Nông nghiệp vốn là một ngành có nhiều rủi ro. Nó phải chịu rất nhiều biến
động của giá cả, thời tiết, sự thay đổi đột ngột của các vấn đề sinh học, địa lý
Điều đó đòi hỏi cần phải có những hành động, chiến lược quản trị tài chính để
đối phó với vấn đề này. Những chiến lược quản trị rủi ro truyền thống và các
chính sách hỗ trợ của chính phủ thường có hiệu quả thấp và không ngăn chặ n
được triệt để những tổn thất nghiê m trọng hoặc không thể đưa ra những hành
động nhằ m tái thiết sản xuất một cách nhanh chóng.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, những người nông dân phụ thuộc khá
nhiều vào sự thay đổi bất thường của thời tiết và có rất ít cơ hội được tiếp cận
với các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp chính thống, những sản phẩm giúp họ
chia sẻ, di chuyển một phần rủi ro sang cho đối tượng khác là các nhà bảo hiểm.
Bảo hiểm nông nghiệp hiện nay đang trở thành vấn đề nóng hổi, được
nhiều quốc gia và tổ chức quan tâm, đặc biệt là trước yêu cầu nâng cao năng lực
cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trên thị trường tự do
100 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2743 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ La Tinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Ở CÁC NƯỚC MỸ LA TINH VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Ph¹m ThÞ Th¶o Linh
Lớp :
Khoá : 44
Giáo viên hướng dẫn : Ph¹m Thanh Hµ
Hà Nội, tháng 5 năm 2009
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
STBH Số tiền bảo hiểm
TGBH Trị giá bảo hiểm
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
Na Không có thông tin
GDP Tổng thu nhập quốc nội
HTX Hợp tác xã
1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng số liệu:
Bảng 1: Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng) trên thế giới
Bảng 2: Thị phần thị trường bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới
Bảng 3: Diện tích đất nông nghiệp ở một số nước Mỹ Latinh
Bảng 4: Cơ cấu lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp các nước khu
vực Mỹ Latinh
Bảng 5: Hậu quả do thiên tai ở khu vực Mỹ Latinh
Bảng 6: Thiệt hại do thiên tai ở Mexico trong giai đoạn 1990-2005
Bảng 7: Phí tái bảo hiểm trung bình của các công ty tái bảo hiểm
nông nghiệp
Bảng 8: Phí bảo hiểm trung bình cho một số loại cây trồng
Bảng 9: Tổng số phí bảo hiểm nông nghiệp năm 2006-2007
Bảng 10: Tổng số tiền bồi thường trong năm 2006-2007
Bảng 11: Tình hình kinh doanh bảo hiểm chỉ số ở khu vực Mỹ Latinh
Bảng 12: Chính sách trợ cấp bảo hiểm nông nghiệp của chính phủ Mỹ Latinh
Bảng 13: Cơ cấu thị trường bảo hiểm nông nghiệp Mỹ Latinh
Bảng 14: Tổng quan thị trường bảo hiểm nông nghiệp Mỹ Latinh vụ mùa
2006 – 2007
Bảng 15: Diện tích đất nông nghiệp được bảo hiểm
Bảng 16: Đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP
Bảng 17: Giá trị nông sản xuất khẩu
Bảng 18: Số lượng gia súc, gia cầm ở Việt Nam
Bảng 19: Doanh thu bảo hiểm nông nghiệp chín tháng đầu năm 2008
Bảng 20: Tỷ trọng tham gia bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam năm 2007
2
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 1: Giá trị nông nghiệp đóng góp vào GDP của các khu vực
Biểu đồ 2: Tỷ trọng sản lượng nông nghiệp ở các thị trường cung cấp chính
Biểu đồ 3: Số lượng trạm dự báo thời tiết ở Mexico
Biểu đồ 4: Tỷ lệ phí bảo hiểm nông nghiệp đóng góp trên tổng GDP
Biểu đồ 5: Thiệt hại bình quân do thiên tai gây ra theo phân vùng (Giai đoạn
2003-2007)
Biểu đồ 6: Thiệt hại về người do thiên tai giai đoạn 1995-2007
3
MỤC LỤC
Lời nói đầu………………………………………………………………………1
1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………….1
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu………………..……………..1
3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………..2
4. Phương pháp nghiên cứu……………..………………………………………..2
5. Bố cục khóa luận………………………………………………………………3
Chơng I: Lý luận chung về bảo hiểm nông nghiệp…………………………...4
I. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết của bảo hiểm nông
nghiệp…………………………………………………………………………….4
II. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nông nghiệp…………………….7
III. Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp………………………………………….10
IV. Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp phổ biến……………………………...11
1. Bảo hiểm cây trồng………………………………………………………...11
1.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm....................................................................11
