Từ khi ra đời cho đến nay, LHQ luôn đóng vai trò là tổ chức QT có ảnh hưởng to lớn nhất trên TG. Bằng thẩm quyền được các QG thành viên trao cho, LHQ nói chung & HĐBA nói riêng đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp QT đảm bảo giữ vững hòa bình, ANTG cũng như đấu tranh chống các hành vi xâm lược. Trong số rất nhiều biện pháp được HĐBA sử dụng nhằm thực hiện sứ mệnh của kình, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Đặc biệt, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp này được HĐBA sử dụng phổ biến hơn bất kì thời kì nào trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, trong các thập niên gần đây, người ta bắt đầu bàn luận nhiều hơn tới những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang & đôi lúc khía cạnh tiêu cực này còn trở thành chủ để bàn tán được quan tâm hơn cả những tác dụng mà các biện pháp này đã đạt được. Hơn thế nữa, trong 1 TG mà xu thế đối thoại, hợp tác đang ngày càng mạnh mẽ thì các biện pháp trừng phạt phi vũ trang với tâm điểm là việc cắt đứt các quan hệ ngoại giao, kinh tế đang ngày càng có những ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ QG là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà còn cả đối với các QG khác.
51 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4516 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc: những vấn đề pháp lý và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay, LHQ luôn đóng vai trò là tổ chức QT có ảnh hưởng to lớn nhất trên TG. Bằng thẩm quyền được các QG thành viên trao cho, LHQ nói chung & HĐBA nói riêng đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp QT đảm bảo giữ vững hòa bình, ANTG cũng như đấu tranh chống các hành vi xâm lược. Trong số rất nhiều biện pháp được HĐBA sử dụng nhằm thực hiện sứ mệnh của kình, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đang ngày càng được nhắc tới nhiều hơn. Đặc biệt, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, biện pháp này được HĐBA sử dụng phổ biến hơn bất kì thời kì nào trước đó. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu quan trọng đạt được, trong các thập niên gần đây, người ta bắt đầu bàn luận nhiều hơn tới những tác động tiêu cực của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang & đôi lúc khía cạnh tiêu cực này còn trở thành chủ để bàn tán được quan tâm hơn cả những tác dụng mà các biện pháp này đã đạt được. Hơn thế nữa, trong 1 TG mà xu thế đối thoại, hợp tác đang ngày càng mạnh mẽ thì các biện pháp trừng phạt phi vũ trang với tâm điểm là việc cắt đứt các quan hệ ngoại giao, kinh tế đang ngày càng có những ảnh hưởng to lớn đối với không chỉ QG là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt mà còn cả đối với các QG khác. Chính vì những lý do trên mà việc nghiên cứu những vấn đề xung quanh các biện pháp trừng phạt phi vũ trang trở nên vô cùng hấp dẫn. Đây cũng chính là lý do tại sao em chọn đề tài “các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ – Những vấn đề pháp lý & thực tiễn” là đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng phạt ohi vũ trang của HĐBALHQ trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp này.
Đối tượng & phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề pháp lý & thực tiễn của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ.
Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi khóa luận, em chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới đề tài như: cơ sở pháp lý; điều kiện áp dụng; cách thức tiến hành & thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA.
Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận áp dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp thống kê;
Phương pháp so sánh;
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận & tài liệu tham khảo, khóa luận được kế cấu thành 3 chương như sau:
Chương I: vị trí & vai trò của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
Chương II: thực tiễn áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
Chương III: những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRỪNG PHẠT PHI VŨ TRANG CỦA HỘI ĐỒNG BẢO AN LIÊN HỢP QUỐC
Chức năng và nhiệm vụ của HĐBALHQ
Trong khoa học LQT, khái niệm chức năng của tổ chức QT liên chính phủ đã được nhắc tới khá nhiều & theo cách hiểu chung nhất thì đó là các phương thức tiến hành họat động mà tổ chức sử dụng nhằm đạt được mục đích & nhiệm vụ được giao trong phạm vi thẩm quyền & quyền hạn của mình. Là 1 trong 6 cơ quan chính của LHQ – tổ chức QT có vai trò & ảnh hưởng to lớn nhất trên TG, thẩm quyền & quyền hạn của HĐBA không vượt quá những thẩm quyền & quyền hạn chung mà các QG thành viên trao cho LHQ, hay nói cách khác, việc thực hiện các chứ năng nhiệm vụ của nó đều nhằm tới việc thực hiện các mục tiêu của LHQ được quy định rõ ràng, cụ thể tại điều 1 của Hiến chương. Hơn thế nữa, điều 24 hiến chương LHQ quy định: “để đảm bảo choLHQ hành động mau chóng & có hiệu quả, các hội viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm trong vịệc duy trì hòa bình & an ninh QT…”. Khi thực thi những quyết định liên quan đến vấn đề này, HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên LHQ nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ những mục đích & nguyên tắc của LHQ (điều 25). Để thực hiện chức năng của mình, các họat động của HĐBA tập trung vào 2 lĩnh vực chính:
Thứ nhất, giải quyết hòa bình các tranh chấp QT. Vấn đề này được quy định cụ thể tại chương VI của hiến chương LHQ như sau:
HĐBA có quyền yêu cầu, kiến nghị & mời các bên tranh chấp giải quyết tranh chấp bằng một trong những biện pháp giải quyết hòa bình nêu ở điều 33 như: đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng phương thức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp tự lựa chọn khác;
Khi xét thấy sự tiếp diễn của 1 tranh chấp hay tình thế có nguy cơ đưa đến sự bất hòa giữa các dân tộc hoặc đe dọa hòa bình & an ninh QT, HĐBA có quyền tiến hành điều tra (điều 34);
Soạn thảo các kế hoạch bằng cách thiết lập hệ thống các quy định về vũ trang.
Khi thực hiện thẩm quyền này, HĐBA thường dùng phương thức khuyến nghị, HĐ đề nghị các bên nên dựa vào 1 phương thức giải quyết xác định để đi đến 1 giải quyết tối ưu nhất.
Thứ 2, duy trì hòa bình & đấu tranh chống xâm lược theo quy định tại chương VII của hiến chương.
Theo đó, ở giai đoạn thứ nhất, HĐBA tiến hành xác định thực tại 1 sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược, kiến nghị các biện pháp giải quyết, kể cả các biện pháp tạm thời (điều 39 & điều 40 của hiến chương).
Giai đoạn thứ 2: HĐBA quyết định & yêu cầu các QG thành viên tiến hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang như: đình chỉ toàn bộ hay 1 phần quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện & các phương tiện liên lạc khác, cắt đứt quan hệ ngoại giao nhằm thực hiện các NQ của HĐ (điều 41 hiến chương).
Giai đoạn thứ 3: HĐBA quyết định áp dụng các biện pháp vũ trang nhằm trừng phạt QG có hành vi xâm lược theo đúng thủ tục (điều 42 của hiến chương).
Ngoài các thẩm quyền chính nêu trên, HĐBA còn có thẩm quyền trong:
Kiến nghị kết nạp thành viên mới & các điều kiện để các QG có thể trở thành thành viên quy chế Tòa án công lý QT;
Thực hiện các chức năng quản thác của LHQ trong các “vùng chiến lược”;
Kiến nghị Đại hội đồng bổ nhiệm tổng thư kí & cùng đại hội đồng tổ chứ bầu cử các thẩm phán của Tòa án công lý QT.
Qua các quy định của hiến chương LHQ có thể thấy LHQ nói riêng & cộng đồng QT nói chung đã trao cho HĐBA những trọng trách vô cùng to lớn trong việc gìn giữ hòa bình & an ninh TG. Để thực hiện tốt trọng trách này, đòi hỏi HĐBA phải luôn đề cao tính minh bạch & khách quan khi đưa ra những quyết định giải quyết các vấn đề liên quan.
