Việt Nam cũng như đa số các quốc gia đang phát triển khác có nền kinh tế
với tỉ trọng xuất khẩu rất lớn. Trong những năm qua, tỉ trọng đóng góp của xuất
khẩu vào GDP ngày càng tăng. Có được kết quả trên là nhờ sự tích cực lao động
sáng tạo của tất cả các ngành. Tuy nhiên không thể phủ nhận trong đó có rất
nhiều sự hỗ trợ của nhà nước từ các biện pháp thưởng thành tích xuất khẩu hay
trợ giá xuất khẩu. Nhưng kể từ khi chúng ta là thành viên chính thức của WTO,
các biện pháp trên không còn được phép áp dụng. Để duy trì vị thế của xuất
khẩu, chúng ta phải tìm ra các giải pháp mới, các giải pháp tiên tiến, hiện đại
theo kịp các nước phát triển trong xu thế hội nhập. Một trong các giải pháp đó là
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, một công cụ bảo hiể m về tài chính giúp các doanh
nghiệp tránh các rủi ro thanh toán trong thương mại quốc tế và tiếp cận nguồn
vốn hiệu quả. Đây là một lĩnh vực mới mẻ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều
thử thách.
Vì thế, người viết quyết định chọn đề tài: “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: lý
thuyết và ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” cho
bài khóa luận tốt nghiệp
110 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu – lý thuyết và ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
§Ò tµi:
BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU – LÝ THUYẾT
VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN VỚI CÁC DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Sinh viªn thùc hiÖn : Lª Thµnh C«ng
Líp : A7
Khãa : K45
Gi¸o viªn h•íng dÉn : TS. TrÞnh ThÞ Thu H•¬ng
Hà Nội, tháng 5/ 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
Chương 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG XUẤT KHẨU ......................... 4
I. Tín dụng xuất khẩu (export credit) .................................................................................. 4
1. Khái niệm ................................................................................................................................... 4
2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu .......................................................................................... 4
2.1. Rủi ro về kinh tế .................................................................................................................. 4
2.2. Rủi ro về chính trị ................................................................................................................ 6
II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI-export credit insurance) .......................................... 6
1. Khái niệm ................................................................................................................................... 6
2. Nguyên lý cơ bản ........................................................................................................................ 8
3. Các điều khoản chính của hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu .......................................... 9
3.1. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................................................ 9
3.2. Hạn mức tín dụng ...............................................................................................................10
3.3. Tỷ lệ được bảo hiểm ...........................................................................................................11
3.4. Phí bảo hiểm .......................................................................................................................12
3.5. Nghĩa vụ của Người được bảo hiểm ....................................................................................13
3.6. Thanh toán bồi thường/Xác định tổn thất.............................................................................15
3.7. Thế quyền ...........................................................................................................................16
3.8. Chuyển nhượng quyền thanh toán bồi thường .....................................................................17
3.9. Tiền tệ trong đơn bảo hiểm .................................................................................................17
3.10. Yêu cầu bảo hiểm và bản câu hỏi quản lý tín dụng ..............................................................18
4. So sánh với các loại hình bảo hiểm thương mại khác .............................................................. 19
5. Người cấp Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ................................................................................. 20
5.1. Các công ty bảo hiểm ..........................................................................................................20
5.2. Các ngân hàng ....................................................................................................................21
5.3. Các tổ chức tín dụng xuất khẩu ...........................................................................................23
5.4. Bảo hiểm tín dụng Nhà nước và bảo hiểm tín dụng thương mại ...........................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HIỂM TÍN DỤNG VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM ............................................................ 27
I. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới ..................................................................... 27
1. Toàn cảnh về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên thế giới ...................................................... 27
2. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Mỹ (US Eximbank) ......................... 30
2.1. Khái quát thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Mỹ ......................................................30
2.2. Kinh nghiệm bảo hiểm của tổ chức tiêu biểu: Ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ- US
Eximbank .......................................................................................................................................33
3. Kinh nghiệm thực hiện bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Pháp (Coface) .................................. 49
3.1. Toàn cảnh thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Pháp ...............................................49
3.2. Kinh nghiệm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của Coface ........................................................50
II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam ...................................................................... 66
