• Một định nghĩa về kế toán được chấp nhận trong suốt thời gian qua là định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” ban hành bởi Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
• Ủy ban nguyên tắc kế toán của Mỹ (APB), trong thông báo số 4, đã định nghĩa. “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế.”
• Ủy ban thuật ngữ của học viện kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) đã định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một phương pháp riêng có dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định.”
16 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11094 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái niệm hạch toán kế toán và các nguyên tắc trong hạch toán kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG
1. Lý luận chung
1.1 Hạch toán
1.1.1 Khái niệm hạch toán
1.1.2 Các loại hạch toán
1.2. Khái niệm hạch toán kế toán
1.2.1 Các khái niệm hạch toán trên thế giới
1.2.2 Các khái niệm hạch toán ở Việt Nam
2. Các nguyên tắc của hạch toán kế toán
Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Nội dung nguyên tắc
Các ví dụ
Nguyên tắc hoạt động liên tục
Nội dung nguyên tăc
Các ví dụ
Nguyên tắc giá gốc
Nội dung nguyên tắc
Các ví dụ
Nguyên tắc phù hợp
Nội dung nguyên tắc
Các ví dụ
Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc thận trọng
Nội dung nguyên tắc
Các ví dụ
Nguyên tắc trọng yếu
Nội dung nguyên tắc
Các ví dụ
LÝ LUẬN CHUNG
Hạch toán
Khái niệm hạch toán:
Hệ thống quan sát, đo lường, tính toán, và ghi chép các hoạt động kinh tế của con người, nhằm thực hiện chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội được gọi là Hạch toán.
Các loại hạch toán
Hạch toán nghiệp vụ (còn gọi là Hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật) là sự quan sát, phản ánh và kiểm tra từng nghiệp vụ kinh tế, từng quá trình kinh tế kĩ thuật cụ thể, nhằm thu thập và cung cấp thông tin để thực hiện sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời các nghiệp vụ và các quá trình kinh tế đó.
Hạch toán thống kê (Thống kê) là một môn khoa học nghiên cứu mặt lượng trong mối liên hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng kinh tế xã hội lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể, nhằm rút ra bản chất và tính quy luật trong sự phát triển của hiện tượng đó.
Hạch toán kế toán
Khái niệm hạch toán kế toán
Có nhiều cách tiếp cận về kế toán, vì vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán. Tuy nhiên, những định nghĩa này đều thống nhất với nhau ở chỗ: kế toán là một hệ thống của những khái niệm và phương pháp, hướng dẫn chúng ta thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin cần thiết cho việc ra những quyết định tài chính hợp lý.
1.2.1 Các khái niệm kế toán trên thế giới:
Một định nghĩa về kế toán được chấp nhận trong suốt thời gian qua là định nghĩa được trình bày trong “Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản” ban hành bởi Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ: “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường, và cung cấp các thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử dụng thông tin”
Ủy ban nguyên tắc kế toán của Mỹ (APB), trong thông báo số 4, đã định nghĩa. “Kế toán là một dịch vụ. Chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng được của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là thông tin tài chính giúp người sử dụng đề ra các quyết định kinh tế.”
Ủy ban thuật ngữ của học viện kế toán viên công chứng của Mỹ (AICPA) đã định nghĩa: “Kế toán là một nghệ thuật dùng để ghi chép, phân loại và tổng hợp theo một phương pháp riêng có dưới hình thức tiền tệ về các nghiệp vụ, các sự kiện kinh tế và trình bày kết quả của nó cho người sử dụng ra quyết định.”
