1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã qua đi, nhưng nền kinh tế thề giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Nền kinh tế thế giới năm 2010 vừa qua với nhiều mảng màu tối sáng khác nhau. Một trong những điểm nổi bật của kinh tế thế giới năm qua là biến động giá vàng.
Bên cạnh đó, sự phục hồi còn ẩn chứa nhiều bất ổn của kinh tế toàn cầu đã có tác động không nhỏ đến sự ổn định của an ninh tiền tệ quốc gia: các loại tội phạm liên quan tới tiền tệ trở nên phức tạp hơn, và các chính sách về tiền tệ cũng ra sức được thực hiện nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền. Đặc biệt tại Việt Nam, khi mà các giao dịch chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt thì việc đảm bảo an ninh tiền tệ là rất quan trọng.
Khác hẳn với các kênh đầu tư khác trên thị trường tài chính, thị trường vàng lại trở nên sôi động và cuốn hút được không chỉ sự quan tâm của các nhà đầu tư mà cả các ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính lớn bởi tính hấp dẫn của vàng như một kênh trú ẩn an toàn, đảm bảo được nguồn vốn. Các bất ổn của nền kinh tế đã khiến giá vàng trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động mạnh đặc biệt là trong năm 2010. Thị trường vàng trong nước trên đà phát triển mạnh khi nước ta là một trong số những nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Việc tìm hiểu thị trường vàng trong nước nhằm có những biện pháp kiểm soát biến động giá vàng đồng thời phát triển thị trường vàng nước ta là rất cần thiết.
Với mục đích có thêm hiểu biết về thị trường vàng cũng như về an ninh tiền tệ nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường vàng cũng như về an ninh tiền tệ nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ tại nước ta, em quyết định chọn đề tài: “ Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài mục lục, bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận về giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia.
Chương 2: Thực trang về biến động giá vàng năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp kiểm soát biến động giá vàng nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ.
116 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng thay đổi dự trữ vàng của các nước từ tháng 7/2010-12/2010 36
Bảng 2.2 Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN 64
Bảng 2.3 Lãi suất huy động một số kỳ hạn tại một số thời điếm năm 2010 66
Bảng 2.4 Lãi suất huy động USD một số kỳ hạn tại một số thời điểm năm 2010 67
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2 Tổng sản lượng vàng khai thác và vàng tái chế của toàn thế giới năm 2010 14
Hình 2.1 Biến động giá vàng trong 1 năm trở lại đây 32
Hình 2.2 Lượng vàng do các quỹ đầu tư nắm giữ và giá vàng trong năm 2010 37
Hình 2.3 Diễn biến giá vàng năm 2010 49
Hình 2.4 Giá vàng SJC trên thị trường tự do 51
Hình 2.5: Biểu đồ giá vàng tính 4 tháng đầu năm 2011 51
Hình 2.6 Chỉ số giá tiêu dùng các năm 70
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1
NHTW
Ngân hàng Trung ương
2
NHTM
Ngân hàng thương mại
3
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
4
TCTD
Tổ chức tín dụng
5
SJC
Giá vàng miếng của công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn
6
USD
Đồng đô la Mỹ
7
JPY
Đồng yên Nhật
8
GBP
Đồng bảng Anh
9
FATF
Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính chống rửa tiền
10
APG
Nhóm các nước khu vực châu Á- Thái Bình Dương về phòng chống rửa tiền
10
SPDR
Tên quỹ tín thác đầu tư vàng lớn nhất thế giới
11
FED
Cục dự trữ liên bang Mỹ
12
ECB
Ngân hàng Trung ương Châu Âu
13
PBOC
Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa
14
SGE
Sàn giao dịch vàng Thượng Hải
15
TTCK
Thị trường chứng khoán
16
SGDVQG
Sàn giao dịch vàng quốc gia
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 đã qua đi, nhưng nền kinh tế thề giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi. Nền kinh tế thế giới năm 2010 vừa qua với nhiều mảng màu tối sáng khác nhau. Một trong những điểm nổi bật của kinh tế thế giới năm qua là biến động giá vàng.
Bên cạnh đó, sự phục hồi còn ẩn chứa nhiều bất ổn của kinh tế toàn cầu đã có tác động không nhỏ đến sự ổn định của an ninh tiền tệ quốc gia: các loại tội phạm liên quan tới tiền tệ trở nên phức tạp hơn, và các chính sách về tiền tệ cũng ra sức được thực hiện nhằm đảm bảo giá trị đồng tiền. Đặc biệt tại Việt Nam, khi mà các giao dịch chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt thì việc đảm bảo an ninh tiền tệ là rất quan trọng.
Khác hẳn với các kênh đầu tư khác trên thị trường tài chính, thị trường vàng lại trở nên sôi động và cuốn hút được không chỉ sự quan tâm của các nhà đầu tư mà cả các ngân hàng trung ương, các tổ chức tài chính lớn bởi tính hấp dẫn của vàng như một kênh trú ẩn an toàn, đảm bảo được nguồn vốn. Các bất ổn của nền kinh tế đã khiến giá vàng trên thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động mạnh đặc biệt là trong năm 2010. Thị trường vàng trong nước trên đà phát triển mạnh khi nước ta là một trong số những nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới. Việc tìm hiểu thị trường vàng trong nước nhằm có những biện pháp kiểm soát biến động giá vàng đồng thời phát triển thị trường vàng nước ta là rất cần thiết.
Với mục đích có thêm hiểu biết về thị trường vàng cũng như về an ninh tiền tệ nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường vàng cũng như về an ninh tiền tệ nhằm tìm ra giải pháp phát triển thị trường vàng và đảm bảo an ninh tiền tệ tại nước ta, em quyết định chọn đề tài: “ Biến động giá vàng tại Việt Nam năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ quốc gia” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Ngoài mục lục, bảng biểu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận về giá vàng và an ninh tiền tệ quốc gia.
Chương 2: Thực trang về biến động giá vàng năm 2010 và vấn đề an ninh tiền tệ tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp kiểm soát biến động giá vàng nhằm đảm bảo an ninh tiền tệ.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn và hạn chế về kiến thức cũng như nguồn tài liệu nên khóa luận của em không thể tranh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ VÀNG VÀ AN NINH TIỀN TỆ QUỐC GIA
1. VÀNG VÀ BIẾN ĐỘNG CỦA GIÁ VÀNG
1.1. Vàng và ý nghĩa của nó đối với nền kinh tế
1.1.1 Khái niệm về vàng
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L.aurum) và số nguyên tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1) mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường toan (aqua regia) để tạo thành axít cloroauric cũng như chịu tác động của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trong số kim loại đúc tiền.
Vàng được dùng làm một tiêu chuẩn tiền tệ ở nhiều nước và cũng được sử dụng trong các ngành trang sức, nha khoa và điện tử. Mã tiền tệ ISO của nó là XAU.
1.1.2. Đặc điểm của vàng
1.1.2.1. Vàng là một loại hàng hóa
Vàng là một loại hàng hóa đặc biệt và độc nhất bởi trong khi các loại hàng hoá khác đựợc sản suất để tiêu dung thì vàng được dùng để tích trữ.
Vàng không chỉ như một loại hàng hóa đơn thuần như những loại hàng hóa khác, vàng còn là một loại tiền tệ đặc biệt dùng để trao đổi trong hơn 5000 năm nay. Bên cạnh đó, không giống như những đồng tiền trên thị trường như đô-la Mỹ, đồng euro, yên Nhật, đô-la Úc…những đồng tiền này thường gắn liền và đựợc kiểm soát bởi chính phủ của đồng tiền nước đó và nền kinh tế nước đó. Sự tăng giảm nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến giá trị của đồng nội tệ. Trong khi đó, vàng là một loại tiền tệ đặc biệt, bởi loại hàng hóa này mang tính chất công cụ trao đổi nhưng lại không chịu sự ảnh hưởng hay sự kiểm soát của một nền kinh tế cụ thể nào. Chính điều này giữ cho giá trị của vàng lâu bền hơn giá trị của các đồng tiền khác.
1.1.2.2. Vàng là một khoản đầu tư
Chính tính chất như một loại hàng hóa của vàng cũng đem lại cho vàng một sức hút hấp dẫn trong vai trò là công cụ đầu tư, chống lạm phát. Kinh tế ngày càng phát triển, lạm phát ra tăng và vàng trở thành nơi trú ẩn. Vàng còn là một khoản tiền đầu tư đã tồn tại cùng chứng khoán và các loại hành hóa khác góp phần quan trọng trên thị trường thế giới. Đặc biệt như hiện nay, khi mà kinh tế thế giới vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau khủng hoảng, đồng tiền bị mất giá, thị trường chứng khoán và bất động sản trầm lắng, thị trường vàng trở thành kênh đầu tư hấp dẫn.
