Khóa luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ thời xa xưa, để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã không ngừng nghiên cứu và sáng chế ra những công cụ, vật dụng mới. Sáng chế là giải pháp kĩ thuật mới và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là một tài sản vô hình, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra dẫn đến nhu cầu tất yếu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền. Trong những năm gần đây, bằng độc quyền sáng chế được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá thực lực và sức mạnh của một quốc gia. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người sáng tạo với thành quả lao động của mình, khuyến khích việc sáng chế ra công nghệ mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế nói riêng đã trở thành một vấn đề thách thức, một yêu cầu bắt buộc. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến khả quan, song vẫn tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong hoạt động thực thi bảo hộ, và đặc biệt là vẫn chưa đẩy lùi được tình trạng xâm phạm quyền. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, em đã quyết định chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, đánh giá thực trạng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu sáng chế với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp - Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: đăng ký xác lập quyền, xâm phạm quyền và hoạt động thực thi bảo hộ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam. - Về mặt thời gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam từ năm 1981 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng kết thực tiễn - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh 5. Dự kiến các đóng góp của khoá luận Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về sáng chế và bảo hộ sáng chế, nghiên cứu tình hình bảo hộ sáng chế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khoá luận đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, khuyến khích sự sáng tạo khoa học công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời kì hội nhập. 6. Bố cục của khoá luận Nội dung của khoá luận bao gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Chương II: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam

doc95 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9110 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ thời xa xưa, để phục vụ cho cuộc sống của mình, con người đã không ngừng nghiên cứu và sáng chế ra những công cụ, vật dụng mới. Sáng chế là giải pháp kĩ thuật mới và sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Sáng chế là một tài sản vô hình, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật hiện đại, ngày càng có nhiều sáng chế được tạo ra dẫn đến nhu cầu tất yếu về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền. Trong những năm gần đây, bằng độc quyền sáng chế được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá thực lực và sức mạnh của một quốc gia. Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế sẽ đảm bảo quyền và lợi ích của người sáng tạo với thành quả lao động của mình, khuyến khích việc sáng chế ra công nghệ mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc biệt trong thời đại toàn cầu hóa, việc đẩy mạnh hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế nói riêng đã trở thành một vấn đề thách thức, một yêu cầu bắt buộc. Hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong mấy năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến khả quan, song vẫn tồn tại nhiều bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trong hoạt động thực thi bảo hộ, và đặc biệt là vẫn chưa đẩy lùi được tình trạng xâm phạm quyền. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân của những hạn chế đó và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế này, em đã quyết định chọn đề tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp” cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ về mặt lý luận vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, đánh giá thực trạng bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu sáng chế với tư cách là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp - Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - Nghiên cứu thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay: đăng ký xác lập quyền, xâm phạm quyền và hoạt động thực thi bảo hộ, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam Phạm vi nghiên cứu: - Về mặt không gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế trên lãnh thổ Việt Nam. - Về mặt thời gian: nghiên cứu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam từ năm 1981 đến nay. