Khóa luận Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ E-Banking tại Việt Nam

Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT, E- banking) là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ E-banking là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các Ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của NHĐT. Đặc biệt là khi các ngân hàng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày nhiều năm kinh nghiệm đã được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (ngày 01/04/2007) thì để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ và từng bước chiếm lĩnh thị phần ngay từ bây giờ. Mặc dù không còn là dịch vụ mới lạ ở Việt Nam, thậm chí đã và đang phát triển khá rầm rộ, nhưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Vì vậy thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc khái niệm cơ bản về e-banking cũng như thông tin cập nhật về tình hình triển khai dịch vụ e-banking tại Việt Nam và các giải pháp để dịch vụ này phát triển hơn. Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế dù đã hết sức cố gắng song do đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này. Kết cấu của khóa luận: o Chương 1: Giới thiệu khái quát về dịch vụ E- Banking. o Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam o Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam

doc73 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2427 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ E-Banking tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là ngành công nghệ thông tin (CNTT), đã tác động mạnh đến mọi mặt hoạt động của đời sống, kinh tế - xã hội, làm thay đổi nhận thức và phương pháp sản xuất kinh doanh của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành kinh tế khác nhau, trong đó có lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Phát triển các dịch vụ của ngân hàng điện tử (NHĐT, E- banking) là xu hướng tất yếu, mang tính khách quan trong nền kinh tế hiện đại, trong thời đại hội nhập kinh tế quốc tế. Lợi ích đem lại của dịch vụ E-banking là rất lớn cho khách hàng, ngân hàng và cho nền kinh tế, nhờ tính tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng, chính xác và bảo mật. Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển CNTT, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các Ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của NHĐT. Đặc biệt là khi các ngân hàng nước ngoài với số vốn khổng lồ, công nghệ hiện đại, dịch vụ đa dạng và với bề dày nhiều năm kinh nghiệm đã được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam (ngày 01/04/2007) thì để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải đa dạng hoá dịch vụ, hiện đại hoá công nghệ và từng bước chiếm lĩnh thị phần ngay từ bây giờ. Mặc dù không còn là dịch vụ mới lạ ở Việt Nam, thậm chí đã và đang phát triển khá rầm rộ, nhưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Vì vậy thông qua khoá luận này, tôi mong muốn đem đến cho người đọc khái niệm cơ bản về e-banking cũng như thông tin cập nhật về tình hình triển khai dịch vụ e-banking tại Việt Nam và các giải pháp để dịch vụ này phát triển hơn. Là một sinh viên với năng lực nghiên cứu còn hạn chế dù đã hết sức cố gắng song do đề tài còn khá mới mẻ ở Việt Nam phạm vi nghiên cứu còn hạn hẹp và không tránh khỏi còn nhiều hạn chế. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của người đọc quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ ngân hàng mới mẻ này. Kết cấu của khóa luận: Chương 1: Giới thiệu khái quát về dịch vụ E- Banking. Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam Chương 3: Các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển dịch vụ E- Banking tại Việt Nam CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ E - BANKING Khái quát và lợi ích dịch vụ E - Banking 1.1.1. Khái quát về dịch vụ E- banking. Dịch vụ ngân hàng điện tử (Electronic Banking viết tắt là E-Banking), hiểu theo nghĩa trực quan đó là một loại dịch vụ ngân hàng được khách hàng thực hiện nhưng không phải đến quầy giao dịch gặp nhân viên ngân hàng. Hiểu theo nghĩa rộng hơn đây là sự kết hợp giữa một số hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống với công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. E-Banking là một dạng của thương mại điện tử (electronic commerce hay e-commerce) ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Cũng có thể hiểu cụ thể hơn, E-Banking là một hệ thống phần mềm tin học cho phép khách hàng có thể tìm hiểu thông tin hay thực hiện một số giao dịch ngân hàng thông qua phương tiện điện tử (công nghệ thông tin, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự). Các NHTM ở các nước tiên tiến trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử. Ở nước ta mức độ quan tâm có khác nhau, có nơi người ta chỉ coi dịch vụ này là một cái gì đó mới mẻ, xa xôi, tốn kém, có nơi cũng nghiên cứu ứng dụng nhưng ở mức cầm chừng, nghe ngóng, đi sau các đơn vị khác, nhưng cũng có nơi được quan tâm và có chiến lược đầu tư nghiên cứu ứng dụng thật sự. Sở dĩ có tình trạng như vậy bởi vì E-banking có rất nhiều ưu việt nhưng lại cũng có một số nhược điểm. 1.1.2. Lợi ích của dịch vụ E- Banking. 1.1.2.1. Về phía khách hàng: Trước đây, nói đến giao dịch ngân hàng, ta thường tưởng tượng ra cảnh khách hàng phải mất nhiều thời gian điền vào các loại mẫu giấy tờ, sau đó đứng xếp hàng dài chờ đến lượt, rồi phải làm thủ tục qua nhiều cửa mất rất nhiều thời gian, công sức, chưa kể những rủi ro, nguy hiểm mà khách hàng có thể gặp khi phải thanh toán một số lượng lớn tiền mặt. Ngoài ra, khách hàng chỉ có thể đến giao dịch trong giờ mở cửa của ngân hàng. Nhưng giờ đây, các dịch vụ e-banking đa dạng với cách sử dụng tương đối đơn giản, trực tuyến, liên tục 24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian đã giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi những điều phiền toái đó. E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho khách hàng có thể chủ động kiểm soát tình hình tài chính của mình một cách an toàn, hiệu quả, mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải trực tiếp tới giao dịch tại ngân hàng. Với các doanh nhân thì "thời gian là vàng", do đó có thể nói e-banking góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của họ. 1.1.2.2. Về phía Ngân hàng: E-banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm tối đa được nguồn nhân lực bởi nhiều khâu đã được tự động hoá nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao tới một số lượng lớn khách hàng của mình. Và do đó, không những lợi nhuận thu được của các ngân hàng tăng lên mà quan trọng hơn là uy tín của họ cũng được nâng cao. Thực hiện các hoạt động dịch vụ E- Banking, cho phép các Ngân hàng thích ứng nhanh chóng với những thay đổi của thị trường, điều chỉnh kịp thời phí, lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến của tình hình thị trường. Hạn chế rủi ro do biến động về giá cả của thị trường gây ra, mang lại lợi ích kinh tế cho ngân hàng và khách hàng tham gia sử dụng dịch vụ của E- Banking. Đây là lợi ích vượt trội so với ngân hàng truyền thống. Sự kết hợp hài hoà trong quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển NHĐT, cho phép các TCTD tiếp cận nhanh với các phương pháp quản lý hiện đại giúp các TCTD đa dạng hoá sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và đặc biệt là nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Với mô hình ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng thì khả năng phát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiều lĩnh vực kinh doanh là rất cao. Đặc biệt NHĐT có thể cung cấp dịch vụ chéo. Theo đó các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện ích nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán... Khả năng giữ và thu hút khách hàng của NHĐT cao. Chính nhờ những tiện ích có được từ công nghệ ứng dụng (phần mềm tối ưu, nhà cung cấp dịch vụ mạng ưu tú, dịch vụ Internet thông thoáng) sẽ thu hút và giữ khách hàng sử dụng, quan hệ giao dịch với ngân hàng, trở thành khách hàng truyền thống của ngân hàng. 1.1.2.3. Về mặt kinh doanh tiền tệ. Các ngân hàng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thông qua các dịch vụ E- Banking, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện cho vốn chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiện tốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng. Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đây là lợi ích mà các giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độ nhanh, chính xác so với một NHĐT. 1.1.2.4. Về mặt xã hội - kinh tế: NHĐT tiết kiệm chi phí. Theo đó, tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh toán, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại sẽ giảm thiểu.Từ đó góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ và du lịch phát triển, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với khu vực và thế giới. Đặc biệt góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại điện tử phát triển. Ưu điểm của dịch vụ này là có khả năng thu hút trên phạm vi rộng về khách hàng bất kỳ thời điểm nào (24/24h/ngày) với mọi khoảng cách về không gian, thời gian. Chính điều này giúp cho các ngân hàng tiếp cận được khách hàng tốt hơn, tiết kiệm được chi phí giao dịch... Như đã nói ở trên, E-banking bao gồm nhiều loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của khách hàng. Hiện nay, những sản phẩm, dịch vụ E-banking được các ngân hàng cung cấp cho khách hàng bao gồm : Các loại thẻ nhựa (thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ thông minh…). Hệ thống thanh toán tại các điểm bán hàng. Máy rút tiền tự động. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Dịch vụ ngân hàng tại nhà. Dịch vụ ngân hàng qua mạng máy tính toàn cầu. 1.2. Đặc điểm của dịch vụ E- Banking. Các loại hình dịch vụ E- Banking rất đa dạng và phong phú. Như đã biết, các kênh phân phối truyền thống có danh mục sản phẩm rất đa dạng, nhằm thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đồng thời để phân tán rủi ro. Dịch vụ E- Banking là kênh phân phối song song tồn tại với những kênh phân phối truyền thống. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của hoạt động ngân hàng điện tử tại ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ được đưa ra ở những mức độ khác nhau, từ dịch vụ giản đơn như xem thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch…, đến những sản phẩm ở mức độ cao, đòi hỏi các giải pháp công nghệ hiện đại như thực hiện thanh toán trực tuyến, mở L/C,…Ở giai đoạn phát triển cao nhất, E- Banking, ngân hàng điện tử có thể phân phối đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ tương tự như một chi nhánh hay trụ sở ngân hàng. Các sản phẩm này cũng hết sức đa dạng và phong phú. Bởi việc thiết kế chúng để đưa ra qua các kênh phân phối điện tử là dễ dàng và thỏa mãn được tất cả những nhu cầu riêng biệt của khách hàng. Đây là hình thức khách hàng tự phục vụ. Đối với kênh phân phối truyền thống, khách hàng nhất thiết phải đến các chi nhánh hoặc trụ sở ngân hàng. Tại đây họ sẽ được các nhân viên ngân hàng chỉ dẫn và thực hiện theo yêu cầu của mình như mở tài khoản, thanh toán, chuyển khoản,..Hoạt động ngân hàng điện tử không như vậy. Thay vì phải có sự trợ giúp của các giao dịch viên, khách hàng sẽ tự đáp ứng, phục vụ như cầu riêng của mình. Thông qua việc bấm các phím trên máy ATM, các phím số trên điện thoại…, khách hàng sẽ lựa chọn đúng loại hình dịch vụ phù hợp nhất với yêu cầu của họ. Điều này sẽ đem lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng. Ngân hàng sẽ không cần tuyển dụng đội ngũ nhân viên đông đảo, đồng thời cũng không phải lo lắng về thái độ phục vụ khách hàng của các nhân viên. Còn khách hàng lại có thể tự thỏa mãn nhu cầu của mình bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào họ muốn. Dịch vụ E- Banking cho phép khách hàng thực hiện yêu cầu một cách chính xác và tức thời. Đối với hoạt động E- Banking, yêu cầu của khách hàng sau khi được truyền về ngân hàng sẽ qua hệ thống server để xử lý: kiểm tra khách hàng về mã số cá nhân, mã tài khoản, các thông tin cần thiết để xác định chính xác có phải là khách hàng của ngân hàng hay không. Nếu kết quả trả lại là đúng thì hệ thống sẽ tự động thực hiện lệnh mà khách hàng đưa ra theo đúng hệ thống quy trình đã được lập trình sẵn. Tất cả các công đoạn trên chỉ mất một khoảng thời gian ngắn, có thể coi là ngay lập tức, thay vì quá trình xử lý giấy tờ, in ấn phức tạp và tốn kém về thời gian, chi phí. 1.3. Các tiện ích của dịch vụ E- banking. Dịch vụ E- banking không chỉ đơn giản là gõ mã số của bạn vào chiếc máy giao dịch tự động ATM mà là rất nhiều dịch vụ hơn thế, và hiện số lượng các dịch vụ được chào bán qua mạng vẫn đang tiếp tục gia tăng. Trên thực tế, một số ngân hàng không hề có các chi nhánh đặt trong các tòa nhà, vậy mà vẫn có thể cạnh tranh khá tốt trong thế giới “trực tuyến” và chào