Nếu năm 2007 đƣợc gọi là năm của những bất ổn, thì năm 2008 sẽ có tên
năm của những cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng từ nguồn lƣơng thực đến
nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trƣờng đến an ninh, ảnh hƣởng
trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại. Trong các cuộc khủng hoảng thì có
lẽ cụm từ đƣợc thế giới nhắc đến nhiều nhất là “khủng hoảng tài chính”.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và nó nhanh chóng lan ra toàn
thế giới. Không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực là tài chính, mà nó còn ảnh
hƣởng sâu sắc đến các lĩnh vực khác. Nhiều nhà phân tích tài chính, kinh tế
nổi tiếng thế giới đã ví nó là cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trƣớc đến nay,
hơn cả cuộc khủng hoảng những năm 30 của thế kỉ trƣớc. Điều này cũng
hoàn toàn đúng, vì thế giới đã thay đổi rất nhiều, nhiều ngành nghề mới, lĩnh
vực mới xuất hiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã ra nhập vào thị trƣờng
toàn cầu và khi khủng hoảng xảy ra thì nền kinh tế thế giới sẽ càng bị ảnh
hƣởng theo cả chiều sâu và chiều rộng hơn. Các nƣớc phát triển bị ảnh
hƣởng nghiêm trọng – đó là một điều tất yếu, vậy các nƣớc đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Có nghiê m
trọng hay không? Và những lĩnh vực nào là chịu ảnh hƣởng nhất. Chính vì
vậy, em xin chọn nghiên cứu đề tài “ ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài
chính hiện nay đến Việt Nam và một số nƣớc đang phát triển” để có thể
phân tích rõ hơn những ảnh hƣởng này, và từ đó có thể đƣa ra các giải pháp
để ứng phó với khủng hoảng, giúp Việt Nam nói riêng, và một số nƣớc đang
phát triển nói chung nhanh chóng thoát ra khỏi vòng xoáy của cuộc khủng
hoảng này. Trong thời gian viết do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên không
thể tránh đƣợc các sơ xuất, vì vậy mong các thầy cô đóng góp ý kiến và giúp
đỡ cho em. Em xin chân thành cảm ơn!
109 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đến Việt Nam và một số nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH
HIỆN NAY ĐẾN VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Họ và tên sinh viên
Lớp
Khoá
Giáo viên hướng dẫn
: NguyÔn ThÞ Hoµng YÕn
: NhËt 6
: 44 H
: ThS. TrÇn Minh NguyÖt
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
LỜI NÓI ĐẦU
Nếu năm 2007 đƣợc gọi là năm của những bất ổn, thì năm 2008 sẽ có tên
năm của những cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng từ nguồn lƣơng thực đến
nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trƣờng đến an ninh, ảnh hƣởng
trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại. Trong các cuộc khủng hoảng thì có
lẽ cụm từ đƣợc thế giới nhắc đến nhiều nhất là “khủng hoảng tài chính”.
Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ và nó nhanh chóng lan ra toàn
thế giới. Không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực là tài chính, mà nó còn ảnh
hƣởng sâu sắc đến các lĩnh vực khác. Nhiều nhà phân tích tài chính, kinh tế
nổi tiếng thế giới đã ví nó là cuộc khủng hoảng lớn nhất từ trƣớc đến nay,
hơn cả cuộc khủng hoảng những năm 30 của thế kỉ trƣớc. Điều này cũng
hoàn toàn đúng, vì thế giới đã thay đổi rất nhiều, nhiều ngành nghề mới, lĩnh
vực mới xuất hiện, nhiều quốc gia trên thế giới đã ra nhập vào thị trƣờng
toàn cầu và khi khủng hoảng xảy ra thì nền kinh tế thế giới sẽ càng bị ảnh
hƣởng theo cả chiều sâu và chiều rộng hơn. Các nƣớc phát triển bị ảnh
hƣởng nghiêm trọng – đó là một điều tất yếu, vậy các nƣớc đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hƣởng nhƣ thế nào? Có nghiêm
trọng hay không? Và những lĩnh vực nào là chịu ảnh hƣởng nhất. Chính vì
vậy, em xin chọn nghiên cứu đề tài “ ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài
chính hiện nay đến Việt Nam và một số nƣớc đang phát triển” để có thể
phân tích rõ hơn những ảnh hƣởng này, và từ đó có thể đƣa ra các giải pháp
để ứng phó với khủng hoảng, giúp Việt Nam nói riêng, và một số nƣớc đang
phát triển nói chung nhanh chóng thoát ra khỏi vòng xoáy của cuộc khủng
hoảng này. Trong thời gian viết do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên không
thể tránh đƣợc các sơ xuất, vì vậy mong các thầy cô đóng góp ý kiến và giúp
đỡ cho em. Em xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
CHƢƠNG I: CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH HIỆN NAY VÀ
NHỮNG NGUYÊN NHÂN
Khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài
chính thế giới, vì vậy để nghiên cứu về ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế đến Việt Nam và một số nƣớc đang phát triển thì em xin nghiên cứu
về ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đến Việt Nam và các
một số nƣớc đang phát triển để từ đó có cái nhìn toàn diện và bao quát hơn
về cuộc khủng hoảng này.
I. Tổng quan về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và những nguyên
nhân:
1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay:
“Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009” là cụm từ đƣợc giới báo
chí sử dụng để chỉ tình trạng bất ổn định tài chính nhƣ đói tín dụng và thu
hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên
thế giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan
tỏa của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra
cho đến năm 2009, và không biết bao giờ nó mới thực sự kết thúc. Cuộc
khủng hoảng tài chính đã ảnh hƣởng tiêu cực đến nền kinh tế các nƣớc, gây
ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trƣởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các
nƣớc.
Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể đƣợc nêu rõ qua
các mốc thời gian sau:
Tháng 3-4/2007: Tập đoàn tài chính New Century(1) ngừng cho vay vốn sau
thời gian dài thực hiện chính sách cho vay bằng tài sản thế chấp với độ rủi ro
cao đối dành cho những khách hàng vay vốn nhiều và thƣờng xuyên từ ngân
hàng.
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
Trong thời gian này, quỹ Tiền tệ quốc tế IMF đã phải lên tiếng cảnh báo về
mức độ rủi ro đối với thị trƣờng tài chính toàn cầu khi nhận thấy những dấu
hiệu suy yếu từ thị trƣờng cầm cố bất động sản Mỹ.
Tháng 6-2007: Hồi chuông cảnh báo của phố Wall vang lên khi hai quỹ bảo
đảm tại ngân hàng đầu tƣ Bear Stearns(2) của New York đang trên bờ vực
phá sản vì lƣợng tiền đầu tƣ vào chứng khoán có thể chấp là quá lớn.
Tháng 7-8/2007: Các ngân hàng tại Đức với những khoản đầu tƣ không sinh
lợi tại thị trƣờng bất động sản Mỹ cũng bị cuốn vào cuộc khủng hoảng này,
bao gồm: Ngân hàng công nghiệp Đức IKB(3), Ngân hàng bang Saxony
(Sachsen LB) và ngân hàng bang Bavaria (Bayern LB).
Với phát biểu "Thị trƣờng phải tự vận động để cứu mình", Tổng thống Mỹ
George Bush vẫn kiên quyết từ chối những yêu cầu hỗ trợ từ Chính phủ
nƣớc này nhằm xoa dịu tình hình thị trƣờng cầm cố nhà đang khủng hoảng
nghiêm trọng. Nhƣng sau đó, khi không có đƣợc những dấu hiệu khả quan
hơn, tổng thống Mỹ đã hứa sẽ giúp đỡ các chủ bất động sản đang phải vật
lộn với cuộc khủng hoảng để xoa dịu tình hình.
Tính tới thời điểm tháng 7/2007: Số lƣợng tài sản thế chấp bị tịch thu tại Mỹ
đã lên tới 180,000 bất động sản, tăng 93% so với thời điểm cách đó một
năm.
