Khảo sát nghề nuôi tôm hùm lồng tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên
Ngày nay dưới áp lực của nghề khai thác nguồn lợi biển đã làm trữ lượng của các loài thủy sản có giá trị kinh tế ngày càng trở nên cạn kiệt. Trước tình hình đó, phát triển nghề nuôi thủy sản là một việc làm tất yếu và vô cùng cần thiết.Trong nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh nhất với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trong đó tôm hùm là một loài đặc sản quí có giá trị kinh tế cao và được nhiều nước trên thế giới như Úc, Canada, Pháp, Singapore quan tâm nghiên cứu nuôi lồng trên biển trong những năm gần đây. Nuôi tôm hùm bằng lồng ở ven biển đã thực sự trở thành một nghề nuôi hải sản mang lại lợi ích kinh tế cao cho cộng đồng dân cư sống dọc vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình trước kia khoảng 300.000 đồng/hộ/tháng đến nay đã tăng lên trên một triệu đồng. (Nguồn: phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Sông Cầu, 2002). Việc nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng những năm qua làm cơ sở cho ngư dân ven biển miền Trung, đặc biệt là tỉnh Phú Yên phát triển rất mạnh nghề nuôi này. Phú Yên – do địa hình của tỉnh khúc khuỷu đã tạo nên nhiều eo, vũng, vịnh: vũng Rô, vịnh Xuân Đài, đầm Cù Mông là những ngư trường khai thác tôm hùm giống hàng năm đáp ứng cho nhu cầu nuôi không chỉ cho các vùng nuôi trong tỉnh, mà còn cung cấp con giống cho các tỉnh khác như Đà Nẵng, Khánh Hoà. Tính đến nay cả nước có khoảng 25.000 lồng nuôi thì riêng tỉnh Phú Yên đã chiếm tới gần 15.000 lồng và tập trung chủ yếu ở huyện Sông Cầu 11.000 lồng với sản lượng 155 tấn/năm. (Nguồn: phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Sông Cầu, 2002). Để bước đầu tìm hiểu nghề nuôi tôm hùm lồng, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát nghề nuôi tôm hùm lồng tại huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van tot nghiep.doc
- luan van tot nghiep.pdf