Khóa luận Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển

Trải qua hơn 20 nă m đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh tế đối ngoại và hệ thống thị trường tài chính đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên đến nay, thị trường ngoại hối vẫn còn sơ khai, kém phát triển so với các nước trong khu vực cũng như thị trường quốc tế. Nguồn vốn ngoại tệ luâ n chuyển kém linh hoạt, cung - cầu ngoại tệ trên thị trường tại nhiều thời điể m rơi vào tình trạng mất cân đối và cân bằng giả tạo. Hoạt động quản lý, điề u tiết và can thiệp của ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối bị động, lúng túng và hiệu quả chưa cao. Năng lực quản trị rủi ro và kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại còn thấp, các công cụ giao dịch ngoại hối kém phát triển. Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngoại hối, công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của các chủ thể trong nền kinh tế còn rất hạn chế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, đòi hỏi phải hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối để có khả năng thích ứng với những biến động của thị trường quốc tế. Tham gia vào thị trường ngoại hối khi những diễn biến của thị trường luôn thay đổi từng ngày và được cập nhật liên tục 24/24 thì những rủi ro của thị trường cũng nhiều như lợi nhuận mà nó mang lại, do đó các chủ thể tham gia thị trường cần sáng suốt để lựa chọn và ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro sao cho phù hợp với mình. Các công cụ phòng ngừa rủi ro này trên thị trường ngoại hối chính là các công cụ phái sinh ngoại hối. So với lịch sử ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối quốc tế thì thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất non trẻ và còn nhiều hạn chế. Nhằ m làm rõ thực trạng ứng dụng các công cụ phái sinh ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, tác giả lựa chọn vấn đề 2 nghiên cứu “Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển” là m đề tài cho khóa luận tốt nghiệp

pdf90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Sinh viên thực hiện : Đào Thu Nga Lớp : Anh 2 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Lƣơng Bình Hà Nội - 05/2010 i MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH ......................................... 3 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI .................................... 3 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI ................................................................................................. 3 1.1.1. Khái niệm ...................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm ....................................................................................... 3 1.1.3. Chức năng của TTNH .................................................................. 4 1.2. CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA TTNH ............................................ 5 1.2.1. Ngân hàng trung ƣơng ................................................................. 5 1.2.2. Ngân hàng thƣơng mại ................................................................. 6 1.2.3. Môi giới ngoại hối ......................................................................... 8 1.2.4. Những khách hàng mua bán lẻ .................................................... 9 2. CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI. .. 10 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH ......................................... 10 2.1.1. Khái niệm .................................................................................... 10 2.1.2 Lịch sử hình thành thị trƣờng các công cụ phái sinh ................ 10 2.2. HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH KỲ HẠN .................................................. 12 2.2.1. Khái niệm .................................................................................... 12 2.2.2. Nội dung và đặc điểm ................................................................. 12 2.3. HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH HOÁN ĐỔI .............................................. 15 2.3.1. Khái niệm và đặc điểm ............................................................... 15 2.3.2. Các hình thức và cách xác định tỷ giá hoán đổi........................ 16 ii 2.4. HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN ....................................... 18 2.4.1. Khái niệm và đặc điểm ............................................................... 18 2.4.2. Định giá quyền chọn ................................................................... 21 2.5. HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH TƢƠNG LAI ........................................... 23 2.5.1. Khái niệm .................................................................................... 23 2.5.2. Đặc điểm ..................................................................................... 23 3. KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI QUỐC TẾ ................. 25 3.1. THỊ TRƢỜNG LONDON ................................................................... 25 3.2. THỊ TRƢỜNG MỸ ............................................................................. 