Trong bối cảnh tình hình chính trị bất ổn, vàng cũng là một loại tài sản tích trữ duy nhất bởi giá trị đồng tiền có thể thay đổi theo diễn biến chính trị. Trong khi đó, vàng luôn giữ được giá trị của mình dưới bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó chính là lý do vì sao giá vàng luôn tăng cao khi tình hình chính trị leo thang.
Một lý do nữa khiến cho các nhà đầu tư hiện nay chú ý đến vàng là do việc ra tăng dự trữ bằng vàng của các NHTW các nước. Tại nhiều quốc gia, các NHTW đang đưa vàng vào danh mục dự trữ của mình thay cho việc dự trữ đô la Mỹ như truyền thống trước đây.
Thị trường vàng trong những năm gần đây rất sôi động với những đợt biến động giá lớn, kể từ năm 1971 đến nay, giá vàng đã lên mức trên 1400$/oz, mức biến động mạnh cho thấy vàng là một kênh đầu tư hấp dẫn và hiệu quả đặc biệt trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay. Hội đồng vàng thế giới đã tiến hành một số cuộc điều tra thăm dò cho thấy lợi nhuận mà vàng có thể đem lại cho một danh mục đầu tư. Trong một nghiên cứu như vậy đối với các tổ chức đầu tư Mỹ có tên gọi Vàng là một tài sản Chiến lược (Richard Michaud, Robert Michaud, và Katharine Pulvermacher năm 2006), các tác giả kết luận: “Vàng có thể có ưu thế trong danh mục đầu tư đối với các loại tài sản như các thị trường đang nổi và đỉnh chóp nhỏ do giá trị của nó, với tư cách là một tài sản đầu tư đa dạng. Một chỉ định chiến lược đối với vàng phụ thuộc vào mức độ rủi ro của danh mục đầu tư. Một chỉ định nhỏ nhưng quan trọng là 1 đến 2% khi mức rủi ro thấp và 2 - 4% khi danh mục đầu tư ở mức cân bằng. Trong khi về mặt thống kê không quan trọng ở những mức rủi ro cao, vàng có thể đem lại ổn định tại các thị trường và nền kinh tế nghèo cho các tổ chức đầu tư chiến lược dài hạn”.
1.1.3. Ý nghĩa của vàng đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.3.1. Vàng là phương tiện lưu trữ giá trị
Khi suy thoái kinh tế ngày càng lan rộng, các nền kinh tế sẽ tăng lượng dự trữ vàng. Nguyên nhân bởi vì dự trữ ngoại hối lớn cũng cho thấy sức hỗ trợ mạnh của đồng tiền của một quốc gia. Tổng lượng vàng dự trữ ở trên toàn thế giới khoảng 125,000-130,000 tấn, trong đó các NHTW nắm giữ khoảng 30,000 tấn. Trong đó NHTW nắm giữ vàng nhiều nhất là các ngân hàng Trung ương của Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Pháp và Ý. Lượng dự trữ vàng của Châu Á tương đối thấp so với châu ÂU và châu Mỹ.
1.1.3.2. Nhu cầu đa dạng hóa nguồn tài sản dự trữ của các NHTW
Trung bình các NHTW giữ khoảng 10% vàng trong nguồn tài sản dự trữ. Một số quốc gia có lượng vàng dự trữ cao, tiêu biểu như Mỹ 75%, Đức và Ý khoảng 70%. Ngược lại có một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Đài Loan, tuy có nguồn dự trữ dồi dào nhưng tỷ trọng vàng lại thấp, điển hình như Trung Quốc 1,6%, Nhật: 3,2%, Nga: 7,6% và Đài Loan: 4,7%. Vì phần lớn trong nguồn tài sản dự trữ là USD nên các NHTW luôn chủ động đa dạng hóa loại tiền tệ này bằng các tài sản dự trữ khác.
Sự kết hợp giữa các yếu tố như cuộc khủng hoảng tài chính 2008, sự mất giá của đồng USD cũng như việc vàng liên tục lập các mức giá kỷ lục luôn là yếu tố hấp dẫn cũng như tạo ra nhiều cơ hội cho các NHTW đa dạng nguồn dự trữ của mình. Thậm chí nếu các quốc gia đó không mua vàng, ví dụ như Trung Quốc vốn là một quốc gia cần nhiều tài nguyên có thể dùng USD để mua lại các loại hàng hóa dự trữ khác như đồng, quặng sắt và dầu thô. Và nếu điều này làm đồng USD suy yếu, ngược lại nó sẽ hỗ trợ tốt cho giá vàng.
