Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Công ty cổ phần (CTCP) đã trở thành loại hình doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất. Hầu hết các CTCP ở Việt Nam đều có sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các CTCP đã niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán (TTCK). Bên cạnh đó, TTCK cũng đang ngày càng phát triển và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt là những nhà đầu tư với số lượng vốn nhỏ.
Dưới cả góc độ thực tiễn và pháp lý, Cổ đông thiểu số (CĐTS) được hiểu là những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các hoạt động trong CTCP. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ Luật Công ty 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp (LDN) 1999, rồi đến LDN 2005 và Luật Chứng khoán (LCK) 2006, mô hình CTCP ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng là hướng đến và duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là CĐTS. Trong đó, sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông là vấn đề được các nhà làm luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong ba khía cạnh quyền, nghĩa vụ và lợi ích được pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh, có vẻ như chỉ có phần nghĩa vụ là duy trì được sự bình đẳng tương đối, trong khi hai khía cạnh còn lại thì hầu như chưa đạt được sự công bằng theo đúng nghĩa. Vấn đề bảo vệ CĐTS hiện nay cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc, nhức nhối, làm nản lòng các nhà đầu tư; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh và hiệu quả của việc huy động nguồn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo đánh giá của Deutsche Bank mới đây, nếu như tại các TTCK trong khu vực như Malaysia, Singapore, Hong Kong, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư được 10 điểm thì tại Việt Nam chỉ được 2 điểm . Đồng thời, Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2010 với chủ đề “Cải cách qua thời kỳ khó khăn”, ấn phẩm lần thứ bảy trong chuỗi báo cáo thường niên do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là CĐTS, cũng cho thấy Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh so với các năm trước (năm 2008, Việt Nam đứng thứ 91) và đứng thứ 93 trong bảng xếp hạng năm nay .
76 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4382 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Bảo vệ cổ đông thiểu số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, Công ty cổ phần (CTCP) đã trở thành loại hình doanh nghiệp phát triển phổ biến nhất. Hầu hết các CTCP ở Việt Nam đều có sự tham gia đa dạng của các nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, đặc biệt là đối với các CTCP đã niêm yết cổ phiếu trên Thị trường Chứng khoán (TTCK). Bên cạnh đó, TTCK cũng đang ngày càng phát triển và thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, đặc biệt là những nhà đầu tư với số lượng vốn nhỏ.
Dưới cả góc độ thực tiễn và pháp lý, Cổ đông thiểu số (CĐTS) được hiểu là những cổ đông sở hữu một tỷ lệ nhỏ cổ phần và bị hạn chế về khả năng quản lý, cũng như kiểm soát các hoạt động trong CTCP. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ Luật Công ty 1990, cho đến Luật Doanh nghiệp (LDN) 1999, rồi đến LDN 2005 và Luật Chứng khoán (LCK) 2006, mô hình CTCP ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, với một trong những nguyên tắc pháp lý quan trọng là hướng đến và duy trì việc bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đặc biệt là CĐTS. Trong đó, sự công bằng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cổ đông là vấn đề được các nhà làm luật đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong ba khía cạnh quyền, nghĩa vụ và lợi ích được pháp luật doanh nghiệp điều chỉnh, có vẻ như chỉ có phần nghĩa vụ là duy trì được sự bình đẳng tương đối, trong khi hai khía cạnh còn lại thì hầu như chưa đạt được sự công bằng theo đúng nghĩa. Vấn đề bảo vệ CĐTS hiện nay cả dưới góc độ lý luận và thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, gây bức xúc, nhức nhối, làm nản lòng các nhà đầu tư; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh và hiệu quả của việc huy động nguồn vốn cho sự phát triển của nền kinh tế. Theo đánh giá của Deutsche Bank mới đây, nếu như tại các TTCK trong khu vực như Malaysia, Singapore, Hong Kong, chỉ số bảo vệ nhà đầu tư được 10 điểm thì tại Việt Nam chỉ được 2 điểm
. Đồng thời, Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2010 với chủ đề “Cải cách qua thời kỳ khó khăn”, ấn phẩm lần thứ bảy trong chuỗi báo cáo thường niên do Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng Thế giới (WB) công bố dựa trên nhiều tiêu chí, trong đó có vấn đề bảo vệ nhà đầu tư, đặc biệt là CĐTS, cũng cho thấy Việt Nam tiếp tục tụt hạng về môi trường kinh doanh so với các năm trước (năm 2008, Việt Nam đứng thứ 91) và đứng thứ 93 trong bảng xếp hạng năm nay
.