1.2. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.............................................................13
1.3. Các chế độ bảo hiểm cây trồng.....................................................................13
1.4. Phương pháp xác định phí bảo hiểm cây trồng.............................................14
1.5. Giám định và bồi thường tổn thất.................................................................16
2. Bảo hiểm trong chăn nuôi……………………………………………………18
2.1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm....................................................................18
2.2. Giá trị bảo hiểm và chế độ bảo hiểm.............................................................19
2.3. Phương pháp xác định phí bảo hiểm chăn nuôi............................................20
4
2.4. Giám định và bồi thường tổn thất………………………………………….21
V. Trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng bảo hiểm nông
nghiệp…………………………………………………………………………...22
Chơng II: Bảo hiểm nông nghiệp ở các nƣớc Mỹ Latinh…………………24
I. Khái quát về nền ông nghiệp các nước Mỹ Latinh………...………………..24
1. Nền nông nghiệp Mỹ Latinh…………………………………………………24
2. Sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp đối với nền nông nghiệp Mỹ
Latinh…………………………………………………………………………...29
II. Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ
Latinh…………………………………………………………………………...30
1. Những rủi ro được bảo hiểm thường gặp trong nông nghiệp các nước Mỹ
Latinh…………………………………………………………………………...30
2. Nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp tại các nước Mỹ Latinh…………………..31
2.1. Các loại hình bảo hiểm nông nghiệp phổ biến……………………………..31
2.2. Các loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Mỹ
Latinh…………………………………………………………………………...33
2.3. Vai trò của các công ty tái bảo hiểm đối với thị trường bảo hiểm nông
nghiệp ở Mỹ Latinh…………………………………………………………….36
2.4. Các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp……………………..37
2.5. Phí bảo hiểm………………………………………………………………..39
2.6. Trị giá bảo hiểm, số tiền bảo hiểm…………………………………………40
2.7. Giám định tổn thất…………………………………………………………41
2.8. Bồi thường………………………………………………………………….42
2.9. Công tác đề phòng, hạn chế tổn thất……………………………………….43
3. Khả năng tiếp cận với các dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp của người
dân………………………………………………………………………………45
5
4. Chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp từ phía chính phủ……………..47
III. Những thành tựu các nước Mỹ Latinh đã đạt được trong quá trình triển khai
dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp………………………………………………….50
IV. Những vấn đề còn tồn tại trong quá trình phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở
các nước Mỹ Latinh…………………………………………………………..54
Chơng III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam……………………………...59
I. Khái quát về nền nông nghiệp Việt Nam……………………………………..59
1. Tổng quan về nông nghiệp Việt Nam………………………………………..59
2. Sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp đối với nông nghiệp Việt Nam……..62
II. Thực trạng phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam…………..65
1. Tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam…………………..65
2. Những kết quả đã đạt được………………………………………………...68
3. Những vấn đề còn tồn tại…………………………………………………..69
III. Định hướng phát triển dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam trong thời
gian tới………………………………………………………....……………..71
IV. Bài học Việt Nam cần rút ra qua quá trình phát triển bảo hiểm nông nghiệp ở
các nước Mỹ Latinh…………………………………………………………..73
1. Những biện pháp cần khuyến khích………………………………………….75
2. Những biện pháp cần hạn chế…………………………………………...…...79
Kết luận…………………………………………………………………………84
Danh mục tài liệu tham khảo………………………………...…………………86
6
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp vốn là một ngành có nhiều rủi ro. Nó phải chịu rất nhiều biến
động của giá cả, thời tiết, sự thay đổi đột ngột của các vấn đề sinh học, địa lý…
Điều đó đòi hỏi cần phải có những hành động, chiến lược quản trị tài chính để
đối phó với vấn đề này. Những chiến lược quản trị rủi ro truyền thống và các
chính sách hỗ trợ của chính phủ thường có hiệu quả thấp và không ngăn chặn
được triệt để những tổn thất nghiêm trọng hoặc không thể đưa ra những hành
động nhằm tái thiết sản xuất một cách nhanh chóng.
