Ngày nay, quốc tế hoá đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc
gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể tăng trƣởng kinh
tế mạnh mẽ đƣợc. Trong bối cảnh đó thƣơng mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt
động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Hàng dệt may đƣợc coi là một trong những mũi nhọn
xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bƣớc đi có tính chất chiế n
lƣợc và lâu dài. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO, trong bối cảnh mới này, ngành dệt may Việt Nam
đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn.
Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
tổng hợp Haprosimex từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả
nhƣng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất
nƣớc, công ty Haprosimex đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phầ n
khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt
động xuất khẩu của công ty còn có một số hạn chế. Sau một thời gian thực
tập ở công ty Haprosimex em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp
phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất
nhập khẩu tổng hợp Haprosimex” làm nội dung nghiên cứu của khóa luậ n
tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích chung tình hình hàng dệt
may thế giới trong xu thế tự do hóa thƣơng mại, phân tích hoạt động xuất
khẩu của hàng dệt may ở công ty Haprosimex trong thời gian qua. Qua đó
thấy đƣợc những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đƣa ra một số ý kiế n
giải pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong
thời gian tới.
108 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Các giải pháp phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất nhập khẩu tổng hợp haprosimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT XUẤT NHẬP
KHẨU TỔNG HỢP HAPROSIMEX
Sinh viên thực hiện : Lê Anh Phƣơng
Lớp : Anh 18
Khóa : 42E
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Vũ Thị Hạnh
HÀ NỘI, 11/2007
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, quốc tế hoá đang là xu thế chung của toàn cầu. Không một quốc
gia nào có thể thực hiện một chính sách đóng cửa mà có thể tăng trƣởng kinh
tế mạnh mẽ đƣợc. Trong bối cảnh đó thƣơng mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt
động đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nền kinh tế trong nƣớc hội nhập với
nền kinh tế thế giới. Hàng dệt may đƣợc coi là một trong những mũi nhọn
xuất khẩu của Việt Nam, phát triển hàng dệt may là bƣớc đi có tính chất chiến
lƣợc và lâu dài. Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
thƣơng mại thế giới WTO, trong bối cảnh mới này, ngành dệt may Việt Nam
đứng trƣớc những cơ hội và thách thức lớn.
Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc, công ty sản xuất và xuất nhập khẩu
tổng hợp Haprosimex từ khi thành lập đến nay, trải qua nhiều gian nan vất vả
nhƣng đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể. Cùng với sự phát triển của đất
nƣớc, công ty Haprosimex đã dần hoàn thiện mình và đang cố gắng góp phần
khẳng định khả năng phát triển của ngành dệt may xuất khẩu. Tuy nhiên, hoạt
động xuất khẩu của công ty còn có một số hạn chế. Sau một thời gian thực
tập ở công ty Haprosimex em đã quyết định chọn đề tài: “Các giải pháp
phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sản xuất xuất
nhập khẩu tổng hợp Haprosimex” làm nội dung nghiên cứu của khóa luận
tốt nghiệp.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích chung tình hình hàng dệt
may thế giới trong xu thế tự do hóa thƣơng mại, phân tích hoạt động xuất
khẩu của hàng dệt may ở công ty Haprosimex trong thời gian qua. Qua đó
thấy đƣợc những lợi thế, hạn chế và nguyên nhân từ đó đƣa ra một số ý kiến
giải pháp để phát triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trong
thời gian tới.
Đề tài chủ yếu chỉ nghiên cứu các vấn đề có liên quan tới hoạt động
1
xuất khẩu hàng dệt may ở công ty Haprosimex trên cơ sở kết hợp các lý
thuyết kinh tế đƣợc trang bị tại trƣờng đại học với phân tích thực trạng xuất
khẩu hàng dệt may của công ty để đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm phát
triển hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát chung về ngành dệt may thế giới và Việt Nam
Chƣơng 2: Thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may tại Công ty
Haprosimex
Chƣơng 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hoạt động xuất
khẩu hàng dệt may tại Công ty Haprosimex
Do thời gian thực tập ngắn, khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong đƣợc sự đóng góp của Thầy Cô và bạn bè để
khóa luận tốt nghiệp đƣợc hoàn thiện hơn.
Đề tài này đƣợc hoàn thành với sự giúp đỡ và hƣớng dẫn trực tiếp của
Thạc sỹ Vũ Thị Hạnh. Em xin bày tỏ lòng biết ơn về sự chỉ bảo tận tình,
những ý kiến quý báu của Cô trong thời gian qua.
