Khóa luận Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng hải phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế

Từ xưa Hải Phòng được biết đến với tư cách là một thành phố cảng, thành phố nhộn nhip, tấp nập với những chuyến tàu ra vào. Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, vai trò của Hải Phòng càng quan trọng trong việc là cầu nối giao lưu giữa các tỉnh miền Bắc với các tỉnh, thành phố khác của đất nước cũng như với các nước khác trên thế giới thông qua con đường chủ yếu nhất là cảng Hải Phòng. Cảng Hải Phòng là cảng có lịch sử phát triển lâu đời và có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của miền Bắc cũng như của cả nước. Từ xưa đến nay việc giao thương bằng đường biển trở thành một phần không thể thiếu, các quốc gia phát triển nhất trên thế giới thường là các quốc gia có hệ thống cảng biển hiện đại. Việt Nam với đường bờ biển dài và hệ thống cảng biển với ba cảng chính: Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng nằm ở ba miền của đất nước là một lợi thế tuyệt vời để phát triển kinh tế, nhất là trong thời kì mở cửa, thời kì toàn cầu hoá nền kinh tế Với vai trò quan trọng của mình cảng Hải Phòng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng khối lượng hàng hoá ra vào cảng ngày càng tăng. Các dịch vụ cảng biển của cảng cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO ( tháng 12/2006 ), vấn đề phát triển các dịch vụ cảng biển thế nào để có thể có đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực và thế giới là một bài toán đặt ra cho cảng Hải Phòng. Nhận thức được tầm quan trọng và thiết thực của vấn đề này, em chọn đề tài “ Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Khoá luận tốt nghiệp Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 – K42 22 Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập ” với mong muốn tìm ra một số giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng hiện nay. Khoá luận sẽ cho độc giả thấy được cái nhìn tổng quát về tình hình các dịch vụ của cảng Hải Phòng và một số giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển trong thời kì hội nhập ngày nay Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về dịch vụ tại cảng biển Chương II: Thực trạng các dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng Chương III: Các giải pháp phát triển cảng biển ở cảng Hải Phòng đáp ứng nhu cầu hội nhập Nhân đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS . TS Vũ Sỹ Tuấn, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em làm khoá luận này. Tuy vậy, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như nguồn tài liệu, khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để khoá luận được tốt hơn.

pdf97 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3502 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng hải phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYấN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------- KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CẢNG BIỂN Ở CẢNG HẢI PHềNG ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP QUỐC TẾ Họ và tờn sinh viờn : Trần Thị Minh Chõu Lớp : Nhật 3 Khúa : 42G – KTĐN Giỏo viờn hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Sỹ Tuấn Hà Nội - 11/2007 Khoá luận tốt nghiệp Mục lục Lời mở đầu .......................................................................................................... 21 Chương I: Tổng quan về dịch vụ tại cảng biển ........................... 23 I. Khái niệm về dịch vụ ................................................................................. 23 1. Khái niệm ................................................................................................... 23 2. Tác dụng của dịch vụ ................................................................................ 24 3. Phân loại dịch vụ ....................................................................................... 25 3.1 Phân loại theo chủ thể thực hiện................................................................ 25 3.2 Phân loại dịch vụ theo quá trình mua bán hàng hoá ..................................... 26 3.3 Phân loại dịch vụ theo những đặc điểm khác nhau ................................... 26 3.4 Phân loại theo các ngành kinh tế ............................................................... 26 II. Các loại dịch vụ cảng biển ....................................................................... 26 1. Một số loại dịch vụ cảng biển ................................................................... 