Ở hầu hết các nước đang phát triển, những người nông dân phụ thuộc khá
nhiều vào sự thay đổi bất thường của thời tiết và có rất ít cơ hội được tiếp cận
với các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp chính thống, những sản phẩm giúp họ
chia sẻ, di chuyển một phần rủi ro sang cho đối tượng khác là các nhà bảo hiểm.
Bảo hiểm nông nghiệp hiện nay đang trở thành vấn đề nóng hổi, được
nhiều quốc gia và tổ chức quan tâm, đặc biệt là trước yêu cầu nâng cao năng lực
cạnh tranh cho ngành nông nghiệp trên thị trường tự do.
2. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Khoá luận tốt nghiệp tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của một
thị trường bảo hiểm nông nghiệp cụ thể, phạm vi nghiên cứu nằm trong khu vực
Mỹ Latinh. Sở dĩ thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ Latinh được
chọn làm đối tượng nghiên cứu là do:
- Việt Nam và các nước Mỹ Latinh có khá nhiều điểm tương đồng. Cũng
giống như nước ta, những quốc gia này hầu hết là các nước đang phát triển, tỷ lệ
7
dân số tham gia vào ngành sản xuất nông nghiệp tương đối lớn. Hàng năm giá trị
xuất khẩu hàng nông sản chiếm một phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu
toàn khu vực.
- Mỹ Latinh là một trong những khu vực đi đầu trong việc áp dụng bảo
hiểm nông nghiệp cho các hộ sản xuất. Tuy nhiên, do chính sách về bảo hiểm
nông nghiệp ở các quốc gia còn nhiều bất cập nên chương trình triển khai dịch
vụ bảo hiểm này đã có thời gian bị gián đoạn. Trong những năm gần đây, bảo
hiểm nông nghiệp lại một lần nữa trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu
của chính phủ ở các quốc gia này. Mỹ Latinh hiện nay đã và đang trở thành thị
trường bảo hiểm nông nghiệp hấp dẫn cho các công ty bảo hiểm quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các phân tích về thực trạng bảo hiểm nông nghiệp ở Mỹ
Latinh, đề tài nhằm mục đích rút ra những bài học kinh nghiệm về các chính
sách, điều kiện áp dụng bảo hiểm nông nghiệp. Thông qua đó, đề tài đặt ra
những kiến nghị về mặt vi mô và vĩ mô cho sự phát triển bảo hiểm nông nghiệp
ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khoá luận được sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau để
hoàn thiện bài viết:
- Phương pháp tổng hợp thống kê: tổng hợp từ các nguồn tài liệu hiện có
như: Internet (trang web của UNDP, FAO, World Bank, viện nghiên cứu thống
kê khu vực Trung và Nam Mỹ…), sách, báo, tạp chí kinh tế và nông nghiệp.
8
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: lập bảng so sánh đối chiếu các hình
thức bảo hiểm nông nghiệp khác nhau, chỉ ra điểm chung và khác biệt, so sánh
điểm tương đồng và khác nhau giữa thị trường bảo hiểm Việt Nam và bảo hiểm
Mỹ Latinh để rút ra bài học kinh nghiệm cho nước ta.
5. Bố cục khóa luận
Khoá luận được chia thành ba chương lớn:
- Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm nông nghiệp
- Chương II: Bảo hiểm nông nghiệp ở các nước Mỹ Latinh
- Chương III: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Do còn tầm hiểu biết còn hạn chế và khó khăn trong tìm kiếm thông tin,
khoá luận này còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô góp ý để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.
