Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, môi trường đầu tiên họ được tiếp xúc đó là gia đình. Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên giúp con người hình thành nhân cách, gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời mỗi con người chúng ta đều mong muốn sẽ tìm thấy hạnh phúc và sự yêu thương trong chính tổ ấm của mình. Tuy vậy, với sự phát triển của xã hội, gia đình và những gì tốt đẹp quanh nó đang giảm sút đi những chức năng và vai trò quan trọng. Gia đình đã và đang xuất hiện những tranh chấp, cải vả, những vô xát, đánh đập nhau, nó khiến cho những thành viên trong gia đình phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó chính là bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, hậu quả để lại của nó cũng hết sức nặng nề. Ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của nó, tuy nhiên dạng bạo lực này rất khó nhận biết và vì thế rất khó kiểm soát bởi nó được bọc dưới lớp vỏ là “quan hệ gia đình”. Gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình và hầu hết các quốc gia cũng đã dành sự quan tâm khá đặc biệt đến vấn đề này bằng cách quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình trong pháp luật quốc gia mình. Việt Nam cũng đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật Việt Nam trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và ý nghĩa của các quy định này trong việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình trước nạn bạo lực.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Bạo lực gia đình đang là vấn đề cấp bách, xảy ra thường xuyên và đáng báo động ở không chỉ Việt Nam mà là ở tất cả các nước trên thế giới. Và việc nghiên cứu vấn đề này, vì thế có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để việc khai thác đề tài được tập trung và đạt được hiệu quả, tác giả bài viết xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
- Những vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình tới quyền lợi của các thành viên trong gia đình .
- Giới thiệu về một số văn bản pháp lý quy định về các biện pháp pháp lý phòng chống bạo lực gia đình va ý nghĩa của các văn bản này.
- Nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình
41 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ MỞ BÀI
Mỗi con người khi sinh ra và lớn lên, môi trường đầu tiên họ được tiếp xúc đó là gia đình. Gia đình chính là ngôi trường đầu tiên giúp con người hình thành nhân cách, gia đình là tổ ấm đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân. Từ khi lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời mỗi con người chúng ta đều mong muốn sẽ tìm thấy hạnh phúc và sự yêu thương trong chính tổ ấm của mình. Tuy vậy, với sự phát triển của xã hội, gia đình và những gì tốt đẹp quanh nó đang giảm sút đi những chức năng và vai trò quan trọng. Gia đình đã và đang xuất hiện những tranh chấp, cải vả, những vô xát, đánh đập nhau, nó khiến cho những thành viên trong gia đình phải gánh chịu những nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó chính là bạo lực gia đình.
Bạo lực gia đình phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam và các nước trên thế giới, hậu quả để lại của nó cũng hết sức nặng nề. Ngày càng có nhiều người trở thành nạn nhân của nó, tuy nhiên dạng bạo lực này rất khó nhận biết và vì thế rất khó kiểm soát bởi nó được bọc dưới lớp vỏ là “quan hệ gia đình”. Gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực gia đình và hầu hết các quốc gia cũng đã dành sự quan tâm khá đặc biệt đến vấn đề này bằng cách quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn bạo lực gia đình trong pháp luật quốc gia mình. Việt Nam cũng đã thông qua Luật phòng chống bạo lực gia đình vào ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008.
Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
- Tìm hiểu một số quy định của pháp luật Việt Nam trong việc phòng, chống bạo lực gia đình và ý nghĩa của các quy định này trong việc bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình.
- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình trước nạn bạo lực.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Bạo lực gia đình đang là vấn đề cấp bách, xảy ra thường xuyên và đáng báo động ở không chỉ Việt Nam mà là ở tất cả các nước trên thế giới. Và việc nghiên cứu vấn đề này, vì thế có ý nghĩa rất lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên để việc khai thác đề tài được tập trung và đạt được hiệu quả, tác giả bài viết xin giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài như sau:
Những vấn đề lý luận liên quan đến bạo lực gia đình.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và sự vi phạm của hành vi bạo lực gia đình tới quyền lợi của các thành viên trong gia đình .
