Khóa luận Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam

Sản xuất nông nghiệp luôn phải chịu rất nhiều rủi ro nhƣ thiên tai, dịch bệnh. Thiên nhiên khắc nghiệt có thể khiến hàng ngàn hecta cây trồng bị mất trắng, đi kèm sau đó là những tổn thất tài chính nặng nề đối với ngƣời nông dân. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp. Năm 1988 đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm nông nghiệp tại nƣớc Phổ. Từ đó đến nay, bảo hiểm nông nghiệp đã và đang đƣợc áp dụng rộng khắp trên toàn thế giới với đa dạng các hình thức và tổng phí bảo hiểm ngày một tăng cao. Đặc biệt, tại Mỹ bảo hiểm nông nghiệp đã trở thành công cụ bảo vệ đắc lực nhất đối với ngƣời nông dân. Theo báo cáo tháng 2/2010 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến cuối năm 2009, 80% diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc bảo hiểm, tƣơng đƣơng với 265 triệu mẫu Anh, tổng số phí bảo hiểm chỉ tính riêng cho bảo hiểm cây trồng đa thảm họa đã đạt 8.94 tỷ USD, gấp 1.3 lần so với tổng phí bảo hiểm nông nghiệp toàn thế giới năm 2001. Tuy nhiên, những thành tựu nổi bật trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp lại chỉ đạt đƣợc tại các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ với thị phần thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp toàn cầu đạt 55% (bao gồm Mỹ và Canada), trong khi đó, con số này của các quốc gia Châu Á chỉ đạt 4% năm 2007 [Schuetz, FAO, 2007]. Đặc biệt, tại Việt Nam, một quốc gia có tới 60-70% dân số làm trong nông nghiệp, nhƣng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ với ngƣời nông dân. Sau gần 20 năm thực hiện thí điểm, thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn là một mảnh đất trống. Không tham gia bảo hiểm, ngƣời nông dân phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi rủi ro xảy ra, nhà nƣớc phải chi ngân sách hỗ trợ cho nông dân bị thất bát, trong khi các c ông ty bảo hiểm lại bỏ sót một thị trƣờng đầy tiềm năng. 2 Điểm trái ngƣợc giữa thành công của bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và sự yếu kém của thị trƣờng này tại Việt Nam là động lực để ngƣời viết chọn đề tài “Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam” để viết khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong bài khóa luận này, ngƣời viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Mỹ trong khoảng thời gian từ khi bảo hiểm nông nghiệp ra đời cho đến năm 2009.Thông qua các phân tích về thực trạng hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ, từ đó thấy đƣợc những yếu tố dẫn đến thành công của loại hình bảo hiểm này tại Mỹ, ngƣời viết cũng mạnh dạn đƣa ra những kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Xuyên suốt bài khóa luận, ngƣời viết đã sử dụng kết hợp những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phƣơng pháp tổng hợp thống kê: tổng hợp từ các nguồn tài liệu hiện có nhƣ các trang web trên internet (trang web của FAO, Bộ Nông nghiệp Mỹ ), sách, báo, tạp chí kinh tế và nông nghiệp. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: lập bảng so sánh đối chiếu quá trình phát triển của các hình thức bảo hiểm nông nghiệp qua các năm, phân tích mô hình quản lý của Chính phủ Mỹ để rút ra những kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm nông nghiệp Chương II: Hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ Chương III: Một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ---------***--------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI MỸ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Ngọc Mai Lớp : A13 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : Cô Lê Minh Trâm Hà Nội, tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ............ 4 I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẨN THIẾT CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP ................................................................ 4 II. LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................................ 8 III. CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP PHỔ BIẾN .................. 10 1. Bảo hiểm cây trồng .................................................................................... 10 1.1. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm ......................................................... 10 1.2. Giá trị bảo hiểm ................................................................................. 12 1.3. Các chế độ bảo hiểm cây trồng .......................................................... 13 1.4. Phƣơng pháp xác định phí bảo hiểm cây trồng ................................... 