Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, thế giới phát triển với tốc độ nhanh
chóng hơn hẳn những giai đoạn trước cả về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và xã
hội. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet đã làm các khái niệm về biên
giới và khoảng cách trở nên lỏng lẻo. Việc kinh doanh buôn bán không thể bó hẹp
trong mỗi địa phương, mỗi quốc gia thậm chí mỗi khu vực. Vấn đề toàn cầu hóa trong
kinh doanh đã và đang trở thành hiện thực trên khắp trái đất mà gắn liền với nó là ảnh
hưởng qua lại giữa các nền văn hóa của các quốc gia.
Trong xu thế đó, Việt Nam đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, biểu
hiện tích cực và gần đây nhất là việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh những cơ hội về thị trường, vốn và công
nghệ mở ra trước mắt, chúng ta cũng đang đối mặt với những thách thức về kinh
nghiệm, cạnh tranh của các thị trường khác ngày càng gay gắt. Muốn cạnh tranh được
trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế mà trước hết là các
yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu. Hiện nay, chất lượng hàng hóa
Việt Nam trên thị trường thế giới đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía những
thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Tuy nhiên để tạo được cá biệt
hóa so với hàng hóa từ các nước đang phát triển khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải thỏa mãn được những nhu cầu về sản phẩm của từng thị trường. Nghiên cứu thị
hiếu, sở thích, thói quen và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
là một cách làm không quá tốn kém nhưng mang lại hiệu quả và là một chiến lược có
thể áp dụng lâu dài. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các thị trường xuất
khẩu lớn của Việt Nam là một điều cần thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa kinh doanh còn khá mới mẻ, những hiểu biết
của doanh nghiệp về vấn đề này còn ít. Điều này không chỉ gây ra những hạn chế cho
2
doanh nghiệp của Việt Nam trong buôn bán quốc tế mà đôi khi còn tạo ra những sai
lầm nghiêm trọng do những sản phẩm gây xung đột văn hóa hay những hành xử là điều
cấm kị đối với bạn hàng quốc tế. Trong kinh doanh, văn hóa được thể hiện vô cùng
phong phú dưới nhiều hình thức và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết
định thành công hay thất bại của quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp cũng như
quốc gia.
Australia, một quốc gia phát triển rất gần Việt Nam và cùng nằm trong khu vực
kinh tế năng động Châu Á-Thái Bình Dương, đã trở thành một thị trường quan trọng
đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đã được chứng minh trong 30 năm qua
và đặc biệt những năm gần đây, các hoạt động đầu tư, thương mại. cả hai chiều đạt
tăng trưởng cao. Các hoạt động đó được củng cố vững chắc thông qua hàng loạt những
chương trình hỗ trợ, hợp tác về giáo dục, môi trường. Tuy nhiên kim ngạch xuất nhập
khẩu giữa hai quốc gia vẫn chưa xứng với tiềm năng dồi dào, trong đó một phần cũng
do việc chưa thống nhất về văn hóa kinh doanh của nhau.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Australia và ảnh
hưởng của nó đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, từ đó đưa ra những giải
pháp văn hóa nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam củng cố và phát triển năng lực
cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường tiềm năng này.
113 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh australia đến năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH AUSTRALIA
ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG HÓA VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Vũ Việt Dũng
Lớp : A16 – K42D
Khoá : 42
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hoàng Ánh
Hà Nội, tháng 10/2007
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh và năng lực cạnh tranh 4
của hàng hóa.