Tháng 9/2007: Ngân hàng Northern Rock của Anh(4) bị bao vây bởi nỗi lo
lắng của các khách hàng đang gửi tiết kiệm tại đây. Trƣớc tình hình đó,
Chính phủ cũng nhƣ Ngân hàng Anh buộc phải đứng ra bảo lãnh cho các
khoản tiền gửi của khách hàng bằng cách quốc hữu hóa Northern Rock.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu áp dụng một loạt mức giảm lãi suất
để xoa dịu ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng cầm cố tài sản và thị trƣờng bất
động sản đang rớt giá mạnh.
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
Tháng 10/2007: Lợi nhuận của "Ngƣời khổng lồ Mỹ" Citigroup(5) cũng
giảm rõ rệt.
Qũy tiền tệ quốc tế IMF đã phải đánh giá lại dự đoán mức tăng trƣởng của
đồng euro trong năm 2008 từ 2,5% xuống còn 2,1%(6), nguyên nhân một
phần là do ảnh hƣởng kéo theo từ cuộc khủng hoảng nợ dƣới chuẩn tại Mỹ
và thị trƣờng tín dụng nƣớc này.
Tháng 12/2007: Tổng thống Mỹ George Bush tuyên bố kế hoạch giúp đỡ
cho thêm 1,2 triệu chủ sở hữu bất động sản trong việc thanh toán các khoản
nợ tại ngân hàng.
Tháng 1/2008: Ngân hàng khổng lồ của Thụy Sỹ UBS(7) thông báo cắt giảm
18 tỉ USD vào thị trƣờng bất động sản Mỹ.
Còn tại Mỹ, ngân hàng Mỹ (Bank of American) tiến hành mua lại
Countrywide Financial, ngân hàng cho vay có thế chấp lớn nhất nƣớc này.
Trong 3 quý liên tiếp, Cục dự trữ liên bang (Fed) đã phải giảm mức lãi suất
điểm % lên tới 3,5% theo xu hƣớng bán hạ giá của thị trƣờng thế giới.
Tháng 2/2008: Fannie Mae
(8), nguồn tiền lớn nhất rót vào các khoản vay bất
động sản Mỹ thông báo chỉ trong quý 4 của năm 2007, hãng đã thua lỗ
3,35
(9)
tỉ USD, khoản thua lỗ cao gấp 3 so với dự đoán, cho thị trƣờng này.
Tháng 3/2008: Trên bờ vực phá sản cùng sức ép từ Cục dự trữ liên bang
(Fed), Bear Stearns buộc phải chấp nhận bị mua lại bởi ngân hàng đầu tƣ Mỹ
JP Morgan Chase
(10). Số tiền dành cho thƣơng vụ này lên tới 30 tỉ USD sẽ
dùng để chi trả cho các khoản nợ mà ngân hàng này đã vay của Fed.
Tại Đức, Ngân hàng Đức thông báo thua lỗ 141 triệu euro(11) trong quý 1
năm 2008, trong 5 năm liên tiếp đây là lần đầu tiên ngân hàng này làm ăn
thua lỗ. Fed nhắm tới sự hợp tác giữa các ngân hàng trung tâm thế giới nhằm
bình ổn nền kinh tế toàn cầu bằng cách thông báo rót 200 tỉ USD tiền mặt
vào các thị trƣờng đang khủng hoảng.
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
Carlyle Capital
(12)
trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng Mỹ
với khoản nợ lên tới 16,6 tỉ USD(13). Nƣớc Mỹ cũng phải rót 200 tỉ USD
nhằm cứu vãn Fannie Mae và Freddie Mac(14) thoát khỏi khó khăn.
Tháng 4/2008: IMF thông báo đã chịu thua lỗ 945 tỉ USD cho cuộc khủng
hoảng tài chính(15). Bộ trƣởng các nƣớc G7 tán thành đề xuất đƣa ra các điều
chỉnh tài chính mới để chống lại cuộc khủng hoảng đang ngày càng lan rộng.