14 1.5. Giám định và bồi thƣờng tổn thất ...................................................... 17 2. Bảo hiểm chăn nuôi ................................................................................... 18 2.1. Đối tƣợng và phạm vi bảo hiểm ......................................................... 18 2.2. Giá trị bảo hiểm và chế độ bảo hiểm .................................................. 19 2.3. Phƣơng pháp xác định phí bảo hiểm chăn nuôi .................................. 20 2.4. Giám định và bồi thƣờng tổn thất ...................................................... 22 IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN KHI THAM GIA HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM ............................................................................................................ 23 CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI MỸ .......... 25 I. SỰ CẦN THIẾT CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI MỸ ............... 25 II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI MỸ ................................................................................................................ 26 1. Bảo hiểm cây trồng ................................................................................... 26 1.1. Lịch sử phát triển của bảo hiểm cây trồng tại Mỹ .............................. 26 1.2. Các loại hình bảo hiểm cây trồng tại Mỹ............................................ 30 1.3. Hình thức công ty tham gia thị trƣờng bảo hiểm cây trồng Mỹ .......... 36 i 1.4. Hoạt động tái bảo hiểm cây trồng liên bang ....................................... 39 1.5. NCIS – Hiệp hội bảo hiểm cây trồng Mỹ ........................................... 42 2. Bảo hiểm chăn nuôi ................................................................................... 42 2.1. Bảo hiểm “Phòng ngừa rủi ro chăn nuôi” (Livestock Risk Protection) ..................................................................................................................... 43 2.2. Bảo hiểm “Tỷ lệ lợi nhuận gộp cho gia súc” (Livestock Gross Margin) ..................................................................................................................... 45 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI MỸ ........................................................................................................ 48 1. Thành tựu đạt đƣợc .................................................................................... 48 1.1. Thành tựu của bảo hiểm cây trồng ..................................................... 48 1.2. Thành tựu của bảo hiểm chăn nuôi .................................................... 53 2. Hạn chế trong quá trình phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ ............... 55 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ......................................... 58 I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM ............................................................................................................. 58 1. Sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam ................................ 58 2. Tình hình triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam .......................... 59 3. Những kết quả đã đạt đƣợc ........................................................................ 63 4. Những vấn đề còn tồn tại ........................................................................... 64 II. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ............................................................................ 66 III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM.................................................... 69 1. Tăng cƣờng vai trò của chính phủ .............................................................. 71 2. Tăng cƣờng vai trò của các công ty bảo hiểm ............................................ 73 3. Tăng cƣờng nhận thức của ngƣời nông dân ............................................... 75 4. Xây dựng khung chính sách cho phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam ....................................................................................................... 76 ii 4.1. Giai đoạn 1: Phát triển thị trƣờng bảo hiểm chỉ số ............................. 76 4.2. Giai đoạn 2: Mở rộng thị trƣờng bảo hiểm ......................................... 82 4.3. Giai đoạn 3: Chuyên môn hóa thị trƣờng bảo hiểm ............................ 84 KẾT LUẬN .................................................................................................. 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 89 iii DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ARPA Agriculture Risk Luật bảo vệ rủi ro nông nghiệp Protection Act BHNN Bảo hiểm nông nghiệp CBOT The Chicago Board of Sàn giao dịch Chicago Trade GAO Government Cơ quan giải trình Chính phủ Accountability Office Mỹ GTBH Giá trị bảo hiểm FCIC Federal Crop Insurance Hội đồng bảo hiểm cây trồng Corporation liên bang FSA Farm Service Agency Cơ quan dịch vụ nông nghiệp MPIC Multi-peril crop Bảo hiểm cây trồng đa thảm họa insurance NCIS National Crop Insurance Hiệp hội bảo hiểm cây trồng Mỹ Services RMA Risk Management Cơ quan quản lý rủi ro (thuộc Bộ Agency Nông nghiệp Mỹ) USDA U.S.Department of Bộ Nông nghiệp Mỹ Agriculture agency iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng) trên thế giới ................................ 9 Bảng 2: Trách nhiệm của các công ty bảo hiểm cho khoản lỗ ròng .............. 41 cuối cùng ...................................................................................................... 41 Bảng 3: Tổng hợp tình hình phát triển bảo hiểm cây trồng cho thảm họa định danh tại Mỹ, 1999-2008 ............................................................................... 50 Bảng 4: Tổng hợp tình hình phát triển bảo hiểm cây trồng đa thảm họa tại Mỹ, 1999-2008 ............................................................................................. 52 Bảng 5: Tổng kết tình hình kinh doanh bảo hiểm chăn nuôi tại Mỹ .............. 54 (từ năm 2007- 25/2/2010) ............................................................................. 54 Bảng 6: Tình hình triển khai bảo hiểm cây lúa của Bảo Việt ........................ 61 Bảng 7: Tình hình kinh doanh của Groupama .............................................. 62 Biểu đồ: Quản lý rủi ro tƣơng quan của danh mục bảo hiểm bằng cách phân phối tổn thất ................................................................................................. 82 Sơ đồ: Đặc trƣng của nông hộ và kỳ vọng lâu dài cho thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam: Bảo hiểm chỉ số dễ tiếp cận nhất cho số đông các nông dân ....................................................................................................... 86 v LỜI MỞ ĐẦU Sản xuất nông nghiệp luôn phải chịu rất nhiều rủi ro nhƣ thiên tai, dịch bệnh. Thiên nhiên khắc nghiệt có thể khiến hàng ngàn hecta cây trồng bị mất trắng, đi kèm sau đó là những tổn thất tài chính nặng nề đối với ngƣời nông dân. Đây chính là tiền đề cho việc phát triển thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp. Năm 1988 đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm nông nghiệp tại nƣớc Phổ. Từ đó đến nay, bảo hiểm nông nghiệp đã và đang đƣợc áp dụng rộng khắp trên toàn thế giới với đa dạng các hình thức và tổng phí bảo hiểm ngày một tăng cao. Đặc biệt, tại Mỹ bảo hiểm nông nghiệp đã trở thành công cụ bảo vệ đắc lực nhất đối với ngƣời nông dân. Theo báo cáo tháng 2/2010 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến cuối năm 2009, 80% diện tích đất nông nghiệp đã đƣợc bảo hiểm, tƣơng đƣơng với 265 triệu mẫu Anh, tổng số phí bảo hiểm chỉ tính riêng cho bảo hiểm cây trồng đa thảm họa đã đạt 8.94 tỷ USD, gấp 1.3 lần so với tổng phí bảo hiểm nông nghiệp toàn thế giới năm 2001. Tuy nhiên, những thành tựu nổi bật trong triển khai bảo hiểm nông nghiệp lại chỉ đạt đƣợc tại các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Mỹ với thị phần thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp toàn cầu đạt 55% (bao gồm Mỹ và Canada), trong khi đó, con số này của các quốc gia Châu Á chỉ đạt 4% năm 2007 [Schuetz, FAO, 2007]. Đặc biệt, tại Việt Nam, một quốc gia có tới 60-70% dân số làm trong nông nghiệp, nhƣng khái niệm bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn khá xa lạ với ngƣời nông dân. Sau gần 20 năm thực hiện thí điểm, thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp vẫn còn là một mảnh đất trống. Không tham gia bảo hiểm, ngƣời nông dân phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi rủi ro xảy ra, nhà nƣớc phải chi ngân sách hỗ trợ cho nông dân bị thất bát, trong khi các công ty bảo hiểm lại bỏ sót một thị trƣờng đầy tiềm năng. 1 Điểm trái ngƣợc giữa thành công của bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và sự yếu kém của thị trƣờng này tại Việt Nam là động lực để ngƣời viết chọn đề tài “Bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ và một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam” để viết khóa