bán tất cả các loại dịch vụ mà các ngân hàng “truyền thống” từng có. Tùy theo khả năng của từng ngân hàng, mặt bằng công nghệ và dân trí cũng như khuôn khổ pháp lý của từng nước mà mỗi ngân hàng thông qua hệ thống E- banking có thể cung cấp cho khách hàng của mình một số hoặc toàn bộ dịch vụ sau: 1.3.1. Truy vấn thông tin. Đây là nhóm các tiện ích giúp cho khách hàng của ngân hàng có thể theo dõi và kiểm tra các thông tin liên quan đến tài khoản và các giao dịch với ngân hàng nhằm quản lý tốt hơn các hoạt động tài chính của mình, bao gồm: Mở một tài khoản mới. Xem các thông tin về biểu phí, tỷ giá và lãi suất của ngân hàng. Kiểm tra số dư và in sao kê các loại tài khoản như tài khoản vãng lai, tài khoản thẻ tín dụng. Kiểm tra số dư của tài khoản ký quỹ. Kiểm tra tài khoản môi giới và đặt lệnh mua, bán chứng khoán. Xem chi tiết các giao dịch trên tài khoản của mình và in giấy báo có, báo nợ làm chứng từ kế toán. 1.3.2. Nghiệp vụ thanh toán. Đây là nhóm tiện ích cơ bản và quan trọng nhất của dịch vụ E- banking và là nơi thể hiện sự khác biệt chủ yếu giữa dịch vụ E- banking và dịch vụ ngân hàng truyền thống. Nó cho phép người sử dụng có thể ra lệnh cho ngân hàng thực hiện các giao dịch thanh toán mà không cần đến trụ sở hoặc chi nhánh của ngân hàng, không cần gặp gỡ nhân viên ngân hàng và cũng không cần để ý nhiều đến giờ giấc giao dịch. Phần lớn các giao dịch này thường được thực hiện và xác nhận ngay lập tức hoặc vào ngày làm việc tiếp theo. Các nghiệp vụ thanh toán qua mạng có thể bao gồm: Rút và nộp tiền mặt (ATM). Thanh toán hóa đơn. Thanh toán sao kê thẻ tín dụng, tăng hạn mức thẻ. Đặt lịch thanh toán hóa đơn tự động đối với các thanh toán thường xuyên. Chuyển tiền giữa các tài khoản. Chuyển tiền đi nước ngoài. Gửi và nhận séc điện tử. Về cơ bản, các nghiệp vụ thanh toán qua hệ thống điện tử cũng mô phỏng các nghiệp vụ tương tự của một hệ thống thanh toán truyền thống, nó chỉ khác nhau về tốc độ và mức độ tiện lợi đối với khách hàng mà thôi. 1.3.3. Nghiệp vụ tín dụng, thương mại và tài chính. Các tiện ích liên quan đến các nghiệp vụ tín dụng, thương mại và tài chính có thể thực hiện qua các hệ thống dịch vụ E- banking thường là: Gửi tiền kỳ hạn, xin vay vốn của ngân hàng. Tạo, sửa hoặc hủy bỏ yêu cầu thư mở tín dụng và các yêu cầu thanh toán khác liên quan đến hoạt động thương mại và tài trợ thương mại. Quản lý các khoản phải thu, phải trả. Quản lý thống nhất danh mục đầu tư trên tài khoản không chỉ với ngân hàng cung cấp dịch vụ E- banking mà còn với các ngần hàng khác trên khắp thế giới. Hệ thống phân phối điện tử và các sản phẩm dịch vụ E- Banking. Hệ thống phân phối điện tử. ATM (Automatic Teller Machine) – Máy rút tiền tự động. Dạng thức phổ biến nhất của dịch vụ E- banking chính là ATM. Máy rút tiền tự động ATM đầu tiên do Shepherd- Barron chế tạo và được phát triển mạnh từ những năm 70-80 của thế kỷ trước. Đến nay, nó trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và là kênh phân phối điện tử không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Máy ATM bao gồm một cổng kết nối máy tính, một hệ thống lưu giữ thông tin và tiền mặt, cho phép khách hàng truy cập vào tài khoản thanh toán của mình bằng một tấm thẻ nhựa trong đó chứa mã số nhận dạng cá nhân (PIN) hay bằng việc nhập mã số đặc biệt để vào máy tính thanh toán được nối mạng với hệ thống máy tính hoạt động 24/24 giờ của ngân hàng. Mỗi lần truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng, việc rút tiền có thể được thực hiện tới một giới hạn tối đa nhất định. Hạn mức này có thể thay đổi tùy theo mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Ngoài ra, khách hàng còn có thể yêu cầu máy ATM đưa ra các thông tin khác như số dư tiền gửi, lịch sử giao dịch, cân đối tài khoản…Những máy ATM hiện đại còn có thêm nhiều chức năng giá trị gia tăng nữa, như gửi tiền, chuyển đổi ngoại tệ, và còn có thể coi như là một quầy giao dịch 24h/7. Thông qua việc thực hiện giao dịch bằng máy ATM, ngân hàng sẽ giảm được chi phí in ấn các loại giấy tờ; tạo cở sở mở rộng hoạt động ngân hàng; đáp ứng nhu cầu thuận tiện cho khách hàng, tạo ưu thế cạnh tranh, tăng hình ảnh của ngân hàng; đồng thời giảm lưu lượng tiền mặt được sử dụng. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với việc tăng chi phí cho việc lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng; đe dọa sự an toàn trong kinh doanh, bởi loại hình này mang theo nó những rủi ro đặc trưng mà sẽ được để cập cụ thể hơn trong phần sau. Ngoài ra, mối quan hệ trực tiếp với giữa khách hàng và ngân hàng cũng có thể bị hạn chế, bởi khách hàng thay vì đến giao dịch, tiếp xúc tại ngân hàng, giờ đây sẽ đến các điểm rút tiền tự động. EFTPOS (Electronic Funds Transfer at Point of Sale) – Máy thanh toán tại điểm bán hàng. EFTPOS hay còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại điểm bán hàng. Số tiền phải trả cho hàng hoá sẽ được chuyển bằng công nghệ điện tử tại điểm bán hàng từ ngân hàng của người mua sang ngân hàng của người bán bằng cách đưa thẻ trượt qua máy đọc thẻ - thực chất là một thiết bị đọc có thể đọc được các thông tin được mã hoá trên dải từ nằm ở mặt sau thẻ. Thiết bị đọc thẻ này cho phép các thông tin của chủ thẻ được chuyển qua đường điện thoại tới một Tổng đài Trung tâm. Các thông tin trên thẻ được mã hoá để đảm bảo an toàn. Tổng đài Trung tâm lựa chọn đúng ngân hàng và gửi các thông tin trên thẻ đến bộ xử lý tại ngân hàng của chủ thẻ để kiểm tra các thông tin sau: Số thẻ Thẻ đã được báo mất bao giờ chưa ? Ngày hết hạn của thẻ Tổng số tiền phải thanh toán Có đủ tiền trên tài khoản của khách hàng không ? Mã số nhận diện người bán Số thiết bị thanh toán của người bán Nếu kết quả kiểm tra các thông tin cho thấy thẻ có giá trị thanh toán, bộ xử lý của ngân hàng người mua sẽ gửi số cấp phép đã được mã hoá tới Tổng đài Trung tâm và từ đây sẽ gửi thông báo tới cửa hàng. Máy cà thẻ tại cửa hàng sẽ in ra một giấy biên nhận trên đó có số cấp phép. Khách hàng ký tên lên trên giấy biên nhận và sau đó có thể mang hàng đi. Đồng thời Tổng đài Trung tâm sẽ chuyển tổng số tiền hàng tới ngân hàng của người bán. Nếu không lấy được số cấp phép thì người mua sẽ phải thanh toán hàng hoá bằng một phương thức khác. Tài khoản tiền gửi của khách hàng sẽ được tự động ghi Nợ, và tài khoản của người bán sẽ được ghi Có tương ứng. Lợi ích của hình thức này ngoài việc giảm tối thiếu tiền mặt lưu thống. hệ thống này còn giảm việc sử dụng các loại hóa đơn, chứng từ cho ngân hàng, qua đó giúp nhân hàng tiết kiệm chi phí giao dịch, chi phí sổ sách giấy tờ,… 1.4.1.3. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Telephone- banking). Trong phương thức giao dịch ngân hàng truyền thống, khách hàng khi cần thông tin về tài khoản của mình cũng như các thông tin khác về dịch vụ ngân hàng đều phải trực tiếp tới ngân hàng vào giờ giao dịch. Điều này thực sự tốn rất nhiều thời gian của khách hàng, nhất là những khách hàng ở xa hoặc không có điều kiện đến giao dịch trực tiếp. Thậm chí chỉ vì thiếu thông tin cập nhật về tỷ giá hối đoái hay lãi suất vay, nhiều doanh nghiệp bị tuột mất những cơ hội kinh doanh tốt hay dẫn đến các quyết định kinh doanh sai lầm. Sự ra đời của dịch vụ Telephone banking đã thực sự giải thoát cho các khách hàng nói chung và các doanh nghiệp nói riêng khỏi các vướng mắc trên. Telephone baking là gì? Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường. Với dịch vụ này, khách hàng có thể mọi lúc mọi nơi, dùng điện thoại cố định hay di động đều có thể nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoản của mình và thậm chí có thể thực hiện được một số loại giao dịch. Đây là hệ thống trả lời tự động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cần thiết. Những tiện ích của Telephone banking. Khi sử dụng Telephone banking, khách hàng có thể: Truy vấn thông tin chung: Lãi suất huy động tiền gửi. Tỷ giá hối đoái (vàng và ngoại tệ). Các điểm giao dịch của ngân hàng trên toàn quốc. Thông tin địa chỉ các điểm ATM của ngân hàng. Mở tài khoản mới. Biểu phí dịch vụ. Fax các thông tin tài khoản, lịch sử giao dịch. Các chương trình khuyến mãi của ngân hàng. Các sản phẩm mới của ngân hàng. Truy vấn thông tin riêng. Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán. Số dư khoản tiền vay. Thông tin 05 giao dịch phát sinh gần nhất trên tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tài khoản tiền vay mà khách hàng sở hữu. Yêu cầu nhận bản kê giao dịch (sổ phụ) tài khoản tiền gửi không kỳ hạn qua mail, fax. Thay đổi mật khẩu Phone banking. Ngoài ra, các khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa sử dụng dị
Luận văn liên quan