Tháng 6/2008: Một điều đáng nói là trong khi thị trƣờng bất động sản Mỹ
ngày càng khủng hoảng nghiêm trọng hơn thì số lƣợng ngƣời đƣợc nhận lại
các ngôi nhà đã thế chấp lại tăng gấp đôi. Góp công sức cho hiện tƣợng lạ
lùng này, Bear Stearns đã liên hiệp thành công trong 400 vụ bị buộc tội lừa
đảo bằng các văn tự thế chấp.
Tháng 7/2008: Ngân hàng cho vay thế chấp tại bang California (Mỹ) tuyên
bố phá sản. Những khó khăn của Fannie Mae và Freddie Mac ngày càng
nhiều. Kho bạc và Cục dự trữ liên bang Mỹ buộc phải đứng ra đảm bảo cho
các khoản nợ của Fannie và Freddie.
Tổng thống Mỹ George Bush sau khi phê chuẩn quyết định bảo đảm này đã
trấn án ngƣời dân Mỹ: "Mọi ngƣời phải bình tĩnh và có niềm tin vào thị
trƣờng".
Cơ quan lập pháp Hoa Kỳ đã thông qua chƣơng trình rót hàng tỉ USD cuối
cùng để cứu vãn cuộc khủng hoảng tịch thu tài sản để thế nợ và khủng hoảng
văn tự thế chấp.
Martina-Fadesa, hãng đầu tƣ tài sản lớn nhất của Tây Ban Nha tuyên bố phá
sản.
Ngày 7/9/2008: Chính phủ Mỹ nắm quyền kiểm soát Fannie và Freddie sau
khi chi 200 tỉ USD để cứu 2 ngân hàng thoát khỏi tình trạng phá sản.
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
Ngày 15/9/2008: Ngân hàng đầu tƣ Lehman Brothers(16) tuyên bố phá sản
với khoản nợ lên tới 600 tỉ USD(17). Merrill Lynch bị mua lại bởi ngân hàng
Mỹ (Bank of America).
Ngày 17/9/2008: Mỹ rót 85 tỉ USD giúp hãng bảo hiểm khổng lồ AIG(18)
thoát khỏi khó khăn.
Ngày 19/9/2008: Nhà Trắng yêu cầu Quốc hội Hoa Kỳ thông qua kế hoạch
chi 700 tỉ USD giúp đỡ tất cả các công ty tài chính chìm nghỉm trong những
mã chứng khoán có thế chấp đang mất giá nhanh chóng(19).
Ngày 22/9/2008: Morgan Stanley
(20)
và Goldman Sachs
(21)
, hai ngân hàng
đầu tƣ danh tiếng cuối cùng, chuyển đổi sang mô hình tập đoàn ngân hàng.
Ngày 26/9/2008: Cục dự trữ liên bang tuyên bố ngân hàng Washington
Mutual phá sản, đây đƣợc coi là một trong những vụ sụp đổ ngân hàng lớn
nhất nƣớc Mỹ.
Ngày 29/9/2008: Đại diện nhà Trắng bác bỏ kế hoạch chi 700 tỉ USD để xoa
dịu thị trƣờng.
Ngày 29/9/2008: Kế hoạch hỗ trợ từ Chính phủ đối với các ngân hàng chủ
chốt tại Anh (ngân hàng Benelux) và tại Đức, cũng nhƣ tiếp quản một ngân
hàng tại Aixơlen.
Chính phủ Anh quyết định can thiệp để giữ lại nhà cho vay thế chấp quan
trọng Bradford & Bingley(22). Chính phủ Hà Lan, Bỉ và Luxembourg quyết
định tiếp quản phần lớn ngân hàng Belgian -Dutsch và công ty bảo hiểm
Fortis.
Bộ Tài chính Đức thông báo Chính phủ và các ngân hàng hàng đầu đã bơm
hàng tỉ euro vào nhà cho vay thế chấp Hypo Real Estate(23) để cứu vãn khó
khăn.
Chính phủ Aixơlen cùng ngân hàng Glinir(24) chính thức tuyên bố chính phủ
sẽ nắm quyền kiểm soát 75 % cổ phiếu của ngân hàng này.