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng kết thực tiễn - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Dự kiến các đóng góp của khoá luận Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về sáng chế và bảo hộ sáng chế, nghiên cứu tình hình bảo hộ sáng chế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khoá luận đánh giá những thành tựu, hạn chế trong hoạt động bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này, khuyến khích sự sáng tạo khoa học công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước trong thời kì hội nhập. Bố cục của khoá luận Nội dung của khoá luận bao gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Chương II: Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam Do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên khoá luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ sáng chế nói riêng. Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới ThS. Lê Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khoá luận này. Hà Nội, tháng 11/2007 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Minh Thu CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ I. KHÁI QUÁT VỀ SÁNG CHẾ VÀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ 1. Một số khái niệm 1.1. Sáng chế Theo từ điển tiếng Việt, sáng chế là nghĩ và chế tạo ra cái trước đó chưa từng có. Đây cũng là cách hiểu cơ bản và thông thường của hầu hết tất cả mọi người về sáng chế. Ví dụ: James Watts sáng chế ra động cơ hơi nước, Alfred Nobel sáng chế ra công thức chế tạo thuốc nổ TNT…. Theo đó, động cơ hơi nước hoặc thuốc nổ được gọi là một sáng chế. Tuy nhiên, theo cách hiểu này thì khái niệm sáng chế là một phạm trù khá rộng và chưa rõ ràng. Dưới góc độ pháp luật, sáng chế được định nghĩa một cách đầy đủ hơn. Trong ấn phẩm số 917 ra ngày 17/10/2006 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO có định nghĩa: “Sáng chế là một giải pháp mới và sáng tạo cho một vấn đề kĩ thuật. Sáng chế có thể là việc tạo ra một thiết bị, sản phẩm, phương pháp hay quy trình hoàn toàn mới, hoặc đơn giản chỉ là cải tiến một sản phẩm, quy trình đã có” [39]. Trong định nghĩa này nhấn mạnh ba yếu tố: tính mới, sáng tạo và vấn đề kĩ thuật. Trước hết, sáng chế là một giải pháp kĩ thuật, tức là phải góp phần giải quyết một vấn đề kĩ thuật cụ thể. Ví dụ: việc tìm ra chất kháng sinh chưa phải là sáng chế bởi vì đó đơn thuần chỉ là tìm ra một chất có sẵn trong tự nhiên, và không phải là giải pháp cho một vấn đề cụ thể. Tuy nhiên, nếu dùng chất đó để chế tạo ra thuốc kháng sinh penicillin thì việc làm này nhằm mục đích tìm ra giải pháp chữa bệnh, và loại thuốc này được coi là một sáng chế. Ngoài ra, loại thuốc này phải là một sản phẩm mới mà chưa từng ai biết đến và để sản xuất ra nó đòi hỏi một quá trình đầu tư nghiên cứu sáng tạo. Hầu hết pháp luật của các nước trên thế giới không đưa ra khái niệm sáng chế trừ một số nước như Nhật Bản, Liên Xô cũ. Theo Điều 2 Luật sáng chế của Nhật Bản, sáng chế “là sự sáng tạo vượt bậc của những ý tưởng kĩ thuật dựa trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”[30]. Định nghĩa này cũng tương tự với định nghĩa được đưa ra năm 1959 của luật gia người Đức Josef Kohler. Trong định nghĩa này không nhắc tới tính mới và sáng tạo của giải pháp kĩ thuật, nhưng lại nhấn mạnh rằng giải pháp đó là dựa trên việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 cũng đưa ra khái niệm về sáng chế như sau: “Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên” [6]. Trong khái niệm này, giải pháp kĩ thuật là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kĩ thuật và phương tiện kĩ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định. Giải pháp kĩ thuật có thể là: - Sản phẩm dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện...), sản phẩm dưới dạng chất thể (vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm...) hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật/động