27 3.3. THỊ TRƢỜNG CÁC NƢỚC TRONG KHU VỰC ............................ 30 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM .................................... 31 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TTNH VIỆT NAM .................................... 31 1.1. GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 1986 ĐẾN 1991 ............................................. 32 1.2. GIAI ĐOẠN TỪ 1991 ĐẾN 11/1994................................................... 33 1.3. GIAI ĐOẠN TỪ 12/1994 ĐẾN NAY .................................................. 36 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN TTNH VIỆT NAM .................................................... 38 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ MÔI TRƢỜNG KINH TẾ CHO VIỆC PHÁT TRIỂN GIAO DỊCH PHÁI SINH TRÊN TTNH ..................................... 38 2.1.1. Đối với giao dịch kỳ hạn ............................................................. 38 2.1.2. Đối với giao dịch hoán đổi .......................................................... 42 2.1.3. Đối với giao dịch quyền chọn ..................................................... 44 2.1.4. Kế toán nghiệp vụ liên quan đến công cụ tài chính phái sinh .. 45 2.2. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH KỲ HẠN ............................................. 46 2.3. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH HOÁN ĐỔIi ....................................... 48 iii 2.4. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN ................................. 54 2.4.1 Quyền chọn ngoại tệ với ngoại tệ ................................................ 54 2.4.2. Quyền chọn ngoại tệ với nội tệ ................................................... 57 3. ĐÁNH GIÁ CHUNG .............................................................................. 58 3.1 Thành tựu ............................................................................................. 58 3.2 Khó khăn............................................................................................... 62 CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM ............................................................................................................ 66 1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI .............................................................. 66 2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM .......................... 69 2.1. HOÀN THIỆN THỊ TRƢỜNG TIỀN TỆ VÀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM .......................................................................... 69 2.1.1. Hoàn thiện chính sách tỷ giá ...................................................... 69 2.1.2. Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng liên ngân hàng ................. 70 2.1.3. Nâng cao vai trò của NHNN trên thị trƣờng ngoại hối ............ 72 2.2. HOÀN THIỆN THỊ TRƢỜNG CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH ......... 72 2.2.1. Giao dịch ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi .................................... 72 2.2.2. Giao dịch ngoại hối quyền chọn ................................................. 73 2.2.3. Giao dịch ngoại hối tƣơng lai ..................................................... 73 2.2. HOÀN THIỆN PHƢƠNG THỨC GIAO DỊCH NGOẠI HỐI TẠI CÁC NHTM ............................................................................................... 74 2.2.1. Chuẩn hóa tổ chức hoạt động của phòng kinh doanh ngoại tệ của NHTM ............................................................................................ 74 iv 2.2.2. Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ các cán bộ kinh doanh ngoại tệ .................................................... 76 2.2.3. Trang bị kỹ thuật hiện đại cho phòng kinh doanh ngoại tệ ..... 76 2.3. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÓM KHÁCH HÀNG MUA BÁN LẺ ...... 77 KẾT LUẬN ................................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 80 v DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.2 Mô hình tổ chức của thị trường ngoại hối..................................... 10 Bảng 1. Thị trường ngoại hối Anh - Doanh số giao dịch bình quân ngày ..... 26 Bảng 2. Bảng tổng hợp giá trị của hợp đồng được chuẩn hóa tại Sở giao dịch thương mại Chicago. .................................................................................... 29 Bảng 3. Tổng hợp phương pháp xác định tỷ giá kỳ hạn theo qui định của NHNN .......................................................................................................... 39 Bảng 4. Tỷ trọng của các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi trên VinaForex ....... 47 Bảng 5. Báo cáo các giao dịch hoán đổi lãi suất còn đang hiệu lực thực hiện tháng 6/ 2005................................................................................................ 53 Biểu đồ: Cơ cấu giao dịch trên TTNTLNH ( % ) ......................................... 59 Bảng 6. Tổng hợp các công cụ phái sinh tài chính của một số ngân hàng thương mại ................................................................................................... 