Các biện pháp duy trì hòa bình & an ninh thế giớicủa HĐBALHQ
Để có thể thực hiện được chức năng của mình trong việc duy trì hòa bình & ANTG, HĐBA đẳ dụng rất nhiều biện pháp khác nhau. Việc sử dụng biện pháp nào trước hết căn cứ trên những quy định chung của LQT, quy chế họat động của HĐBA & đặc biệt phải dựa trên diễn biến của tình hình cụ thể. Trong quá trình họat động của mình, đã có 1 số biện pháp được HĐBA sử dụng liên quan tới các sự kiện cụ thể trên TG như sau:
Biện pháp tố cáo 1 QG nào đó về hành vi vi phạm PLQT (VD: trước chủ nghĩa Apacthai với chủ trương phân biệt chủng tộc & đối xử dã man với người da đen ở Nam phi cũng như các dân tộc Châu Á đến định cư, đặc biệt là người Ấn độ của chính quyền Nam Phi, nhiều văn kiện của LHQ coi Apacthai là “1 tội ác chống nhân loại”, vi phạm LPQT, hiến chương của LHQ, đe dọa nghiêm trọng hòa bình & an ninh của các nước. Từ 1986, Đại Hội đồng LHQ thông qua NQ chống Apacthai trong các họat động thể thao, kêu gọi các nước thành viên cắt quan hệ ngoại giao & áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nam Phi;
Biện pháp kêu gọi các QG tranh chấp (VD: trường hợp xung đột ở Trung Đông);
Biện pháp đóng vai trò hòa giải để giải quyết tranh chấp. Để thực hiện vai trò này, Hội đồng chỉ định người trung gian, lập ban điều tra sự kiện tranh chấp. Thường Hội đồng gaio phó cho tổng thư kí LHQ & các đại diện của ông ta thực hiện chức năng môi giới, trung gian & hòa giải (VD: các biện pháp áp dụng đối với các vấn đề: Palextin, tranh chấp giữa Ấn Độ & Pa-kít-xatn, tranh chấp Hi Lạp & Thổ Nhĩ Kì);
Biện pháp xác nhận ( đưa ra kết luận về việc nhận định tình hình, VD: Hội đồng cho rằng chế độ Apacthai là tội ác chống nhân loại);
Biện pháp khẳng định quyết định & NQ của Đại hội đồng, kế hoạch & đề xuất của Tổng thư kí LHQ (VD: các khuyến nghị liên quan Đảo Síp, Trung Đông);
Biện pháp cử các quan sát viên quân sự & thành lập ủy ban để giám sát việc tuân theo yêu cầu về đình chỉ chiến sự, thỏa thuận đình chiến (VD lực lượng quan sát viên ở Trung Đông);
Biện pháp giải quyết 1 cách trực tiếp các tranh chấp QT, xác định các điều kiện dành độc lập của các dân tộc (VD sự kiện Bănglađét, sự kiện Namibia);
Biện pháp cưỡng bức & trừng phạt (VD biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại chế độ Apacthai Nam Phi trước đây);
Biện pháo tiến hành chiến dịch quân sự để củng cố hòa bình (VD lực lượng quân sự của LHQ vào Đảo Síp năm 1964, tham gia giải quyết tranh chấp Siri – Do Thái năm 1974, vào Li Băng – 1978);
Biện pháp thảo luận về tình hình TG ở cấp độ ngoại trưởng của các QG ủy viên Hội đồng (VD cuộc thảo luận năm 1990 đã thiết lập vùng cấm bay ở I rắc).
Các biện pháp & cách thứ được HĐBA áp dụng đã đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp QT cũng như khôi phục & giữ gìn hòa bình, ANTG.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả các biện pháp & quy chế này trong mọi trường hợp đều có kết quả bởi việc áo dụng các biện pháp ấy ra sao, khi nào còn phụ thuộc vào bối cảnh QT, sự hợp tác của các QG & thiện chí của các bên.
Khái niệm biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Trong LQT nói chung & trong hiến chương LHQ nói riêng cho tới nay chưa đưa ra được khái niệm trừng phạt QT hay khái niệm trừng phạt phi vũ trang. Những khái niệm này chỉ dừng lại trong phạm vi nghiên cứu của khoa học LQT.