1. Lý do ra đời bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam .......................................................... 66
2. Lợi ích của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ..... 67
2.1. Tạo cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam .....................................................68
2.2. Giảm thiểu rủi ro cho các doanh nghiệp khi cấp tín dụng xuất khẩu .....................................69
2.3. Cung cấp thông tin khách hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu .........................................69
3. Đặc điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay ............................................... 70
3.1. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam vẫn là một lĩnh vực mới mẻ .................................70
3.2. Thị trường bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam phát triện chậm ..................................70
4. Các cản trở với việc phát triển Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam ............................. 71
4.1. Áp lực về chi phí ................................................................................................................71
4.2. Kĩ năng chuyên môn ...........................................................................................................72
4.3. Nhận thức kém của doanh nghiệp xuất khẩu về vai trò của bảo hiểm trong buôn bán quốc
tế 73
4.4. Hệ thống chính sách và pháp luật chưa kiện toàn .................................................................74
Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA BẢO HIỂM TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM .......................... 76
I. Giải pháp về mặt pháp lý ................................................................................................ 76
1. Kiện toàn khung pháp lý về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu...................................................... 76
1.1. Cơ quan chủ quản, kiểm soát...............................................................................................77
1.2. Qui định điều chỉnh.............................................................................................................78
2. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính ....................................................................................... 78
3. Hoàn thiện các công cụ giám sát và hệ thống thông tin ........................................................... 81
II. Giải pháp về mặt tài chính .............................................................................................. 83
1. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu .............................................................................................. 83
1.1. Tiếp cận nguồn vốn đảm bảo bằng hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ..........................83
1.2. Thay đổi thói quen nhập CIF, bán FOB ...............................................................................85
2. Đối với công ty, tổ chức tín dụng, bảo hiểm ............................................................................. 85
2.1. Tiếp cận nguồn vốn từ phía nhà nước ..................................................................................85
2.2. Nâng cao hiệu quả các hoạt động đầu tư ..............................................................................86
3. Đối với nhà nước ...................................................................................................................... 87
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 94
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
STT Ý NGHĨA
TẮT
Compagnie Francaise d'Assurance pour le Commerce
1 Coface Exterieur (Coafce): công ty chuyên ngành bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu ở Pháp
2 ECA export credit agency: tổ chức tín dụng xuất khẩu
3 ECI export credit insurance: bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
5 L/C thư tín dụng
Organisation for Economic Co-operation and
6 OECD
Developmen: tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Petro vietnam insurance: công ty bảo hiểm dầu khí Việt
7 PVI
Nam
US Export-import bank of the united states: ngân hàng xuất
8
Eximbank nhập khẩu Mỹ
Vietnam development bank: ngân hàng phát triển Việt
9 VDB
Nam
10 WTO world trade organisation: tổ chức kinh tế thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với bảo hiểm hàng hóa ............ 20
Bảng 2: So sánh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank và khu vực tư
nhân ở Mỹ ...................................................................................................... 32
Bảng 3: Mức phí tối thiểu của US Eximbank hiện nay (USD) ........................ 42
Bảng 4: Kết quả hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của US Eximbank... 46
Bảng 5: Kết quả hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ của US Eximbank ......... 46
Bảng 6: Tiêu chuẩn đánh giá các mức độ rủi ro của Coface ........................... 53
Bảng 7: Một số kết quả hoạt động của Coface ................................................ 65
Đồ thị 1: Số doanh nghiệp và khu vực hành chính ở Mỹ được US Eximbank hỗ
trợ xuất khẩu .................................................................................................. 47
Đồ thị 2: Giá trị xuất khẩu của các khu vực ở Mỹ được US Eximbank hỗ trợ
....................................................................................................................... 48
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Việt Nam cũng như đa số các quốc gia đang phát triển khác có nền kinh tế
với tỉ trọng xuất khẩu rất lớn. Trong những năm qua, tỉ trọng đóng góp của xuất
khẩu vào GDP ngày càng tăng. Có được kết quả trên là nhờ sự tích cực lao động
sáng tạo của tất cả các ngành. Tuy nhiên không thể phủ nhận trong đó có rất
nhiều sự hỗ trợ của nhà nước từ các biện pháp thưởng thành tích xuất khẩu hay
trợ giá xuất khẩu. Nhưng kể từ khi chúng ta là thành viên chính thức của WTO,
các biện pháp trên không còn được phép áp dụng. Để duy trì vị thế của xuất
khẩu, chúng ta phải tìm ra các giải pháp mới, các giải pháp tiên tiến, hiện đại
theo kịp các nước phát triển trong xu thế hội nhập. Một trong các giải pháp đó là
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, một công cụ bảo hiểm về tài chính giúp các doanh
nghiệp tránh các rủi ro thanh toán trong thương mại quốc tế và tiếp cận nguồn
vốn hiệu quả. Đây là một lĩnh vực mới mẻ có rất nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều
thử thách.