vật biến đổi gen...). - Quy trình (quy trình công nghệ; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý...). Trên thực tế, rất khó có thể định nghĩa chính xác về sáng chế, chính vì vậy mà luật pháp của nghiều nước không trực tiếp định nghĩa sáng chế. Tuy nhiên, sáng chế được hiểu chung là một ý tưởng của tác giả sáng chế cho phép giải quyết trên thực tế một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kĩ thuật. Sáng chế thường liên quan đến sản phẩm (cơ cấu, chất) và quy trình (phương pháp). Bản chất của sáng chế là một giải pháp kĩ thuật, vì vậy nếu đơn thuần chỉ là một phát minh, sáng kiến hay một lý thuyết khoa học thì không thể coi đó là sáng chế. Tuy nhiên, vì một số điểm tương đồng mà sáng chế thường dễ bị nhầm với phát minh hay sáng kiến. Nhưng trên thực tế, đây là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Phát minh là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội, thường là những quy luật tự nhiên, những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. Về bản chất, phát minh là việc nhận ra quy luật tự nhiên vốn tồn tại, trong khi sáng chế là tạo ra phương tiện mới về mặt kĩ thuật chưa từng tồn tại. Phát minh không thể trực tiếp áp dụng vào đời sống mà phải thông qua sáng chế. Cùng với thời gian, sáng chế có thể tiêu vong theo sự tiến bộ của công nghệ còn phát minh luôn tồn tại cùng lịch sử. Ví dụ vào năm 1892, một kĩ sư người Đức có tên là Rudolf Diesel phát minh ra động cơ diesel. Do tính ưu việt của loại động cơ này mà người ta đã ứng dụng nó để chế tạo ra các loại máy móc được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Như vậy ở đây động cơ diesel là phát minh, còn máy móc chạy bằng động cơ diesel là sáng chế. Sáng kiến cũng gần giống với sáng chế, chỉ khác ở chỗ sáng kiến là một giải pháp mới trong phạm vi một đơn vị và có tính chất tức thời, phải áp dụng ngay. Còn sáng chế có tính mới tuyệt đối trên phạm vi toàn thế giới. Ai tạo ra sáng chế? Câu trả lời là bất kì đối tượng nào cũng có thể tạo ra sáng chế. Từ những người không có bằng cấp như trẻ em, người nội trợ, nông dân, người có khiếm khuyết về mặt thể chất... cho đến những người có chuyên môn bằng cấp, có kiến thức sâu rộng. Thomas Edison, dù chưa học hết phổ thông nhưng ông vẫn là một nhà bác học vĩ đại với hàng trăm phát minh sáng chế. Và sáng chế không phải chỉ thuộc sở hữu của một cá nhân, mà cả những pháp nhân, tổ chức như doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học đều có thể sở hữu sáng chế. Nếu như nhiều người có khả năng tạo ra sáng chế như vậy, thì yếu tố nào dẫn đến việc tạo ra sáng chế? Đó chính là trí tưởng tượng và phát hiện ra nhu cầu. Nhà bác học Albert Einstein đã từng nói: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri thức”. Những tri thức mà Einstein có chỉ có thể giúp ông trở thành một sinh viên thành đạt, còn chính trí tưởng tượng đã khiến ông phát triển được thuyết tương đối, học thuyết nền tảng của vật lý hiện đại. Sáng chế dựa trên cơ sở của trí tưởng tượng. Tạo ra sáng chế không đồng nghĩa với việc phải có một nền tảng kiến thức sâu rộng, mà quan trọng là phải có sự sáng tạo. Thực tế ở Việt Nam có rất nhiều nhà sáng chế không bằng cấp như “lão nông” Nguyễn Văn Sành ở Hải Dương với chiếc máy cắt hành tự động hay anh nông dân Nguyễn Đức Tâm ở Lâm Đồng sáng chế ra chiếc máy cắt lúa cầm tay - một công cụ hữu hiệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Nhưng nếu chỉ có trí tưởng tượng thôi chưa đủ, mà điều quan trọng là phải phát hiện ra nhu cầu. Bởi vì sáng tạo là để phục vụ cuộc sống. Chiếc máy cắt hành tự động, máy cắt lúa cầm tay và rất nhiều sáng chế khác nữa đều được tạo ra xuất phát từ nhu cầu cuộc sống. 1.2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế Sáng chế là một tài sản đặc biệt, đó là sản phẩm của sáng tạo, là kết quả đầu tư nghiên cứu khoa học của tác giả sáng chế. Là một tài sản vô hình nên không giống như những tài sản hữu hình khác, sáng chế rất dễ bị đánh cắp, sao chép, bắt chước. Vì vậy, bảo hộ sáng chế là một yêu cầu tất yếu. Sáng chế được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng chế, hay ở nhiều nước còn gọi là patent. Patent được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trên cơ sở đơn do người có sáng chế nộp cho cơ quan này nếu sáng chế