4
1.1. Tổng quan về văn hoá kinh doanh.
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh 10
1.2. Năng lực cạnh tranh 14
1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh 14
1.2.2. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh 17
1.3. ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của 20
hàng hóa
1.3.1. Chất lượng 20
1.3.2. Chính sách giá cả 22
1.3.3. Chính sách phân phối 24
Kết luận Chương 1 25
Chương 2: ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh 27
của hàng Việt Nam trên thị trường Australia
2.1. Tổng quan về văn hóa kinh doanh Australia 27
2.1.1. Giới thiệu chung về Australia 27
2.1.2. Văn hóa Australia 30
2.1.3. Văn hóa kinh doanh của Australia 35
2.2. Vài nét về quan hệ Việt Nam – Australia 45
2.2.1. Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia 45
2.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam - Australia 46
2.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường Australia 50
2.3.1. Chất lượng sản phẩm 52
2.3.2. Giá thành sản phẩm 53
2.3.3. Phương pháp phân phối 54
2.3.4. Hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh 55
2.4. ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực cạnh 56
tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này
2.4.1. Chất lượng sản phẩm 56
2.4.2. Chính sách giá cả 58
2.4.3. Chính sách phân phối 59
2.4.4. Chính sách hỗ trợ và xúc tiến kinh doanh 60
Kết luận Chương 2 61
Chương 3: Giải pháp về văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của 62
hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia
3.1. Phân tích SWOT của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia 62
3.1.1. Điểm mạnh 62
3.1.2. Điểm yếu 63
3.1.3. Cơ hội 65
3.1.4. Thách thức 70
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Australia đến năng lực 76
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam
3.2.1. Những thành công của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Australia 76
3.2.2. Những khó khăn tồn tại của hàng hóa Việt Nam trên thị trường 77
Australia
3.3. Giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt 79
Nam trên thị trường Australia
3.3.1. Giải pháp vĩ mô 80
3.3.2. Giải pháp vi mô 84
Kết luận Chương 3 87
KẾT LUẬN 88
Tài liệu tham khảo 89
Phụ lục 1: Bản đồ Australia 89
Phụ lục 2: Tiếng lóng trong ngôn ngữ Anh – Australia 90
Phụ lục 3: Hiệp định Thương mại và hợp tác kinh tế giữa Cộng hòa xã 101
hội chủ nghĩa Việt Nam và Australia
LỜI NÓI ĐẦU
I. Lời mở đầu:
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, thế giới phát triển với tốc độ nhanh
chóng hơn hẳn những giai đoạn trước cả về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật và xã
hội. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet đã làm các khái niệm về biên
giới và khoảng cách trở nên lỏng lẻo. Việc kinh doanh buôn bán không thể bó hẹp
trong mỗi địa phương, mỗi quốc gia thậm chí mỗi khu vực. Vấn đề toàn cầu hóa trong
kinh doanh đã và đang trở thành hiện thực trên khắp trái đất mà gắn liền với nó là ảnh
hưởng qua lại giữa các nền văn hóa của các quốc gia.
Trong xu thế đó, Việt Nam đã chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới, biểu
hiện tích cực và gần đây nhất là việc Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức thương mại thế giới WTO. Bên cạnh những cơ hội về thị trường, vốn và công
nghệ mở ra trước mắt, chúng ta cũng đang đối mặt với những thách thức về kinh
nghiệm, cạnh tranh của các thị trường khác ngày càng gay gắt. Muốn cạnh tranh được
trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnh
tranh của sản phẩm, doanh nghiệp cũng như của toàn nền kinh tế mà trước hết là các
yếu tố như chất lượng sản phẩm, giá cả, thương hiệu... Hiện nay, chất lượng hàng hóa
Việt Nam trên thị trường thế giới đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía những
thị trường khó tính nhất như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản... Tuy nhiên để tạo được cá biệt
hóa so với hàng hóa từ các nước đang phát triển khác, các doanh nghiệp Việt Nam cần
phải thỏa mãn được những nhu cầu về sản phẩm của từng thị trường. Nghiên cứu thị
hiếu, sở thích, thói quen và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng
là một cách làm không quá tốn kém nhưng mang lại hiệu quả và là một chiến lược có
thể áp dụng lâu dài. Do đó, việc nghiên cứu văn hóa kinh doanh của các thị trường xuất
khẩu lớn của Việt Nam là một điều cần thiết trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Ở Việt Nam, khái niệm văn hóa kinh doanh còn khá mới mẻ, những hiểu biết
của doanh nghiệp về vấn đề này còn ít. Điều này không chỉ gây ra những hạn chế cho
1
doanh nghiệp của Việt Nam trong buôn bán quốc tế mà đôi khi còn tạo ra những sai
lầm nghiêm trọng do những sản phẩm gây xung đột văn hóa hay những hành xử là điều
cấm kị đối với bạn hàng quốc tế. Trong kinh doanh, văn hóa được thể hiện vô cùng
phong phú dưới nhiều hình thức và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết
định thành công hay thất bại của quan hệ thương mại giữa các doanh nghiệp cũng như
quốc gia.