Theo Ủy ban thực hành kiểm toán quốc tế (International Auditing Practices Committee) thì “Một hệ thống kế toán là hàng loạt các nhiệm vụ ở một doanh nghiệp mà nhờ hệ thống này các nghiệp vụ được xử lý như một phương tiện duy trì các ghi chép tài chính”
Khi định nghĩa về kế toán, Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) cho rằng: “Kế toán là nghệ thuật ghi chép, phân loại tổng hợp theo một cách riêng có bằng những khoản tiền các nghiệp vụ và các sự kiện mà chúng có ít nhất một phần tính chất tài chính và trình bày kết quả của nó”
Trong cuốn sách “Nguyên lý kế toán Mỹ”, Ronnald J. Thacker nêu quan điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý. Theo Ronnald J. Thacker “Kế toán là một phương pháp cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức”
Giáo sư, tiến sĩ Grene Allen Gohlke của Viện Đại Học Wisconsin lại định nghĩa: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc ghi nhận, phân loại, tóm tắt và giải thích các nghiệp vụ tài chính của một tổ chức, giúp cho Ban giám đốc có thể căn cứ vào đó để ra các quyết định kinh tế”
Theo Sokolov, một chuyên gia hàng đầu về kế toán tại Nga thì “kế toán là ngôn ngữ của các ký hiệu cũng như quy ước sử dụng và được tạo ra với mục đích làm thay thế các đối tượng thực tế bằng các ký hiệu hay biểu tượng, cho phép phản ánh một cách trung thực hoạt động kinh doanh cùng các kết quả của hoạt động kinh doanh đó”
Sokolov cũng đưa ra hai khái niệm về kế toán. Xét về khía cạnh lý thuyết, “kế toán chính là khoa học về bản chất cũng như cấu trúc các sự kiện diễn ra trong cuộc sống, trong hoạt động kinh doanh của con người. Nhiệm vụ của kế toán là phản ánh nội dung của các quá trình hoạt động kinh doanh cũng như mối liên hệ giữa các phạm trù luật pháp và phạm trù kinh tế trong quá trình hoạt động kinh doanh đó.”
Còn nếu xét từ khía cạnh thực tế, “kế toán là một quá trình theo dõi, phân loại, tổng hợp, phân tích và chuyển tải thông tin về các sự kiện xảy ra trong hoạt động kinh doanh của con người. Nhiệm vụ của kế toán xét từ khía cạnh này là việc đưa ra các nguồn thông tin phục vụ cho mục đích quản lý.”
Khái niệm hướng đến nội dung, cốt lõi vấn đề, đại diện tiêu biểu của trường phái này là nhà kinh tế học nổi tiếng của Pháp J.Furaste, ông cho rằng “hệ thống kế toán là một lĩnh vực khoa học hiện đại với mục đích tính toán giá trị tài sản của doanh nghiệp, đồng thới xác định giá trị của vốn đầu tư”. Khái niệm này chỉ ra hình thức tồn tại của quy trình kế toán mà chưa nêu ra được lý do của việc tính toán giá trị tài sản cũng như việc xác định vốn đầu tư của doanh nghiệp.
Các khái niệm kế toán ở Việt Nam:
Theo Luật kế toán Việt Nam 2003 “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
Điều lệ tổ chức kế toán nhà nước đã ghi rõ: “Kế toán là công việc ghi chép, tính toán bằng con số dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra tình hình vận động của các loại tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn và kinh phí của nhà nước cũng như của từng tổ chức xí nghiệp.”
Theo TS. Trần Anh Hoa, trong luận án tiến sĩ của mình đã đưa ra định nghĩa như sau: “Kế toán là một khoa học liên quan đến việc thu thập, đo lường, xử lý và truyền đạt các thông tin tài chính và phi tài chính hữu ích của một tổ chức đến các đối tượng sử dụng để trên cơ sở đó đề ra các quyết định hợp lý.”
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bản chất của kế toán được nhận định “Kế toán xã hội chủ nghĩa là công việc tính toán, ghi chép, phản ánh bằng con số một cách liên tục, toàn diện và hệ thống các loại vật tư, tiền vốn và mọi hoạt động kinh tế, qua đó mà giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước; tình hình bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.”
Theo Website www.kiemtoan.com.vn thì “Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.”
1.2.3 Dưới góc độ nguyên lí chung về kế toán
Xét dưới góc độ khoa học, Kế toán là một môn khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thong tin về tình hình tài sản và sự vận động của tài sản trong các đơn vị sản xuất kinh doanh, tổ chức sự nghiệp và các cơ quan nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính cả các đơn vị đó.