Giới thiệu về một số văn bản pháp lý quy định về các biện pháp pháp lý phòng chống bạo lực gia đình va ý nghĩa của các văn bản này.
Nêu một số kiến nghị và giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên gia đình trước nạn bạo lực gia đình.
Bố cục khoá luận :
Mở đầu.
Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình.
Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam và trên thế giới.
Khái niệm bạo lực gia đình.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó.
Mối quan hệ giữa bảo vệ quyền của các thành viên gia đình với việc phòng chống bạo lực gia đình.
Chương 2.Bạo lực gia đình, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
2.1 Quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình theo Luật HN &GĐ 2000.
2.2 Bạo lực gia đình vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình.
Chương 3. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình và các biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình.
3.1 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
3.2 Biện pháp pháp lý ngăn chặn bạo lực gia đình.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Chương 1. Khái quát về bạo lực gia đình.
1.1 Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt Nam.
Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới.
Gia đình, nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi để nuôi dưỡng mỗi con người thành những người tốt trong xã hội. Nhưng hiện nay hạnh phúc của mỗi của mỗi gia đình đang ngày càng bị đe dọa bởi tình hình bạo lực trong gia đình hiện nay đang xảy ra khắp nơi trên thế giới và với nhiều hình thức tinh vi, nó xãy ra ở khắp mọi nơi, không phân biệt chủng tộc, tầng lớp, màu da, trình độ văn hóa hay địa vị xã hội, từ những nước có nền kinh tế phát triển mạnh như châu Âu, châu Mỹ đến những nước có nền kinh tế phát triển thấp hơn như các nước châu Phi... nạn bạo lực gia đình vẫn đang hoành hoành, diễn ra khắp hang cùng ngõ hẽm, trong từng tổ ấm gia đình.
Theo số liệu điều tra năm 2000 của Ủy ban dân số Mỹ, hơn ½ phụ nữ Mỹ ( khoảng 588.490 người) chiểm khoảng 85% nạn nhân bạo lực gia đình, có khoảng 103.220 người chiếm khoảng 15% tổng số nạn nhân bạo lực trong gia đình là nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của người chồng đối với người vợ tăng 20%, với chồng tăng 3%, trung bình mỗi ngày có khoảng 3 người phụ nữ bị tử vong do bạo lực gia đình, có khoảng 7000 phụ nữ độ tuổi 20 – 59% thường xuyên hứng chịu cảnh bạo lực gia đình, có khoảng 60% người thường xuyên phải chịu những đấm đá, chữi bới, các nạn nhân bị tổn thương nặng cả về thể xác lẫn tinh thần.(Theo Vietnam.net cập nhật ngày 20 tháng 3 năm 2001 ).
Còn ở Pháp, theo số liệu của Bộ nội vụ Pháp năm 2001, cứ 15 ngày lại có 3 phụ nữ Pháp bị tử vong do bạo lực gia đình, có khoảng 7000 phụ nữ Pháp trong độ tuổi 20 đến 59 thường xuyên hứng chịu cảnh bạo lực gia đình, có khoảng 60% người thường phải chịu những đấm đá, chửi bới, các nạn nhân bị tổn thương nặng nề cả về thể xác lẫn tinh thần.(Theo Giadinh.net cập nhật ngày 16 tháng 5 năm 2002).
Trên đây là một số dẫn chứng về tình trạng bạo lực diễn ra trên thế giới.
