hướng tuyến xe buýt cùng với các biện pháp kết nối với các nhà ga là cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động của tuyến tàu điện ngầm số 2 nói riêng và hệ thống vận tải hành khách công cộng của thành phố nói chung. 1.2.Mục tiêu của đồ án Nghiên cứu, tổ chức giao thông công cộng trong phạm vi sáu quận 1,3,10,12,Tân Bình,Tân Phú mà tuyến tàu điện ngầm số 2 đi qua nhằm hỗ trợ khả năng kết nối mạng lưới xe buýt với tuyến tàu điện ngầm số 2 và thu hút hành khách,người dân đang sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công cộng. 1.3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu đề tài Đồ án tập trung vào hai nội dung chính sau:  - Phân tích và đánh giá kinh tế, xã hội, hạ tầng giao thông, kế hoạch phát triển,các quy hoạch liên quan để xác định các mặt hạn chế và yêu cầu đặt ra với tổ chức giao thông công cộng trong phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu, đề xuất các khả năng kết nối của tuyến tàu điện ngầm số 2 với mạng lưới xe buýt hiện hữu 1.4. Phương pháp nghiên cứu Đồ án sẽ được thực hiện bằng các phương pháp sau - Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để thực hiện nội dung 1 - Phương pháp phân tích, đánh giá để thực hiện nội dung 2 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội 2.1.1 Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế thương mại lớn nhất của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Khu vực nghiên cứu là phạm vi các quận huyện dọc theo tuyến tàu điện ngầm số 2. Đây là tuyến hành lang vận tải chính của thành phố, có hướng chạy từ Đông sang Tây, xuyên tâm đi qua địa bàn các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú, dọc theo tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, cụ thể là bắt đầu từ ga trung tâm Bến Thành theo đường Phạm Hồng Thái, qua Ngã sáu Phù Đổng, dọc theo đường Cách Mạng Tháng Tám, qua Công Trường Dân Chủ, ngã tư Bảy Hiền , đường Trường Chinh đến sát cầu Tham Lương. 2.1.2. Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Địa hình có dạng thoải, dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây chia làm ba tiểu vùng địa hinh như sau: - Vùng cao nằm ở phía Bắc-Đông Bắc và một phần phía Tây Bắc(Bắc huyện Củ Chi,Đông Bắc quận Thủ Đức và quận 9) với dạng địa hình lượn sóng độ cao trung bình 10-25m xen kẽ là những đồi,gò cao - Vùng trũng ở phía Nam,Tây Nam và Đông Nam(quận 7,8,9,huyện Bình Chánh ,huyện Cần Giờ,huyện Nhà Bè) với độ cao trung bình khoảng 1m - Vùng có độ cao trung bình là địa phận các quận nội thành cũ,khu vực trung tâm thành phố,một phần quận 2,Thủ Đức,toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn với độ cao trung bình 5-10m 2.1.3. Khí hậu TPHCM nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam Bộ đặc điểm chung của khí hậu thời tiết là nhiệt độ cao đều trong năm và có 2 mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan. Mùa mưa từ tháng 5 - 11, mùa khô từ tháng 12 - 4 năm sau. Số giờ nắng trung bình/tháng là 160 - 270 giờ. Nhiệt độ không khí trung bình 270C, nhiệt độ cao nhất 400C, thấp nhất 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C); Lượng mưa cao, bình quân/năm là 1.949 mm. Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958). Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5-11, trong đó 2 tháng 6 và 9 có lượng mưa cao nhất. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bổ không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Đông Nam - Tây Bắc. 2.1.4. Dân số Theo thống kê của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố năm 2010 là 7.396.446 người. Dân số thành phố có chiều hướng tăng nhanh trong những năm gần đây, bình quân tăng hơn 212.000 người/năm, tốc độ tăng 3,54%/năm, chiếm 22,32% số dân tăng thêm của cả nước trong vòng 10 năm. Dân cư phân bố không đồng đều tập, mật độ cao ở những quận như 1, 3, 4, 10 với mật độ khoảng trên 40.000 người/km². 2.1.5. Kinh tế, xã hội TPHCM là trung tâm phát triển kinh tế lớn của đất nước và khu vực với tốc độ phát triển kinh tế đạt mức 12,6% năm 2007, GDP đã đạt 14,2 tỷ USD chiếm 20% so với cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và thu từ các hoạt động tài chính chiếm đến 1/3 toàn quốc, trở thành đòn bẩy quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Thành phố là trung tâm công nghiệp lớn nhất của cả nước, chủ yếu là dệt, hóa chất, đóng tàu, sản xuất cơ khí, xay xát gạo, bia và nước giải khát, tinh luyện đường và các ngành công nghiệp khác. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt mức 5,8 tỷ USD năm 2007 chiếm 23% giá trị cả nước. Trong những năm gần đây, công nghiệp dịch vụ hiện đại của thành phố đang phát triển rất nhanh, gồm kinh doanh và thương mại, tài chính, viễn thông, giao thông vận tải, giải trí và du lịch với tổng giá trị đạt 7,43 tỷ USD năm 2007, tỷ lệ trong đó 6,83 tỷ USD là từ các doanh nghiệp của tư nhân. Nhờ vào sự phát triển nhanh của lĩnh vực dịch vụ, cơ cấu kinh tế của toàn thành phố hợp lý hơn. Thành phố cũng là cửa ngõ và cầu nối với ngành du lịch toàn quốc cũng như kinh tế, thương mại và xuất nhập khẩu, dựa trên nền tảng phát triển nhanh kinh tế xuất khẩu. Năm 2007, tổng khối lượng ngoại thương đạt 24,750 tỷ USD, trong đó khối lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 14,924 tỷ USD. Các doanh nghiệp nhà nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu. Ngành viễn thông cũng có sự phát triển nhanh, năm 2007 mật độ máy điện thoại là 18 máy/ 100 người. 2.2. Phương tiện giao thông Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, quá trình cơ giới hoá cũng đang có bước tiến triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, nhất là những thành phố lớn như Hà nội, Tp.Hồ Chí Minh. Tốc độ tăng trưởng xe ô tô bình quân cả nước khoảng 6,7%/năm, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh. Theo thống kê đến tháng 9/2011, toàn thành phố có tổng cộng 5.364.226 các loại phương tiện, trong đó có 480.473 xe ôtô và 4.883.753 xe môtô, gắn máy. Thời gian Đăng ký mới Tổng số phương tiện quản lý Ô Tô Mô tô Tổng số Ô Tô Môtô Tổng số 2000 7.573 218.109 225.682 131.182 1.569.355 1.700.537 2001 13.671 383.232 396.903 144.407 1.968.872 2.113.279 2002 16.666 335.726 352.392 158.172 2.284.870 2.443.042 2003 21.782 141.369 163.151 221.665 2.305.415 2.527.080 2004 35.214 211.045 246.259 252.861 2.428.989 2.681.850 2005 23.343 143.425 166.768 267.815 2.557.621 2.825.436 2006 31.985 343.142 375.127 296.143 2.917.502 3.213.645 2007 27.985 378.021 406.016 326.679 3.338.913 3.665.592 2008 39.387 320.560 359.957 370.785 3.685.648 4.056.433 2009 34.777 352.892 387.669 408.688 4.071.657 4.480.255 2010 21.051 381.366 413.417 446.956 4.491.597 4.938.553 Bảng 2.1 : Số lượng xe môtô và ôtô được đăng ký sử dụng hàng năm 2.3. Cơ sở hạ tầng giao thông 2.3.1.Mạng lưới đường bộ Mạng lưới đường hiện hữu có dạng hỗn hợp không thống nhất, cụ thể gồm dạng bàn cờ tại khu vực quận 1,3 và kết hợp tại các quận còn lại (rẽ quạt, xuyên tâm). Mật độ mạng lưới phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở quận 1, 3, 10 thưa dần ở các quận ven đô và ngoại thành (Hình 2.1). Hình 2.1: Mật độ đường thành phố Hồ Chí Minh Stt Địa bàn Số tuyến Chiều dài (m) Phân loại đường theo bề rộng (m) <7 7-10 12-12 12-14 >14 1 Quận 1 128 74490 8257 27925 14943 8665 14700 2 Quận 3 49 46862 6740 17083 9244 10750 3044 3 Quận 10 59 39630 10982 9550 7851 1130 10117 4 Quận 12 157 161241 55625 62392 16202 3827 23195 5 Quận Tân Bình 247 108644 47767 32654 13771 7427 7024 6 Quận Tân Phú 194 120749 34658 58871 12637 6549 8034 Bảng 2.2 :Thống kê hệ thống tuyến đường trong khu vực nghiên cứu Khu vực đường phố tuyến tàu điện ngầm số 2 đi qua nhiều đoạn có chiều rộng hẹp, hai bên đường nhà cửa san sát nhất là đường Cách Mạng Tháng Tám. Mật độ giao thông trên các tuyến đường rất lớn, đặc biệt vào giờ cao điểm. Hệ thống đường chính giao cắt với tuyến tàu điện ngầm số 2 bao gồm đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, 3 Tháng 2, Võ Thị Sáu, Hoàng Văn Thụ, Lý Thường Kiệt, Cộng Hòa. Đây là những tuyến đường quan trọng trong khu vực nghiên cứu, có bề rộng mặt đường lớn và lưu lượng giao thông cao, đặc biệt là đường Trần Hưng Đạo và Trường Chinh (đoạn Cộng Hòa- Cầu Tham Lương) có bề rộng rất lớn >30m. Đây cũng là một trong những hành lang vận tải chính của thành phố. Tuyến đường chủ đạo và xuyên suốt là tuyến đường Cách Mạng Tháng Tám và Trường Chinh,hướng tuyến metro số 2 cũng được bố trí đi ngầm dọc theo 2 tuyến đường này. 2.3.2. Bãi đậu xe Công tác tổ chức đậu xe dưới lòng đường đã được triển khai trên địa bàn quận 1 và quận 5 từ năm 2005, cụ thể là trên các tuyến đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Nguyễn Văn Cừ... Tại một số khu vực như bệnh viện Từ Dũ, công viên 23/9, vỉa hè được sử dụng để cho phép đậu xe ôtô có thu phí. Năm 2009, thành phố đã ban hành 73 tuyến đường được quy hoạch tổ chức đậu xe dưới lòng đường có thu phí, trong đó tập trung nhiều ở quận 1, 5, 10, 11. Danh sách này vẫn còn một số tuyến đường có bề rộng lòng đường chưa đáp ứng được tiêu chí quy định, cụ thể là đường Bùi Thị Xuân, Sương Nguyệt Ánh... Tuy nhiên, do nhu cầu thực tế nên việc tổ chức đậu xe trên các tuyến đường có bề rộng nhỏ hơn quy định, các đường hẻm lớn (có tính chất mật độ giao thông thấp) vẫn được thực hiện. Nhìn chung, việc tổ chức đậu xe dưới lòng đường là một giải pháp tạm thời do thu hẹp đến diện tích mặt đường dành cho giao thông bộ, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và có khả năng gây ùn tắc giao thông khu vực. Do thành phố chưa có bãi đậu xe ngầm hoặc cao tầng, các khu đất chưa được triển khai xây dựng công trình, khuôn viên trụ sở cơ quan, công trình công cộng như công trường Lam Sơn, công viên 23 Tháng 9, công viên Lê Văn Tám, công viên Lê Thị Riêng, công viên Kỳ Hóa được sử dụng làm bãi đậu xe tạm thời nhằm đáp ứng một phần cho nhu cầu thực tế. Các bãi đậu xe này thường bị hạn chế về diện tích mặt bằng, chưa đáp ứng được các yêu cầu của bến bãi đậu xe chuyên nghiệp. Đa số bãi giữ xe môtô, xe đạp hiện nay chủ yếu là ở vỉa hè, khuôn viên của khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại. Đối với xe ô tô, nếu không ở trong các bãi đậu xe thì tập trung chủ yếu trên các tuyến đường cho phép sử dụng một phần lòng đường hoặc vỉa hè, công viên. 2.3.3. Bến