Mặc dù chưa đưa ra được khái niệm nhưng ại điều 41 hiến chương LHQ đã ghi nhận: HĐBA có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các NQ của Hội đồng & có thể yêu cầu các thành viên LHQ áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện & các phương tiện liên lạc khác, kể cả cắt đứt quan hệ ngoại giao”. Như vậy, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có thể là các biện pháp về kinh tế, tài chính, ngoại giao…
Từ đây, có thể đưa ra 1 định nghĩa tương đối khái quát về các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBA như sau: “Trừng phạt phi vũ trang là việc HĐBA sử dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, ngoại giao hay các biện pháp khác không sử dụng tới lực lượng vũ trang nhằm tác động 1 cách gián tiếp hay trực tiếp tới chủ thể bị trừng phạt theo các quy định hiện hành của LPQT”.
Theo định nghĩa này, có thể nêu ra 1 số đặc trưng của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang do Hội đồng bảo an áp dụng như sau:
Được HĐBA thông qua trên cơ sở các NQ có tính bắt buộc đối với các QG thành viên;
Đây là những biện pháp không liên quan tới việc sử dụng vũ lực nhằm thực hiện các NQ của HĐBA.
Là những biện pháp được đưa ra bởi HĐBA, cơ quan có trách nhiệm chính trong việc gìn giữ hòa bình & ANTG, hành động nhân danh các QG thành viên, các NQ trừng phạt nói chung & các NQ trừng phạt phi vũ trang nói riêng của Hội đồng có tính cưỡng chế rất cao. Điều này được thể hiện ở chỗ 1 khi lệnh trừng phạt của HĐBA đối với 1 chủ thể nào đó có hiệu lực thì bất kì thành viên nào của LHQ cũng phải tuân thủ 1 cách triệt để & phải như nhau không phụ thuộc vào quan hệ cụ thể của họ đối với QG vi phạm. Bên cạnh đó các biện pháp trừng phạt phi vũ trang cũng mang tính tập thể cao. Cụ thể, những biện pháp này do nhiều QG cùng đồng loạt áp dụng & tiến hành theo 1 cơ chế thống nhất dưới sự điều khiển của 1 cơ chế thống nhất. Theo đó, để áp đặt chế độ trừng phạt phi vũ trang theo quy định của hiến chương LHQ, từ giai đoạn tạo cơ sở pháp lý đến lúc triển khai thực hiện, HĐBA được LHQ giao cho quyền hạn này.
Khác với biện pháp trừng phạt vũ trang hay các biện pháp khác được HĐBA sử dụng nhằm thực hiện mục tiêu giàn giữ hòa bình & ANTG, các biện pháp trừng phạ phi vũ trang có phạm vi rất rộng. Theo quy định tại điều 41 hiến chương LHQ “những biện pháp trừng phạt có thể gồm việc đình chỉ 1 phần hay toàn bộ những quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện & các phương tiện liên lạc khác, cũng như việc cắt đứt quan hệ ngoại giao”. Trên thực tế, các biện pháp trừng phạt thường áp dụng bao gồm:
Cấm xuất khẩu, nhập khẩu những hàng hóa nhất định;
Phong tỏa tài sản của các ngân hàng, cá nhân, tổ chức của QG đó tại nước ngoài mà có liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình & ANTG;
Cấm mọi giao dịch kinh tế, thương mại của QG đó với các QG khác;
Cấm, hạn chế việc đi lại của công dân QG đó;
Cấm, hạn chế thực hiện các họat động giao thông với bên ngoài bằng những phương tiện nhất định;
Yêu cầu các nước thành viên LHQ không được mua bán, chuyển giao 1 cách trực tiếp hay gián tiếp bất kì loại hàng hóa, công nghệ nào liên quan tới các họat động đe dọa hòa bình, ANQT của QG vi phạm cũng như các loại hàng hóa xác định khác, ngoại trừ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho đời sống; phong hóa, đóng băng các quỹ, các trợ giúp về mặt tài chính.
Việc chấp hành những quy định này của các nước thành viên phải được báo cáo bằng văn bản lên HĐBA trong khoảng thời gian xác định kể từ ngày NQ của HĐBA được thông qua.