Xét dưới góc độ chức năng, nhiệm vụ của kế toán, Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hạch toán kế toán nhưng có lẽ khái niệm được nhiều người chấp nhận và biết đến nhất đó là khái niệm trong điều 4 luật kế toán đã trình bày ở trên.
Mỗi doanh nghiệp, đơn vị hoặc tổ chức đoàn thể xã hội (gọi chung là đơn vị kế toán) muốn hoạt động đều phải có một lực lượng tài sản nhất định (tiền bạc, vật tư, hàng hóa, nhà cửa, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ quản lí…). Những tài sản của đơn vị kế toán được hình thành do sự đóng góp của các chủ sở hữu đơn vị và được huy động từ các nguồn khác (vay, chiếm dụng…). Hoạt động của đơn vị kế toán thường xuyên gây ra sự biến động đối với các tài sản và nguồn hình thành tài sản, làm cho chúng luôn thay đổi về số lượng, giá trị cũng như hình thái biểu hiện. Kế toán trong mỗi đơn vị có nhiệm vụ thu thập, đo lường, xử lí, kiểm tra, phân tích thông tin về tình hình và sự vận động của tài sản của đơn vị và cung cấp các đối tượng cần sử dụng thông tin theo quy định.
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN
Kế toán là một môn khoa học thu nhận. xử lý và cung cấp các thông tin về tài sản, sự vận động của tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ tái sản và các họat động kinh tế tài chính của đơn vị đó. Thông tin kế toán còn cần cho rất nhiều đổi tượng khác nhau, mặt khác một đối tượng nào đó có thể cần thông tin kế toán của nhiều đơn vị khác nhau- thông tin kế toán phải đảm báo vai trò là “ ngôn ngữ kinh doanh “. Do đó, để các đối tượng sử dụng thông tin kế toán có chung một cách đánh giá về thông tin trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán thì cần phải đặt ra những nguyên tắc hướng dẫn thực hành việc ghi chép, xử lý và trình bày thông tin trên các báo cáo tài chính.
Các nguyên tắc kế toán được đúc rút từ những kinh nghiệm thực tiễn tổ chức quản lý công tác kế toán, cũng như hoạt động của người thưc hiện công tác kế toán và kết hợp với sự nghiên cứu của những cơ quan chức năng, các chuyên gia kế toán. Do đó các nguyên tắc kế toán được thừa nhận là những tuyên bố chung như những chuẩn mực, mực thước và những hướng dẫn để phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính đạt được các mục tiêu đầy đủ, dễ hiểu, đáng tin cậy và dễ so sánh.
2.1 Nguyên tắc cơ sở dồn tích:
a. Nội dung nguyên tắc:
Cơ sở kế toán dồn tích là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản nhất chi phối các phương pháp kế toán cụ thể trong kế toán doanh nghiệp (DN). Theo đó, mọi giao dịch kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí được ghi nhận tại thời điểm phát sinh giao dịch, không quan tâm đến thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền (Chuẩn mực kế toán số 01, 2002). Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của DN trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc chính yếu đối với việc xác định lợi nhuận của DN. Lợi nhuận theo cơ sở dồn tích là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí; từ đó, BCTC nói chung và BCKQKD nói riêng được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ (hay tuân thủ yêu cầu trung thực) các giao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó, cho phép tình trạng tài sản, nguồn vốn của DNmột cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào và doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận và lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,…
Vì vậy, hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam và hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định các doanh nghiệp phải ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính theo cơ sở dồn tích.