Do đó, việc bảo vệ quyền lợi của các CĐTS là vấn đề rất cần thiết và bức bách, nhằm đảm bảo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư trong hoạt động đầu tư vốn. Để thực hiện tốt yêu cầu này, trước tiên chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu, rà soát các quy định của pháp luật và đối chiếu với các yêu cầu từ thực tiễn để hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý trong việc bảo vệ quyền lợi của CĐTS. Đó cũng là lý do mà tác giả đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.
Khảo sát quá trình nghiên cứu
Sau khi tiến hành khảo sát tình hình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng: Bảo vệ CĐTS là vấn đề đã được rất nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau nghiên cứu và xuất bản dưới dạng sách hoặc các bài viết, bài tham luận, bình luận, chuyên khảo được đăng trên các tạp chí, bài báo và các trang thông tin điện tử. Tuy nhiên, trong khả năng nghiên cứu của mình, tác giả chỉ xin đề cập đến một số nghiên cứu trước đây trực tiếp về đề tài này và dưới góc độ pháp lý, cụ thể như sau:
Trần Quốc Hoài (2006), “Pháp luật bảo vệ lợi ích nhà đầu tư trên Thị trường Chứng khoán”, Luận văn Thạc sỹ Luật học;
Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học;
Lê Văn Qua (2008), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Đinh Thị Thuý Hồng (2009), “Cơ chế giám sát hoạt động trong công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi Cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài bảo vệ CĐTS đã được các tác giả nêu trên tiếp cận và nghiên cứu dưới những khía cạnh khác nhau, điển hình như việc nghiên cứu vấn đề bảo vệ CĐTS chủ yếu trong phạm vi TTCK của tác giả Trần Quốc Hoài, hay việc tiếp cận đề tài này bằng phương pháp so sánh với pháp luật nước ngoài của tác giả Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang, để từ đó đưa ra sự so sánh giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài về việc bảo vệ CĐTS. Gần đây là tác giả Nguyễn Thị Thuý Hằng lại tiếp cận vấn đề dưới góc độ liệt kê, chỉ rõ các quy định của LDN 2005 trong việc bảo vệ CĐTS mà không nhằm đưa ra giải pháp… Như vậy, ở mỗi góc độ tiếp cận và nghiên cứu khác nhau trong những thời điểm khác nhau, hầu hết các tác giả đã chỉ rõ những bất cập của các quy định pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS và đã đề cập đến các giải pháp cho vấn đề này. Tuy nhiên, trước những thay đổi từ thực tiễn khách quan, tác giả nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa đề tài này trên cơ sở tiếp thu các thành quả, giá trị khoa học của các đề tài nghiên cứu trước đó, đồng thời đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ chặt chẽ với yêu cầu của thực tiễn hiện tại để làm rõ những bất cập ở Việt Nam trong việc bảo vệ CĐTS dưới cả góc độ lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị mang tính tổng quan và cập nhật từ những yêu cầu thực tiễn, nhằm góp một phần hoàn thiện hơn nữa cơ chế pháp lý trong việc bảo vệ CĐTS tại Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng
Trên tinh thần nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS, đồng thời liên hệ với tình hình thực tiễn để làm rõ các bất cập hiện nay về vấn đề này, tác giả sẽ đưa ra một số giải pháp mang tính chất pháp lý có ý nghĩa định hướng trong công tác lập pháp, phần nào giúp các nhà làm luật xem xét lại những bất cập của pháp luật trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay.
