Khóa luận Bảo hiểm hàng không và triển vọng phát triển tại Việt Nam

Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, xu thế hội nhập và quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu nhất là từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 với chủ trương chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đã tạo những bước chuyển biến tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội ở nước ta. Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Hơn nữa vận tải hàng không còn là chiếc cầu nối các nền văn hóa của các dân tộc, là phương tiện chính tron g du lịch quốc tế, là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế. Để khôi phục, phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vận tải hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và được xem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu bằng đường hàng không cũng không ngừng tăng lên. Trên thực tế ngành Hàng không dân dụng đã tự khẳng định mình là một ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư lớn tới hàng trăm tỷ USD. Xác suất rủi ro trong hoạt động hàng không là rất nhỏ, tuy nhiên mỗi khi xảy ra lại mang tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành. Vì thế gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành Hàng không dân dụng là ngành bảo hiểm hàng không, một ngành có sứ mệnh góp phần tạo ra sự an toàn, duy trì sự hoạt động bình thường và liên tục của vận tải hàng không, phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia, tăn g cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị trong xu hướng toàn cầu hóa

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4462 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm hàng không và triển vọng phát triển tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------ KHãa LUËN tèt nghiÖp §Ò tµi: BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN TẠI VIỆT NAM Sinh viªn thùc hiÖn : Giang Bích Ngọc Líp : Anh 4 Kho¸ : 45 Gi¸o viªn híng dÉn : ThS. Nguyễn Lệ Hằng Hµ Néi, th¸ng 04 n¨m 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NÓI CHUNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG NÓI RIÊNG .................................................... 3 I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM ........................................... 3 1. Khái niệm chung về bảo hiểm ................................................................... 3 2. Phân loại bảo hiểm .................................................................................... 6 2.1 Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm ................................................. 6 2.2 Dựa vào đối tượng của bảo hiểm ................................................................. 6 2.3 Dựa theo quy định của pháp luật ................................................................. 7 2.4 Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm .............................................................. 7 3. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm ...................................................... 8 4. Vai trò của bảo hiểm đối với đời sống xã hội............................................ 9 II. BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG 12 1. Khái niệm chung về bảo hiểm hàng không ............................................... 12 2. Đặc điểm của bảo hiểm hàng không .......................................................... 13 3. Sự cần thiết phải có bảo hiểm hàng không ............................................... 20 4. Các loại hình bảo hiểm trong lĩnh vực hàng không dân dụng ................. 22 4.1 Bảo hiểm thân máy bay ................................................................................ 22 4.2 Bảo hiểm trách nhiệm của hãng hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và tư trang của hành khách .................................................. 23 4.3 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của các hãng hàng không đối với người thứ ba ..................................................................................................... 23 4.4 Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sân bay và người điều hành sân bay ............................................................................................................. 24 4.5 Bảo hiểm mất khả năng sử dụng .................................................................. 24 4.6 Bảo hiểm tai nạn cá nhân ............................................................................ 25 4.7 Bảo hiểm rủi ro chiến tranh ......................................................................... 25 4.8 Bảo hiểm rủi ro bắt cóc và chiếm đoạt ......................................................... 25 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ...................................................................................................... 27 I. HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1989 TRỞ VỀ TRƢỚC ............................................................................................ 