Cơ sở của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang của HĐBALHQ
Theo hiến chương LHQ, tổ chức QT này có thẩm quyền áp dụng các biện pháp trừng phạt QT cần thiết nhằm mục đích duy trì hòa bình & ANQT, tăng cường sự phát triển mạnh mẽ & ổn định của cộng đồng QT. Trong số các biện pháp này, biện pháp trừng phạt phi vũ trang luôn được xem xét đến 1 cách thích đáng. Cụ thể, điều 41 hiến chương LHQ ghi nhận “HĐBA có quyền quyết định những biện pháp nàophải được áp dụng mà không liên quan tới việc sử dụng vũ lực để thực hiện các NQ của Hội đồng & có thể yêu cầu các thành viên LHQ áp dụng những biện pháp ấy…”
Với tư cách là 1 tổ chứ QT liên chính phủ do các QG thành viên, quyền năng chủ thể LQT của tổ chức này phụ thuộc vào phạm vi đó. Vì vậy các biện pháp trừng phạt phi vũ trang do HĐBA áp dụng cũng phải tuân thủ các quy định của hiến chương. Hiến chương không những quy định về quyền hạn & chức năng của các cơ quan thực thi việc cưỡng chế mà còn quy định trong trường hợp nào thì các biện pháp chế tài có thể được sử dụng. Cụ thể, khoản 1 điều 1 hiến chương quy định: “LHQ theo đuổi những mục đích duy trì hòa bình & ANQT & để đạt được mục đích đó, tiến hành những biện pháp tập thể có hiệu quả, để phòng ngừa & loại trừ mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi xâm lược hoặc phá hoại hòa bình khác” & nhằm “đảm bảo cho LHQ hành động nhanh chóng & hiệu quả, các thành viên LHQ trao cho HĐBA trách nhiệm chính trong sự nghiệp duy trì hòa bình & ANQT & thừa nhận khi làm những nhiệm vụ do trách nhiệm ấy đặt ra thì HĐBA hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên LHQ” ( khoản 1 điều 24).
Bên cạnh đó, 1 yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới với tư cách là cơ sở để HĐBA áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đó là mức độ vi phạm của hành vi cũng như nguy cơ đe dọa của hành vi đó đối với hòa bình & ANTG. Cụ thể, việc không tuân thủ đầy đủ & nghiêm túc NQ của HĐBA khiến cho nguy cơ & mức độ phá họai hòa bình & ANTG gia tăng, đây là cơ sở để HĐBA ban hành 1 NQ trừng phạt buộc các chủ thể phải thay đổi thái độ & cách hành xử sao cho phù hợp với các quy định chung của LPQT.
Mục đích & ý nghĩa của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Thứ nhẩt, với tính chất là những biện pháp cưỡng chế của LHQ, các biẹn pháp trừng phạt phi vũ trang dược sử dụng trước hết nhằm mụ đích đảm bảo thi hành các NQ của HĐBA nói riêng & LQT nói chung. Mục tiêu này xuất phát từ thực tế là khác NQ của HĐBA có hiệu lực pháp lý bắt buộc & các QG thành viên có nghĩa vụ phải tuân thủ đầy đủ, phù hợp với hiến chương LHQ. Tuy nhiên, không phải lúc nào quy định này cũng được các QG thành viên tuyệt đối tuân thủ & sự vi phạm chính là cơ sở để HĐBA ban hành những biện pháp cần thiết nhằm điều chỉnh thái độ & cách ứng xử của các chủ thể sao cho phù hợp với LPQT. Bằng việc trực tiếp tác động tới lớiich của QG vi phạm, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang tác động tới hành vi, ứng xử của QG, đặt các QG vào 1 trong 2 chọn lựa, tiếp tục vi phạm những nguyên tắc, quy định của Hiến chương LHQ nói riêng & LQT nói chung & phải gánh chịu những hậu quả bất lợi từ các biện pháp trừng phạt hay chấp hành đầy đủ những yêu cầu pháp lý đặt ra để những quyền lợi của mình được khôi phục.