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
Ngày 30/9/2008: Ngân hàng Wachovia
(25)
chao đảo bên bờ vực phá sản bắt
đầu tiến hành đàm phán với Citigroup để trao quyền kiểm soát lại cho
Citigroup.
Ngày 1/10/2008: Thƣợng nghị viện Mỹ thông qua kế hoạch rót tiền cho thị
trƣờng tài chính đang khủng hoảng.
Ngày 2/10/2008: Tổng thống Bush đã ký đạo luật giải cứu thị trƣờng tài
chính lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Nƣớc Mỹ chao đảo và thế giới sửng sốt trƣớc sự suy sụp của hàng loạt tên
tuổi lớn trong hệ thống tài chính Mỹ và không ít ngƣời đã ví cuộc khủng
hoảng tài chính ở Mỹ hiện nay với cuộc Đại khủng hoảng 1929 – 1933(26),
hoặc chí ít đang đặt nƣớc Mỹ và thế giới trƣớc các chấn động lớn vƣợt ra
ngoài các chấn động chu kỳ thông thƣờng.
Trên đây là những mốc quan trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
và cho đến bây giờ cuộc khủng khoảng tài chính vẫn tác động mạnh mẽ đến
các mặt của thế giới.
2. Ảnh hƣởng chung của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay
đến thế giới:
Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng
nghìn tỉ USD để cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế. Đó là chƣa kể đến
những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy giảm, không tăng trƣởng, rối loạn
đang chờ phía trƣớc. Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng
này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành công nghiệp tài chính Mỹ và
hệ thống tài chính toàn cầu. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây nên
những lo ngại và mất niềm tin của dân chúng. Ngay cả các quỹ đầu tƣ tiền
tệ, vốn đƣợc coi là góc an toàn bậc nhất trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền
tảng cho hoạt động đầu tƣ của nƣớc này, cũng gặp khó khăn khi ngƣời dân ồ
ạt rút tiền do những quan ngại về sự đổ vỡ tiếp theo.
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
2.1. Ảnh hƣởng đến tốc độ tăng trƣởng:
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải giảm bớt các dự đoán đƣa ra về
tốc độ tăng trƣởng của nƣớc mình đã đƣa ra trƣớc đây, một số quốc gia
không những giảm mà còn đƣa ra con số âm. Điều này cũng thật dễ hiểu vì
ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến thế giới ngày càng
trở nên sâu sắc.
- Ngày 8-3-2009, Ngân hàng Thế giới (WB) đƣa ra báo cáo nhận định về
cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay khẳng định "GDP
toàn cầu trong năm 2009 sẽ giảm mạnh nhất trong vòng 60 năm qua". Theo
WB, sản lƣợng công nghiệp toàn cầu sáu tháng đầu năm 2009 sẽ ít hơn 15%
so với cùng kỳ năm 2008. Giá trị trao đổi thƣơng mại toàn cầu ở mức thấp
nhất trong 80 năm qua. Cuộc khủng hoảng lần này gây thiệt hại cho cả các
nƣớc phát triển và đang phát triển. Giá trị thƣơng mại của khu vực Ðông
Á
(27), nơi có nhiều nền kinh tế có xuất khẩu lớn, bị suy giảm mạnh nhất. Thí
dụ, Chính phủ Nhật Bản thông báo, kim ngạch xuất khẩu của nƣớc này trong
tháng 1-2009 giảm 46,3% so với cùng kỳ năm 2008 và là mức thâm hụt
thƣơng mại đầu tiên trong 13 năm qua(28). Nền kinh tế Nhật Bản đang ở
trong một chu kỳ suy thoái kéo dài nhất kể từ cuộc đại suy thoái kinh tế thế
giới đầu những năm 30 của thế kỷ 20.
