Hóa học là môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng đối với đời
sống và sản xuất. Hóa học gồm nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành là một
lĩnh vực khoa học rộng lớn, chuyên sâu và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
Bộ môn hóa học ở bậc Trung Học Phổ Thông chiếm vai trò vô cùng
quan trọng:
– Đào tạo con người phát triển toàn diện (Hóa học cung cấp cho học
sinh những cơ sở khoa học của hóa học, góp phần hình thành thế giới quan,
nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp học sinh học tốt các môn học khác ).
– Những kiến thức về hóa học rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
(giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các vật dụng hàng ngày, giải thích nhiều
hiện tượng trong tự nhiên và trong cuộc sống ).
– Những kiến thức về hóa học là cơ sở vững chắc cho việc đào tạo nghề
nghiệp cho học sinh (trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp,
là nền tảng cho các nghề: y dược, địa chất, công nghiệp thực phẩm, hóa chất,
luyện kim, , giúp học sinh hiểu được cơ sở khoa học của nhiều ngành sản
xuất cụ thể: chế tạo máy, năng lượng, xây dựng, ).
– Quá trình học tập bộ môn hóa học giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực nhận thức.
– Những kiến thức về hóa học góp phần giáo dục đạo đức, hình thành
thế giới quan cho học sinh.
Thí nghiệm, thực nghiệm khoa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
– Thí nghiệm là một yếu tố của nguồn nhận thức thế giới, là cầu nối
giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiện và nhận thức của con
người.
102 trang |
Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Biên soạn ebook giáo khoa hóa học lớp 10 nâng cao bằng phần mềm adobe acrobat 9.0 pro extended, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
BIÊN SOẠN EBOOK GIÁO
KHOA HÓA HỌC LỚP 10
NÂNG CAO BẰNG PHẦN MỀM
ADOBE ACROBAT 9.0 PRO
EXTENDED
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
KHOA HÓA HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
BIÊN SOẠN EBOOK GIÁO
KHOA HÓA HỌC LỚP 10
NÂNG CAO BẰNG PHẦN MỀM
ADOBE ACROBAT 9.0 PRO
EXTENDED
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện
Ths. Lê Văn Đăng, Hoàng Thị Kim Phượng
TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 5 năm 2012
Lời cảm ơn
Trước tiên con xin ghi nhớ công ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con có ngày hôm nay; cảm
ơn ông, bà, cô, chú đã động viên giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn đến quý Thầy, Cô Trường Đại học Sư
phạm TP. Hồ Chí Minh – khoa hoá học đã truyền đạt cho em nhiều kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình học tập. Em sẽ mang
theo những kiến thức và kinh nghiệm này để làm hành trang trong cuộc
sống và trong công việc sau này của em.
Em xin được gửi lời tri ân chân thành đến thầy Lê Văn Đăng – người
đã rất nhiệt tình cung cấp tài liệu, chia sẻ những kinh nghiệm và nhận xét,
góp ý tận tình để giúp em hoàn thành khóa luận. Em cũng xin được gửi lời
cảm ơn chân thành của mình tới các thầy cô trong khoa, các thầy cô quản lí
phòng thí nghiệm đã cung cấp hoá chất, dụng cụ thí nghiệm để em thực
hiện những video thí nghiệm góp phần hoàn thành cho khoá luận của mình.