1.1.2. Tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Cũng giống như các nước trên thế giới, ở Việt Nam, bạo lực gia đình cũng đã xuất hiện từ lâu và đang ngày càng phát triển mạnh trên tất cả các vùng miền, tỉnh, thành phố của Việt Nam. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1/1/2000 đến 31/12/20005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.647 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, trong đó có khoảng 180.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Thêm vào đó, Ủy ban các vấn đề xã hội cũng đã tiến hành khảo sát tại 8 tỉnh, thành phố và kết quả cho thấy, hàng năm có 2,3% gia đình có hành vị bạo lực gia đình về thể chất, 25% gia đình có hành vị bạo lực về tinh thần và 30% cặp vợ chồng xãy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục ( theo Giadinh.net, cập nhật ngày 3 tháng 6 năm 2006). Còn Bộ Công An thì cho biết, trên toàn quốc cứ khoảng 2-3 ngày lại có một người chết liên quan đến bạo lực gia đình. Trong năm 2005, có 14% vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình (151/1113 vụ, trong đó có 39 vụ chồng giết vợ, 8 vụ vợ giết chồng), chỉ riêng đầu năm 2006, tỉ lệ này là 30,5% (26/77 vụ) ( Theo Giadinh.net, cập nhật ngày 21 tháng 4 năm 2006). Một số vùng miền thuộc các tỉnh cũng tiến hành các cuộc khảo sát riêng về bạo lực gia đình. Ví dụ, một trung tâm y tế huyện ở Đồng Bằng sông Cửu Long, trong năm 2005 đã tiếp nhận 98 ca tử vong, trong đó gần 50% là thanh niên, nguyên nhân chủ yếu là do bố mẹ rầy la từ quan hệ nam nữ. Hay như báo cáo của Công an một huyện miền núi ở Tây Bắc, trong giai đoạn 2001-2005, mỗi năm có 10-20 vụ tự tử bằng lá ngón, do nguyên nhân chủ yếu là bị chồng ngược đãi, vì chồng có vợ hai hay tảo hôn . Bên cạnh đó tình trạng con cái say rượu về hành hung bố mẹ già cũng không phải là hiếm, thậm chí do như thế nên có nhiều trường hợp cha mẹ phải tự tử hoặc thậm chí phải giết con. (Theo Vietnamnet, cập nhật ngày 26 tháng 5 năm 2007). Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, năm 2005 đã cho thấy, khoảng 20-25% các gia đình có lực gia đình trên cơ sở giới, cứ 6 người phụ nữ lại có một người là nạn nhân của bạo lực gia đình ( Theo Giadinh.net c ập nh ật ng ày 3 th áng 6 n ăm 2006).
Theo như những kết quả trên, có thể khẳng định rằng, tình trạng bạo lực trong gia đình ở nước ta đã đến lúc báo động. Bạo lực gia đình đang x ảy ra ở tất cả mọi nơi, ở hầu hết tất cả các đối tượng có trình độ và nhận thức khác nhau, nó đã và đang để lại những hậu quả nặng nề, tác động xấu đến sự phát triển của xã hội, cao hơn nó là sự vi phạm đến quyền con người, xâm phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, sự tự do và c ó khi là cả tính mạng con người.
Tất cả những điều này đã đặt Việt Nam đứng trước yêu cầu là phải sớm ban hành một đạo luật riêng, hoàn chỉnh để ngăn chặn và sớm chặn đứng tình trạng này
1.2. Khái niệm bạo lực gia đình.
Hiên nay chưa có một văn bản pháp lý nào quy định một cách chính thức về khái niệm “Bạo lực gia đình”. Vì vậy, khi xem xét về khái niệm này, chúng ta có thể nhìn nhận từ nhiều góc độ:
- Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ xã hội :
Hiện nay nhận thức của xã hội về vấn bạo lực gia đình vẫn còn rất hạn chế, phần lớn người dân vẫn chưa có cái nhìn đầy đủ, chính xác về bạo lực gia đình. Mỗi tầng lớp, mỗi thế hệ lại có những cách nhìn khác nhau về bạo lục gia đình. Có người hiểu đơn giản rằng bạo lục gia đình chỉ là hành vi xâm phạm về thể chất giữa giữa các thành viên trong gia đình, cũng có nhiều cá nhân cho rằng bạo lực gia đình bao gồm cả bạo lực về thể chất và bạo lực về tinh thần xảy ra giữa các thành viên trong gia đình.Đa phần mọi người không nhận thức đươc hành vi bạo lực tình dục và vì thế ít hiểu được bạo lực tình dục cũng là một hình thức của bạo lực gia đình.