- Uỷ ban châu Âu (EC) công bố những dự báo kinh tế bi quan, theo đó năm
2009, kinh tế của châu Âu sẽ suy thoái nặng nề song hành với tình trạng thất
nghiệp tăng mạnh. Theo dự đoán của EC, năm 2009, tăng trƣởng của các
nƣớc Liên hiệp châu Âu (EU) trung bình sẽ là âm 1,8%, trong đó các nƣớc
thuộc khu vực đồng Euro sẽ tồi tệ hơn là âm 1,9% và tỷ lệ thất nghiệp tại
khu vực này là 9,25%. EC cho rằng tình trạng suy thoái trên mang tính toàn
cầu. Dự đoán năm 2009, tổng sản phẩm quốc nội của các nƣớc trên thế giới
sẽ tiếp tục giảm, chỉ còn 0,5%, so với 3,3% của năm 2008 (tỷ lệ này là 5%
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
năm 2004 và 2007). Kinh tế đi xuống kéo theo các hoạt động kinh doanh của
nhiều tập đoàn trì trệ. Nhiều công ty và hãng lớn trên thế giới đã phải công
bố cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi tiêu.
Viện nghiên cứu Kinh tế và Xã hội quốc gia Anh cho biết, sức tiêu dùng của
ngƣời dân Anh năm 2009 sẽ giảm 3,8%, gấp hai lần mức giảm đƣợc cho là
kỷ lục 1,6% hồi năm 1991, một mức thấp chƣa từng thấy trong nhiều thập
niên qua tại nƣớc này(29). Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Trung ƣơng
Anh (BoE), nền kinh tế Anh đang trong giai đoạn "suy thoái sâu", trầm trọng
nhất trong 60 năm qua. Với đánh giá ảm đạm nhất từ trƣớc đến nay, BoE
cho rằng, kinh tế Anh sẽ suy yếu nghiêm trọng trong nửa đầu năm nay và
suy thoái có nguy cơ kéo dài hơn và trầm trọng hơn dự kiến. Theo BoE, mức
giảm của kinh tế Anh năm 2009 sẽ là 3%.
Phó Thủ tƣớng kiêm Bộ trƣởng Tài chính Nga Alexei Kudrin đánh giá năm
2009 sẽ là năm khó khăn nhất đối với Nga và thừa nhận ban lãnh đạo Nga đã
không lƣờng đƣợc cuộc khủng hoảng hiện nay lại trầm trọng đến vậy.
Theo báo Diễn đàn thông tin quốc tế, nền kinh tế Ðức, nhà xuất khẩu đứng
đầu thế giới và là đầu tàu kinh tế của EU, đang nghiêng ngả trong cơn suy
thoái tồi tệ nhất từ năm 1990. Chủ tịch Hội đồng Mỹ và Ðức Uy-liêm Ðrô-
dơ-đi-ắc cho rằng, trong ba hoặc sáu tháng nữa, ảnh hƣởng của "cơn bão" tài
chính sẽ nặng nề hơn. Sự sa sút của nền kinh tế Ðức có thể làm cho EU gồm
27 nƣớc thành viên bị "tan rã thành từng mảng". Theo ông, những khó khăn
từ cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế có thể làm cho Ðức và các nƣớc EU
khác khó có thể cộng tác chặt chẽ với Mỹ trong việc triển khai chiến lƣợc
mới của NATO ở Afghanistan và Trung Ðông.
Báo cáo của Bộ Thƣơng mại Mỹ cho biết, nền kinh tế nƣớc này tiếp tục lún
sâu vào suy thoái do GDP trong quý IV-2008 giảm 3,8%, mức giảm lớn nhất
kể từ quý I-1982. Trong cuộc họp báo đầu tiên trên cƣơng vị đƣợc truyền
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
hình trực tiếp trên toàn nƣớc Mỹ, Tổng thống Obama đã nhấn mạnh thực
trạng nền kinh tế đang "ở mùa đông của sự khó khăn". Tại Mỹ, chính quyền
đảng Dân chủ của Tổng thống B.Obama đã triển khai gói kích cầu kinh tế
thứ hai trị giá 787 tỷ USD, song dƣờng nhƣ cuộc suy thoái kinh tế vẫn diễn
ra nghiêm trọng hơn. Hàng loạt các đại gia tài chính, công nghiệp chƣa có
cách thoát ra khỏi cơn lốc. Sản xuất phải thu hẹp. Công nhân bị sa thải. Tỷ lệ
thất nghiệp đến tháng 2-2009 đã chiếm 8,1% lực lƣợng lao động(30).