Ngoài ra, vàng còn là một kênh đầu tư hiệu quả hỗ trợ các kênh đầu tư khác như thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản,…đảm bảo cho nền kinh tế tài chính của một nước phát triển phong phú và đa dạng các hình thức đầu tư.
1.2. Giá vàng và các yếu tố gây biến động giá vàng
1.2.1. Cơ sở hình thành giá vàng
Giá trị của vàng được quyết định bởi thị trường. Mặc dù các NHTW và quỹ Tiền tệ thế giới ,các quỹ tín thác vàng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành giá vàng khi mà các quỹ này nắm trong tay 19% vàng trên toàn thế giới; nhưng giá trị của vàng xuất phát từ công dụng của nó chứ không phải do các NHTW quyết định. Vì vậy, quan trọng là phải hiểu rằng, thị trường quyết định giá vàng cũng như giá trị của bất cứ một loại hàng hóa nào khác. Trước đây, NHTW có thể gây ảnh hưởng tới giá vàng bởi sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khoảng 68% vàng trên trái đất được cất trữ bởi các NHTW nhưng hiện nay, con số đó chỉ còn 10%.
Giá vàng cũng được xác định trên quy luật cung cầu. Vàng được chủ yếu sử dụng làm công cụ dự trữ giá trị nên trong từng thời điểm nhất định, việc tích trữ vàng của giới đầu tư cũng như của các ngân hàng tăng mạnh thì giá vàng sẽ tăng và ngược lại, giá vàng giảm khi các tổ chức này bán ra. Ngoài ra cũng phải kể đến lượng cung vàng trong khai thác, mặc dù sản lượng không nhiều, chỉ tăng 1,7%/năm, nhưng lượng cung này cũng có gây ảnh hưởng đến giá vàng.
Giá vàng được tính bằng USD, do đó giá trị của vàng phụ thuộc rất nhiều vào sự mạnh yếu của đồng USD so với các đồng tiền mạnh khác. Nghĩa là khi đồng USD suy yếu, giá vàng sẽ tăng và ngược lại.
1.2.2. Niêm yết giá vàng
Giá vàng được tính bằng đô la Mỹ. Khi giá vàng được quy đổi ra các loại tiền tệ khác mà không phải USD, nó được quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ đóng cửa cùng ngày. Ví dụ giá vàng ngày 1/10/2003 là 386.25USD, giá đóng cửa của ngày hôm đó là 1 USD đổi 0.591 GBP. Giá vàng tính theo bảng Anh khi đó sẽ là 228.4 bảng.
Thị trường vàng thế giới:
Đơn vị yết giá:USD/ounce
1 ounce= 1 troy ounce=0.83 lượng
1 lượng= 1.20556 ounce
Thị trường vàng trong nước:
Đơn vị yết giá VND/lượng
Công thức quy đổi giá vàng từ đơn vị tính USD/ounce thành đơn vị tính VND/lượng
Công thức tính giá vàng Việt Nam từ giá vàng thế giới : có một cách đơn giản để quy chiếu giá vàng thế giới vào giá vàng Việt Nam của SJC như sau:
Vàng VN= Vàng TG* 1.025* 1.20556* tỷ giá
Trong đó: 1.025 bao gồm:
Thuế nhập khẩu 1%-1.5% còn lại bao gồm: chi phí vận chuyển gia công, phân phối, lợi nhuận của JSC,…
1 lượng= 1.20556 troy
1.2.3. Các nhân tố gây biến động giá vàng
Thị trường vàng là một trong những thị trường sôi động nhất trên thế giới, thể hiện ở tính thanh khoản cao. Chính vì vậy, những biến động trên thị trường vàng thế giới sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến các thị trường khác, các tổ chức dự trữ, kinh doanh vàng, các cá nhân tích trữ, bán lẻ cũng như là thị trường vàng tại mỗi quốc gia. Những nhân tố tạo nên những biến động giá vàng chính là những nhân tố ảnh hưởng đến cung vàng và cầu vàng, qua đó tác động đến giá vàng và tính thanh khoản của thị trường vàng thế giới.