Như vậy,nhìn từ góc độ xã hội mỗi cá nhân có một cách nhìn khác nhau về khái niệm bạo lực gia đình.
-Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ giới :
Trong tuyên ngôn của Liên hợp quốc về xóa bỏ nạn bạo lực gia đình với phụ nữ 1993 đã nêu ra khái niệm bạo lực đối với phụ nữ, theo đó “Bạo lực đối với phụ nữ là hành vị bạo lực trên cơ sở giới dẫn đến hoặc có thể dẫn đến sự xâm hại về thể chất, tình dục, tâm lý và sự đau khổ cho người phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy”. Theo như định nghĩa này thì khái niệm “Bạo lực đối với phụ nữ” hay “bạo lực trên cơ sở giới’ sẽ có nội dung rộng hơn khái niệm “bạo lực gia đình”, vì bạo lực gia đình thì chỉ có các hành vi xâm hại diễn ra trong khuôn khổ gia đình.
Theo tinh thần của Công ước về loại trừ phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) thì bạo lực gia đình được hiểu là sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở giới làm tổn hại hoặc có nguy cơ gây tổn hại đến quyền, lợi ích, tâm lý và sự phát triển của các thành viên trong gia đình.
Vạy từ góc độ giới có thể hiểu bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi nào của các thành viên gia đình đối với nhau trên cơ sở giới tính , được biểu hiện dưới những hình thức nhất định,có khả năng gây hoặc đe doạ gây ra những thiệt hại nhất định về thể chất, tinh thần, kinh tê, làm tước đoạt, hạn chế quyền tự do cơ bản của con người trong gia đình.
- Bạo lực gia đình nhìn từ góc độ pháp luật.
Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi bạo lực hay đe dọa có hành vi bạo lực xãy ra giữa các thành viên trong gia đình. Đó có thể là hành vi bạo lực về thể chất như giết người, đánh đập, hành hạ, đó có thể là hành vi bạo lực tinh thần như chữi bới, hăm họa, hạn chế tài chính, đó cũng có thể là hành vi bạo lực về tình dục như: cưỡng ép tình dục, tội loạn luân. Ngoài ra, ở một số nước trên thế giới thì nạn bạo lực gia đình cũng gắn với các tập tục truyền thống như tục phá thai, tục giết trẻ sơ sinh...
Thuật ngữ bạo lực gia đình lần đầu tiên được sử dụng trong báo cáo của Hội nghị Phụ nữ Quốc tế 1980 tại Copenhagen, báo cáo kêu gọi “Cần phải ban hành và thực hiện luật pháp về ngăn ngừa bạo lực gia đình và bạo lực đối với phụ nữ”.
Ở Việt Nam, thuật ngữ bạo lực gia đình hay bạo hành trong gia đình mới được sử dụng trên các báo cáo, tạp chí và trong các công trình nghiên cứu gần đây. Tuy nhiên thuật ngữ này mới được sử dụng nhiều để chỉ những hành vi ngược đãi về thể chất có tính chất nghiêm trọng mà chưa được sử dụng nhiều để chỉ về các hành vi bạo lực tình dục hay bạo lực tinh thần trong gia đình.
Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình”. Đồng thời tại Điều luật phòng chống bạo lực gia đình cũng đã liệt kê chi tiết 9 hành vi được coi là bạo lực gia đình.
Khái niệm bạo lực gia đình gắn liền với khái niệm thành viên gia đình , bởi vì bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên gia đình. Vì thế tại khoản 1 Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định “thành viên gia đình là những người gắn bó với nhau bởi hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”.Quy định này phù hơpj với quy định tại khoản 10 Điều 8 Luật HN & GĐ 2000.
Như vậy.hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng là 3 yếu tố quan trọng tạo nên gia đình. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều mối quan hệ tuy không thuộc một trong 3 yếu tố trên nhưng họ vẫn được coi là các thành viên gia đình với nhau. Ví dụ: bố mẹ chồng với con dâu; anh, chị, em, họ; cô, dì, chú, bác với các cháu... Nếu họ cùng sống với nhau trong một gia đình thì họ sê được coi là các thành viên gia đình.