luận tốt nghiệp của mình. Trong bài khóa luận này, ngƣời viết tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của thị trƣờng bảo hiểm nông nghiệp Mỹ trong khoảng thời gian từ khi bảo hiểm nông nghiệp ra đời cho đến năm 2009.Thông qua các phân tích về thực trạng hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ, từ đó thấy đƣợc những yếu tố dẫn đến thành công của loại hình bảo hiểm này tại Mỹ, ngƣời viết cũng mạnh dạn đƣa ra những kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới. Xuyên suốt bài khóa luận, ngƣời viết đã sử dụng kết hợp những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phƣơng pháp tổng hợp thống kê: tổng hợp từ các nguồn tài liệu hiện có nhƣ các trang web trên internet (trang web của FAO, Bộ Nông nghiệp Mỹ…), sách, báo, tạp chí kinh tế và nông nghiệp. - Phƣơng pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: lập bảng so sánh đối chiếu quá trình phát triển của các hình thức bảo hiểm nông nghiệp qua các năm, phân tích mô hình quản lý của Chính phủ Mỹ để rút ra những kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam. Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia thành ba chƣơng: Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm nông nghiệp Chương II: Hoạt động bảo hiểm nông nghiệp tại Mỹ Chương III: Một số kiến nghị đối với chính sách phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam 2 Do những hạn chế về kiến thức chuyên môn và khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin, khóa luận này còn nhiều thiết sót, em mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Lê Minh Trâm, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp. 3 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP I. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẨN THIẾT CỦA BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Nông nghiệp là một trong hai ngành sản xuất vật chất của xã hội, cung cấp lƣơng thực và thực phẩm cho con ngƣời, nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm và hàng hóa để xuất khẩu. Nông nghiệp cũng là ngành thu hút nhiều lao động xã hội, góp phần tạo công an việc làm và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại có xu hƣớng không ổn định do những đặc điểm riêng biệt của ngành này, đó là: - Sản xuất nông nghiệp đƣợc tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Dù ngày nay, khoa học kỹ thuật đã hết sức phát triển nhƣng con ngƣời vẫn không thể chế ngự đƣợc thiên nhiên, đặc biệt là những thảm họa lớn mang tính chất hủy diệt. Bởi vậy, sản xuất nông nghiệp vẫn luôn bị đe dọa bởi điều kiện tự nhiên, thậm chí những tổn thất lớn luôn rình rập đối với ngƣời nông dân. - Đối tƣợng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vật nuôi. Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định. Đó là các quy luật sinh trƣởng, phát triển, diệt vong, đồng hóa, dị hóa, biến dị, di truyền... Chúng rất nhạy cảm với yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thời tiết, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng, vật nuôi, đến kết quả thu hoạch sản phẩm cuối cùng. Do vậy, xác suất rủi ro trong nông nghiệp lớn hơn nhiều so với các ngành khác. - Chu kì sản xuất trong nông nghiệp thƣờng kéo dài, chẳng hạn nhƣ cây lúa khoảng 4 tháng, cây cà phê khoảng 20 đến 30 năm; cây cao su trên 50 năm; thêm vào đó, thời gian lao động và thời gian sản xuất lại không trùng 4 nhau, do đó việc đánh giá, kiểm soát; việc phòng ngừa và quản lý rủi ro rất khó thực hiện. - Trong sản xuất nông nghiệp, có hàng trăm, hàng nghìn loại cây trồng và vật nuôi khác nhau, mỗi loại lại có nguy cơ gặp những rủi ro khác nhau, trong đó, có những rủi ro gây hậu quả nghiêm trọng, mang tính chất thảm họa. Điều đó đã ảnh hƣởng rất lớn đến tâm lý của ngƣời chăn nuôi và trồng trọt, đặc biệt khi muốn mở rộng quy mô sản xuất. Họ không dám mạnh dạn vay vốn để đầu tƣ bởi tài sản thế chấp vốn vay không có mà rủi ro lại luôn rình rập. Các rủi ro thƣờng gặp trong nông nghiệp bao gồm rất nhiều loại và có thể gây ra tổn thất lớn, cụ thể bao gồm các loại rủi ro cơ bản sau đây:  Hạn hán: Hạn hán có tác động xấu kéo dài, thậm chí sang những mùa vụ tiếp theo. Hơn nữa, loại rủi ro này thƣờng xảy ra trên diện rộng cộng với việc các cây trồng có thể bị dịch bệnh tấn công do thiếu nƣớc tƣới nên những tổn thất đối với ngƣời nông dân khi gặp phải hạn hạn kéo dài là rất lớn.  Gió bão: Gió mạnh, bão lớn, áp thấp nhiệt đới thƣờng xuất hiện ở các nƣớc có khí hậu nhiệt đới. Hậu quả trực tiếp của gió bão là làm đổ và gãy các loại cây trồng và vật nuôi bị cuốn trôi..  