27 1. Hàng không Việt Nam từ năm 1989 trở về trƣớc ..................................... 27 2. Hoạt động bảo hiểm hàng không Việt Nam từ năm 1989 trở về trƣớc.... 28 2.1 Môi trường pháp lý ...................................................................................... 29 2.2 Công tác bảo hiểm hàng không .................................................................... 31 2.3 Công tác bồi thường .................................................................................... 34 2.4 Việc phòng ngừa và hạn chế tổn thất ........................................................... 37 3. Đánh giá cơ chế hoạt động bảo hiểm hàng không năm 1989 về trƣớc..... 38 3.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 38 3.2 Nhược điểm ................................................................................................. 39 II. HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1989 CHO ĐẾN NAY ............................................................................ 42 1. Hàng không Việt Nam từ năm 1989 cho đến nay ..................................... 42 2. Hoạt động bảo hiểm hàng không từ năm 1989 cho đến nay .................... 46 2.1 Môi trường pháp lý ...................................................................................... 46 2.2 Công tác khai thác bảo hiểm hàng không .................................................... 48 2.2.1 Về phía các nhà kinh doanh bảo hiểm ....................................................... 48 2.2.2 Về quy trình bảo hiểm hàng không ............................................................ 51 2.2.3 Về số tiền bảo hiểm ................................................................................... 52 2.2.4 Về mức phí bảo hiểm và tình hình bồi thường ........................................... 53 2.3 Về công tác bồi thường ................................................................................ 55 2.4 Về công tác đề phòng và hạn chế tổn thất .................................................... 59 3. Đánh giá hoạt động bảo hiểm hàng không từ năm 1989 cho đến nay ..... 61 3.1 Ưu điểm ....................................................................................................... 61 3.2 Nhược điểm ................................................................................................. 63 CHƢƠNG III. TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM ...................................................................... 65 I. DỰ BÁO PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG KHÔNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI....................................................................................................... 65 II. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ........................................................................................................ 69 1. Bảo hiểm Hàng không Thái Lan ............................................................... 69 2. Bảo hiểm Hàng không Pháp ...................................................................... 70 III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM ...................................................................................................... 71 1. Những điều kiện khách quan ..................................................................... 72 1.1 Những điều kiện về kinh tế ........................................................................... 72 1.2 Điều kiện về pháp lý .................................................................................... 72 1.3 Điều kiện chính sách tài chính ..................................................................... 73 1.3.1 Điều kiện về chính sách thuế ..................................................................... 73 1.3.2 Điều kiện về chính sách huy động, quản lý và sử dụng vốn ....................... 74 2. Những điều kiện chủ quan ........................................................................ 75 2.1 Công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, chuyên gia về lĩnh vực bảo hiểm hàng không ..................................................... 75 2.2 Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa nhanh công nghệ tiên tiến vào kinh doanh bảo hiểm hàng không......................................................................................... 76 2.3 Sự phối hợp với các ngành liên quan ........................................................... 76 2.4 Về công tác thông tin, quảng cáo ................................................................. 77 IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG Ở VIỆT NAM ................................................................................................ 78 1. Về phía Nhà nƣớc ........................................................................................ 79 1.