Australia, một quốc gia phát triển rất gần Việt Nam và cùng nằm trong khu vực
kinh tế năng động Châu Á-Thái Bình Dương, đã trở thành một thị trường quan trọng
đối với các doanh nghiệp Việt Nam.. Điều này đã được chứng minh trong 30 năm qua
và đặc biệt những năm gần đây, các hoạt động đầu tư, thương mại... cả hai chiều đạt
tăng trưởng cao. Các hoạt động đó được củng cố vững chắc thông qua hàng loạt những
chương trình hỗ trợ, hợp tác về giáo dục, môi trường... Tuy nhiên kim ngạch xuất nhập
khẩu giữa hai quốc gia vẫn chưa xứng với tiềm năng dồi dào, trong đó một phần cũng
do việc chưa thống nhất về văn hóa kinh doanh của nhau.
Vì vậy, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Australia và ảnh
hưởng của nó đến năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, từ đó đưa ra những giải
pháp văn hóa nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam củng cố và phát triển năng lực
cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường tiềm năng này.
II. Mục đích và phạm vi nghiên cứu.
Mục đích của khóa luận gồm có điểm chủ yếu: (a) tìm hiểu lý luận về văn hóa
kinh doanh và năng lực cạnh tranh cùng tác động của văn hóa kinh doanh đến năng lực
cạnh tranh của hàng hóa, (b) đưa ra cái nhìn toàn cảnh về thị trường Australia và đánh
giá toàn cảnh năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường này và (c)
đưa ra những giải pháp văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam trên thị trường Australia.
Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào năng lực cạnh tranh của hàng hóa chứ không
phải năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, hay của quốc gia trên thị trường thế giới.
2
Về văn hóa kinh doanh, tác giả giới hạn trong những lý luận chung về văn hóa kinh
doanh và văn hóa kinh doanh của thị trường Australia.
III. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, trong quá trình thực hiện, nhóm tác giả đã
sử dụng một cách tổng hợp nhiều phương pháp, bao gồm các phương pháp chủ yếu
sau:
- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích
IV. Kết cấu bài viết.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và một số phụ lục, nội dung
của khóa luận được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa kinh doanh và năng lực cạnh tranh của hàng hóa.
Chương 2: ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến năng lực cạnh tranh của hàng
Việt Nam trên thị trường Australia.
Chương 3: Giải pháp về văn hóa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa
Việt Nam trên thị trường Australia.
Tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Nguyễn Hoàng ánh, người đã trực tiếp gợi
ý và hướng dẫn người viết hoàn thành đề tài này. Do thời gian và trình độ còn hạn chế,
công trình này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự
góp ý, phê bình của các thầy cô giáo và người đọc để công trình được hoàn thiện hơn.
3
Chƣơng 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA HÀNG HÓA
1.1. Tổng quan về văn hoá kinh doanh.
1.1.1. Khái niệm.
1.1.1.1. Khái niệm văn hoá.
Văn hoá kinh doanh là một bộ phận quan trọng trong giao dịch thương mại
quốc tế, đặc biệt trong thời đại hiện nay bởi phân công lao động quốc tế khiến các quốc
gia ngày càng tiến hành nhiều hoạt động thương mại với nhau. Để tìm hiểu về văn hoá
kinh doanh, trước hết phải xem xét văn hoá kinh doanh với tư cách là một bộ phận của
văn hoá.
Từ khi loài người biết sử dụng công cụ lao động, sử dụng ngôn ngữ và tồn tại như
những sinh vật xã hội, những tiền đề của văn hoá đã bắt đầu hình thành từ chính cuộc
sống của loài người như tên gọi, tục thờ cúng các vị thần. Mỗi nhóm người lại có
những đặc điểm riêng, có thể bắt nguồn từ hoàn cảnh sống, vị trí địa lý, khí hậu... mà
dần hình thành những khác biệt đáng kể so với những nhóm người khác, theo thời gian
những nhóm người này phát triển thành một dân tộc, gắn liền với mỗi dân tộc là văn
hoá của họ. Cho đến năm 1952, Kroeber và Kluekholn, hai nhà nghiên cứu người Đức,
trong bài viết ―Văn hóa, nhìn lại các quan điểm và định nghĩa‖ đã thống kê được 164
định nghĩa văn hóa có thể chia làm sáu loại chính như sau:
1/ Các định nghĩa mang tính miêu tả: liệt kê tất cả những gì mà khái niệm văn
hóa bao hàm
4
2/ Các định nghĩa lịch sử, nhấn mạnh các quà trình kế thừa xã hội, truyền thống.