Bên cạnh những ưu điểm, kế toán theo cơ sở dồn tích đôi khi không tuân theo yêu cầu khách quan trong kế toán. Ghi nhận doanh thu và chi phí không dựa vào dòng tiền tương ứng thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm giao dịch phát sinh, số liệu trên BCTC thể hiện một phần ý muốn chủ quan của nhà kế toán. Chẳng hạn, việc phân bổ nhiều loại chi phí hay ghi nhận doanh thu theo tiến độ thực hiện trong hoạt động xây lắp thể hiện những hành động “vô hình”, mang tính chủ quan của nhà kế toán.
b. Các ví dụ
VD1: Công ty A bán 1 lô hàng hóa vào ngày 15/04/2010 cho khách hàng B, trị giá 200triệu đồng. Y đã nhận hàng và sẽ thanh toán 30% vào ngày 20/04/2010. Số còn lại thanh toán vào ngày 30/04/2010. Vậy theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, công ty A sẽ ghi nhận doanh thu của lô hàng đó vào ngày 15/04/2010. Kế toán ghi giảm cho hàng hóa và ghi tăng cho tiền thanh toán.
VD2: Công ty X nhập kho nguyên vật liệu trị giá 77 triệu đồng (đã có thuế GTGT), chưa thanh toán cho bên Y
Trong nghiệp vụ kinh tế trên mặc dù đơn vị chưa xuất tiền mặt để thanh toán cho người bán Y nhưng đã phải ghi vào sổ kế toán.
2.2 Nguyên tắc hoạt động liên tục
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh như bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập trên một cơ sở khác và giải thích cơ sở đã sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Giả thiết doanh nghiệp hoạt động liên tục có liên quan đến việc phản ánh tài sản, thu nhập, chi phí của doanh nghiệp theo giá gốc, không phản ánh theo giá trị thị trường. Mặc dù, giá trị thị trường của những tài sản mà doanh nghiệp mua về để tồn trữ hoặc đang sử dụng cho mục đích kinh doanh có thể thay đổi theo thời gian.Giả thiết này được đặt ra với lập luận doanh nghiệp hoạt động liên tục nên tài sản được sử dụng để hoạt động sản xuất kinh doanh và không được bán, nên giá thị trường của tài sản là không thích hợp và không cần thiết để phản ánh. Mặt khác, nếu phản ánh tài sản theo giá thực tế, báo cáo tài chính của đơn vị chỉ phản ánh được tình hình tài chính của doang nghiệp ở thời điểm hiện tại mà thôi. Mặt khác, nguyên tắc này còn làm cơ sở cho các phương pháp tính hao mòn để phân chia giá trị tài sản cố định vào các chi phí hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian hoạt động của nó.
Tuy nhiên, khi một doanh nghiệp chuẩn bị bán, sát nhập, giả thể, …. thì nguyên tắc hoạt động liên tục sẽ không được vận dụng vào việc lập báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, các tài sản của doanh nghiệp sẽ phải phản ánh theo giá thị trường.
2.3 Nguyên tắc giá gốc
a. Nội dung nguyên tắc:
Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
Có 3 lí do để giá gốc là một nguyên tắc của kế toán:
- Để đảm bảo tính khách quan của số liệu kế toán ( vì chúng ta có thế kiểm chứng, so sánh giá ở sổ kế toán với các hóa đơn bán hàng)
- Xác định được kết quả kinh doanh( bằng cách lấy giá bán trừ đi giá gốc)
- Đơn giản hơn trong việc ghi chép, thuận lợi hơn cho công tác quản lý( vì giá gốc không biến động theo thị trường)
Cơ sở giá gốc có các đặc trưng:
Thông qua đo lường giá trị bằng tiền và tôn trọng trao đổi ngang giá
Sự hi sinh lợi ích trong hiện tại (chi phí mua tài sản) được xem là chắc chắn và gắn liền với lợi ích tương lai (khả năng sinh lợi của tài sản).
Có đủ minh chứng về việc thực hiện (chứng từ mua) để đảm bảo tính pháp lý đáng tin cậy và phù hợp của thông tin về tài sản.