2
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH DỆT MAY THẾ GIỚI
1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành dệt may thế giới
Lịch sử phát triển ngành dệt may cũng là lịch sử chuyển dịch công
nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém phát triển hơn do tác
động của các lợi thế so sánh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là ngành dệt
may không còn tồn tại ở các nƣớc phát triển mà nó đã phát triển cao hơn với
những sản phẩm thời trang cao cấp để phục vụ cho một nhóm ngƣời .
Sự chuyển dịch này bắt đầu vào năm 1840 từ nƣớc Anh sang các nƣớc
Châu Âu khác. Tiếp theo là từ Châu Âu sang Nhật Bản vào những năm 1950.
Từ năm 1960, khi chi phí sản xuất ở Nhật Bản tăng cao và thiếu nguồn lao
động thì công nghiệp dệt may lại chuyển sang các nƣớc mới công nghiệp hoá
(NICs) nhƣ Hồng Kông, Đài Loan, Nam Triều Tiên. Theo quy luật chuyển
dịch của ngành công nghiệp dệt may thì đến năm 1980 lợi thế so sánh của
ngành dệt may mất dần đi, các quốc gia này chuyển sang sản xuất các mặt
hàng có công nghệ và kĩ thuật cao hơn nhƣ ô tô, điện tử. Ngành dệt may lại
tiếp tục chuyển dịch sang các nƣớc Nam Á, Trung Quốc rồi tiếp tục sang các
quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
2. Vai trò của ngành dệt may
Công nghệ dệt may thƣờng đƣợc gắn với giai đoạn phát triển ban đầu
của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hoá ở
nhiều nƣớc. Ngành công nghệ dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho
ngƣời lao động, tăng thu lợi nhuận để tích luỹ làm tiền đề phát triển cho các
ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình
chính trị xã hội.
3
Công nghệ dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển của các
ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền
kinh tế, nó sẽ cần một khối lƣợng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh
vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tƣ và phát triển các ngành kinh tế này.
Ngƣợc lại, công nghiệp dệt lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp may và
các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo.
Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều
quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Xuất khẩu hàng dệt may
đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hoá sản
xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong
lịch sử phát triển kinh tế của các nƣớc nhƣ Anh, Nhật, NICs, Trung Quốc,
Nam Á và Đông Nam Á.
Ở các nƣớc đang phát triển hiện nay, công nghệ dệt may đang góp phần
phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trƣởng sản xuất bông,
đay, tơ tằm và là phƣơng tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông
nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Ở các nƣớc công nghiệp phát triển, công
nghệ dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuất những sản phẩm
cao cấp có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của
ngƣời tiêu dùng.
3. Đặc điểm của ngành dệt may thế giới
3.1 . Về tiêu thụ
Trong buôn bán thế giới, sản phẩm của ngành dệt may là một trong
những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế, hàng dệt may có
những đặc trƣng riêng biệt ảnh hƣởng rất nhiều đến sản xuất và buôn bán.
Một số đặc trƣng đó là:
4
-Hàng dệt may có yêu cầu phong phú và đa dạng tuỳ thuộc vào đối
tƣợng tiêu dùng-ngƣời tiêu dùng khác nhau về văn hoá, khu vực địa lý, khí
hậu, giới tính, tuổi tác... sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. Nghiên
cứu thị trƣờng để nắm vững nhu cầu tiêu dùng của từng nhóm ngƣời trong các
thị trƣờng khác nhau có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiêu thụ sản
phẩm.
-Hàng dệt may mang tính thời trang cao, phải thƣờng xuyên thay đổi
mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng đƣợc nhu cầu thích đổi
mới, độc đáo và gây ấn tƣợng của ngƣời tiêu dùng. Do đó để tiêu thụ đƣợc
sản phẩm, việc am hiểu các xu hƣớng thời trang là rất quan trọng.
-Vấn đề nhãn mác cũng là một trong những đặc trƣng nổi bật trong
buôn bán hàng dệt may trên thế giới. Mỗi nhà sản xuất cần tạo đƣợc nhãn
hiệu hàng hoá của riêng mình. Nhãn hiệu sản phẩm theo quan điểm xã hội
thƣờng là yếu tố chứng nhận chất lƣợng hàng hoá và uy tín của ngƣời sản
xuất, đây là vấn đề quan tâm trong chiến lƣợc của sản phẩm vì ngƣời tiêu
dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lƣợng sản phẩm.