61 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AUD Đôla Austraulia CAD Đôla Canada EURO Đồng Euro GBP Đồng Bảng Anh JYP Đồng Yên Nhật NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương TCTD Tổ chức tín dụng TTNH Thị trường ngoại hối TTNTLNH Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng USD Đôla Mỹ VNĐ Việt Nam đồng VinaForex Thị trường ngoại hối Việt Nam XNK Xuất nhập khẩu XHCN Xã hội chủ nghĩa vii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Khoa Tài chính ngân hàng, Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Lƣơng Bình, giảng viên Khoa Tài chính ngân hàng trường Đại học Ngoại thương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Do những hạn chế về thời gian, tài liệu và khả năng của người viết, khóa luận khó tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn! 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam vận hành theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạt động kinh tế đối ngoại và hệ thống thị trường tài chính đã có những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên đến nay, thị trường ngoại hối vẫn còn sơ khai, kém phát triển so với các nước trong khu vực cũng như thị trường quốc tế. Nguồn vốn ngoại tệ luân chuyển kém linh hoạt, cung - cầu ngoại tệ trên thị trường tại nhiều thời điểm rơi vào tình trạng mất cân đối và cân bằng giả tạo. Hoạt động quản lý, điều tiết và can thiệp của ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối bị động, lúng túng và hiệu quả chưa cao. Năng lực quản trị rủi ro và kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại còn thấp, các công cụ giao dịch ngoại hối kém phát triển. Khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngoại hối, công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái của các chủ thể trong nền kinh tế còn rất hạn chế. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, đòi hỏi phải hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối để có khả năng thích ứng với những biến động của thị trường quốc tế. Tham gia vào thị trường ngoại hối khi những diễn biến của thị trường luôn thay đổi từng ngày và được cập nhật liên tục 24/24 thì những rủi ro của thị trường cũng nhiều như lợi nhuận mà nó mang lại, do đó các chủ thể tham gia thị trường cần sáng suốt để lựa chọn và ứng dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro sao cho phù hợp với mình. Các công cụ phòng ngừa rủi ro này trên thị trường ngoại hối chính là các công cụ phái sinh ngoại hối. So với lịch sử ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối quốc tế thì thị trường ngoại hối Việt Nam còn rất non trẻ và còn nhiều hạn chế. Nhằm làm rõ thực trạng ứng dụng các công cụ phái sinh ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, tác giả lựa chọn vấn đề 2 nghiên cứu “Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam: thực trạng và giải pháp phát triển” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Luận văn tập trung phân tích kỹ từng nghiệp vụ, những tồn tại và khó khăn trong quá trình triển khai các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tìm ra nguyên nhân của những vấn đề còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả của các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.  Đối tượng nghiên cứu: Các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam, bao gồm: hợp đồng giao dịch kỳ hạn, hợp đồng giao dịch hoán đổi và hợp đồng giao dịch quyền chọn.  Phạm vi nghiên cứu: Thị trường ngoại hối Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đây là một đề tài mang tính khoa học và ứng dụng thực tiễn nên trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, đồng thời kết hợp với phương pháp hệ thống, phân tích tổng hợp để giải quyết những vấn đề nêu ra. Từ đó luận văn được thực hiên trên cơ sở phương pháp luận một cách có hệ thống của vấn đề cần nghiên cứu. 5. Kết cấu đề tài. Ngoài Mở đầu, kết luận và mục lục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường ngoại hối và các công cụ phái sinh. Chương II: Thực trạng sử dụng các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam. 3 CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH 1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI 1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của thị trƣờng ngoại hối 1.1.1. Khái niệm Thị trường ngoại hối (TTNH) hay thị trường hối đoái ngoại tệ là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch các ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ. Thị trường ngoại hối theo tiếng Anh là The Foreign Exchange Market và được viết tắt là FOREX hay FX. Vậy, thị trường ngoại hối có thể là bất cứ nơi nào diễn ra hoạt động trao đổi mua bán ngoại hối. Tại Việt Nam: “Thị trường ngoại tệ là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ của Việt Nam bao gồm Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng” (theo điều 4.18 Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam). 1.1.2. Đặc điểm Từ khái niệm về thị trường ngoại hối, cũng như những diễn biến thực sự của thị trường này trên toàn thế giới, có thể nhận thấy TTNH mang một số đặc điểm sau:  TTNH là một thị trường mang tính toàn cầu. Trong nền kinh tế đang ngày càng được quốc tế hoá số lượng các giao dịch thương mại giữa các quốc gia gia tăng một cách chóng mặt, có thể nhận thấy ở đâu cũng có các giao dịch ngoại tệ diễn ra.  