Tuy nhiên do kiến thức, thời gian, kinh nghiệm còn nhiều hạn chế
nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến
của quý Thầy Cô và các bạn. Em kính mong thầy cô chia sẻ và đóng góp ý
kiến để em học tập.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 05 – 2012
Sinh Viên Thực Hiện
Hoàng Thị Kim Phượng
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5
1.1. Lí do chọn đề tài ............................................................................. 5
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................... 7
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 7
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................. 8
1.5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 8
1.6. Giả thuyết khoa học ......................................................................... 8
1.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu ........................................ 9
2. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 10
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học và đổi mới
phương pháp dạy học ............................................................................ 10
2.1.1. Bốn cột trụ của giáo dục .................................................... 10
2.1.2. Một số ý tưởng về dạy học ................................................ 11
2.1.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ............... 12
2.1.4. Dạy học hướng vào người học ........................................... 12
2.1.5. Dạy học bằng hoạt động của người học ........................... 13
2.1.6. Dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp ...................... 14
2.2. Đổi mới phương pháp dạy học bằng việc sử dụng tối ưu
các phương tiện dạy học ....................................................................... 16
2.2.1. Khái niệm và phân loại phương tiện dạy học .................... 16
2.2.2. Vai trò của phương tiện dạy học trong giảng dạy ............. 16
2.2.3. Nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học ........................ 17
2.2.4. Lựa chọn phương tiện dạy học ......................................... 18
2.3. Giới thiệu về e-book ...................................................................... 19
2.3.1. Khái niệm e-book............................................................... 19
2.3.2. Đặc điểm của e-book ......................................................... 20
2.3.3. Một số định dạng của e-book ............................................. 22
2.3.4. Tình hình sử dụng e-book .................................................. 26
3. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM ĐỂ SOẠN THẢO E-BOOK
HOÁ HỌC ..................................................................................................... 30
3.1. Phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended ................................ 30
3.1.1. Giới thiệu phần mềm Adobe Acrobat 9 Pro ...................... 30
3.1.2. Các tính năng của phần mềm
Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended ................................................ 35
3.1.3. Giới thiệu các thanh công cụ ............................................. 41
3.2. Một số phần mềm hỗ trợ ................................................................ 45
3.2.1. Microsoft Office Word 2007 ............................................. 45
3.2.2. Ulead Video Studio 11 ....................................................... 50
3.2.3. SnagIt 8 .............................................................................. 54
3.2.4. Mathtype 6.7 ...................................................................... 57
3.2.5. ChemDraw Ultra 10.0 ....................................................... 61
3.2.6. Quicktime 7.8..................................................................... 62
3.2.7. Acrobat Reader 9.3 ............................................................ 62
3.3. Các bước soạn thảo nội dung e-book hóa học ............................... 63
3.3.1. Nghiên cứu tài liệu ............................................................. 63
3.3.2. Soạn văn bản bằng Microsoft Office Word 2007 .............. 63
3.3.3. Vẽ cấu trúc hóa học bằng ChemDraw Ultral 10.0 ............. 66
3.3.4. Chụp hình bằng SnagIt 8 ................................................... 67
3.3.5. Chuyển đổi từ file Word sang file PDF ............................. 76
3.4. Thao tác trong phần mềm Adobe Acrobat 9.0
Pro Extended ........................................................................................ 77
3.4.1. Chỉnh sửa tài liệu ............................................................... 78
3.4.2. Chèn phim thí nghiệm vào tài liệu ..................................... 78
3.4.3. Lập bảng mục lục ............................................................... 79
3.5. E-book giáo khoa hóa học 10 nâng cao ......................................... 82
3.6. Kết quả ........................................................................................... 86
4. KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT......................................................................... 96
4.1. Kết luận.......................................................................................... 96
4.2. Đề xuất ........................................................................................... 97
4.3. Hướng phát triển của đề tài ........................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 99
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Hóa học là môn khoa học tự nhiên có vai trò quan trọng đối với đời
sống và sản xuất. Hóa học gồm nhiều chuyên ngành, mỗi chuyên ngành là một
lĩnh vực khoa học rộng lớn, chuyên sâu và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.
Bộ môn hóa học ở bậc Trung Học Phổ Thông chiếm vai trò vô cùng
quan trọng:
– Đào tạo con người phát triển toàn diện (Hóa học cung cấp cho học
sinh những cơ sở khoa học của hóa học, góp phần hình thành thế giới quan,
nhân cách toàn diện cho học sinh, giúp học sinh học tốt các môn học khác).
– Những kiến thức về hóa học rất cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
(giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các vật dụng hàng ngày, giải thích nhiều
hiện tượng trong tự nhiên và trong cuộc sống).
– Những kiến thức về hóa học là cơ sở vững chắc cho việc đào tạo nghề
nghiệp cho học sinh (trang bị cho học sinh những kiến thức kỹ thuật tổng hợp,
là nền tảng cho các nghề: y dược, địa chất, công nghiệp thực phẩm, hóa chất,
luyện kim,, giúp học sinh hiểu được cơ sở khoa học của nhiều ngành sản
xuất cụ thể: chế tạo máy, năng lượng, xây dựng, ).
– Quá trình học tập bộ môn hóa học giúp học sinh hình thành và phát
triển năng lực nhận thức.
– Những kiến thức về hóa học góp phần giáo dục đạo đức, hình thành
thế giới quan cho học sinh.
Thí nghiệm, thực nghiệm khoa học giữ vai trò hết sức quan trọng trong
quá trình nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn.