1.2.3.1. Những nhân tố tác động đến cầu vàng
* Giá trị đồng đô la Mỹ
Trong thời đại ngày nay, không ai có thể phủ nhận được sức mạnh của đô la Mỹ trong vai trò là đồng tiền thanh toán toàn cầu. Bởi vậy, hầu hết các loại hàng hóa hay ngoại tệ khi giao dịch quốc tế thường được định giá theo USD và vàng cũng không là ngoại lệ. Theo đó, bất cứ biến động nào ảnh hưởng đến giá trị đồng USD thì cũng tác động trực tiếp đến nhu cầu vàng.
Hình 1.1 Biểu đồ phân tích kỹ thuật giá vàng và tỷ giá USD- CHF
Nguồn: www.forexoma.com
Biểu đồ phân tích kỹ thuật cho thấy được xu hướng biến động ngược chiều của giá vàng và đồng đô – la Mỹ.
Những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đồng đôla Mỹ gồm:
- Nền kinh tế Mỹ: thị trường nhà ở, thị trường lao động, thị trường tín dụng, thị trường vốn.
- Lãi suất cơ bản được công bố bởi Cục dự trữ Liên Bang Mỹ.
Nếu không có những tác động đặc biệt của các nhân tố ngoại thì giá trị vàng và giá trị USD thường có xu hướng ngược chiều nhau.
* Giá dầu
Thị trường vàng và thị trường dầu là hai thị trường hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này được lý giải rằng:
Dầu là nguồn đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất. Bất cứ sự biến động nào của thị trường dầu cũng tác động dây chuyền lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Mặt khác, khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới được biết đến là vùng Trung Đông. Do một số ưu điểm của vàng như tính an toàn, không bị mất giá theo thời gian,.. nên các nước trong khu vực này thường dự trữ tài sản dưới dạng vàng. Như vậy nguồn cung dầu mỏ và nguồn cầu về vàng của khu vực Trung Đông quá lớn, ảnh hưởng đến giá cả hai loại hàng hóa này, nên nhiều nhà đầu tư thường dựa vào diễn biến và dự báo giá dầu mà có thể đưa ra các nhận định về thị trường vàng.
Tuy nhiên, vàng và dầu là hai loại hàng hóa khác nhau nên sẽ chịu những tác động đến cầu và giá khác nhau. Không thể khẳng định rằng giá vàng và dầu có quan hệ cùng chiều hay ngược chiều. Để chứng minh kết luận này, một bài báo tháng 4/2005 của Zeal LCC chỉ ra rằng: “ Từ năm 1965 đến năm 1994, chỉ số tương quan của giá vàng và dầu là 0,879. Từ năm 1995 đến 2000, hệ số này là -0,133” Thêm vào đó, theo “The gold-oil relationship” của tác giả Steven Saville (2006) từ www.gold-eagle.com, mối quan hệ của dầu vàng chỉ có thể thấy rõ trong dài hạn và hai yếu tố này chỉ có một yếu tố ảnh hưởng chung đó là giá trị của đồng đôla Mỹ. Do đó, cần phân tích những tác động của biến động giá dầu đến nền kinh tế Mỹ, qua đó tác động trở lại giá trị đồng USD thì mới dự đoán được giá vàng.
* Chứng khoán và bất động sản
Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường vàng là ba thị trường phổ biến có thể thay thế cho nhau về mặt đầu tư. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có thể chọ đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, vàng, hoặc kết hợp với nhau trong danh mục đầu tư của mình. Về lý thuyết, luồng vốn sẽ dịch chuyển từ kênh có tỷ suất sinh lời thấp sang kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao hơn.
Thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có mức rủi ro cao hơn thị trường vàng, vì khi doanh nghiệp phá sản, giá trị của số chứng khoán nắm giữ có thể về không. Đầu tư vào vàng, có thể lãi hoặc lỗ nhưng không bao giờ mất trắng vì vàng có giá trị nội tại của nó. Một nhà đầu tư khôn ngoan có thể phân tán rủi ro bằng cách kết hợp đầu tư vào vàng và chứng khoán.
Thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản có ảnh hưởng rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Các yếu tố chủ đạo để đánh giá thị trường bất động sản là các thông tin về nhà xây mới, doanh số nhà chờ bán hoặc chờ giấy phép xây dựng. Cũng như thị trường chứng khoán, khi thị trường này gặp thông tin bất lợi sẽ khiến các nhà đầu tư chảy vốn của mình sang chứng khoán và vàng, dẫn đến cầu vàng tăng và ngược lại.