Các đặc trưng của cơ sở giá gốc giúp tăng cường độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin kế toán. Qua đó, đảm bảo một cách hợp lí lợi ích của các bên liên quan.
b. Các ví dụ
VD1: Nếu công ty mua một ngôi nhà giá 5 tỷ đồng để làm văn phòng thì giá ngôi nhà ghi trong sổ sách là 5 tỷ đồng. giá ngôi nhà 1 năm sau dự đoán nên gấp đôi, sáu tháng sau nữa do tình hình quy hoạch nào đó giá chỉ còn 4 tỷ đồng. kế toán không quan tâm đến sự thay đổi giá thị trường đó. Trừ khi ngôi nhà được mang đi bán thực sự hoặc mang đi góp vốn. giá ngôi nhà trên sổ sách vẫn là 5 tỷ đồng. vì vậy giá trị sổ sách khác với giá trị thị trường của tài sản đó.
VD2: Công ty A mua một dây chuyền sản xuất với gía 500 triệu đồng (đã tính thuế), chi phí vận chuyển 5 triệu đồng, chi phí chạy thử 15 triệu đồng. Giá trị dây chuyền sản xuất sẽ được hạch toán vào sổ kế toán theo giá gốc: 500 + 5 + 15 = 520 triệu đồng.
2.4 Nguyên tắc phù hợp
a. Nội dung nguyên tắc:
Nguyên tắc phù hợp quy định việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu va chi phí của các kì trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Như vậy chi phí ghi nhận trong kỳ là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó, không phụ thuộc khoản chi phí đó được chia ra trong thời kỳ nào.
Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả hoạt động kinh doanh của từng thời kỳ kế toán, giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.
b. Các ví dụ
VD: Vào đầu tháng 6/2009, công ty mua một lô hàng trị giá 10 triệu đồng mang về nhập kho và đã trả bằng tiền mặt. Nếu trong tháng 6/2009, lô hàng vẫn chưa được bán thì chúng chỉ được coi là tài sản của công ty nằm trong kho, không được xem là chi phí của tháng 6/2009. Đến tháng 7/2009, ba phần tư (3/4) lô hàng được bán ra với giá 12 triệu đồng. Lúc này, kế toán ghi nhận doanh thu của tháng 7/2009 là 12 triệu đồng và đồng thời ghi nhận chi phí (giá vốn hàng bán) là 7,5 triệu đồng cho tháng 7/2009 để phù hợp với doanh thu trong kỳ.
Như vậy, lãi gộp (= doanh thu - chi phí) là: 4,5 triệu (= 12 - 7,5 triệu).
2.5 Nguyên tắc nhất quán:
Theo nguyên tắc nhất quán các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.
Thông tin của đơn vị trên báo cáo tài chính là cơ sở quan trọng để các đối tượng sử dụng thông tin nhận thức đúng về tình hình tài chính làm cơ sở ra quyểt định kinh doanh. Do đó, những thông tin này phải mang tính ổn định và có thể so sánh được giữa các kỳ với nhau, giữa kế hoạch, dự án với mục tiêu…Nguyên tắc nhất quán sẽ đảm bảo cho thông tin kế toán có được tính chất trên.
2.6 Nguyên tắc thận trọng
a. Nội dung nguyên tắc
Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc này yêu cầu việc ghi tăng vốn chủ sở hữu chỉ được thực hiện khi có bằng chứng chắc chắn, còn việc ghi giảm vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận ngay từ khi có chứng cứ về khả năng có thể xảy ra.
Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập các khoản dự phòng nhng không lập quá lớn;
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập;
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí;
- Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
- Chi phí phải đợc ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí.
Tuân thủ nguyên tắc thận trọng sẽ giúp doanh nghiệp bảo toàn nguồn vốn, hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoạt động liên tục.
b. Các ví dụ
VD: Nếu khách hàng của doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản, nhiều khả năng doanh nghiệp không thể thu hồi được toàn bộ khoản nợ phải thu của khách hàng. Trong trường hợp như vậy thì doanh nghiệp sẽ phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
2.7 Nguyên tắc trọng yếu
a. Nội dung nguyên tắc
Nguyên tắc trọng yếu chỉ rõ kế toán phải thu thập, xử lý và cung cấp đầy đủ những thông tin có tính chất trọng yếu, còn những thông tin không trọng yếu, ít có tác dụng hoặc có ảnh hưởng không đáng kể tới quyết định của người sử dụng thông tin thì có thể bỏ qua.
Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh c