Khóa luận An toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Năm 2008 chúng ta đã được chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ và ảnh hưởng của nó đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân của sự sụp đổ các ngân hàng nói riêng ở Mỹ kéo theo những tác động lớn đến sự bất ổn của toàn bộ hệ thống tài chính thế giới bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này đã quá tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn. Và trong suốt thời gian này người ta luôn nhắc đến những vấn đề trong việc quản trị rủi ro của các ngân hàng, các định chế tài chính và quan trọng hơn cả là những rủi ro tín dụng đã khiến các ngân hàng đánh mất sự an toàn trong hoạt động, điều này đã góp phần tạo ra sự sụp đổ của các đế chế tài chính lớn và gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ cuộc khủng hoảng này. Do mức độ phát triển còn thấp và quy mô còn hạn chế của các ngân hàng, định chế tài chính khiến cho những tác động trực tiếp là không lớn. Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nền kinh tế đã là bài học kinh nghiệm cho các nhà quản trị tài chính của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung trong việc điều hành hoạt động của các tổ chức. Theo Peter Rose cho rằng có đến 2/3 hoạt động tạo ra thu nhập cho ngân hàng là xuất phát từ các khoản cho vay. Đây là một trong những hoạt động chủ yếu và đòi hỏi những biện pháp quản trị hiệu quả của mỗi ngân hàng. Hệ thống ngân hàng chỉ có thể hoạt động vững mạnh và phát triển khi đảm bảo được an toàn đối với các khoản cho vay. Và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong hai ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt 4 Nam đã thực hiện hệ thống đánh giá xếp hạng khách hàng nội bộ, từng bước tuân thủ theo những quy tắc về quản trị rủi ro trong công ước quốc tế BASEL. Với chính sách xếp hạng tín dụng khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 QĐ 493/QĐ-NHNN trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn thực hiện theo điều 6 của quyết định này nhằm đảm bảo an toàn đối với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Chính vì những lý do đã nêu trên mà em đã quyết định chọn đề tài „’ An toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam’’ làm đề tài nghiên cứu của mình.

pdf107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1764 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận An toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: An toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sinh viên thực hiện : Lê Thảo Huyền Lớp : Anh 3 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đình Thọ Hà Nội, tháng 05/2010 MỤC LỤC TÊN VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................... 7 1.1. Hoạt động cho vay vốn của ngân hàng .............................................. 7 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay vốn của ngân hàng ........................... 7 1.1.2. Vai trò hoạt động cho vay vốn của ngân hàng ................................ 9 1.2. Những vấn đề cơ bản về an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mai ..................................................................................... 11 1.2.1. Khái niệm an toàn và an toàn trong hoạt động cho vay vốn .......... 11 1.2.2. Sự cần thiết phải đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại ........................................................................... 13 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá an toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng thương mại ........................................................................... 15 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự an toàn trong hoạt động cho vay vốn............................................................................................................ 17 1.3.1. Nhân tố thuộc phía ngân hàng ...................................................... 17 1.3.2. Nhân tố từ phía khách hàng .......................................................... 19 1.3.3. Các nguyên nhân khách quan liên quan đến môi trường bên ngoài20 1.4. Các mô hình lƣợng hóa các rủi ro đối với hoạt động cho vay ........ 21 1.4.1. Mô hình định tính 6C ................................................................... 21 1.4.2. Mô hình định lượng ...................................................................... 23 1.4.2.1. Mô hình điểm số Z của Edward I.Altman ................................ 23 1.4.2.2. Mô hình xếp hạng của Fitch, Moody và Standard & Poor ...... 24 1.5. Nguyên tắc Basel nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay vốn .................................................................................................................. 26 1.6. Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới nhằm đảm bảo an toàn đối với các khoản cho vay và bài học kinh nghiệm cho các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................................................. 27 1.6.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đảm bảo an toàn cho vay ............................................................................................................... 27 1.6.1.1. Kinh nghiệm của Thái Lan ..................................................... 27 1.6.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................. 28 1.6.1.3. Kinh nghiệm của Singapore .................................................... 29 1.6.2.Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ..... 30 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ..................................................................................................................... 32 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam ..... 32 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) .......................................................................................... 32 2.1.2. Mô hình tổ chức của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ... 33 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong 4 năm 2005 – 2009 ............................................... 36 2.1.3.1. Quy mô Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu ................................ 36 2.1.3.2. Thị phần huy động – cho vay vốn ........................................... 37 2.1.3.3. Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi ..................................... 38 2.2. Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của BIDV ........................................................................................................ 40 2.2.1. An toàn trong hoạt động cho vay .................................................. 40 2.2.1.1. Tình hình hoạt động cho vay .................................................. 40 2.2.1.2. Thực trạng đảm bảo an toàn các khoản cho vay của Ngân hàng qua các chỉ tiêu ................................................................................... 47 2.2.2. Phương pháp quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay tại BIDV .... 53 2.2.2.1. Phương pháp cho điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp ................................................................................................. 53 2.2.2.2. Chính sách của Ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro đối với khoản cho vay ....................................................................................................... 55 2.2.2.3 Phương pháp phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.......... 57 2.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ...................................... 59 2.3.1. Kết quả đạt được .......................................................................... 59 2.3.2. Khó khăn còn tồn tại .................................................................... 61 2.2.3. Nguyên nhân ................................................................................ 62 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ................................................................................................. 65 3.1. Định hƣớng hoạt động cho vay và các quan điểm về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam .......................................................................................................... 65 3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay của BIDV đến năm 2015 ............. 65 3.1.2. Các quan điểm về an toàn cho vay ................................................ 67 3.2. Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam ..................................................... 69 3.2.1. Nhóm giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay vốn ........ 69 3.2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá phương án kinh doanh .................................................................................................. 69 3.2.1.2. Sử dụng công cụ quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay của BIDV ................................................................................................... 73 3.2.1.3. Tăng cường các giải pháp xử lý nợ quá hạn ........................... 76 3.2.2. Nhóm giải pháp mang tính hỗ trợ ................................................. 78 3.2.2.1. Đẩy nhanh quá trình hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng .................................................................................................... 78 3.2.2.2. Nâng cao vai trò của công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng .... 79 3.2.2.3. Xác định và giải quyết các vấn đề theo BASEL II ................... 80 3.3. Đề xuất kiến nghị.............................................................................. 81 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ ........................................................ 81 3.3.1.1. Hoàn thiện và ổn định các chính sách phát triển kinh tế xã hội ............................................................................................................ 81 3.3.1.2. Tạo lập môi trường pháp lý đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn ......................................................................................... 81 3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước ....................................... 