3/ Các định nghĩa chuẩn mực: hướng vào quan niệm về lý tưởng và giá trị.
4/ Các định nghĩa tâm lý: nhấn mạnh tới lối ứng xử của con người.
5/ Các định nghĩa cấu trúc: chú trọng tới tổ chức và cấu trúc của văn hóa.
6/ Các định nghĩa biến sinh đi từ góc độ nguồn gốc văn hóa
Tuy nhiên, theo L.G. Ionin, các định nghĩa về văn hóa đều có ba điểm chung sau:
Văn hóa là cái phân biệt giữa con người và động vật.
Văn hóa là đặc trưng của xã hộ loài người và không được kế thừa về mặt
sinh học mà phải có sự học tập, thâu hóa.
Văn hóa gắn liền với những tư tưởng tồn tại và được chuyển tải dưới hình
thức biểu trưng qua ngôn ngữ.
Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả xin nêu một số định nghĩa tiêu
biểu về văn hóa. Heriot có một định nghĩa nổi tiếng về văn hóa: ―cái gì còn lại khi tất
cả những cái khác bị quên lãng đi – đó là văn hóa”. Theo đó, văn hoá mang tính chất
động, là một quá trình có sự tích luỹ, làm giàu cho trí tuệ nhưng không tránh khỏi quá
trình quên - đó cũng là quá trình chọn lọc tự nhiên về tri thức - và những điều còn lại
trong trí tuệ, trong tư duy, trong phong cách sống.
Từ điển Bách khoa toàn thư của Nga (nhà xuất bản Bách Khoa Xô Viết – 1988) định
nghĩa: Văn hóa là một cấp độ phát triển nhất định có tính chất lịch sử trong xã hội của
những sức mạnh sáng tạo và khả năng của con người, cấp độ này được thể hiện dưới
dạng các tổ chức đời sống và hoạt động của con người, và cũng là những giá trị tinh
thần và vật chất do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chuẩn mực về chân, thiện mỹ
trong hoạt động của con người. Nó được xác định bởi tính chất của nền kinh tế xã hội
và nó có thể thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Những nhà Marketing quốc tế thì phát biểu về văn hoá như sau: “Văn hoá tạo
cho con người ta cảm nhận được họ là ai, họ thuộc về cộng đồng nào, họ cần phải ứng
xử ra sao, và họ cần phải làm gì?”. Theo định nghĩa này, văn hoá của một quốc gia
5
quy định tập hợp những biểu tượng, quy tắc và giá trị có quan hệ qua lại với nhau, có
thể chia sẻ và học tập giữa các thành viên, có tác động chi phối và biện hộ cho những
hành vi ứng xử của những người trong quốc gia hay trong cộng đồng đó.
Tuy nhiên định nghĩa về văn hóa được biết đến rộng rãi hơn cả là của Federico Mayor
Laragoza, nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt
động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo đó
đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và thị hiếu – những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Tựu chung lại, với những định nghĩa trên đây, văn hóa được nhìn nhận trên những
thuộc tính và nội dung cơ bản sau:
- Văn hóa là cái thuộc tính bản chất của con người, chỉ có ở loài người và do
con người sinh ra.
- Đối với một cộng đồng, một dân tộc, văn hóa luôn có tính đặc thù, nó được thể
hiện ra như một kiểu sống (lối sống, kiểu ứng xử và hành động...) riêng biệt và ổn định
của họ trong lịch sử; nó có tính di tồn qua nhiều thế hệ.
- Cốt lõi của văn hóa và nhân tố qui định tính đặc thù của kiểu sống khác nhau
trong xã hội là bảng giá trị của họ.