– Thí nghiệm là một yếu tố của nguồn nhận thức thế giới, là cầu nối
giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa hiện tượng tự nhiện và nhận thức của con
người.
– Thí nghiệm là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức, hỗ trợ
đắc lực cho tư duy sáng tạo.
Trong việc dạy học hóa học ở trường phổ thông, thí nghiệm giúp học
sinh làm quen với những tính chất, mối quan hệ có tính quy luật giữa các đối
tượng nghiên cứu, là cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học.
Hiện nay, tình hình học tập bộ môn hóa học ở các trường phổ thông gặp
phải nhiều khó khăn do hóa học là một môn khoa học có sự kết hợp giữa lí
thuyết và thực hành mà việc học lí thuyết trên lớp chỉ giải quyết được những
vấn đề cơ bản, chưa thực sự giúp học sinh hiểu hết những ứng dụng của lí
thuyết vào thực hành. Hơn nữa, trong các buổi thực hành, đa số các học sinh
không biết cách tiến hành thí nghiệm mặc dù đã có giáo viên hướng dẫn.
Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin
trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt
là các ngành khoa học. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiên cứu
khoa học là ưu tiên hàng đầu.
Trong xu hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất
lượng dạy học hiện nay, vai trò của người học càng được nâng cao. Người học
là nhân tố chủ động của quá trình dạy và học, phải tự tìm tòi nghiên cứu để bổ
sung và hoàn thiện vốn kiến thức của mình. Nhưng vì nhiều nguyên nhân
khách quan cũng như chủ quan (về kinh phí, thời gian) nên việc tìm được
những tài liệu thật sự hữu ích mà lại thuận tiện cũng là việc khó khăn. Do đó
nguồn tài liệu tham khảo là rất cần thiết cho quá trình tự nghiên cứu của học
sinh.
Để dễ dàng trao đổi và chia sẻ tài liệu, người ta đã thiết kế tài liệu tham
khảo dưới dạng e-book (sách điện tử). Trên các diễn đàn học tập, các trang
website trong nước và nước ngoài thì các cuốn e-book hầu hết chỉ tập trung
chủ yếu vào phần lí thuyết. Và hiện tại cũng chưa có bất kì tại liệu e-book nào
có đầy đủ phần lý thuyết và phần phim thí nghiệm để minh họa cho lý thuyết.
Mà môn Hóa học thì luôn phải đi đôi giữa việc học lí thuyết và thực hành.
Với các lí do trên, em đã chọn đề tài “BIÊN SOẠN E-BOOK GIÁO
KHOA HÓA HỌC 10 NÂNG CAO BẰNG PHẦN MỀM ADOBE
ACROBAT 9 PRO EXTENDED”.
Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh,
hoàn thiện kĩ năng ứng dụng tin học trong hóa học, giúp các em có thêm một
tài liệu tham khảo hoá học vừa có cả lí thuyết và thí nghiệm thực hành, em hi
vọng đề tài này sẽ là nguồn tư liệu hữu ích phục vụ cho việc học tập và nghiên
cứu của các em học sinh.
1.2. Mục đích nghiên cứu
– Nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và
học trong trường THPT.
– Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại và áp dụng công nghệ
thông tin nhằm phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập, nhất là bộ môn
Hóa học.
– Tạo hứng thú cho học sinh, tạo niềm say mê vào bộ môn Hóa học.
– Gắn giáo dục kiến thức khoa học với thực tiễn nhằm đưa bộ môn Hóa
học gần gũi với cuộc sống.
– Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh.
– Việc sử dụng “E-book Giáo Khoa Hóa Học 10 Nâng Cao” bao gồm lí
thuyết, bài tập, đáp án hóa học 10, đặc biệt là video clip về các thí nghiệm hóa
học trong chương trình hóa học 10 sẽ hỗ trợ một cách đắc lực cho việc giảng
dạy và học tập và có thể sẽ là một trong những công cụ phục vụ phổ biến cho
việc giảng dạy trong tương lai gần ở trường phổ thông.
– Với đề tài này giúp em nâng cao kiến thức và kỹ năng sử dụng một
cách hiệu quả nhiều phần mềm như Adobe Acrobat 9.0 Pro Extended, Adobe
Reader 9.3, Microsoft Office Word 2007, MathType 6.7, ChemDraw 6.0,
Snagit 8, Quicktime 7.8, Ulead Studio Video 11 để ứng dụng cho việc thiết kế
cuốn e-book giáo khoa 10 nâng cao phục vụ cho việc học tập và giảng dạy ở
trường phổ thông cũng như đại học.