-Trong buôn bán các sản phẩm dệt may cần chú ý đến yếu tố thời vụ.
Phải căn cứ vào chu kỳ thay đổi thời tiết trong năm ở từng khu vực thị trƣờng
mà cung cấp hàng hoá cho phù hợp. Điều này cũng liên quan đến thời hạn
giao hàng.
Thói quen tiêu dùng cũng là một đặc điểm cần lƣu ý trong buôn bán
hàng dệt may vì nó ảnh hƣởng trực tiếp đến vấn đề tìm thị trƣờng tiêu thụ cho
sản phẩm.
3.2 Về sản xuất
Công nghiệp dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động giản đơn, vốn
đầu tƣ ban đầu không quá lớn nhƣng lại có tỷ lệ lãi cao.Vì vậy, sản xuất dệt
5
may thƣờng phát triển mạnh và có hiệu quả rất lớn đối với các nƣớc đang phát
triển và đang ở giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hóa, khi một nƣớc
trở thành nƣớc công nghiệp phát triển có trình độ công nghệ cao, sức cạnh
tranh trong sản xuất hàng dệt may giảm thì họ lại vƣơn tới những ngành công
nghiệp khác có hàm lƣợng kỹ thuật cao, tốn ít lao động và đem lại nhiều lợi
nhuận. Công nghiệp dệt may lại phát huy vai trò của mình ở các nƣớc kém
phát triển hơn. Lịch sử phát triển của ngành dệt may thế giới cũng là lịch sử
chuyển dịch của công nghiệp dệt may từ khu vực phát triển sang khu vực kém
phát triển hơn do sự chuyển dịch về lợi thế so sánh. Nhƣ vậy không có nghĩa là
sản xuất dệt may không còn tồn tại ở những nƣớc công nghiệp phát triển mà
thực tế ngành này tiến đến giai đoạn cao hơn, sản xuất các sản phẩm có giá trị
gia tăng cao.Trong những năm gần đây, sản xuất dệt may của VN đã có những
tiến bộ nhất định và đang cố gắng để hoà nhập với lộ trình của ngành dệt may thế
giới.
3.3 . Tác động của tự do hóa thƣơng mại đối với ngành dệt may thế
giới
Đặc điểm của thị trƣờng dệt may trong giai đoạn hiện nay thể hiện rõ
tính toàn cầu hóa và hội nhập, đây là tính chất chung nhất trong phát triển
thƣơng mại toàn cầu. Việc sử dụng hàng rào thuế quan và bảo hộ mậu dịch sẽ
trở nên lỗi thời, các biên giới thƣơng mại sẽ dần đƣợc xóa bỏ. Trong tƣơng lai
việc quyết định nơi sản xuất sẽ là nơi có chi phí lao động thấp và là nơi gần
với nguồn cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng. Vì
thế bất cứ quốc gia nào muốn phát triển đều phải tham gia vào thị trƣờng thế
giới bằng lợi thế riêng của mình với việc khai thác hiệu quả các công nghệ
tiên tiến của thế giới. Sự hội nhập không có nghĩa là tạo ra sự phát triển và
nguồn lực nhƣ nhau cho tất cả các quốc gia trên thế giới mà là tạo ra môi
trƣờng bình đẳng cho các quốc gia thành viên để phát huy tối đa khả năng của
6
mình trong việc phát triển hàng dệt may, do vậy mà sự phát triển ở mỗi quốc
gia sẽ khác nhau. Với các nƣớc có ngành dệt may phát triển nhƣ: EU, Mỹ,
Nhật... sẽ tập trung vào thị trƣờng hàng có chất lƣợng cao. Đồng thời, các
nƣớc này cũng sẽ chuyển giao công nghệ cho các nƣớc có ngành sản xuất với
công nghệ thấp hơn. Với các nƣớc đang phát triển, việc đổi mới công nghệ là
yêu cầu sống còn để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra các sản phẩm chất
lƣợng tốt phù hợp với nhu cầu của thị trƣờng. Tuy nhiên do trình độ công
nghệ chƣa cao lắm, đồng thời lợi thế của các quốc gia này là giá nhân công rẻ
và việc phát triển dệt may còn có ý nghĩa lớn trong việc giải quyết việc làm
cho ngƣời lao động với các quốc gia đông dân nhƣ: Trung Quốc, Việt Nam,
Inđônêsia....Vì vậy trong tƣơng lai các nƣớc đang phát triển vẫn sẽ tiếp tục
sản xuất gia công xuất khẩu là chính nhằm tận dụng giá nhân công rẻ. Bên
cạnh đó các quốc gia này cũng sẽ đầu tƣ phát triển một số mặt hàng có chất
lƣợng cao, giá cả cạnh tranh nhằm nâng cao mức lợi nhuận thu về từ xuất
khẩu.