Nguyên nhân của bạo lực gia đình và ảnh hưởng của nó.
Bạo lực gia đình xuất hiện cùng với sự ra đời của thiết chế gia đình và nó là vấn đề chung cho tất cả các quốc gia chứ không riêng gì Việt Nam. Bạo lực gia đình có thể diễn ra ở bất kỳ nơi nào, giữa bất kỳ thành viên nào trong gia đình. Theo các nghiên cứu gần đây về bạo lực gia đình kết luận rằng, bạo lực gia đình xuất hiện bởi các nguyên nhân sau đây :
- Nguyên nhân lịch sử :
Tư tưởng trọng nam khinh nữ, coi trọng quyền lực, vị thế của người đàn ông trong gia đình đã tồn tại lâu đời và dai dẳng trong quan hệ gia đình của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phương Đông. Sự bất bình đẳng giữa vợ chồng bắt nguồn từ truyền thống gia trưởng của người đàn ông và tư tưởng an phận, chấp nhận hành vi bạo lực của người vợ. Điều đó giải thích tại sao bạo lực trong gia đình xảy ra rất nhiều nhưng nạn nhân chủ yếu lại là phụ nữ . Đây là một nguyên nhân mang tính lịch sử đúng như nhận định của Ph.Anghen “Trong 3 hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân loại thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ chính là nguồn gốc đích thực có tính chất lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu giữa vợ và chồng.( Tác phẩm Nguồn gốc gia đình của chế độ Tư hữu và nô lệ ).
Nguyên nhân kinh tế :
Sự biến đổi của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề bạo lực gia đình. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình thì nguyên nhân kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực gia đình. Khi điều kiện kinh tế khó khăn, người ta phải lo nghĩ đến miếng cơm manh áo và điều họ quan tâm nhất là làm sao dể đảm bảo cho gia đình đủ chi tiêu. Nhũng diiều đó khiến cho các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thăng, dễ cáu bẳn, họ cũng không có thời gian quan tâm đến cách ứng xử, thái độ, tình cảm của các thành viên khác trong gia đình, có nhiều trường hợp chỉ vì kinh tế gia đình khó khăn mà vợ chồng trở nên lục đục, ông bà, cha mẹ, con trở nên bất hoà, người đàn ông dễ sinh ra cờ bạc, rượu chè, còn phụ nữ thì cũng tỏ ra khó chịu. Vì thế, từ cả những điều nhỏ nhặt trong gia đình cũng có thể xảy ra xô xát khiến gia đình trở nên lục đục, bầu không khí gia đình căng thẳng.
Ngoài ra khi nền kinh tế gia đình khá giả, cuộc sống gia đình đựơc cải thiện thì cũng không ít các thành viên trong gia đình có sự thay đổi về thái độ đối với các thành viên khác trong gia đình. Nhiều cặp vợ chồng, khi cuộc sống gia đình còn khó khăn thì luôn thương yêu, hoà thuận với nhau, nhưng khi trong gia đình đã có của ăn của để thì lại trở nên lục đục, bất hòa, nhiều khi người đàn ông còn đánh đập,ruồng rẫy vợ con. Khi người chồng là người có thu nhập chính thì họ thường tỏ ra coi thường vợ, nhiều người còn coi vợ như một kể ăn bám, họ thường cho mình quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đinh. Ngược lại khi người vợ là trụ cột nuôi sống gia đình thì người chồng lại lo sợ mình thấp kém, sợ uy quyền của mình trong gia đình bị giảm sút, vai trò của mình trong gia đình sẽ bị lu mờ và lúc này cách thức cứu vãn mà rất nhiều người đàn ông lựa chọ la sử dụng bạo lực với vợ mình và các thành viên khác trong gia đình.Đối với những người đàn ông coi trọng sỹ diện như thế này thì cách tốt nhát dể ngăn chặn bạo lực xảy ra là sự mềm mỏng, cư xử đúng mực từ phía người phụ nữ để người chồng trong gia đình không cảm thấy sỹ diện đàn ông bị tổn thương.