* Tình hình kinh tế chính trị
Tình hình kinh tế chính trị thế giới tác động đến nhu cầu vàng và giá vàng qua tâm lý các nhà đầu tư và người dân, đặc biệt là một số nước phương Đông coi trọng vàng và có truyền thống giữ vàng làm của cải.
Tình hình kinh tế
Kinh tế là một yếu tố vĩ mô, có quy mô ảnh hưởng rất lớn đến tất cả mọi lĩnh vực đời sống- xã hội của một quốc gia, trong đó có thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường hàng hóa,..đặc biệt là thị trường vàng. Trong lịch sử thì thị trường vàng đã trải qua cùng rất nhiều những biến cố thăng trầm của nền kinh tế thế giới. Bằng chứng gần đây nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ra toàn cầu vào cuối năm 2007, đầu năm 2008 và vẫn còn dư âm đến thời điểm hiện tại. Kinh tế suy thoái, đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao, niềm tin vào thị trường chứng khoán và thị trừong bất động sản không còn, giới đầu tư đổ xô đi đầu tư và tích trữ vàng.
Tình hình chính trị
Không thể phủ nhận rằng thị trường vàng là thị trường ngay càng nhạy cảm với các vấn đề chính trị quan trọng trên thế giới. Thực tê đã cho thấy, vàng đều tăng giá mỗi khi có bất ổn chính trị như sự kiện 11/9 ở Mỹ, cuộc chiến ở Afghanistanm ở Iraq, những hành động của Triều Tiên trong vấn đề vũ khí hạt nhân,…
Ngoài ra những chính sách về kinh tế, chính trị của chính phủ hay thiên tai xảy ra tại một quốc gia có nền kinh tế lớn và quan trọng cũng là yếu tố không nhỏ gây xáo trộn thị trường vàng thế giới.
Tâm lý
Trước những bất ổn của kinh tế, chính trị hay những biến động của giá dầu, giá USD, thị thi trường chứng khoán, thị trường bất động sản,..tất yếu sẽ dẫn đến việc quyết định của các nhà đầu tư, đầu cơ, những người dân mua bán hay vẫn giữ vàng. Giá vàng cao thì bán, thấp thì sẽ mua vào. Đây là quy luật tất yếu. Nhưng không phải lúc nào giới đầu tư cũng hành động như vậy. Ví dụ như: thị trường vàng khá trầm lắng, chỉ cần một tác động của một tổ chức dự trữ hay kinh doanh vàng mua một khối lượng lớn vàng, lập tức những “kẻ đi nhờ xe” sẽ mua vàng theo dậy chuyền, đẩy giá vàng lên cao trong khi không có yếu tố ngoại cảnh nào tác động.
Ngoài ra, nhu cầu vàng cũng tăng cao trong những dịp lễ như lễ cuới, valentine,… Đây cũng là một minh chứng cho yếu tố tâm lý tác động đến cầu vàng.
1.2.3.2 Những nhân tố tác động đến cung vàng
* Hoạt động khai thác vàng
Khối lượng vàng khai thác chính là yếu tố lớn nhất đóng góp cho nguồn cung vàng cho thị trường vàng thế giới. Theo quy luật cung cầu, cung vàng vượt cầu thì giá vàng sẽ giảm, và khi cầu vượt cung thì giá vàng sẽ tăng.
Ngày nay sản lượng khai thác vàng trên thế giới đang chậm lại. Nhiều nguyên nhân lý giải cho điều này:
Chi phí khai thác và chế biến vàng cao mà khi giá vàng lại giảm (trước khủng hoảng kinh tế năm 2008) gây khó khăn cho các công ty khai thác vàng. Nhiều công ty khai thác bị thua lỗ, dẫn đến phá sản.
Tai nạn lao động của các hầm mỏ tăng cao khiến nhiều công nhân ở các mỏ vàng đình công, đòi tăng lương và có những biện pháp an toàn lao động. Các sự kiện này làm đình trệ việc khai thác vàng ở các mỏ.
Các hầm mỏ vàng cũ trên thế giới ngày càng cạn kiệt và chi phí để phát hiện các mỏ mới khá tốn kém.
Theo Hội Đồng Vàng thế giới, sản lượng vàng khai mỏ hàng năm trong vài năm qua gần mức 2500 tấn. Khoảng 3000 tấn