Vậy do đâu mà có nhiều quan niệm về văn hóa? Đó là vì tính phức tạp vô cùng của văn
hóa trong thực tiễn của nó khiến về mặt nguyên tắc, không thể có một định nghĩa nào
nói lên được đầy đủ bản chất của văn hóa. Sở dĩ nói văn hóa phức tạp là vì: cả xã hội
và từng con người, cho dù nhìn vào một khía cạnh cụ thể, cũng vẫn hết sức đa dạng về
tiềm năng, về sự thực hiện, về hành động, về mối quan hệ nội tại, và về cấu trúc vận
hành. Văn hóa là một hiện tượng trừu tượng, là cả một khối gồm rất nhiều khái niệm,
hầu như không thể bản thể hóa chúng được. Do tính phức tạp như vậy, chúng ta có thể
6
coi văn hóa là một hệ thống. Đó là hệ thống những khái niệm văn hóa, hoặc những
thành tố văn hóa được tách riêng và hệ thống hóa.1
Các định nghĩa khác nhau về văn hóa ra đời với tính chất là hậu quả tất yếu của tính
phức tạp nói trên, trong khi tìm cách định nghĩa văn hóa trong một hoàn cảnh nhận
thức mới xuất hiện, khi người ta cần phải giải quyết vấn đề cụ thể nào đó. ở đây, do
mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả muốn sử dụng định nghĩa của
Czinkota, theo đó: "Văn hoá là một hệ thống những cách cư xử đặc trưng cho các
thành viên của bất kỳ một xã hội nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ,
nói, làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm vật chất và những tình cảm - quan điểm chung
của các thành viên đó.
Như vậy chúng ta thấy rằng khái niệm ―văn hoá‖ tồn tại trong mọi lĩnh vực xã hội:
trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, trong quan hệ ngoại giao, trong đời sống chính trị
xã hội, văn học nghệ thuật v.v...Và tất nhiên việc kinh doanh cũng không thể nằm
ngoài cuộc sống xã hội đa dạng nói trên. Song hành cùng những điều kiện tối cần thiết
của kinh doanh như nguồn vốn, hàng hoá, nguồn nhân lực, nhu cầu giữa các bên v.v...,
văn hoá kinh doanh góp một phần không nhỏ trong sự thành bại của sự nghiệp kinh
doanh.
1.1.1.2. Khái niệm văn hoá kinh doanh.
Vai trò của văn hóa đối với cá nhân và xã hội đã được khẳng định từ lâu, song ảnh
hưởng của nó tới kinh tế và kinh doanh như thế nào thì gần đây mới được các nhà khoa
học nghiên cứu xem xét. Người ta đã tìm thấy dấu ấn đặc biệt của văn hóa trong sự
phát triển kinh tế của các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Thực tế này không chỉ
buộc các nhà kinh tế học thừa nhận tác động của các yếu tố văn hóa vào quá trình phát
triển kinh tế, mà còn đi sâu xem xét vai trò của văn hóa cũng như tầm quan trọng của
1
A.A.Radugin – Từ điển bách khoa văn hóa học
7
việc đưa các yếu tố văn hóa vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Sự xuất hiện thuật
ngữ ―văn hóa kinh tế‖, ―văn hóa kinh doanh‖ bao hàm sự thay đổi sâu sắc này.
Trong kinh doanh, mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh cũng đặt ra vấn đề tương
tự cả cho các nhà nghiên cứu lẫn những người hoạt động kinh doanh trực tiếp. Khi mà
bản chất của hoạt động kinh doanh là kiếm được nhiều lợi nhuận cho chủ thể - đó là
động cơ quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất – thì yếu tố văn hóa phải chăng chỉ xếp hàng
thứ yếu hoặc có khi bị loại bỏ nếu gây cản trở cho mục tiêu lợi nhuận? Câu trả lời lại
phụ thuộc vào các chủ thể kinh doanh cụ thể. Nhưng không phải mọi cuộc kinh doanh
đều bị thúc đẩy, dẫn dắt chỉ bằng mục tiêu lợi nhuận. Bởi động cơ của các nhà kinh
doanh không chỉ là sự giàu có (nhằm thỏa mãn những nhu cầu sinh lý, bản năng trong
tháp nhu cầu của Maslow) mà còn là nhu cầu có tính văn hóa (như mong muốn được
xã hội tôn trọng, mong muốn được tự thể hiện, sáng tạo). Bên cạnh đó, lợi nhuận
không phải là vật chuẩn và lực lượng hướng dẫn duy nhất đối với hoạt động kinh
doanh, cùng với nó còn có pháp luật và văn hóa.