9
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
I. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và sự cần thiết của bảo hiểm nông
nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng, cung cấp lương
thực và thực phẩm cho con người, là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
nhẹ, công nghiệp thực phẩm và hàng hoá để xuất khẩu. Nông nghiệp cũng là
ngành thu hút nhiều lao động trong xã hội, góp phần giải quyết công ăn việc làm,
đồng thời còn là ngành đóng góp một phần không nhỏ vào tổng sản phẩm quốc
nội (GDP). Nhưng sản xuất nông nghiệp thường không ổn định, bởi lẽ ngành này
có nhiều đặc điểm khác biệt so với nhiều ngành sản xuất khác trong nền kinh tế
quốc dân. Những đặc điểm cơ bản đó là:
- Sản xuất nông nghiệp thường trải trên phạm vi rộng lớn và hầu hết lại
được tiến hành ở ngoài trời, vì thế nó chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự
nhiên. Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, con
người ngày càng chế ngự được những ảnh hưởng xấu của hiện tượng tự nhiên
nhưng mâu thuẫn giữa con người và lực lượng tự nhiên vẫn tồn tại trong sản xuất
nông nghiệp. Hàng năm, điều kiện tự nhiên luôn đe doạ và gây tổn thất lớn cho
quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cá thể sống như: cây trồng,
vật nuôi. Chúng không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên mà còn chịu
sự tác động của các quy luật sinh học. Đó là các quy luật: đồng hóa, dị hoá, biến
dị, di truyền; quy luật về thời gian sinh trưởng và cho sản phẩm v.v…Vì vậy, xác
suất rủi ro trong nông nghiệp đã lớn lại càng lớn hơn so với nhiều ngành sản xuất
khác.
10
- Chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp thường kéo dài, chẳng hạn như cây
lúa khoảng 4 tháng, cây cà phê khoảng 20 đến 30 năm; cây cao su trên 50 năm;
thêm vào đó, thời gian lao động và thời gian sản xuất lại không trùng nhau, do
đó việc đánh giá, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro là rất khó khăn.
- Trong nông nghiệp có hàng trăm cây trồng vật nuôi khác nhau. Thậm
chí, có những loại rủi ro, mà hậu quả của chúng mang tính chất thảm hoạ. Từ đó
đã có ảnh hưởng tâm lý cho người chăn nuôi và trồng trọt. Mặc dù có lao động,
có đất đai nhưng muốn mở rộng sản xuất hàng hoá với quy mô lớn, họ cũng
không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Bởi vì tài sản thế chấp không có mà rủi
ro thì luôn rình rập.
- Rủi ro thường gặp trong nông nghiệp bao gồm rất nhiều loại và hậu quả
của chúng thật khó lường. Các loại rủi ro thường gặp trong nông nghiệp được
chia thành các nhóm sau đây:
+ Nhóm gió bão: gió mạnh, bão lớn và áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện
ở nước tiếp giáp với biển. Trung tâm hoạt động của loại rủi ro này rất rộng và
phạm vi ảnh hưởng lớn. Hậu quả trực tiếp của gió bão làm đổ và gãy các loại cây
trồng, làm cho hoa quả bị rụng, chuồng trại chăn nuôi bị đổ hoặc bị tốc mái…
+ Nhóm úng, lũ lụt: úng, lũ lụt là một trong những rủi ro thường gặp nhất
trong sản xuất nông nghiệp, xảy ra tuỳ thuộc vào khí hậu và địa hình mỗi vùng.
Hậu quả trực tiếp của loại rủi ro này thường rất nghiêm trọng. Úng, lũ lụt thường
gây sạt lở đê điều, hư hại các công trình thuỷ lợi, cây trồng và vật nuôi bị cuốn
trôi, những loại cây không chịu được nước sẽ thối rễ, chết, để lại thiệt hại rất lớn
cho người nông dân.