II. Khái quát về ngành dệt may Việt Nam
1. Lịch sử ngành dệt may Việt Nam
1.1. Giai đoạn trƣớc 1954
Ngành dệt ra đời sớm hơn ngành may, ban đầu chủ yếu là ngƣời dân tự
dệt vải phục vụ cho nhu cầu của bản thân rồi sau đó mới xuất hiện các
phƣờng dệt nơi tập trung các thợ dệt với mục đích thƣơng mại. Ngành may ra
đời muộn hơn, bắt đầu là các thợ may phục vụ triều đình phong kiến. Khi
thực dân Pháp xâm lƣợc, chúng thổi vào xã hội Việt Nam lối sống Âu hóa,
nhiều nhà may âu phục ra đời. Nhƣng đây cũng là thời kì cả 2 ngành Dệt –
May không đƣợc quan tâm phát triển. Với chính sách cai trị độc đoán và hà
khắc, thực dân Pháp vơ vét tài nguyên và cấm các nghề truyền thống ngành
Dệt – May cũng bị mai một dần.
7
1.2. Giai đoạn 1954 - 1975: Giai đoạn vừa xây đụng, vừa chiến đấu
và chi viện cho tiền tuyến lớn.
Khi đất nƣớc giành độc lập, công nghiệp Dệt – May khôi phục lại.
Đảng và Nhà nƣớc coi ngành công nghiệp Dệt – May là ngành ƣu tiên phát
triển hàng đầu, một mặt giải quyết nhu cầu xã hội, mặt khác giải quyết công
ăn việc làm cho ngƣời lao động. Đƣợc sự quan tâm, chăm lo phát triển của
Đảng và Nhà nƣớc, Ngành Dệt - May đã phát triển nhanh chóng. Lực lƣợng
sản xuất tăng nhanh với nhiều nhà máy mới đƣợc xây dựng. Đội ngũ công
nhân đông đảo hàng vạn ngƣời đã hăng say lao động với tinh thần ''mỗi ngƣời
làm việc bằng hai'' theo lời kêu gọi của Bác Hồ kính yêu để tăng nhanh sản
lƣợng hàng hóa nhằm đảm bảo nhu cầu cơ bản về sợi, vải chăn, màn, bông
băng y tế cho nhân dân và cho lực lƣợng vũ trang. Với khẩu hiệu ''Tất cả cho
tiền tuyến - Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lƣợc'', mặc dù cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt nhƣng công nhân quyết tâm bám ca, bám
máy với tinh thần đội bom để sản xuất liên tục, hoàn thành xuất sắc các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nƣớc giao. Vì vậy, Ngành đã chi viện đầy đủ ngƣời và của
cho tiền tuyến lớn ''vải không thiếu một mét, quân không thiếu một ngƣời''.
Từ phong trào thi đua sản xuất và anh dũng chống chiến tranh phá hoại thời kì
này, nhiều cán bộ, công nhân Ngành Dệt - May đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động và nhiều tổ đội lao động xã hội chủ
nghĩa. Những thành tích này đã tô thắm lá cờ truyền thống của Ngành Dệt -
May VN trong một giai đoạn vẻ vang nhất của dân tộc ta.
1.3. Giai đoạn 1976 - 1990: Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác
toàn điện với các nƣớc XHCN
Thời kì xây dựng hoà bình và hợp tác toàn điện với các nƣớc XHCN
Ngành Dệt - May VN đã phát triển nhanh chóng về năng lực sản xuất do tiếp
quản toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp Dệt - May ở phía Nam và tiếp tục xây
8
nhiều nhà máy lớn trên cả nƣớc nhƣ Nhà máy Sợi Hà Nội, Sợi Vinh, Sợi Huế,
Sợi Nha Trang, Dệt Kim Hoàng Thị Loan...