Vì thế, người viết quyết định chọn đề tài: “Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu: lý
thuyết và ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam” cho
bài khóa luận tốt nghiệp.
Hướng nghiên cứu của đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu của bài khóa luận, người viết tập trung nghiên
cứu bảo hiểm tín dụng xuất khẩu với cơ sở lý thuyết lấy từ nguồn của các hiệp
hội, tổ chức kinh tế và tín dụng xuất khẩu lớn trên thế giới (như hiệp hội Bern, tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD, tổ chức kinh tế thế giới WTO…) kết
1
hợp với các tài liệu hội thảo sưu tập được về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu để làm
rõ các vấn đề lý luận.
Ý nghĩa thực tiễn với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ được xem xét
trên cơ sở lợi ích mà bảo hiểm tín dụng xuất khẩu của các tổ chức bảo hiểm lớn
trên thế giới đã mang lại cho xuất khẩu (phạm vi bài khóa luận sẽ tập trung
nghiên cứu 2 mô hình củ thể của Mỹ và Pháp).
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là một lĩnh vực mới và có rất nhiều nhánh nhỏ
nhưng trong phạm vi bài khóa luận này, người viết chỉ tập trung vào các sản
phẩm Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu (không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đầu tư chứng khoán)
Kết cầu đề tài
Bài khóa luận ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và danh mục
biểu bảng sẽ trình bày các vấn đề sau:
Chương 1: Lý thuyết khái quát nhất về Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng áp dụng trên thế giới và ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động Bảo hiểm tín
dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi bài khóa luận này, người viết tập trung phân tích, đánh giá ý
các khía cạnh bảo hiểm tín dụng xuất khẩu trên các phương pháp:
2
Thu thập thông tin thứ cấp
Phân tích duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Do thực tiễn bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Việt Nam hiện nay vẫn còn là
một lĩnh vực mới mẻ nên trong quá trình nghiên cứu đề tài không tránh khỏi
những hạn chế, người viết rất mong nhận được sự đóng góp của độc giả để giúp
cho đề tài được hoàn thiện hơn.
Người viết xin chân thành cảm ơn tới sự đóng góp tich cực bạn bè và đặc
biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình TS. Trịnh Thị Thu Hương –Khoa kinh tế và kinh
doanh quốc tế- trường đại học Ngoại Thương để giúp cho bài khóa luận được
hoàn chỉnh.
3
Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TÍN DỤNG
XUẤT KHẨU
I. Tín dụng xuất khẩu (export credit)
1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu khái niệm về bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, ta cần hiểu rõ, thế
nào là “tín dụng xuất khẩu”.
Theo hiệp hội Bern1, “Tín dụng xuất khẩu” được hiểu là khoản tín dụng
người xuất khẩu cấp cho người nhập khẩu (còn được coi là tín dụng thương mại)
hoặc khoản cho vay trung và dài hạn, dùng để tài trợ cho các dự án và cung cấp
vốn cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Tín dụng xuất khẩu bao gồm tín dụng
cấp trong thời gian trước khi gửi hàng hoặc hoàn thành dự án và thời gian sau
khi giao hàng, nhận hàng hoặc khi hoàn thành dự án.
2. Các rủi ro trong tín dụng xuất khẩu
2.1. Rủi ro về kinh tế
a. Sự bất tín chấp của người nhập khẩu
Trong thương mại quốc tế tín chấp là hành động phổ biến nhằm thúc đẩy
việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu. Tín chấp trong thương mại quốc tế
1 Hiệp hội Berne viết tắt là BU, là Hiệp hội quốc tế của các công ty bảo hiểm tín dụng và đầu tư và là tổ
chức quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và đầu tư
4
là việc người nhập khẩu thông qua uy tín của mình thực hiện các khoản tín dụng
xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt động này bản thân nó đã tiềm ẩn nhiều rủi ro và hiện
tượng bất tín chấp của người nhập khẩu là không ít. Trên thế giới đã xảy ra rất
nhiều vụ lừa đảo liên quan đến hành vi bất tín chấp trong thanh toán của người
nhập khẩu với các khoản tín dụng thương mại, và đương nhiên người gánh chịu
hậu quả nặng nề và trực tiếp nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu. Tiếp theo đó,
sự bất tín chấp trong thanh toán này cũng ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập
khẩu của các quốc gia.