+ Nhóm hạn hán: đây là loại rủi ro thường diễn ra cục bộ, song đôi khi
phạm vi cũng rất rộng lớn. Tuỳ theo thời gian kéo dài hay ngắn làm cho cây
trồng bị chết hoặc bị khô héo dẫn đến năng suất thu hoạch giảm.
11
+ Nhóm sâu bệnh và dịch bệnh: đây là loại rủi ro diễn ra phổ biến trong
nông nghiệp và hậu quả của chúng đôi khi mang tính thảm hoạ. Đối với cây
trồng thường bị các loại sâu như: sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu…Còn gia
súc thường mắc các bệnh dịch như bệnh ký sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh
suy dinh dưỡng. Sâu bệnh và dịch bệnh làm cho cây trồng, vật nuôi chết hàng
loạt, năng suất thu hoạch giảm sút.
Ngoài những rủi ro phổ biến kể trên, trong nông nghiệp còn gặp một số
loại rủi ro khác như: sương muối, trộm cắp, đốt phá, chiến tranh…
- Trong điều kiện kinh tế thị trường, mô hình tổ chức và quản lý nông
nghiệp rất đa dạng và phong phú, trong lúc đó mô hình trang trại diễn ra khá phổ
biến và mang tính quy luật. Tổ chức quản lý kiểu trang trại đã làm cho lao động,
đất đai và tiền vốn được tích tụ và tập trung. Vì vậy, nhu cầu ổn định sản xuất,
bảo toàn và tăng trưởng đồng vốn luôn là vấn đề bức xúc, được các chủ trang trại
quan tâm hàng đầu.
Những đặc điểm trên cho thấy, tính ổn định trong sản xuất nông nghiệp là
rất thấp. Vì vậy, để chủ động đối phó và có quỹ dự trữ, dự phòng nhằm bồi
thường kịp thời những tổn thất do thiên tai gây ra, biện pháp tốt nhất và hữu hiệu
nhất là phải tiến hành bảo hiểm cho nông nghiệp.
Do đó, bảo hiểm nông nghiệp là cần thiết, nhưng trong quá trình triển
khai, các công ty bảo hiểm phải tính đến tất cả những đặc điểm của ngành này.
Có như vậy mới giúp cho công ty triển khai bảo hiểm được đúng định hướng,
tính phí bảo hiểm chính xác, dễ dàng đánh giá, kiểm soát và quản lý được rủi ro.
Đồng thời đòi hỏi công ty bảo hiểm phải luôn chú ý và quản lý tốt nguồn dự trữ
dự phòng, bên cạnh đó phải luôn đặt ra vấn đề tái bảo hiểm để tránh phá sản.
12
II. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm nông nghiệp
Từ thời xa xưa, khi khái niệm bảo hiểm còn chưa xuất hiện thì con người
đã phải chống chọi với những rủi ro trong cuộc sống. Đối với người nông dân,
họ luôn có ý thức tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp thiên tai, địch hoạ,
mất mùa… Hình thức “Hội tương hỗ” ra đời được coi là hình thức bảo hiểm đầu
tiên ở nông thôn.
Năm 1898 đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm nông nghiệp. Nước Phổ đã
tiến hành bảo hiểm mọi rủi ro cho cây trồng thông qua hoạt động của các công ty
tương hỗ nhỏ. Nhưng các công ty này không tồn tại và phát triển được trước các
thảm hoạ lớn.
Ở Mỹ, vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một số công ty
bảo hiểm tư nhân đã tiến hành bảo hiểm mọi rủi ro cho cây trồng nhưng đều thất
bại vì thiếu thông tin, phí bảo hiểm quá thấp, địa bàn hẹp nên việc phân tán rủi ro
bị hạn chế…
Năm 1933, cả Nhật Bản và Mỹ đều thực hiện chương trình bảo hiểm mọi
rủi ro cho cây trồng. Chương trình này có hai đặc trưng cơ bản: Chính phủ tài trợ
và do các công ty nhà nước đảm trách. Nhờ đó, hoạt động bảo hiểm nông nghiệp
có thuận lợi. Tuy nhiên, chiến tranh thế giới thứ II đã ảnh hưởng đến chương
trình này.