Thứ 2, bằng việc thông qua 1 NQ trừng phạt tại HĐBA, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang thể hiện sự lên án, phản đối mạnh mẽ của cộng đồng QT đối với hành vi của QG vi phạm. Trước những hành vi có nguy cơ de dọa tới hòa bình & ANTG, tất cả các QG với tinh thần yêu chuộng hòa bình mong muốn nhanh chóng thống nhất những biện pháp hữu hiệu để có thể đẩy lùi nguy cơ này, & 1 NQ được thông qua chính là sự thể hiện rõ ràng nhất mong muốn đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc QG vi phạm sẽ phải đối mặt với rất nhiều bất lợi khi trở thành mục tiêu của sự trừng phạt.
Thứ 3, các biện pháp trừng phạt phi vũ trang có những tác động tích cực tới ý thức & hành vi tôn trọng PLQT của các chủ thể LQT. Cụ thể, những hạn chế đối với các QG mục tiêu được tạo ra trên cơ sở các biện pháp trừng phạt phi vũ trang chính là lời cảnh báo sâu sắc tới tất cả các chủ thể khác của LQT về 1 hệ quả xấu có thể xảy ra nếu bất cứ chủ thể nào cố ý vi phạm các quy định của LPQT. Điều này buộc các chủ thể phải có những câ nhắc thậ trọng trước khi có bất cứ hành vi nào có khả năng đe dọa hòa bình & ANTG. Đây không chỉ là mục đích riêng của các biện pháp trừng phạt phi vũ trang mà là mục đích chung của tất cả các biện pháp cưỡng chế được quy định trong hiến chương LHQ.
Cuối cùng, mục đích mà các biện pháp trừng phạt phi vũ trang hướng tới là việc thực hiện mục tiêu & ý nghĩa cao cả của LHQ trong việc góp phần duy trì hòa bình & ANTG. Với tính chất là những biện pháp cưỡng chế phi vũ trang, các biện pháp này là công cụ quan trọng điều chỉnh mối quan hệ giữa các QG, là cơ sở để đảm bảo cho các mục tiêu ổn định, hòa bình TG.
Điều kiện áp dụng các biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Để có thể áp dụng cácbiện pháp trừng phạt phi vũ trang, HĐBA phải tuân thủ những quy định được ghi nhận tại hiến chương LHQ. Cụ thể, theo điều 39 & điều 40, HĐBA trước hết sẽ xem xét 1 tình hình cụ thể để xác định liệu rằng tình hình đó có đe dọa hòa bình hoặc có 1 hành vi xâm lược hay không. Nếu nhận thấ có những nguy cơ & hành vi trên, HĐBA sẽ ra quyết định xác nhận tình hình & yêu cầu các bên liên quan thực hiện các nghĩa vụ để khôi phục lại trật tự pháp lý đã bị xâm hại. Khi những nguy cơ đe dọa này vẫn tiếp tục tiếp diễn, HĐBA có quyền đưa ra NQ áp dụng những biện pháp trừng phạt để đảm bảo cho việc thi hành các quyết định của mình. Như vậy, các biện pháp trừng phạt của HĐBA sẽ được áp dụng khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Thứ nhất, Hội đồng đã ra NQ xác nhận có hành vi đe dọa hòa bình & ANQT, đồng thời yêu cầu QG đã thực hiện những hành vi đó phải tuân thủ những quy định được đưa ra trong NQ;
Thứ 2, QG vi phạm không chấp hành những nghĩa vụ theo yêu cầu của HĐBA, vẫn tiếp tục có hành vi được xác định là sự đe dọa hòa bình & ANQT;
Thứ 3, theo khoản 2 điều 27 HĐBA phải ra được NQ về các biện pháp trừng phạt với sự chấp thuận của ít nhất 9 ủy ciên, trong đó tất cả 5 thành viên thường trực phải bỏ phiếu thuận;
Sau khi 3 bước trên được tiến hành, 1 NQ trừng phạt chính thức ra đời làm cơ sở pháp lý cho việc áp đặt các biện pháp trừng phạt phi vũ trang đối với các chủ thể có hành vi vi phạm theo quy định của hiến chương LHQ.
Cách thức tiến hành các biện pháp trừng phạt phi vũ trang
Theo quy định tại điều 25 hiến chương LHQ, khi 1 NQ của HĐBA được thông qua thì tất cả các Qg thành viên đều có trách nhiệm phải phục tùng & thực hiện các quyết đị