1.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
– Nghiên cứu cơ sở lý luận về xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
hiện nay.
– Nghiên cứu vai trò, thế mạnh và thực trạng của việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong giảng dạy bộ môn hóa học.
– Nghiên cứu các tài liệu phù hợp với chương trình hóa học 10 nâng
cao.
– Nghiên cứu các phần mềm tạo e-book, chủ yếu là các phần mềm
Adobe Acrobat 9 Pro Extended, Microsoft Office Word 2007, Ulead Studio
Video 11.
– Nghiên cứu các phần mềm bổ trợ như ChemDraw Ultra 10.0,
MathType 6.7, Quicktime 7.8, Snagit 8.
– Thiết kế cuốn e-book bao gồm cơ sở lí thuyết và video thí nghiệm
Hóa học dành cho học sinh lớp 10.
1.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm Adobe Acrobat 9.0 Pro
Extended để thiết kế cuốn e-book giáo khoa hóa học 10 nâng cao.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình tiến hành một số thí nghiệm hóa học
trong chương trình hóa học 10 và quá trình tiến hành thực hiện e-book giáo
khoa hóa học 10 nâng cao.
1.5. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình hóa học 10 nâng cao.
1.6. Giả thiết khoa học
Nếu nghiên cứu thành công đề tài này thì sẽ giúp nâng cao chất lượng
quá trình dạy và học hóa học ở lớp 10 bậc Trung học Phổ thông.
– Nâng cao chất lượng bài giảng dạy của giáo viên.
– Nâng cao kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin.
– Tạo hứng thú cho học sinh, tạo niềm say mê vào bộ môn hóa học.
– Thêm nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh và những
người yêu thích hóa học.
– Dễ dàng trao đổi các tài liệu hóa học bổ ích, bàn luận các vấn đề hóa
học thông qua mạng Internet.
– Phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh.
– Phát huy khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.
1.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
– Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến đề tài.
– Tìm kiếm các tư liệu hóa học phục vụ cho việc thiết kế e-book hóa
học.
– Truy cập và sưu tầm những cuốn e-book hóa học trên Internet để học
tập và rút kinh nghiệm.
– Phân tích, tổng hợp.
– Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, bạn bè.
Phương tiện nghiên cứu
– Các tài liệu về Hóa học THPT, đặc biệt là lớp 10.
– Máy vi tính có cấu hình mạnh.
– Máy quay phim.
– Các phần mềm hỗ trợ cho việc nghiên cứu.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của việc dạy học và đổi mới phương pháp
dạy học
2.1.1. Bốn cột trụ của giáo dục
Hội đồng quốc tế về giáo dục cho thế kỉ XXI do UNESCO thành lập
năm 1993 nhằm hỗ trợ cho các nước trong việc tìm tòi các thức tốt nhất để kiến
tạo lại nền giáo dục của mình vì sự phát triển bền vững của con người. Tháng 4
năm 1996, Hội đồng đã cho ra ấn phẩm “Học tập: Một kho báu tiềm ẩn”, trong
đó có đề ra phương châm HỌC SUỐT ĐỜI dựa trên 4 cột trụ: học để biết, học
để làm, học để cùng sống với nhau và học để làm người. Bốn cột trụ này cũng
chính là mục đích của việc học.
HỌC ĐỂ BIẾT
– Học kiến thức.
– Học cách học (biết học tập theo phương pháp khoa học).
– Học cách nắm vững những công cụ sử dụng kiến thức.
– Học cách nhận xét, đánh giá.
HỌC ĐỂ LÀM
– Nắm được các kĩ năng.
– Biết cách sử dụng kiến thức (phá vỡ bức tường ngăn giữa kiến thức trí
tuệ và kiến thức thực tiễn).
– Có khả năng đối mặt với nhiều tình huống trong cuộc sống.
HỌC ĐỂ CÙNG SỐNG VỚI NHAU
– Có cách nhìn đúng đắn về thế giới.
– Cảm nhận sâu sắc được tính phụ thuộc lẫn nhau trong cuộc sống hiện
tại.