Lƣợng mƣa quá lớn: Cây trồng cần nƣớc tƣới và phần lớn sản xuất nông nghiệp trên thế giới đang phát triển dựa vào nƣớc mƣa. Tuy nhiên, lƣợng mƣa quá lớn có thể phá hủy vụ mùa và gây tác hại nghiêm trọng, đặc biệt với cây mới đƣợc gieo trồng. Rủi ro này xảy ra trong hoặc trƣớc khi thu hoạch cũng có thể khiến cả vụ mùa bị mất trắng, ví dụ nhƣ nho có thể bị nứt quả và không thể bán đƣợc ra thị trƣờng.  Lũ lụt: rủi ro này có thể xảy ra do mƣa quá nhiều hoặc dài ngày khiến nƣớc sông hồ tăng đột biến, khiến đê điều bị sạt lở, các công trình thủy lợi bị hƣ hại, cây trồng và vật nuôi bị cuốn trôi…Đôi khi lũ lụt là một trong những kết quả của các cơn bão cấp độ lớn. 5  Sƣơng muối: mặc dù đây không phải là rủi ro phổ biến ở hầu hết các nƣớc nhƣng tại một số khu vực nhƣ Đông Âu và Trung Đông, nơi có địa hình thung lũng phổ biến thì sƣơng muối có nguy cơ xảy ra thƣờng xuyên, có tác hại đặc biệt tới rau và cây ăn quả. Sƣơng muối gây ra thiệt hại do việc làm lạnh thành phần nƣớc của các tế bào thực vật, khiến cây, quả bị hƣ hại sau đó. Sƣơng muối là rủi ro có thể tác động đến một khu vực rộng lớn, gây tổn thất nghiêm trọng đối với ngƣời trồng trọt. [Grant Thornton, 2009]  Mƣa đá: mƣa đá rất phổ biến tại các nƣớc Âu, Mỹ, có thể khiến mùa màng bị mất trắng dù loại thiên tai này lại dễ dự đoán hơn cả và thƣờng rất hạn chế về vùng thiệt hại, chỉ từ một vài mét vuông, đến vài trăm và hiếm khi lên đến một vài km. Khi mƣa đá xảy ra, ngƣời nông dân hầu nhƣ không có cách nào phòng vệ, thậm chí cơ quan nghiên cứu đã chứng minh việc dùng công nghệ hiện đại để phá vỡ các đám mây cũng không mấy hiệu quả.  Tuyết: tuyết phủ dày có thể phá hủy tất cả các loại cây trồng, bao gồm cây ăn quả. Các khu vực dễ bị tổn thƣơng bởi loại thiên rai này bao gồm Trung Á, Đông Âu và các vùng Trung Đông. [Grant Thornton, 2009]  Hỏa hoạn: cháy là một trong những rủi ro phổ biến và dễ xảy ra trong nông nghiệp, có tính chất lan tỏa mạnh. Cháy có thể do sự bất cẩn của con ngƣời hoặc do sét đánh. Dù do nguyên nhân gì thì hỏa hoạn cũng là loại rủi ro hiếm hoi trong sản xuất nông nghiệp có thể đƣợc kiểm soát để giảm thiểu thiệt hại.  Sâu bệnh và dịch bệnh: Đây là loại rủi ro diễn ra phổ biến nhất trong nông nghiệp và hậu quả của chúng đôi khi mang tính thảm họa. Đối với cây trồng thƣờng bị các loại sâu bệnh phá hoại nhƣ: sâu đục thân, sâu cuốn lá, rầy nâu, châu chấu…; còn đối với gia súc thƣờng mắc các dịch bệnh nhƣ: bệnh kí sinh trùng, bệnh truyền nhiễm, bệnh suy dinh dƣỡng…Sâu bệnh và dịch bệnh làm cho cây trồng, vật nuôi bị chết hàng loạt, năng suất thu hoạch giảm sút. 6 Những đặc điểm trên cho thấy tính chất ổn định trong sản xuất nông nghiệp là rất thấp. Thiên tai đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở hầu khắp các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là những nƣớc đang phát triển vốn có nền kinh tế dựa phần lớn vào nông nghiệp. Những biện pháp truyền thống nhƣ trợ cấp của nhà nƣớc để cứu trợ nông dân gặp thiên tai, giảm thuế nông nghiệp cho những nơi bị mất mùa vốn thƣờng xuyên đƣợc sử dụng bởi tính nhanh chóng của nó nhƣng các biện pháp đó lại tỏ ra bị động và kém hiệu quả và là một gánh nặng lớn cho ngân sách nhà nƣớc.Vì vậy, để phát huy tính chủ động của nông dân, giảm đƣợc chi phí bao cấp từ ngân sách biện pháp tốt nhất và hữu hiệu nhất là phải tiến hành bảo hiểm nông nghiệp. Không chỉ có vậy, bảo hiểm nông nghiệp ra đời còn có tác dụng rất lớn đến việc bảo vệ an toàn của các loại tài sản và quá trình sản xuất nông nghiệp, góp phần ổn định cuộc sống cho hàng triệu ngƣời dân cùng một lúc, ổn định giá cả trên thị trƣờng tự do, đặc biệt là giá cả của các mặt hàng thiết yếu nhất nhƣ: lƣơng thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, bảo hiểm nông nghiệp cũng giúp ổn định ngân sách nhà nƣớc, ổn định đời sống xã hội và giữ vững anh ninh lƣơng thực quốc gia. Nhƣ đã nói ở trên, bảo hiểm nông nghiệp ra đời có tác dụng rất lớn cho ngƣời nông dân và chính phủ các nƣớc nhƣng xét từ góc nhìn của một công ty bảo hiểm thì đây cũng là một thị trƣờng đầy tiềm năng. Mặc dù triển khai bảo hiểm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, song với đối tƣợng là hàng trăm loại cây trồng và vật nuôi khác nhau sẽ giúp các công ty bảo hiểm dễ dàng khai thác, hạn chế đƣợc sức ép của cạnh tranh. Đồng thời, nó còn phát huy tối đa quy luật “số đông bù số ít” trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhƣ vậy, sự cần thiết của bảo hiểm nông nghiệp đối với sản xuất nông nghiệp là điều không thể phủ nhận, và suốt hàng trăm năm qua, bảo hiểm nông nghiệp đã hình thành và phát triển trên khắp thế giới nhƣ
Luận văn liên quan