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật để việc kinh doanh bảo hiểm đi vào nề nếp, theo đúng pháp luật ................................................................................... 79 1.2 Chính phủ và Bộ Tài chính nên có những chính sách thích hợp trong quản lý thị trường, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh .............................................. 80 2. Về phía Tổng công ty Hàng không Việt Nam ............................................. 80 2.1 Lựa chọn công ty bảo hiểm .......................................................................... 81 2.2. Hoàn thiện công tác giám định và quy định giải quyết khiếu nại bồi thường ........................................................................................................ 82 2.3. Lựa chọn thời điểm để tái tục hợp đồng ...................................................... 83 2.4 Chủ động trong khâu quản lý hợp đồng ....................................................... 83 2.5 Thường xuyên chú trọng công tác đề phòng và hạn chế tổn thất .................. 83 2.6 Công tác an ninh và tổn thất ........................................................................ 84 2.7 Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty bảo hiểm hàng không, một trong những giải pháp quan trọng của hoạt động bảo hiểm hàng không ..................... 84 3 Về phía công ty bảo hiểm ............................................................................. 85 3.1 Hoàn thiện các quy định hướng dẫn cụ thể về từng nghiệp vụ bồi thường, thống nhất quy trình phối hợp với các hãng hàng không ............................................. 86 3.2 Hợp tác chặt chẽ với các công ty thẩm tra, giám định của Việt Nam đồng thời mở rộng hợp tác với các công ty giám định quốc tế ........................................... 86 3.3 Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ về lĩnh vực bảo hiểm hàng không................................................................................................................. 87 3.4 Quan hệ trực tiếp với thị trường bảo hiểm hàng không quốc tế .................... 88 3.5 Sử dụng môi giới tái bảo hiểm có tiềm năng vốn lớn và uy tín ..................... 88 3.6 Thường xuyên nắm bắt thông tin .................................................................. 90 3.7 Tạo điều kiện để các nhà đầu tư hiểu rõ về Việt Nam................................... 91 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT TÊN BẢNG TRANG Biểu đồ 1.1 Tình hình phí bảo hiểm/ tổn thất trên thế giới giai đoạn 14 năm 1998 – 2009 Bảng 1.2 Tình hình tăng/ giảm phí bảo hiểm hàng không trên thế 15 giới năm 2008 – 2009 Biểu đồ 1.3 Biểu đồ tổn thất cộng dồn 2009 16 Biểu đồ 1.4 Tình hình phí bảo hiểm hàng không thế giới trong giai 18 đoạn 2000 – 2009 Biểu đồ 2.1 Nguyên nhân tai nạn máy bay của Hàng không dân 34 dụng Việt Nam (1980 – 1989) Bảng 2.2 Các loại máy bay và số lượng từng loại mà Vietnam 44 Airlines sử dụng trong các tuyến đường bay của mình năm 2009 Sơ đồ 2.3 Quy trình bảo hiểm hàng không của Vietnam Airlines 52 Bảng 2.4 Tình hình phí bảo hiềm và bồi thường của Hàng không 54 Việt Nam trong thời gian qua (từ 2005 – 2009) Bảng 2.5 Tình hình thiệt hại và bồi thường cho hành lý, hàng hóa 59 Hàng không Việt Nam từ năm 2002 – 2008 LỜI MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học – kỹ thuật và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, xu thế hội nhập và quốc tế hóa đời sống kinh tế xã hội ngày càng trở thành một nhu cầu tất yếu nhất là từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986 với chủ trương chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước đã tạo những bước chuyển biến tích cực cả về mặt kinh tế và xã hội ở nước ta. Vận tải hàng không có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thế giới nói chung và thương mại quốc tế nói riêng. Hơn nữa vận tải hàng không còn là chiếc cầu nối các nền văn hóa của các dân tộc, là phương tiện chính trong du lịch quốc tế, là mắt xích quan trọng trong quá trình tổ chức vận tải đa phương thức quốc tế. Để khôi phục, phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới, vận tải hàng không là chiếc cầu nối nhanh nhất, thuận tiện nhất và được xem như một chất xúc tác cho hoạt động kinh tế diễn ra nhanh hơn. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu giao lưu bằng đường hàng không cũng không ngừng tăng lên. Trên thực tế ngành Hàng không dân dụng đã tự khẳng định mình là một ngành kinh tế mũi nhọn đại diện cho phương thức vận tải tiên tiến và hiện đại nhất, ngày càng đóng vai trò to lớn và có ảnh hưởng quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Hàng không là một ngành có khối lượng vốn đầu tư lớn tới hàng trăm tỷ USD. Xác suất rủi ro trong hoạt động hàng không là rất nhỏ, tuy nhiên mỗi khi xảy ra lại mang tính chất nghiêm trọng, thiệt hại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành. Vì thế gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành Hàng không dân dụng là ngành bảo hiểm hàng không, một ngành có sứ mệnh góp phần tạo ra sự an toàn, duy trì sự hoạt động bình thường và liên tục của vận tải hàng không, phát triển các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia, tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị trong xu hướng toàn cầu hóa 1 II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của bài luận văn này là trình bày những lý luận cơ bản về bảo hiểm hàng không, phân tích thực tiễn tại Việt Nam và từ đó đưa ra triển vọng cũng như đề ra một số giải pháp phát triển loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam. III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố cấu thành trong hoạt động bảo hiểm hàng không. Phạm vi nghiên cứu là các công ty bảo hiểm ở Việt Nam và Tổng công ty hàng không Việt Nam. IV. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo hiểm và bảo hiểm hàng không Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo hiểm hàng không ở Việt Nam Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển bảo hiểm hàng không tại Việt Nam. 2 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM NÓI CHUNG VÀ BẢO HIỂM HÀNG KHÔNG NÓI RIÊNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM 1. Khái niệm chung về bảo hiểm Trong mọi thời đại, trong sản xuất và đời sống, con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, môi trường và nhân tố tâm lý, xã hội khác nhau. Ngay cả hiện nay khi lực lượng sản xuất đã phát triển, con người vẫn chưa hiểu biết đầy đủ những quy luật phát triển của thiên nhiên, chưa hòa đồng được vào thiên nhiên và chưa đủ khả năng để ngăn ngừa và loại trừ những tác hại do thiên nhiên gây ra như: bão lụt, động đất, hỏa hoạn, núi lửa, sóng thần, bệnh dịch, sâu bọ… Do vậy, để đề phòng những tổn thất có thể bất ngờ xảy ra, cần có các quỹ dự trữ tập trung bằng tiền đóng góp của các doanh nghiệp, của mọi người dân tự lo xa cho mình. Đây là một biện pháp kinh tế trong đó con người dành một phần sản phẩm trong kết quả lao động của mình để lập quỹ đủ lớn, quỹ đó được gọi là quỹ dự trữ bảo hiểm. Tuy bảo hiểm đã ra đời từ lâu, song cho đến nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm. Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít. Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo phương pháp của thống kê. Theo Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ: Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. 3 Nói tóm lại, có thể định nghĩa bảo hiểm như sau: bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thỏa thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm 1 Trong định nghĩa trên, cần lưu ý một số khái niệm sau đây: - Người bảo hiểm: là người nhận trách nhiệm về rủi ro, được hưởng phí bảo hiểm và phải bồi thường khi có tổn thất xảy ra. Người bảo hiểm có thể là công ty của nhà nước hay của tư nhân. - Người được bảo hiểm: là người có lợi ích bảo hiểm, là người bị thiệt hại khi rủi ro xảy ra và được người bảo hiểm bồi thường. Người được bảo hiểm là người có tên trong hợp đồng bảo hiểm và là người phải nộp phí bảo hiểm. - Đối tượng bảo hiểm: là tài sản hoặc lợi ích mang ra bảo hiểm. Đối tượng bảo hiểm có thể là tài sản, con người hoặc trách nhiệm đối với người thứ ba. - Rủi ro được bảo hiểm: là rủi ro đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những thiệt hại do những rủi ro đã thỏa thuận gây ra mà thôi. - Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm để được bồi thường. Mức phí bảo hiểm thường do người bảo hiểm định ra trên cơ sở tính toán xác suất xảy ra rủi ro hoặc trên cơ sở thống kê tổn thất nhằm đảm bảo số phí thu về đủ để bồi thường và bù đắp các chi phí khác đồng thời có lãi. Số thu về phí bảo hiểm trong khi chưa bồi thường là một nguồn vốn quan trọng để công ty bảo hiểm đầu tư sang những lĩnh vực kinh doanh khác. Tuy có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng có thể thấy rằng mục đích chủ yếu của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đời sống, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người ra cho tất cả những người tham gia bảo hiểm. Do đó một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó muốn tiến hành được phải có nhiều người tham gia hay nói cách khác bảo hiểm 1 GS, TS Hoàng Văn Châu, 2006, Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Lao động xã hội. 4 chỉ hoạt động dựa trên cơ sở luật số đông. Càng có nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối với từng người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối không đồng đều, không bằng nhau, nghĩa là không phải ai tham gia cũng được phân phối với số tiền như nhau. Phân phối trong bảo hiểm là phân phối cho số ít người tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro bất ngờ gây thiệt hại đến sản xuất và đời sống trên cơ sở mức thiệt hại thực tế và điều kiện bảo hiểm. Điều đó cũng có ý nghĩa phân phối trong bảo hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm nhưng tổn thất thì không được phân phối (trừ bảo hiểm nhân thọ, hưu trí). Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lời, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiể
Luận văn liên quan