xe Hệ thống bến đỗ xe ở thành phố Hồ Chí Minh gồm có 4 bến xe ô tô liên tỉnh chính (Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe An Sương, Bến xe Ngã 4 Ga), 4 bến xe buýt (bến xe Chợ Lớn, bến xe quận 8, trạm điều hành Sài Gòn, bến xe Củ Chi), 1 bến xe buýt chính bố trí ở khu vực chợ Bến Thành và các điểm đầu cuối tuyến nằm trong các Bến xe Miền Đông, Bến xe Miền Tây, Bến xe Chợ Lớn, Bến xe An Sương, khuôn viên trường Đại học Nông Lâm - Thủ Đức, các khu vui chơi giải trí Đầm Sen, Suối Tiên..., bãi đỗ xe tải bố trí ở vành đai 2, 7 bãi đỗ xe taxi với tổng diện tích khoảng 3,2 ha và 6 bến kỹ thuật dành cho xe buýt với tổng diện tích khoảng 8 ha ở quận Gò Vấp, quận Tân Bình, quận 11, huyện Hóc Môn. Nhìn chung, số lượng và diện tích bến-bãi còn ít chỉ chiếm khoảng 0,1% diện tích đô thị. Các bến xe liên tỉnh do tập trung ở trong nội đô, có vị trí không phù hợp, bị hạn chế về mặt bằng nên làm phức tạp thêm cho giao thông đô thị. CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ TUYẾN TÀU ĐIỆN NGẦM SỐ 2 3.1. Vị trí Tuyến tàu điện ngầm số 2 là tuyến xuyên tâm từ Tây sang Đông trong mạng lưới đường sắt đô thị của TPHCM qua 6 quận (1, 3, 10, 12, Tân Phú, Tân Bình), kết nối các trung tâm tập trung khách lớn của một số khu dân cư lớn ở thành phố, các trung tâm thương mại hành chính cấp thành phố và cấp quận/huyện, các trung tâm hoạt động công cộng, các cơ sở công nghiệp và thủ công nghiệp cũng như trung tâm văn hóa, thể thao và công viên giải trí như chợ Bến Thành, công viên Tao Đàn, chợ Hòa Hưng. Hình 3.1 : Mặt bằng hướng tuyến và vị trí nhà ga của tuyến metro số 2 Tuyến tàu điện ngầm số 2 nằm chủ yếu trên trục đường Cách Mạng Tháng Tám và một phần đường Trường Chinh. Đây là trục đường có mật độ phương tiện giao thông đường bộ rất lớn, thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. 3.2. Tình hình thực hiện Dự án đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại vào tháng 10 năm 2010 với tổng mức đầu tư là 26.116 tỷ đồng (1.246,9 tỷ USD) do Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Tái thiết Đức và Ngân hàng Đầu tư Châu Âu tài trợ (Hình 3.1) Hình 3.2: Cơ cấu vốn đầu tư của tuyến tàu điện ngầm số 2 Hiện nay, dự án đang ở giai đoạn lập thiết kế kỹ thuật. Các quận 1, 3, 10, 12, Tân Bình, Tân Phú chuẩn bị thực hiện dự án bồi thường giải phóng mặt bằng. Dự án sẽ được khởi công chính thức vào năm 2013 và dự kiến hoàn thành năm 2018. 3.3.Quy mô dự án Theo nghiên cứu, chiều dài tuyến tàu điện ngầm số 2 là 11,322 km, bao gồm 9,315 km đi ngầm, 0,232 km chuyển tiếp, 0,778 km đi trên cao và 0,997 km nối vào depot Tham Lương. Tổng số nhà ga trên tuyến là 11. Quy mô đoàn tàu dự kiến là 3 toa trong 10 năm đầu khai thác và tăng lên 6 toa từ năm 2025. Lưu lượng hành khách trong giờ cao điểm tăng từ 8.500 hành khách/1 giờ/hướng (năm 2015) lên đến 30.200 hành khách/1 giờ/hướng (năm 2035) như trong bảng 3.1. Năm Thời điểm khai thác Nhu cầu (HK/1h/1hướng) Đoàn tàu Năng lực (HK/đoàn tàu) 2015 Cao điểm 8.500 3 toa 810 Ngoài giờ cao điểm 3.640 3 toa 810 2025 Cao điểm 21.400 6 toa 1.674 Ngoài giờ cao điểm 10.500 6 toa 1.674 2035 Cao điểm 30.200 6 toa 1.674 Ngoài giờ cao điểm 14.730 6 toa 1.674 Bảng 3.1: Các thông số về năng lực chuyên chở của đoàn tàu 3.4.Công trình nhà ga Theo Quyết định số 101/QĐ-TTg, tuyến tàu điện ngầm số 2 trung chuyển với tuyến số 1, 4 tại ga Bến Thành, với tuyến số 3b tại ngã tư Ng
Luận văn liên quan