Văn hóa kinh doanh cũng giống như văn hóa vậy, khó có định nghĩa chính xác về nó.
Tuy nhiên, mới đây, TS. Đỗ Minh Cương trong cuốn ―Văn hóa kinh doanh và triết lý
kinh doanh‖ đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa kinh doanh nói lên khá đầy đủ bản
chất như sau: Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào trong hoạt
động kinh doanh của chủ thể, là cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ra trong
quá trình kinh doanh hình thành nên những kiểu kinh doanh ổn định và đặc thù của họ.
Khái niệm này có ưu điểm là đã chỉ ra được sư khác biệt giữa văn hóa kinh doanh và
văn hóa trong kinh doanh (là những yếu tố của văn hóa dân tộc trong kinh doanh).
Định nghĩa này đã nêu lên hai phương diện (thành tố hay vi hệ) chính của văn hóa kinh
doanh. Một là: Các nhân tố văn hóa được vận dụng vào quá trình kinh doanh để tạo ra
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có văn
hóa. Nói tóm lại, đây là kiểu kinh doanh có văn hóa, lối kinh doanh phù hợp với văn
hóa dân tộc. Hai là: Các giá trị, sản phẩm văn hóa như hệ giá trị, triết lý, tập tục riêng,
nghệ thuật... mà chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của họ,
8
có tác dụng cổ vũ, biểu dương đối với kiểu kinh doanh có văn hóa mà họ đang theo
đuổi. Nói gọn lại, đây là lối sống có văn hóa của các chủ thể kinh doanh. Mối quan hệ
giữa hai phương diện này là mối quan hệ biện chứng và hữu cơ với nhau.
Phương diện thứ hai của định nghĩa này là thành tố mang màu sắc quản trị hay nói
chính xác, nó là văn hóa doanh nghiệp. Vì không nằm trong mục đích nghiên cứu của
đề tài , xin không đề cập nhiều đến phần này mà chúng tôi chỉ nêu ra với mục đích
phân biệt giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp do có sự nhầm lẫn nhất
định giữa hai khái niệm này.
Trong hội thảo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về chủ đề văn hóa và kinh doanh
(1996), GS. Phạm Xuân Nam đã đưa ra khái niệm về văn hóa kinh doanh. ―Văn hóa
kinh doanh là phương pháp kinh doanh bằng cách nắm bắt thông tin, ra sức cải tiến kỹ
thuật công nghệ, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, quan tâm thích đáng tới đời sống vật
chất tinh thần của người lao động, bồi thường và phát huy tiềm năng sáng tạo của họ
trong việc tạo ra những hàng hóa và dịch vụ có chất lượng tốt, hình thức đẹp, giá cả
hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giữ được chữ tín với người tiêu dùng
trong và ngoài nước”.
Khái niệm này đã khắc phục được những nhược điểm trong quan điểm về văn hóa kinh
doanh của TS. Đỗ Minh Cương, tuy nhiên vẫn có đôi chỗ còn hạn chế về đối tượng
nghiên cứu. Trong cách hiểu khái niệm về văn hóa kinh doanh, nếu thiên về hướng
hiểu là kinh doanh có văn hóa và phi văn hóa thì sẽ hạn chế một số đối tượng nghiên
cứu bởi bản thân văn hóa là thói quen được chấp nhận chung và là một phạm trù lịch
sử, bởi thế không thể mang văn hóa của một nơi, một dân tộc để làm mốc trong khi
nghiên cứu các nền văn hóa khác. Trong tiếng Việt, chúng ta có xu hướng coi văn hóa
là thể hiện ―trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (ví dụ:
gia đình văn hóa), nên thường gán cho văn hóa kinh doanh ý nghĩa giáo dục, tức là làm
mất đi tính khách quan của văn hóa. Không thể lấy những tiêu chí để đánh giá văn hóa
của một dân tộc, một quốc gia để nhận xét, đánh