26 1.1 Một số khái niệm về dịch vụ cảng biển ..................................................... 26 1.2 Phân loại dịch vụ cảng biển ....................................................................... 32 2. Đặc điểm của dịch vụ ................................................................................ 33 3. Sự cần thiết phải phát triển các dịch vụ cảng biển để đáp ứng nhu cầu hội nhập .......................................................................................................... 33 Chương II. Thực trạng kinh doanh khai thác dịch vụ của cảng hải phòng ............................................................................................... 38 I. Quá trình hình thành và phát triển của cảng Hải Phòng ...................... 38 1. Lịch sử hình thành .................................................................................... 38 2. Quá trình phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng ................... 40 3. Các dịch vụ chính ở cảng Hải Phòng hiện nay ....................................... 41 II. Thực trạng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho phát triển các dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng ................................................................ 43 1. Cơ sở vật chất ............................................................................................. 43 1.1. Luồng vào cảng ........................................................................................ 43 1.2. Hệ thống cầu bến ...................................................................................... 43 Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp 1.3. Hệ thống kho bãi ...................................................................................... 44 1.4. Công nghệ và thiết bị ................................................................................ 44 1.5. Năng lực tiếp nhận .................................................................................... 45 1.6. Hệ thống ISO ............................................................................................ 46 1.7. Công nghệ thông tin ................................................................................. 49 2. Nguồn nhân lực .......................................................................................... 51 2.1. Ban lãnh đạo Cảng .................................................................................... 51 2.2. Các phòng chức năng ............................................................................... 52 2.3. Các xí nghiệp thành phần ......................................................................... 53 2.4. Các đơn vị trực thuộc: .............................................................................. 53 2.5. Các công ty cổ phần ................................................................................. 53 2.6. Văn hoá doanh nghiệp ở cảng .................................................................. 53 III. Thực trạng cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ cảng biển ......................................................................................................................... 54 1. Pháp luật quốc tế ....................................................................................... 54 2. Pháp luật Việt Nam ................................................................................... 56 2.1. Cơ sở pháp luật cho hoạt động khai khai thác và kinh doanh cảng biển .. 56 2.2. Cơ sở pháp lý cho một số dịch vụ cảng biển cụ thể ................................. 60 IV. Thực trạng dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng ............................. 65 1. Tình hình chung ........................................................................................ 65 2. Tình hình một số loại dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng ....................... 74 2.1. Bốc xếp và giao nhận hàng hoá ................................................................ 74 2.2. Dịch vụ lai dắt hỗ trợ tàu biển .................................................................. 80 2.3. Đại lý tàu biển và môi giới hàng hải ........................................................ 81 3. Tình hình dịch vụ cảng biển của các xí nghiệp thành viên của cảng Hải Phòng .............................................................................................................. 83 3.1. Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ ....................................................................... 