Từ năm 1949 đến nay, nhiều nước trên thế giới đã tiến hành bảo hiểm cây
trồng theo hướng bảo hiểm mọi rủi ro hoặc một số loại rủi ro; có nước bảo hiểm
một loại cây trồng, có nước bảo hiểm cho nhiều loại cây khác nhau. Hình thức
bảo hiểm bao gồm: Tự nguyện hoặc bắt buộc do công ty tư nhân hoặc công ty
nhà nước tiến hành.
Tình hình bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước trên thế giới được thể hiện
qua bảng tổng hợp sau:
13
Bảng 1: Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng) trên thế giới
Năm Rủi ro Loại cây Cơ quan
Nguồn hình Hình
TT Tên nước triển bảo được bảo tiến
thành quỹ BH thức
khai hiểm hiểm hành
1 Jamaica 1946 Bão Cây chuối Chính Từ phí BH Bắt buộc
phủ nông dân đóng
góp và sự hỗ
trợ của chính
phủ
2 Canada 1917 Mưa đá Tất cả các Chính Từ phí BH
cây trồng phủ, nông dân đóng
công ty góp và sự hỗ
tư nhân trợ của chính
phủ
3 Tây Ban
Nha
-Công ty 1954 -Cháy, -Mọi cây -Chính -Từ phí BH -Tự
nhà nước mưa đá trồng phủ nông dân đóng nguyện
và góp và sự hỗ
những trợ của chính
rủi ro phủ
thảm
hoạ
không
được
-Công ty tư 1972 BH -Lúa -Công ty -Phí BH nông -Tự
nhân -Cháy, mạch, lúa tư nhân dân đóng góp nguyện
mưa đá mỳ
4 Nhật Bản 1938 Mọi rủi Cây ngũ Hội BH Từ phí BH Bắt buộc
15
1947 ro cốc, cây tương hỗ nông dân đóng với chủ
ăn quả, có sự góp và sự hỗ nông
dâu tằm giúp đỡ trợ của chính lớn, tự
của phủ nguyện
chính với chủ
quyền nông
nhỏ
5 Srilanca 1958 Mọi rủi Cây lúa Chính Từ phí BH Bắt buộc
ro phủ nông dân đóng cây lúa,
góp và sự hỗ tự
trợ của chính nguyện
phủ cây khác
6 Philippin 1978 Mọi rủi Ngô, lúa, Công ty Phí nông dân Bắt buộc
ro lạc, đậu bảo đóng góp với
tương, hiểm người
bông, nhà vay tiền
hướng nước
dương
(Nguồn: PGS - TS Nguyễn Văn Định (2005), Giáo trình Bảo Hiểm, nhà xuất
bản Thống Kê)
Hiện nay Nhật Bản là quốc gia có thị trường bảo hiểm nông nghiệp phát
triển nhất thế giới, với 79% diện tích đất canh tác được mua bảo hiểm, tiếp theo
là Mỹ với 72%, Canada là 55 % và Tây Ban Nha 43%.
Bảng 2: Thị phần thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới
Thị phần phí bảo hiểm
Khu vực
(Đơn vị: %)
Bắc Mỹ ( Hoa kỳ và Canada) 55
Tây Âu 29
16
Australia và New Zealand 3
Mỹ Latinh và các nước Caribê 4
Châu á 4
Đông Âu 3
Châu Phi 2
(Nguồn: Schuetz, 2007 (FAO))
Qua bảng trên có thể thấy ngoài các khu vực như Bắc Mỹ và Tây Âu thì
các khu vực còn lại đều có tỷ lệ tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp
rất thấp, trong đó khu vực Mỹ Latinh cũng tương đương với khu vực châu Á, chỉ
chiếm 4% thị phần bảo hiểm nông nghiệp trên toàn thế giới.
III.Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp
Trên góc độ kinh tế - xã hội, việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp có tác
dụng rất lớn.
Thứ nhất : Góp phần bảo vệ an toàn các loại tài sản trong qúa trình sản
xuất nông nghiệp, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng triệu người dân cùng
một lúc, ổn định giá cả trên thị trường tự do, đặc biệt là giá cả