82 3.3.2.1. Đề xuất mô hình giám sát Ngân hàng nhà nước tại Việt Nam và các biện pháp tăng cường giám sát ..................................................... 82 3.3.2.2. Nâng cao chất lượng của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) 86 KẾT LUẬN ................................................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 91 PHỤ LỤC TÊN VIẾT TẮT Ngân hàng thương mại nhà nước NHTMNN Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP Tổ chức tín dụng TCTD Doanh nghiệp nhà nước DNNN NHTMCP Ngoại thương Việt Nam VCB Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn AGB Việt Nam NHTMCP Công thương Việt Nam CTB Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu MHB Long NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB NHTMCP Quân đội MB NHTMCP Sài Gòn SHB NHTMCP Á Châu ACB NHTMCP Xuất Nhập Khẩu EIB Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản AMC Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng DATC Trung tâm hệ thống thông tin tín dụng CIC Công ty chứng khoán Bảo Việt BVSC Công ty chứng khoán Ngân hàng Nhà Đồng MHBS bằng sông Cửu Long 1 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Xếp hạng theo mô hình Moody .................................................... 25 Bảng 2.1: Quy mô tăng trưởng tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của BIDV .... 36 Bảng 2.2. Cơ cấu thu nhập của BIDV ........................................................... 39 Bảng 2.3. Dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế ........................................ 41 Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ vay theo thời gian ................................................... 44 Bảng 2.5. Cơ cấu dư nợ vay theo loại hình .................................................. 45 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu đánh giá đảm bảo an toàn cho vay tại BIDV ........ 48 Bảng 2.7. Thực trạng các khoản nợ của BIDV ............................................. 51 Biểu đồ 2.1. Thị phần tiền gửi của các NHTM Việt Nam năm 2009............. 37 Biểu đồ 2.2. Thị phần cho vay của các NHTM Việt Nam năm 2009 ............ 38 Biểu đồ 2.3. Cho vay và ứng trước khách hàng (ròng) của BIDV trong giai đoạn năm 2005 – 2009 ................................................................................. 40 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề (%) ....................................... 46 Biều đồ 2.5. Tình hình nợ xấu của một số NHTM Việt Nam ........................ 52 2 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2008 chúng ta đã được chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ và ảnh hưởng của nó đã nhanh chóng lan ra khắp toàn cầu. Theo các chuyên gia kinh tế cho rằng nguyên nhân của sự sụp đổ các ngân hàng nói riêng ở Mỹ kéo theo những tác động lớn đến sự bất ổn của toàn bộ hệ thống tài chính thế giới bắt nguồn từ việc các ngân hàng nước này đã quá tùy tiện khi cho khách hàng vay tiền để mua bất động sản qua các hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn. Và trong suốt thời gian này người ta luôn nhắc đến những vấn đề trong việc quản trị rủi ro của các ngân hàng, các định chế tài chính…và quan trọng hơn cả là những rủi ro tín dụng đã khiến các ngân hàng đánh mất sự an toàn trong hoạt động, điều này đã góp phần tạo ra sự sụp đổ của các đế chế tài chính lớn và gây ra cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng không phải là trường hợp ngoại lệ khi chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ cuộc khủng hoảng này. Do mức độ phát triển còn thấp và quy mô còn hạn chế của các ngân hàng, định chế tài chính khiến cho những tác động trực tiếp là không lớn. Tuy nhiên, từ cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến nền kinh tế đã là bài học kinh nghiệm cho các nhà quản trị tài chính của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung trong việc điều hành hoạt động của các tổ chức. Theo Peter Rose cho rằng có đến 2/3 hoạt động tạo ra thu nhập cho ngân hàng là xuất phát từ các khoản cho vay. Đây là một trong những hoạt động chủ yếu và đòi hỏi những biện pháp quản trị hiệu quả của mỗi ngân hàng. Hệ thống ngân hàng chỉ có thể hoạt động vững mạnh và phát triển khi đảm bảo được an toàn đối với các khoản cho vay. Và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong hai ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt 3 Nam đã thực hiện hệ thống đánh giá xếp hạng khách hàng nội bộ, từng bước tuân thủ theo những quy tắc về quản trị rủi ro trong công ước quốc tế BASEL. Với chính sách xếp hạng tín dụng khách hàng, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 QĐ 493/QĐ-NHNN trong khi hầu hết các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn thực hiện theo điều 6 của quyết định này nhằm đảm bảo an toàn đối với hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Chính vì những lý do đã nêu trên mà em đã quyết định chọn đề tài „’ An toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam’’ làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Thực trạng nghiên cứu Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra tại Mỹ đã có nhiều bài báo và công trình nghiên cứu đến công tác quản trị rủi ro nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn và vững mạnh. Trong đó có thể kể đến như : Luận án Tiến sỹ kinh tế năm 2008 ‘’Thực trạng quản trị rủi ro trong các Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam’’ của Trần Đình Mạnh; Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2008„’ Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam’’ của tác giả Nguyễn Tiến Chương; Luận văn thạc sỹ kinh tế năm 2007 „’ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế’’ của tác giả Lê Thành Minh… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào được thực hiên về vấn đề đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của một ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Lý luận về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thương mại với chỉ tiêu đánh giá nhằm đảm bảo an toàn đối với những khoản cho vay. Từ những kinh nghiệm của một số nước rút ra bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 4 - Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam khi đã thực hiện tốt chính sách xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng và thực hiện việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo điều 7 quyết định 493/QĐ-NHNN. - Từ những khó khăn hạn chế còn tồn tại, đưa ra một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng : Chứng khoán hóa các khoản nợ, nâng cao vai trò của công ty quản lý nợ AMC, đề xuất mô hình thanh tra giám sát đối với Ngân hàng Nhà nước… 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn đi sâu nghiên cứu công tác đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên cơ sở phân tích và đánh giá những số liệu thu thập được từ năm 2005 đến năm 2009. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng phương pháp thống kê - tổng hợp trong việc thu thập số liệu từ các báo cáo của Ngân hàng nhà nước, tính toán tỷ lệ so với các tổ chức tín dụng khác; sử dụng phương pháp so sánh với Ngân hàng thương mại khác, phân tích tìm ra những khó khăn hạn chế còn tồn tại; bên cạnh đó tác giả còn sử dụng phương pháp mô tả - đánh giá; phương pháp duy vật lịch sử… 6. Kết cấu luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận bao gồm 3 chương: Chƣơng 1: Khái quát an toàn trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thƣơng mại Chƣơng 2: Thực trạng an toàn trong hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Chƣơng 3: Giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vốn tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 5 Qua đây, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. 6 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Hoạt động cho vay vốn của ngân hàng 1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay vốn của ngân hàng Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng (ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó Tổ chức Tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” Như vậy bản chất hoạt động cho vay vốn là một giao dịch về tài sản trên cơ sở hoàn trả có điều kiện và có các đặc trưng sau:  Tài sản giao dịch trong hoạt động cho vay vốn là tiền vốn. Ngoài tiền mặt được coi là phương thước giao dịch chủ yếu thì còn một lượng lớn các khoản vay được thực hiện thông qua chuyển khoản.  Nguyên tắc trong hoạt động cho vay là có hoàn trả. Bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Gía trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.  Chính sách cho vay vốn của ngân hàng phải được thực hiện trên sự tin tưởng và thỏa thuận có điều kiện. Vì vậy người cho vay khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở tin rằng người đi vay sẽ trả đúng hạn.  Chủ thể tham gia trong hoạt động cho vay vốn bao gồm ngân hàng và các khách hàng. Đối tượng khách hàng có thể là cá nhân hay pháp nhân 7 nhưng phải có đầy đủ điều kiện về pháp lý để có thể thực hiện được giao dịch đi vay.  Nguồn vốn cho vay phụ thuộc vào nguồn vốn mà ngân hàng huy động được. Ngân hàng có những chính sách và nghiệp vụ quản trị nhằm đảm bảo sự cân đối trong tài sản nợ và tài sản có, khiến hoạt động của hệ thống ổn định và an toàn. Ngân hàng chỉ hoạt động được an toàn khi kiểm soát được các khoản cho vay giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất. Chỉ trên cơ sở quản trị được các rủi ro trong hoạt động cho vay thì hệ thống ngân hàng mới lành mạnh và phát triển bền vững. Do đó tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro nói chung thì cần phải phân loại các khoản cho vay theo từng nhóm trên cơ sở khoa học. - Dựa vào mục đích cho vay có thể chia thành các loại vay sau: Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp; cho vay tiêu dùng cá nhân; Cho vay mua bán bất động sản; Cho vay sản xuất nông nghiệp; Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu… - Dựa vào thời hạn cho vay: Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn đến 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động; Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định; Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. - Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay; Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo 8 đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. - Dựa vào phương thức cho vay: Cho vay theo món vay: là loạ