Tuy nhiên, để thúc đẩy xuất khẩu và mở rộng thị trường, nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu vẫn mạo hiểm cấp tín dụng xuất khẩu và chấp nhận rủi ro như là một
sự đánh đổi. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho rủi ro trên làm cho các
doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn khi cấp các khoản tín dụng thương mại
này.
b. Người nhập khẩu không có khả năng thanh toán
Trước tình hình kinh tế thế giới luôn tiềm ẩn những bất ổn, việc một doanh
nghiệp phải đối mặt với các khó khăn về tài chính là phổ biến. Khi kí kết hợp
đồng xuất nhập khẩu, người xuất khẩu không thể tính toán hết được rủi ro tài
chính vói người nhập khẩu. Bị cuốn vào vòng xoáy chung của sự khủng hoảng
hoặc do một sai lầm trong chiến lược kinh doanh dẫn đến thua lỗ, doanh nghiệp
nhập khẩu hoàn toàn có thể rơi vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng thanh
toán. Khi đó tất nhiên các khoản tín dụng xuất khẩu cấp cho các doanh nghiệp
này trở thành nợ khó đòi, nếu may mắn có đòi được thì cũng mất rất nhiều thời
gian và chi phí. Trong tình hình kinh tế không ngừng biến đổi, cạnh tranh trong
kinh doanh ngày càng khôc liệt, một sự luân chuyển chậm của vốn hoàn toàn có
thể lấy mất các cơ hội làm ăn tốt của các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì vậy, để bảo
5
vệ quyền lợi cho người xuất khẩu, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bảo hiểm cho rủi
ro người nhập khẩu mất khả năng thanh toán.
2.2. Rủi ro về chính trị
Rủi ro về chính trị bao gồm: các rủi ro về chiến tranh,hậu quả chiến tranh,
nổi loạn hoặc cách mạng; các rủi ro về chuyển đổi chính sách, pháp luật và cấm
thanh toán. Trong đó, rủi ro về thay đổi chế độ chinh trị dẫn đến các thay đổi
trong chính sách xuất nhập khẩu của nước nhập khẩu là quan trong hơn cả.
Không phải quốc gia nào cũng có chế độ chính trị ổn định. Trên thế giới các
cuộc đình công, bạo loạn xảy ra thương xuyên, những sự kiện này làm trì hoãn
khả năng sản xuất của các doanh nghiệp. Sự thay đổi chính quyền lãnh đạo đột
ngột luôn đi kèm các chính sách mới, mà đôi khi các chính sách này gây bất lợi
cho thương vụ làm ăn tưởng chừng tốt đẹp trong chế độ cũ. Các doanh nghiệp
xuất khẩu khi cấp tín dụng thương mại cho người nhập khẩu không thể lường
trước hết được các rủi ro về chính trị kể trên.
Ngoài ra bảo hiểm tín dụng xuất khẩu còn bảo hiểm các rủi ro bất khả kháng
khác liên quan đến tín dụng xuất khẩu, các rủi ro này được qui định cụ thê tuỳ
vào từng công ty, từng quốc gia.
II. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI-export credit insurance)
1. Khái niệm
Vậy bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là gì? Theo tổng hợp các định nghĩa của một số
tổ chức tín dụng xuất khẩu lớn trên thế giới2:
2 Bern union, US Eximbank, Coface, Sinosure, KECI
6
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (ECI) là dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi tổ
chức tín dụng xuất khẩu (ECA – Export Credit Agency). Nó đề cập đến việc bảo
vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo
vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung – dài hạn.
Phạm vi bảo hiểm của bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các khiếu nại tổn
thất do không thanh toán những khoản phải thu ngắn hạn, phát sinh từ hoạt động
buôn bán hoặc những khoản cho vay trung – dài hạn vì lý do chính trị, thương
mại.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh
toán, tạo thêm việc làm, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng
cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất
khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối đoái nhờ có sự hỗ
trợ của các khoản đầu tư nước ngoài.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là hình thức bảo đảm tài chính cho nhà xuất
khẩu trong các hợp đồng xuất nhập khẩu có điều kiện thanh toán theo hình thức
tín dụng mở (open account) –những hình thức tín dụng với thủ tục đơn giản dựa
trên uy tín của đối tác, trước rủi ro nợ xấu, mất khả năng thanh toán của nhà