Bên cạnh ý nghĩa nêu trên, Khoá luận còn có ý nghĩa trong việc cung cấp các kiến thức pháp lý cơ bản về bảo vệ CĐTS, hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Do đó, đây là một nguồn tài liệu có giá trị tham khảo, cung cấp các kiến thức pháp lý cho những học giả quan tâm, nghiên cứu về vấn đề này, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và CĐTS trong việc trang bị kiến thức pháp lý để tự bảo vệ mình một cách tốt hơn.
Mục đích nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm giải quyết các vấn đề lý luận chung về bảo vệ CĐTS theo quy định của pháp luật Việt Nam trong mối liên hệ với tình hình thực tiễn, để qua đó đưa ra khái niệm về CĐTS, mục tiêu của việc bảo vệ CĐTS. Đồng thời, tác giả đi vào phân tích một số bất cập trong công tác bảo vệ CĐTS hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng nhiều quan điểm của các chuyên gia, cũng như so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật của một số nước trên thế giới, để từ đó có cái nhìn tổng quan và đưa ra một số giải pháp mang tính pháp lý định hướng cho công tác lập pháp.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong Khoá luận là các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS, mà chủ đạo là các quy định của LDN 2005 và các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề này như LCK 2006 cùng các văn bản hướng dẫn… và thực trạng một số bất cập trong việc bảo vệ CĐTS hiện nay ở nước ta. Bên cạnh đó, một số quy định của pháp luật nước ngoài mà tác giả tham chiếu đến cũng là đối tượng nghiên cứu mở rộng của Khoá luận.
Phạm vi nghiên cứu
Trong khả năng nghiên cứu còn hạn hẹp, nội dung Khoá luận không bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến bảo vệ CĐTS ở nhiều khía cạnh khác nhau, mà tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc bảo vệ CĐTS dưới góc độ pháp lý, cụ thể là nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ CĐTS và một số bất cập trong thực tiễn bảo vệ CĐTS hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận nghiên cứu đề tài này một cách hệ thống và hiệu quả, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích, tổng hợp, suy luận logic, so sánh đối chiếu, thống kê và dùng sự kiện để chứng minh nhận định dựa trên nền tảng tư duy của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử theo Chủ nghĩa khoa học Mac - Lê Nin.
Cấu trúc của đề tài
Nhằm thể hiện nội dung đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học, tác giả đã xây dựng cấu trúc của Khoá luận theo trình tự như sau:
Phần mở đầu
Chương I. Các vấn đề lý luận về bảo vệ cổ đông thiểu số
Chương II. Những bất cập trong việc bảo vệ cổ đông thiểu số và một số kiến nghị
Kết luận chung
Danh mục tài liệu tham khảo
CHƯƠNG I
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
Các khái niệm
CTCP là loại hình doanh nghiệp có lịch sử hình thành và phát triển tương đối lâu dài trên thế giới, CTCP đầu tiên trên thế giới là công ty Đông Ấn (East India Company) của Anh (1600-1874) Đoàn Văn Trường (1996), “Thành lập, tổ chức và điều hành hoạt động Công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr. 10.
. Loại hình công ty này “đã phát triển ở hầu hết các nước từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ một nghành đến đa nghành, từ một quốc gia đến nhiều quốc gia thông qua các công ty siêu quốc gia” Đặng Cẩm Thuý (1997), “Bàn về con đường hình thành công ty cổ phần ở các nước Tư bản và vận dụng vào Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, (225), tr. 35.
Cho đến ngày nay, CTCP đã trở thành một loại hình kinh doanh phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và “được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm cho nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển” Nguyễn Ngọc Bích (2004), “Luật Doanh nghiệp: vốn và quản lý trong công ty cổ phần”, NXB Trẻ, tr. 18.
.