83 3.2. Công ty cổ phần cảng Đoạn Xá ................................................................ 84 3.3 Công ty cổ phần đầu tư và phát triển cảng Đình Vũ ................................. 86 Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp 4. Đánh giá chung về thực trạng dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Phòng hiện nay ......................................................................................................................... 87 Chương III. Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển đáp ứng nhu cầu hội nhập ................................................................................. 90 I. Định hướng phát triển dịch vụ của cảng Hải Phòng .............................. 90 1. Định hướng theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam ......................................................................................................................... 90 2. Định hướng của Chính Phủ quy hoạch xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 ................................................................................................. 91 3. Mục tiêu của cảng đến năm 2010 ............................................................. 92 II. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển của 1 số nước và xu hướng phát triển các loại dịch vụ cảng biển trên thế giới ............... 93 1. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ cảng biển của 1 số nước trên thế giới .................................................................................................... 93 1.1 Hà Lan với cảng Rotterdam – cụm cảng hàng đầu thế giới .................... 93 1.2 Hồng Kông – cụm cảng container lớn nhất thế giới. .............................. 94 1.3 Singapore – cụm cảng biển trung chuyển container lớn nhất ................. 95 1.4. Bài học kinh nghiệm ................................................................................. 96 2. Xu hướng phát triển dịch v ụ cảng biển trên thế giới ............................. 98 III. Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng đáp ứng nhu cầu hội nhập .................................................................................... 99 1. Giải pháp vĩ mô ......................................................................................... 99 1.1 Tiếp tục hoàn thành cơ chế quản lý một cửa ............................................. 99 1.2 Xác định hướng phát triển trong dài hạn ................................................. 101 2. Giải pháp vi mô ....................................................................................... 102 2.1 Giải pháp mang tính kỹ thuật .................................................................. 102 2.2 Giải pháp về con người ............................................................................ 105 2.3 Các giải pháp hỗ trợ khác ........................................................................ 108 Kết luận ............................................................................................................ 111 Trần Thị Minh Châu Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp Lời mở đầu Từ xưa Hải Phòng được biết đến với tư cách là một thành phố cảng, thành phố nhộn nhip, tấp nập với những chuyến tàu ra vào. Ngày nay, trong quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, vai trò của Hải Phòng càng quan trọng trong việc là cầu nối giao lưu giữa các tỉnh miền Bắc với các tỉnh, thành phố khác của đất nước cũng như với các nước khác trên thế giới thông qua con đường chủ yếu nhất là cảng Hải Phòng. Cảng Hải Phòng là cảng có lịch sử phát triển lâu đời và có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế của miền Bắc cũng như của cả nước. Từ xưa đến nay việc giao thương bằng đường biển trở thành một phần không thể thiếu, các quốc gia phát triển nhất trên thế giới thường là các quốc gia có hệ thống cảng biển hiện đại. Việt Nam với đường bờ biển dài và hệ thống cảng biển với ba cảng chính: Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng nằm ở ba miền của đất nước là một lợi thế tuyệt vời để phát triển kinh tế, nhất là trong thời kì mở cửa, thời kì toàn cầu hoá nền kinh tế Với vai trò quan trọng của mình cảng Hải Phòng đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện để đáp ứng khối lượng hàng hoá ra vào cảng ngày càng tăng. Các dịch vụ cảng biển của cảng cũng ngày càng phong phú đa dạng hơn. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức WTO ( tháng 12/2006 ), vấn đề phát triển các dịch vụ cảng biển thế nào để có thể có đủ năng lực cạnh tranh trong khu vực và thế giới là một bài toán đặt ra cho cảng Hải Phòng. Nhận thức được tầm quan trọng và thiết thực của vấn đề này, em chọn đề tài “ Các giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển ở cảng Hải Trần Thị Minh Châu 21 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp Phòng để đáp ứng nhu cầu hội nhập ” với mong muốn tìm ra một số giải pháp hữu hiệu cho việc phát triển dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng hiện nay. Khoá luận sẽ cho độc giả thấy được cái nhìn tổng quát về tình hình các dịch vụ của cảng Hải Phòng và một số giải pháp phát triển dịch vụ cảng biển trong thời kì hội nhập ngày nay Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về dịch vụ tại cảng biển Chương II: Thực trạng các dịch vụ cảng biển của cảng Hải Phòng Chương III: Các giải pháp phát triển cảng biển ở cảng Hải Phòng đáp ứng nhu cầu hội nhập Nhân đây em xin chân thành cảm ơn thầy giáo – PGS . TS Vũ Sỹ Tuấn, giáo viên trực tiếp hướng dẫn em làm khoá luận này. Tuy vậy, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế cũng như nguồn tài liệu, khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được thầy cô và các bạn góp ý để khoá luận được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trần Thị Minh Châu 22 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp Chương I: Tổng quan về dịch vụ tại cảng biển Dịch vụ cảng biển nói riêng cũng như dịch vụ nói chung đều chưa có một định nghĩa cụ thể nào bởi tính chất vô hình khó nắm bắt và đa dạng của nó. Để nắm bắt một cách chính xác về dịch vụ cảng biển, chúng ta hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu về dịch vụ nói chung I. Khái niệm về dịch vụ 1. Khái niệm Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về dịch vụ, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau Với cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác cho rằng: Dịch vụ là con đẻ của nền sảng xuất hàng hoá, khi mà nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển Trong từ điển Bách khoa Việt Nam, quan niệm về dịch vụ được tóm tắt như sau: - Đó là những hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt - Do nhu cầu của con người rất đa dạng, nên có rất nhiều loại dịch vụ: dịch vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ sinh hoạt công cộng, dịch vụ cá nhân dưới hình thức những dịch vụ gia đình. Còn theo từ điển tiếng Việt thì cho rằng dịch vụ là những công việc Trần Thị Minh Châu 23 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công. Ngay cả trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade Related services) cũng chỉ đưa ra khái niệm về dịch vụ bằng cách liệt kê dịch vụ thành 12 ngành chính và 155 phân ngành khác nhau. Theo đó, các ngành dịch vụ chính gồm có: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ liên lạc, dịch vụ xây dựng và thi công, dịch vụ phân phối, dịch vụ môi trường, dịch vụ tài chính, các dịch vụ liên quan đến sức khỏe và các dịch vụ xã hội, các dịch vụ du lịch và liên quan đến du lịch, các dịch vụ giải trí và thể thao, các dịch vụ vận tải, các dịch vụ khác. Từ những cách hiểu trên có thể khái quát dịch vụ như sau: Dịch vụ là các hoạt động con người nhằm thoả mãn một cách tốt nhất các nhu cầu khác nhau (nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần) và thông qua đó, bằng quan hệ tiền tệ, các tổ chức kinh doanh nhận được phần thu nhập hợp lý của mình. 2. Tác dụng của dịch vụ - Dịch vụ giúp sản xuất và lưu thông hàng hoá được thuận lợi hơn. Từ việc mua nguyên liệu đầu vào cũng như việc phân phối hàng hoá đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại dich vụ: dịch vụ cung ứng hàng hoá, dịch vụ vận tải, dịch vụ đại lý…Nhờ có dịch vụ mà sản xuất được tiến hành liên tục, sản phẩm đầu ra đến với người tiêu dùng nhanh chóng, rộng khắp - Dịch vụ làm phong phú đời sống vật chất và tinh thần cho con người. Trước đây các dịch vụ hạn hẹp trong phạm vi cung cấp những nhu cầu thiết yếu cho người tiêu dùng như ăn, mặc, ở thì ngày nay các hình thức dịch vụ Trần Thị Minh Châu 24 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp ngày càng đa dạng, phục vụ tất cả những nhu cầu của con người như các dịch vụ về văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí, với những phương tiện, kỹ thuật hiện đại. Chính vì thế đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng được phong phú, đa dạng - Dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Dịch vụ ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Hơn nữa dịch vụ cũng góp phần không nhỏ vào việc tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Ngày nay những nước phát triển nhất là những nước có tỉ trọng dịch vụ cao nhất trong cơ cấu kinh tế. Theo OECD một nền kinh tế phát triển có tỉ trọng dịch vụ khoảng 70% GDP và cũng khoảng trên dưới 70% lao động hoạt động trong lĩnh vực này. Tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế Mỹ chiếm tới 85% GDP, ở Hồng Kông là 73,7%. Hiện nay dịch vụ là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới, chiếm 60% sản xuất trên toàn thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại. 3. Phân loại dịch vụ Có nhiều cách phân loại dịch vụ. Sau đây là một số cách phân loại phổ biến hiện nay. 3.1 Phân loại theo chủ thể thực hiện - Với chủ thể là nhà nước có các dịch vụ: trường học, bệnh viện, toà án, cảnh sát, bưu điện - Với chủ thể là các tổ chức xã hội: thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, nâng cao dân trí, các hoạt động từ thiện - Với chủ thể là các đơn vị kinh doanh: thực hiện các dịch vụ về ngân Trần Thị Minh Châu 25 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp hàng, hàng không, khách sạn, bảo hiểm… 3.2 Phân loại dịch vụ theo quá trình mua bán hàng hoá Gồm có 3 hình thức: - Các hình thức dịch vụ trước khi bán hàng: dịch vụ về thông tin, giới thiệu quảng cáo, chào hàng… - Các hình thức dịch vụ trong khi bán hàng: vận chuyển bảo quản sản phẩm, thanh toán tiền hàng, bốc xếp và giao hàng… - Các hình thức dịch vụ sau bán hàng: dịch vụ bảo hành, sửa chữa… 3.3 Phân loại dịch vụ theo những đặc điểm khác nhau - Theo nguồn gốc của dịch vụ: dịch vụ có nguồn gốc là con người hay thiết bị, máy móc - Theo động cơ mua dịch vụ của khách hàng: dịch vụ cho tiêu dùng hay dịch vụ cho nghề nghiệp - Theo mục tiêu của dịch vụ: mục tiêu lợi nhuận hay phi lợi nhuận 3.4 Phân loại theo các ngành kinh tế Dịch vụ gồm có: dịch vụ công nghiệp; dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp; dịch vụ xây dựng; dịch vụ giao thông vận tải; dịch vụ y tế, VH-GD; dịch vụ bưu điện. II. Các loại dịch vụ cảng biển 1. Một số loại dịch vụ cảng biển 1.1 Một số khái niệm về dịch vụ cảng biển Cũng giống như dịch vụ, trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa đưa ra một khái niệm cụ thể, rõ ràng về dịch vụ cảng biển. Trong hiệp định GATS, Trần Thị Minh Châu 26 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp hay trong các quy định của EU cũng như của Việt Nam đều định nghĩa dịch vụ cảng biển bằng cách đưa ra các loại hình dịch vụ của nó. Sau đây là một số các khái niệm về dịch vụ cảng biển * Theo EU, dịch vụ cảng biển bao gồm các loại hình sau: - Dịch vụ xếp dỡ hàng hoá: là dịch vụ thực hiện bởi các công ty xếp dỡ, kể cả công ty điều độ kho bãi nhưng không bao gồm các dịch vụ do lực lượng công nhân bốc xếp ở bến cảng trực tiếp thực hiện khi lực lượng này tổ chức độc lập với công ty xếp dỡ và điều độ kho bãi. Dịch vụ này bao gồm việc tổ chức và giám sát quá trình: xếp hàng hoá vào và dỡ hàng hoá ra khỏi tàu; xếp hàng hoá vào và dỡ hàng hoá ra khỏi xà lan; nhận hàng hoặc gửi hàng và bảo quản hàng hoá an toàn trước khi gửi hoặc sau khi dỡ hàng - Dịch vụ lưu kho hàng hóa: là dịch vụ cho thuê kho bãi để chứa hàng tại khu vực cảng - Dịch vụ khai báo hải quan: là dịch vụ trong đó một bên thay mặt bên một bên khác làm thủ tục hải quan liên quan đến việc xuất, nhập khẩu hoặc vận tải chở suốt của hàng hoá - Dịch vụ kinh doanh kho bãi Container: là dịch vụ lưu bãi Container tại khu vực cảng hoặc nội địa nhằm mục đích đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi Container, sửa chữa và chuẩn bị Container sẵn sàng cho việc vận chuyển. - Dịch vụ đại lý hàng hải: là dịch vụ làm đại lý đại diện cho quyền lợi thương mại của một hay nhiều hãng tàu trong khu vực địa lý xác định nhằm thực hiện các mục đích sau: + Thay mặt hãng tàu thực hiện việc Marketing và kinh doanh dịch vụ Trần Thị Minh Châu 27 Lớp: Nhật 3 – K42 Khoá luận tốt nghiệp vận tải và các dịch vụ liên quan, từ việc báo giá đến việc thiết lập hoá đơn, phát hành vận đơn, nhận và kinh doanh lại các dịch vụ cần thiết, chuẩn bị chứng từ, cung cấp thông tin thương mại + Thay mặt hãng tàu thu hồi tàu và tiếp nhận hàng hoá khi họ có yêu cầu * Theo Trung Quốc: nghị định 335 điều chỉnh các quan hệ pháp lý liên quan tới các nghiệp vụ kinh doanh vận tải biển quốc tế và các dịch vụ cảng biển ở Trung Quốc, thì dịch vụ cảng biển bao gồm - Đại lý hàng hải quốc tế - Quản lý tàu - Xếp dỡ hàng hoá - Kinh doanh dịch vụ kho bãi phục vụ hàng hoá xuất nhập khẩu - Các dịch vụ giao nhận hàng lẻ - Các dịch vụ giao nhận ở bãi Container -
Luận văn liên quan