- Theo nhận định của Giáo sƣ Xti-glít, ngƣời từng đoạt giải Nobel kinh tế
2001, nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB), thế giới có nguy cơ
lâm vào tình trạng đình đốn kéo dài tƣơng tự nhƣ ở Nhật Bản hồi những năm
1990 của thế kỷ trƣớc(31). Mô hình kinh tế hiện nay dẫn đến tình trạng bất
công quá lớn, không thể bảo đảm cho phát triển bền vững lâu dài. Theo ông
Xti-glít, khủng hoảng tài chính thế giới ngày nay là hậu quả của sự không
lành mạnh của các định chế ngân hàng Mỹ. Ðại diện tổ chức các quốc gia
châu Mỹ (OAS) cho rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang cản trở
những thành quả của công cuộc xóa đói, giảm nghèo và ảnh hƣởng việc thực
hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
- Dự đoán của ADB, kinh tế châu Á sẽ tăng trƣởng chậm lại còn 5,8% năm
2009, so với mức ƣớc tính 6,9% năm 2008. Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) còn cho biết cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay đã làm mất 50.000
tỷ USD giá trị tài sản tài chính năm 2008. Trong đó, mức thiệt hại của các
nƣớc đang phát triển ở châu Á ƣớc khoảng 9.600 tỷ USD(32).
Thế giới hy vọng Trung Quốc, với tiềm năng lớn của một nền kinh tế phát
triển nhanh nhất toàn cầu trong nhiều năm liền, sẽ trở thành động lực thúc
đẩy khôi phục kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, theo Báo Asahi ra ngày
23/2/2009, Nhật Bản, tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế thực của Trung Quốc đã giảm
mạnh, chỉ còn 6,8% trong quý IV-2008, khiến nƣớc này khó đạt mục tiêu
Nguyễn Thị Hoàng Yến Nhật 6 K44 H
tăng trƣởng 8% trong năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đƣa ra dự báo
kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ đạt tốc độ tăng trƣởng 6,7% trong năm 2009.
Theo tờ báo, trong những năm gần đây, tăng trƣởng kinh tế ngoạn mục của
Trung Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu tăng mạnh và nguồn vốn đầu tƣ
khổng lồ để xây dựng nhà xƣởng, mua sắm thiết bị phục vụ cho sản xuất
hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong năm nay, những thị trƣờng xuất khẩu chủ
chốt của Trung Quốc nhƣ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, đƣợc dự báo sẽ suy
thoái đồng loạt.
2.2. Ảnh hƣởng đến thị trƣờng lao động và việc làm:
Khủng hoảng tài chính kéo theo là sự suy yếu hay sụp đổ của nhiều công
ty. Những ngƣời lao động(LĐ) - ngƣời mà sống dựa vào tiền lƣơng đƣợc chi
trả bởi các công ty này - cũng hết sức lo lắng. Họ lo rằng không biết đến
ngày nào mình bị sa thải đây? Do đó, thị trƣờng lao động - việc làm bị ảnh
hƣởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hàng chục triệu
ngƣời lao động đã bị mất việc.
Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ trong năm 2008 đã có thêm hơn 1,2 triệu
ngƣời Mỹ mất việc làm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Cuộc khủng hoảng đã và đang ảnh hƣởng đến cuộc sống của đại đa số
ngƣời dân nƣớc này, ngày càng nhiều ngƣời đi đến phá sản. Theo một cuộc
điều tra xã hội do AP/GFK(33) công bố đầu tháng 10, khoảng 80% ngƣời Mỹ
đƣợc hỏi bày tỏ lo ngại cuộc khủng hoảng sẽ tác động trực tiếp đến cuộc
sống của họ.
Châu Âu cũng bị tác động mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính. Ở Nga,
nhiều công ty đã và đang lên kế hoạch sa thải nhân viên. Theo thống kê của
Chính phủ Italia thán