Cổ đông
Không giống như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn điều lệ của CTCP được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần và người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông (khoản 1, Điều 77 và khoản 11, Điều 4 LDN 2005). Như vậy, cũng xuất phát từ địa vị pháp lý là người đồng chủ sở hữu công ty, nhưng trong CTCP thì người sở hữu phần vốn góp trong công ty lại được gọi là cổ đông chứ không phải là thành viên góp vốn như trong công ty TNHH. Đây cũng là khái niệm đặc trưng, duy nhất chỉ có ở loại hình doanh nghiệp CTCP.
Số lượng cổ đông trong CTCP tối thiểu là ba (03) và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân và phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của công ty. Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, để xác lập tư cách cổ đông của CTCP, tổ chức, cá nhân phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện: (i) tổ chức, cá nhân phải sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát hành của CTCP và (ii) những thông tin về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 LDN 2005 được công ty hoặc thành viên của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) ghi đúng và đủ vào Sổ cổ đông của công ty Các thông tin về nhân thân quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 86 LDN 2005, gồm có: Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức.
. Như vậy, theo các quy định của pháp luật hiện hành, cổ đông là người (tổ chức, cá nhân) sở hữu cổ phần của CTCP và được đăng ký vào Sổ cổ đông của công ty.
Trong CTCP, cổ đông được phân chia thành nhiều loại phụ thuộc vào loại cổ phần mà cổ đông đó nắm giữ. Theo quy định của LDN 2005, CTCP bắt buộc phải có cổ phần phổ thông, ngoài ra CTCP còn có thể có các loại cổ phần ưu đãi như cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và các loại cổ phần khác theo quy định của Điều lệ công ty. Nếu dựa vào tiêu chí “loại cổ phần” nêu trên thì cổ đông sẽ được chia ra thành cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi (Điều 78 LDN 2005). Tuy nhiên dưới góc độ thực tiễn, người ta thường quan tâm đến tiêu chí tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu để phân loại cổ đông hơn. Theo tiêu chí này, thì cổ đông sẽ được chia thành cổ đông sở hữu nhiều vốn hay còn gọi là cổ đông lớn (majority shareholder) và cổ đông ít vốn hay còn gọi là cổ đông thiểu số (minority shareholder). Việc xác định cổ đông nhỏ hay cổ đông lớn không có ý nghĩa khi góp vốn, mà chỉ có ý nghĩa khi các cổ đông thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
.
Cổ đông thiểu số
CĐTS là khái niệm trên thực tế còn tồn tại rất nhiều tên gọi khác nhau. Đặt trong mối quan hệ tương quan với cổ đông sở hữu nhiều vốn, thì người ta có thể gọi cổ đông sở hữu ít vốn là cổ đông ít vốn, cổ đông nhỏ hay CĐTS, thậm chí có người còn gọi họ với cái tên ví von là “những ông chủ thấp cổ bé họng” Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung (2009), “Công ty: Vốn, quản lý & Tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005”, NXB Tri Thức, tr. 347.
.
Theo quan điểm của Luật sư Nguyễn Ngọc Bích và Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, thì việc gọi là cổ đông ít vốn hay CĐTS phải xuất phát từ mối quan hệ giữa phần vốn góp và quyền của cổ đông. Theo đó, “gọi là cổ đông ít vốn hay nhiều vốn là khi nói đến số lượng tiền mà cổ đông góp vào công ty và gọi là đa số hay thiểu số là khi họ thực hiện quyền biểu quyết” Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung, tlđd, tr. 349.