TTNH là thị trường giao dịch 24h. Có thể nói TTNH là một thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch về múi giờ giữa các khu vực, các quốc 4 gia trên thế giới nên các giao dịch được diễn ra suốt ngày đêm. Giao dịch thực hiện từ tối chủ nhật đến trưa thứ 6 theo giờ EST. Thị trường bắt đầu hoạt động từ Nhật, Australia, Singapor, Hongkong, Châu Âu, New Yord … cứ như vậy khi mà thị trường châu Á đóng cửa thì thị trường châu Mỹ bắt đầu hoạt động theo một vòng tròn khép kín trên toàn cầu. TTNH là thị trường có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, khoảng 4000 tỷ USD mỗi ngày. Nếu so sánh với khối lượng giao dịch 25 tỷ USD mỗi ngày của thị trường chứng khoán New Yord thì có thể thấy được sự to lớn của thị trường ngoại hối.  TTNH là một thị trường có tính thanh khoản cao, các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và dễ dàng.  TTNH là một thị trường hai chiều: giao dịch trên FOREX được thực hiện theo các cặp ngoại tệ và tỷ giá luôn luôn dao động. Do đó các nhà đầu tư luôn thấy được khả năng tồn tại của lợi nhuận tiềm ẩn trong nó. 1.1.3. Chức năng của TTNH Chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối đó là đáp ứng nhu cầu giao dịch ngoại tệ của nền kinh tế, nhằm cung cấp cho các thành viên tham gia thị trường dịch vụ để thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Nhờ vào các giao dịch ngoại tệ mà các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác liên quan đến ngoại tệ được diễn ra nhanh chóng thuận tiện.Nó đóng vai trò trong thực hiện thanh toán quốc tế từ hoạt động thương mại, đầu tư đến tín dụng quốc tế bằng việc giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch tài chính quốc tế khác. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối còn đóng vai trò trong việc:  Hình thành và điều chỉnh tỷ giá hối đoái: Thông qua các giao dịch ngoại hối trên thị trường, sức mua của đồng tiền này so với đồng tiền khác được hình thành từ đó tỷ giá hối đoái được hình thành. Các nhà hoạch 5 định chính sách thông qua thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá sao cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế cũng như diễn biến thị trường.  Đa dạng hóa, bổ sung dự trữ ngoại hối: Chính phủ các nước nhờ vào hoạt động của thị trường ngoại hối mà có thể tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia thông qua các chính sách kích thích đầu tư. Thêm vào đó việc giao dịch ngoại hối trên thị trường giúp cho dự trữ ngoại hối sẽ được đa dạng hơn về chủng loại cũng như khả năng thanh khoản.  Bảo hiểm rủi ro tỷ giá: do thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lai.  Thực hiện chính sách ngoại hối quốc gia: thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, thông qua thị trường ngoại hối, NHTW sẽ đưa ra các chính sách ngoại hối của quốc gia mình.  Thu lợi nhuận từ kinh doanh ngoại hối. 1.2. Các thành viên tham gia TTNH 1.2.1. Ngân hàng trung ương Ngân hàng trung ương (NHTW) là tổ chức chịu trách nhiệm điều hành và thực thi các mục tiêu của chính sách tiền tệ thông qua các biện pháp can thiệp thị trường. Mục tiêu của NHTW khi tham gia TTNH là thực hiện các chính sách ngoại hối. Mục tiêu cơ bản của chính sách tiền tệ là ổn định tiền tệ trong đó là ổn định giá trị của đồng tiền trong nước so với các ngoại tệ khác. Nhìn chung, các NHTW không thờ ơ trước sự biến động của tỷ giá đối với đồng tiền do mình phát hành. Do đó, mặc dù hầu hết các đồng tiền của các nước phát triển được thả nổi từ năm 1973 nhưng trên thực tế, các NHTW vẫn thường xuyên 6 can thiệp bằng cách mua vào hay bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm gây ảnh hưởng lên tỷ giá mà theo NHTW đánh giá là có lợi cho nền kinh tế. Ví dụ, NHTW bán nội tệ mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối có tác động điều chỉnh giá đồng nội tệ nhằm khuyến khích xuất khẩu. NHTW có thể can thiệp trực tiếp lên thị trường ngoại hối bằng một trong những cách sau:  Trực tiếp với các ngân hàng  Thông qua các nhà môi giới  Thông qua các thị trường giao dịch  Thông qua các NHTW khác. NHTW có thể can thiệp lên thị trường ngoại hối nhằm duy trì trật tự của thị trường hoặc can thiệp nhằm điều chỉnh hướng biến động của thị trường theo hướng mục tiêu của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, đôi khi NHTW can thiệp đơn giản chỉ để kiểm nghiệm và thăm dò phản ứng của thị trường. Khối lượng, thời gian can thiệp và trạng thái của thị trường là những yếu tố vô cùng quan trọng tạo lập tính hiệu quả trong hoạt động can thiệp của NHTW. Những tác động của NHTW gây ảnh hưởng rất mạnh mẽ về mặt tâm lý đối với các thành viên khác trong TTNH. Do đó, các biện pháp can thiệp vào TTNH của NHTW cần được cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo đạt được mục tiêu cũng như không làm xáo động thị trường. Bên cạnh mục tiêu quan trọng trên, NHTW tham gia vào TTNH nhằm đảm bảo lợi nhuận tài chính của quốc gia. Mỗi quốc gia đều có một lượng dữ trữ ngoại hối và lượng dự trữ này được đánh giá xác định tỷ trọng mỗi năm. NHTW cần có những đánh giá cẩn trọng và hợp lý để đưa ra những quyết định đúng đắn đối với quĩ dự trữ ngoại hối này.
Luận văn liên quan