– Hiểu được người khác thông qua hiểu chính mình (giúp cho học sinh
khám phá ra mình là ai và chỉ khi đó mới biết đặt mình vào vị trí của người
khác)
– Biết hòa nhập vào tập thể, biết cộng tác với người khác, cùng sống
trong sự tôn trọng lẫn nhau và khoan dung.
HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI
– Giáo dục là một “hành trình nội tại” dẫn đến sự xây dựng nhân cách
mỗi con người.
– Thế kỉ XXI đòi hỏi mỗi con người phải có năng lực tự chủ và xét đoán
cao hơn, không thể coi nhẹ bất kì tiềm năng nào của mỗi cá nhân: trí nhớ, lập
luận, mỹ cảm, thể lực, kỹ năng giao lưu
– Khuyến khích sự phát triển đầy đủ tiềm năng sáng tạo của mỗi người
với toàn bộ sự phong phú và phức tạp của con người.
2.1.2. Một số ý tưởng về dạy học
Đổi mới phương pháp là một quá trình liên tục phát huy, kế thừa những
tinh hoa của giáo dục truyền thống và tiếp thu có chọn lọc những phương pháp
hiện đại trên thế giới.
Cần khuyến khích sự phong phú đa dạng của các phương pháp cũng như
là sự phong phú đa dạng của các ý tưởng.
Trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là dạy học
hướng vào người học.
Cái đích cuối cùng của việc đổi mới phương pháp là nâng cao hiệu quả
của quá trình dạy học.
Học là hiểu, ghi nhớ, liên hệ, áp dụng. Người học sinh giỏi là người học
sinh có tư duy tốt chứ không phải người học sinh chỉ biết thuộc bài.
Người giáo viên giỏi không phải là cho học sinh biết nhiều kiến thức mà
là dạy cho học sinh biết cách tư duy, biết cách sử dụng những kiến thức vào
các tình huống mới, vào đời sống thực tế.
Giáo viên chỉ dạy tốt khi có sự đồng cảm với học sinh.
Những điều kiện để học sinh học tập có hiệu quả:
– Sức khoẻ
– Vốn kiến thức
– Khả năng ghi nhớ
– Khả năng tư duy sáng tạo
– Phương pháp học tập
– Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho học tập
– Có thầy giỏi
2.1.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Trên thế giới và ở nước ta hiện nay đang có rất nhiều công trình nghiên
cứu, thử nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học theo các hướng khác nhau.
Sau đây là một số xu hướng đổi mới cơ bản:
– Phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo của người học.
Chuyển trọng tâm hoạt động từ giáo viên sang học sinh. Chuyển lối học từ
thông báo tái hiện sang tìm tòi khám phá.
– Cá thể hóa việc dạy học.
– Sử dụng tối ưu các phương tiện dạy học đặc biệt là tin học vào dạy
học.
– Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống. Chuyển từ lối
học nặng về tiêu hóa kiến thức sang lối học coi trọng việc vận dụng kiến thức.
– Cải tiến việc kiểm tra và đánh giá kiến thức.
– Phục vụ ngày càng tốt hơn hoạt động tự học và phương châm học suốt
đời.
– Gắn dạy học với nghiên cứu khoa học với mức độ ngày càng cao (theo
sự phát triển của học sinh, theo cấp học, bậc học).
2.1.4. Dạy học hướng vào người học
Dạy học hướng vào người học còn có cách gọi khác dưới đây là: “Dạy
học lấy học sinh làm trung tâm”. Cách gọi này dễ gây sự hiểu lầm: vô hình
dung làm giảm vai trò, giá trị của người thầy... nên một số nhà giáo dục đã sữa
lại là “Dạy học hướng tập trung vào học sinh”. Tuy nhiên tên gọi mới này vẫn
chưa nêu được những nội dung quan trọng mà nó vốn có.
Sau đây là một số nội dung cơ bản của tư tưởng dạy học hướng vào
người học:
Về mục tiêu dạy học
– Coi trọng lợi ích, nhu cầu, hứng thú của người học.
– Giúp cho người học sớm thích nghi với đời sống xã hội, hoà nhập với
cộng đồng.
– Phát huy cao nhất các năng lực tiềm ẩn của người học.
– Hình thành cho người học phương pháp học tập khoa học, năng lực
sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường
Về nội dung dạy học
– Chọn lọc những kiến thức giúp người học đáp ứng các yêu cầu nghề
nghiệp và cuộc sống. Chú ý các kĩ năng mềm.
– Dạy cái mà học