. Tác giả cho rằng việc phát sinh nhiều tên gọi về CĐTS như nêu trên là xuất phát từ sự phong phú của ngôn ngữ tiếng Việt và không cần thiết phải đặt ra vấn thống nhất về tên gọi, bởi dù với tên gọi nào thì các khái niệm nêu trên vẫn luôn đồng nhất với nhau về ý nghĩa nội hàm. Trong Khoá luận này, tác giả sử dụng khái niệm “cổ đông thiểu số” vì đây là khái niệm phổ biến trong thực tế, được nhiều người sử dụng như một thông lệ về cách gọi với cùng nội dung là chỉ những cổ đông sở hữu số lượng cổ phần nhỏ và không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của CTCP. Cụm từ “đa số” hay “thiểu số” được đề cập trong khái niệm này không hàm chỉ số đếm các cổ đông trong công ty, tức là không đồng nghĩa với các khái niệm “số ít” hay “số nhiều”. Ở đây, tác giả không nhằm phân tích để đưa ra một tên gọi thống nhất về CĐTS mà chỉ nhằm nêu ra khái niệm được hiểu một cách tương đối để thuận tiện trong việc dẫn nhập và diễn giải vấn đề.
Trong suốt nhiều năm qua, bắt đầu từ khi Luật Công ty 1990 ra đời, mặc dù đã cố gắng xây dựng một chế định pháp lý hoàn chỉnh nhằm bảo vệ CĐTS nhưng cho đến nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có được một định nghĩa chung, thống nhất về CĐTS Nguyễn Thị Thuý Hằng (2009), “Pháp luật về bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần”, Khoá luận Cử nhân Luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 7.
. Trước đây, theo quy định tại Điều 2, Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/07/1998 về chứng khoán và TTCK, thì “Cổ đông thiểu số là người nắm giữ dưới 1% cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”. Như vậy, theo quy định này, CĐTS được định nghĩa một cách rất cụ thể và rõ ràng. Theo đó, một cổ đông được gọi là CĐTS khi cổ đông đó sở hữu dưới 1% cổ phiếu của tổ chức phát hành. Hay nói cách khác, tỷ lệ sở hữu 1% cổ phiếu của tổ chức phát hành là căn cứ để xác định một cổ đông là CĐTS hay không phải là CĐTS. Tuy nhiên, Nghị định này đã hết hiệu lực và các văn bản mới ban hành để điều chỉnh về lĩnh vực này dường như cũng “bỏ quên” luôn định nghĩa này.
Như vậy cho đến nay, về mặt pháp luật thực định chúng ta chưa có một định nghĩa về CĐTS, tuy nhiên dưới góc độ pháp lý, chúng ta có thể tiếp cận định nghĩa này trong mối quan hệ với định nghĩa về “cổ đông lớn”. Định nghĩa về cổ đông lớn hiện nay có hai văn bản luật trực tiếp điều chỉnh là Luật các tổ chức tín dụng 1997 và LCK 2006. Theo quy định tại khoản 6, Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng “Cổ đông lớn là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của một tổ chức tín dụng”. Cũng tương tự như vậy, khoản 9, Điều 6 LCK 2006 quy định “Cổ đông lớn là cổ đông sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp từ năm phần trăm trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của tổ chức phát hành”. Như vậy, cả Luật các tổ chức tín dụng và LCK đã đưa ra một tỷ lệ chính xác là 10% và 5% để phân định ranh giới giữa cổ đông lớn và loại cổ đông còn lại trong CTCP. Và liệu có thể hiểu theo cách hiểu thông thường để gọi loại cổ đông còn lại ở đây là những CĐTS hay cổ đông nhỏ cho phù hợp với mối quan hệ của cặp phạm trù lớn – nhỏ được hay không?.
Rõ ràng nếu hiểu khái niệm CĐTS trong cặp phạm trù lớn – nhỏ dựa trên ranh giới về tỷ lệ sở hữu cổ phần nêu trên là không hợp lý, bởi lẽ những tỷ lệ đó chỉ là những con số ước lệ mà các nhà làm luật đưa ra để ghi nhận các quyền lợi cho cổ đông lớn chứ không hề phản ánh được đầy đủ về bản chất của cổ đông lớn hay CĐTS. Bởi vậy, không thể nào dựa vào các quy định của pháp luật thực định để đưa ra một định nghĩa toàn diện và đầy đủ về CĐTS. Song nếu xem xét vấn đề dưới góc độ thực tiễn, chúng ta có thể hiểu rằng “cổ đông thiểu số thì không chi phối đến được công ty, họ không có khả năng áp đặt quan điểm, đường lối sách lược của mình cho công ty, không thể quyết định được việc lựa chọn đa số thành viên trong Hội đồng quản trị hay Ban kiểm soát, không có khả năng ảnh hưởng trong việc quản lý và điều hành công ty” Bùi Xuân Hải (2009), “Bảo vệ cổ đông: Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn trong LDN 2005”, Tạp chí khoa học pháp lý, (01), tr. 17.