được tạo ra đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật. Một khi patent đã được cấp, chủ sở hữu patent đó sẽ có quyền gọi là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Theo đó, bất kỳ ai muốn khai thác sáng chế dù rằng người đó tạo ra sáng chế này một cách độc lập, không sao chép hoặc không biết đến nó vẫn phải xin phép người đã được cấp patent hay chủ patent. Nếu không, hành vi đó bị coi là một hành vi vi phạm pháp luật. Gọi là bảo hộ vì người chủ patent được bảo vệ chống lại việc khai thác sáng chế khi người đó chưa cho phép. Bản chất của việc bảo hộ là để đổi lấy độc quyền. Chủ sở hữu patent có độc quyền khai thác và sử dụng sáng chế, cho phép hoặc ngăn cấm ai khác sử dụng sáng chế của mình, chuyển giao hoặc bán bằng độc quyền cho người khác. Ở Việt Nam, sáng chế còn có thể được bảo hộ bởi bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Giải pháp hữu ích thực ra là một sáng chế nhỏ, với trình độ sáng tạo không cao bằng sáng chế. Bảo hộ sáng chế bị giới hạn theo lãnh thổ và theo thời gian. Sự bảo hộ theo lãnh thổ có nghĩa là patent chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia mà patent đó đã được cấp. Sự bảo hộ theo thời gian có nghĩa là thời gian bảo hộ có giới hạn, thường là 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Có một điểm cần lưu ý rằng, Nhà nước trao độc quyền sáng chế nhưng Nhà nước không tự động thực thi độc quyền sáng chế, mà điều này phụ thuộc vào chủ sở hữu sáng chế. Để bảo vệ quyền sáng chế của mình, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với sáng chế của mình. Tóm lại, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là việc Nhà nước - thông qua hệ thống pháp luật - xác lập quyền của các chủ thể (có thể là tổ chức hoặc cá nhân) đối với sáng chế và bảo vệ quyền đó, chống lại bất kì sự vi phạm nào của người khác. 2. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bảo hộ sáng chế 2.1. Trên phạm vi thế giới Hệ thống bảo hộ sáng chế trên thế giới đã xuất hiện từ rất sớm. Ngay từ thời Trung cổ, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã xuất hiện hình thức “đặc ân” do vua chúa ban cho những người sáng tạo ra các sản phẩm mới, mà theo đó, họ sẽ có đặc quyền khai thác chính sản phẩm mình tạo ra trong thời hạn nhất định. Đây chính là tiền thân của hệ thống bảo hộ sáng chế. Hình thức “đặc ân” được áp dụng khá phổ biến ở châu Âu từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 16, và đã có tác dụng lớn đối với việc khuyến khích tạo ra công nghệ mới. Thế nhưng Luật Venice năm 1474 mới được coi là sự tiếp cận có tính hệ thống đầu tiên đối với bảo hộ sáng chế. Luật này quy định rằng người nào tạo ra được một thiết bị mới thì được độc quyền chế tạo thiết bị đó và nghiêm cấm bất cứ ai bắt chước chế tạo nếu không được phép của người đó. Năm 1624, dưới triều đại Tudor, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật về độc quyền, theo đó mọi hình thức độc quyền bị xoá bỏ trừ độc quyền sáng chế với điều kiện là sáng chế đó chỉ được bảo hộ trong khoảng thời gian tối đa là 14 năm. Việc cấp một độc quyền sáng chế cho bất cứ ai là thực hiện quyền công dân chứ không phải bổng lộc của Hoàng gia. Nguyên nhân ra đời của Đạo luật này xuất phát từ việc ở Anh cuối thế kỉ 16, các thành viên của Hoàng gia đã thu được một nguồn lợi rất lớn từ việc kinh doanh các độc quyền sáng chế. Trước đó từ thế kỉ 14, Hoàng gia Anh đã bắt đầu mở rộng phạm vi của hình thức “đặc ân” cho cả những thợ thủ công nước ngoài nhằm thu hút kĩ thuật công nghệ từ những nước khác. Trong nỗ lực nhằm hạn chế việc thu lợi quá mức từ kinh doanh độc quyền sáng chế của Hoàng gia, Nghị viện Anh đã ban hành Đạo luật này. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định việc cấp một đặc quyền cho sáng chế trong một khoảng thời gian có giới hạn. Nửa sau thế kỉ 18 là thời hoàng kim của thương mại và công nghiệp đối với nhiều nước. Đây cũng là thời kì của đổi mới khoa học và cách mạng chính trị. Trong khoảng thời gian này, một số nước đã thiết lập hệ thống luật sáng chế đầu tiên của mình, đó là Mĩ (1790), Pháp (1791), Bỉ (1854), Ý (1859), Nga (1870), Đức (1877)..... Đến cuối thế kỉ 19, đã có 45 nước ban hành Luật Sáng chế, và đến nay con số này đã lên tới 175 nước [20]. Mặc dù Luật Sáng chế đã được ban hành ở nhiều nước, nhưng người ta bắt đầu nhận thấy yêu cầu về sự bảo hộ mang tính chất quốc tế đối với sáng chế. Trong cuộc Triển lãm Sáng chế quốc tế tại Vienna năm 1873 do chính phủ hai nước Áo và Hungary tổ chức, những người trưng bày nước ngoài đã từ chối tham gia vì lo ngại rằng các ý tưởng của họ có thể bị đánh cắp và khai thác thương mại ở những nước khác. Sự cố này dẫn đến việc ra đời Công ước Paris về Bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883. Đây là điều ước quốc tế đầu tiên ra đời nhằm mục đích giúp đỡ những người dân ở một nước nhận được sự bảo hộ cho sáng tạo trí tuệ của họ, trong đó có sáng chế, ở những quốc gia thành viên khác. Khi việc đăng kí bảo hộ sáng chế ở nước ngoài đã trở nên phổ biến thì một nhu cầu mới lại nảy sinh, đó là nhu cầu đơn giản hoá thủ tục nộp đơn khi đăng kí bảo hộ trên phạm vi thế giới. Bởi vì nếu muốn sáng chế được bảo hộ ở nước nào lại phải nộp đơn ở nước đó thì sẽ rất mất thời gian, công sức trong ki chưa chắc sáng chế đó đã đáp ứng tiêu chuẩn để được cấp bằng độc quyền ở nước này. Tháng 6 năm 1970 tại Washington, Hiệp ước hợp tác về sáng chế (Patent Cooperation Treaty – PCT) được kí kết. Đây là một Hiệp ước về sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nộp đơn yêu cầu cấp patent, tra cứu thông tin cho các đơn này, thẩm định chúng cũng như công bố thông tin kĩ thuật về các đơn đó. Mục đích chủ yếu của PCT là đơn giản hóa thủ tục nộp đơn khi người nộp đơn muốn yêu cầu bảo hộ sáng chế của mình ở nhiều nước trên thế giới. Hiệp ước này tạo khả năng cho người nộp đơn đăng ký sáng chế thuộc một quốc gia thành viên có thể nhận được sự bảo hộ cho sáng chế của mình ở mỗi nước trong số nhiều nước thành viên khác bằng việc nộp một đơn duy nhất tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp quốc gia của nước thành viên Hiệp ước. PCT không cạnh tranh với Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà bổ trợ cho Công ước này. Trên thực tế, PCT là một thoả thuận đặc biệt theo Công ước Paris, và chỉ những nước thành viên của Công ước này mới được tham gia PCT. Ngày 1/1/1995, cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) được ký kết vào ngày 15/4/1994 cũng chính thức có hiệu lực. Hiệp định TRIPS được xây dựng dựa trên những nguyên tắc đã có trong Công ước Paris. Hiệp định này thừa nhận sự cần thiết phải thúc đẩy việc bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả các đối tượng sở hữu trí tuệ nhằm “thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, bảo đảm quyền lợi của các nhà sản xuất và người sử dụng kiến thức công nghệ, phục vụ lợi ích kinh tế, xã hội và bảo đảm sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ”  [4]. 2.2. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Việt Nam Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Việt Nam chính thức đi vào hoạt động kể từ năm 1981 với việc ban hành Nghị định 31/CP ngày 23/1/1981 về sáng kiến cải tiến kỹ thuật - hợp lý hoá sản xuất và sáng chế. Phong trào sáng kiến, cải tiến kĩ thuật ở nước ta đã phát triển khá mạnh mẽ từ những năm chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Đảng và Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến công tác tổ chức và lãnh đạo phong trào này, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích, khen thưởng những cá nhân và tập thể có thành tích trong hoạt động sáng tạo, cải tiến kĩ thuật. Việc ban hành Nghị định 31/CP có thể coi là mốc quan trọng mở đầu cho hoạt động bảo hộ sáng chế ở nước ta và mở ra triển vọng cho việc thành lập một cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng xác lập quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức chỉ đạo hoạt động sở hữu công nghiệp - đó chính là Cục Sáng chế, tiền thân của Cục sở hữu trí tuệ sau này. Ngày 11/04/1984, bằng độc quyền sáng chế đầu tiên ở Việt Nam đã được cấp. Chính sách đổi mới năm 1986 đã chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Và theo đó là sự ra đời của “Pháp lệnh về bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp” do chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 28/01/1989. Pháp lệnh này đã góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về sở hữu công nghiệp ở Việt Nam. Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam cũng tích cực tham gia vào các điều ước quốc tế trong lĩnh vực sở hữu côn
Luận văn liên quan