Nguyên nhân từ các chính sách xã hội :
Hiện nay bạo lực gia đình xảy ra rất nhiều nhưng vẫn cò rất thiếu các văn
bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, các văn bản có hiệu lực đang thi hành hiện nay như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật HN &GĐ 2000 hầu hết mới chỉ quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền và nghỉa vụ giũa các thành viên trong gia đình mà chưa co sự quan tâm thích đáng đến việc quy định các chế tài đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vì chua có một hệ thống chế tài đủ cứng rắn, nên bạo lực gia đình có cơ hội phát sinh. Bên cạnh đó là sự thờ ơ của các cấp chính quyền trước nạn bạo lực, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình thì đa phần hoạt động không có trách nhiệm, nặng về tính hình thức, khi nạn nhân bạo lực gia đình kêu cứu yêu cầu được giúp đỡ can thiệp khi các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan phần lớn tỏ ra không quan tâm và để mặc cho nạn nhân bạo lực gia đình tự giải quyết.
Người dân còn nhận thức rất mơ hồ về bạo lực gia đình nhiều người thậm chí không biết mình có quyền được bảo vệ khỏi sự đánh đập, hành hạ họ, họ chưa ý thức được bảo vệmình như thế nào. Thế nhưng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về vấn đề phòng chống bạo lực gia đình còn rất hạn chế.
Những chính sách xã hội như chính sách về dân số, kế hoạch hoá gia đình, cứu trợ xã hội bên cạnh những tác tích cực cũng đã có những ảnh hưởng không tốt đến bạo lực gia đình, làm phát sinh bạo lực gia đình. Ví dụ như việc chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách đã được đề ra khiến cho nhiều vụ bạo lực gia đình xẩy ra nhưng không được can thiệpvà giải quyết kịp thời
Các chính sách giảm biên chế, lao động khiến cho nhiều thành viên trong gia đình mất đi công việc, nhiều gia đình mất đi trụ cột lao động chính, nó tác động xấu làm cho nhiều gia đình trở nên khó khăn, bạo lực gia đình cũng phát sinh từ đấy.
- Các nguyên nhân khác :
Ngoài các nguyên nhân trên, chúng ta không thể loại trừ các nguyên nhân như học vấn thấp, nhận thức kém, thiếu hiểu biết pháp luật... cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình xuất hiện sớm, và đang phát triển mạnh. Ngoài những nguyên nhân như đã nêu trên thì ở Việt Nam còn có một nguyên nhân đặc thù - đã góp phần làm đất sinh cho bạo lực gia đình được cơ hội phát triển mạnh.Người phụ nữ Việt Nam kể từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về đạo làm vợ - làm mẹ, về nhiệm vụ và bổn phận củat người phụ nữ trong gia đình , về sự chịu đựng để giữ sự yên ấm trong gia đình. Vì thế, phụ nữ Việt Nam luôn có tư tưởng cam chịu “chín nhịn làm lành”, “bát đĩa trong chạn còn có lúc xô”. Họ mặc nhiên coi các hành vi đánh đập của người chồng là chuyện bình thường, là chuyện đương nhiên thể hiện vị thế người chủ gia đình của người đàn ông và vì thế họ tự nguyện chấp nhận những hành vi bạo lực gia đình, nhận mọi lỗi lầm thuộc về mình, mục đích cũng chỉ là mong muốn giữ cho gia đình được trong ấm ngoài êm.
Ảnh hưởng của bạo lực gia đình:
Bạo lực gia đình có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, tình cảm, sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Ảnh hưởng đối với người thực hiện hành vi bạo lực gia đình :
Từ trước dến nay người ta vẫn cho rằng bạo lực gia đình không gây ảnh hưởng gì đến những người đã thực hiện nó.Tuy nhiên, chúng ta cầc có sự nhìn nhận khách quan người có hành vi gây bạo lực tuy là người chủ động thực hiện nhưng phần lớn họ thực hiện hành vi trong những trạng thái tinh thần bị kích động,