.
CTCP là loại hình doanh nghiệp đối vốn, do đó theo nguyên tắc đối vốn, người nào góp nhiều cổ phần thì người đó sẽ có nhiều phiếu biểu quyết hơn so với các cổ đông khác và có khả năng chi phối công ty cao hơn. Vì vậy, đề cập đến CĐTS là phải xuất phát từ bản chất của khái niệm này, xuất phát từ số vốn cổ đông góp vào công ty hay thực tế hơn là tỷ lệ phần trăm cổ phần có quyền biểu quyết mà cổ đông sở hữu trong vốn điều lệ của CTCP. Nếu như theo cách hiểu này thì CĐTS được hiểu là những cổ đông sở hữu ít vốn, một tỷ lệ phần trăm nhỏ cổ phần có quyền biểu quyết trong CTCP. Tuy nhiên, nếu việc tiếp cận và hiểu khái niệm này chỉ dừng lại ở đây thì về mặt thực tế có những trường hợp lại trở nên mâu thuẫn, không phù hợp. Chẳng hạn một CTCP có ba mươi mốt (31) cổ đông, trong đó có một cổ đông sở hữu 10% cổ phần của công ty và 30 cổ đông còn lại, mỗi cổ đông sở hữu 3% cổ phần của công ty. Liệu trong trường hợp này, các cổ đông nắm giữ 3% cổ phần có phải là CĐTS và cổ đông sở hữu 10% cổ phần kia có được xem là cổ đông lớn? Nếu xét về tỷ lệ cổ phần sở hữu trong công ty thì rõ ràng cổ đông sở hữu 10% cổ phần là cổ đông lớn theo quy định của LCK 2006. Tuy nhiên, xét về khả năng chi phối công ty thì vấn đề lại hoàn toàn khác, nếu như tất cả các cổ đông nắm giữ 3% cổ phần tập hợp nhau lại, tạo thành nhóm cổ đông thì khi này tỷ lệ cổ phần trong công ty mà họ sở hữu lên đến 90%, một tỷ lệ sở hữu rất cao và đủ để thông qua mọi quyết định trong công ty. Khi này, cổ đông sở hữu 10% cổ phần trong công ty lại ở vào vị trí của CĐTS do bị hạn chế về khả năng chi phối công ty.
Vì vậy, không thể đưa ra định nghĩa về CĐTS chỉ dựa trên một tỷ lệ sở hữu cổ phần nhất định mà khi đề cập đến vấn đề này, bên cạnh việc xem xét ở góc độ tỷ lệ cổ phần mà cổ đông sở hữu, cần phải xem xét dưới cả góc độ khả năng chi phối công ty của cổ đông. Cụ thể là phải xem xét đến vị trí, vai trò, khả năng của cổ đông trong việc quyết định hay ảnh hưởng đến các chính sách, kế hoạch kinh doanh, chiến lược phát triển của công ty và biểu quyết thông qua các vấn đề tại cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là ĐHĐCĐ. Hay nói cách khác, khi đưa ra khái niệm CĐTS cần phải dựa vào đồng thời hai tiêu chí là: (i) tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong công ty và (ii) các mối quan hệ quyền lực trong công ty, nghĩa là khả năng tham gia vào quá trình quản lý, kiểm soát công ty của cổ đông. Bởi lẽ, “nếu không tính đến khả năng kiểm soát công ty thì bản thân số lượng cổ phần không thể xác định được vị trí của cổ đông là cổ đông thiểu số hay cổ đông đa số” Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luậ