Trong các kế hoạch 5 năm (1976-1980, 1981-1985 và 1986-1990),
bằng nhiều phong trào thi đua lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến
kĩ thuật, Ngành Dệt - May VN đã hoàn thành xuất sắc trƣớc thời hạn các chỉ
tiêu kế hoạch Nhà nƣớc giao, bảo đảm các nguyên liệu cho sản xuất, vải, quần
áo, chăn màn... cho tiêu dùng và là đầu mối xuất nhập khẩu, trao đổi hàng hoá
theo nghị định thƣ hàng năm với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, tạo việc làm và
đổi về từ 55 - 60 ngàn tấn bông xơ mỗi năm từ Liên Xô.
Cho đến năm 1990, Ngành đã có quy mô: về dệt có 129 DNNN, 1.979
HTX và hộ cá thể về may có 166 DNNN, 620 HTX và hộ cá thể. Năng lực
thiết bị có 860.000 cọc sợi và 2000 rô to, 43.000 máy dệt (kể cả khung dệt thủ
công), 60.000 thiết bị và máy may; đã xây dựng 1 Viện công nghệ sợi dệt và
1 Trung tâm nghiên cứu may. Toàn Ngành có trên 2.000 tiến sĩ, phó tiến sĩ và
kĩ sƣ công nghệ dệt may. Sản lƣợng thực hiện cuối năm 1990 đạt 50 ngàn tấn
sợi và hơn 450 triệu mét vải (khổ 0,80m), sản xuất 150 triệu sản phẩm may.
1.4. Từ 1991- 1999: Sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng
theo định hƣớng XHCN
Tuy quy mô công suất thiết bị đã tăng lên nhanh chóng trong thời kì kế
hoạch hoá, nhƣng do mới chỉ làm ra đƣợc những sản phẩm chất lƣợng trung
bình và thấp nên khi chuyển sang cơ chế thị trƣờng, Ngành Dệt - May VN
đứng trƣớc những khó khăn hết sức gay gắt: thiết bị công nghệ sợi, nhuộm,
hoàn tất (khoảng 50%) cũ kĩ, lạc hậu, đã sử dụng 30 - 40 năm (có nhà máy đã
sử dụng 50 - 60 năm); máy dệt đa phần khổ hẹp, tiêu hao năng lƣợng và lao
động cao; thiếu vốn cho đầu tƣ đổi mới công nghệ và thiếu kĩ năng quản trị
doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng. Nhƣng nhờ có đƣờng lối đổi mới đúng
đắn của Đảng và Nhà nƣớc, đƣợc sự phối hợp của các bộ, ngành trong việc
9
mở thị trƣờng mới, cùng với tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ cán bộ,
công nhân, các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tƣ nâng cấp thiết bị cũ và đầu
tƣ công nghệ mới để sản xuất ra những sản phẩm theo yêu cầu thị trƣờng. Bên
cạnh đó, với luật khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài, các xí nghiệp liên doanh và
100% vốn nƣớc ngoài bắt đầu đầu tƣ vào lĩnh vực dệt may. Trong vòng 10
năm, có gần 170 dự án với số vốn đăng kí hơn 1.600 triệu USD, đã góp phần
làm cho Ngành Công nghiệp Dệt - May VN có sự phát triển mới cả về quy
mô, trình độ công nghệ, mẫu mã hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy,
đến cuối năm 1999, hơn 30% thiết bị dệt và 95% thiết bị may đã đƣợc đầu tƣ
bằng thiết bị, công nghệ tiên tiến. Công suất kéo sợi đạt 177 ngàn tấn, đã sản
xuất gần 100 ngàn tấn, trong đó có các loại sợi chất lƣợng cao cho hàng dệt
kim và dệt vải cao cấp. Tổng sản lƣợng vải đạt khoảng 500 triệu mét (khổ
0,8m), sản phẩm dệt kim đạt 34.000 tấn, khăn bông 10.000 tấn, mền chăn 1
triệu chiếc, thảm len hơn 5 triệu m2, sản phẩm may khoảng 250 triệu sản
phẩm. Tổng số lao động sử dụng gần một triệu ngƣời trong đó số có trình độ
kĩ sƣ trở lên hơn 3000 ngƣời. Có 2 viện và 1 trung tâm nghiên cứu, 4 trƣờng
đào tạo trung học và công nhân lành nghề. Các Trƣờng Đại học Bách khoa Hà
Nội và Đại học Kĩ thuật thành phố Hồ Chí Minh đều có khoa đào tạo kĩ sƣ
công nghệ sợi, dệt, nhuộm.
Từ năm 1991 - 1999, Ngành Dệt - May VN đã có những thay đổi về
chất rất quan trọng, từ thiết bị công nghệ đến sản phẩm (nhất là công nghệ
may và sản phẩm may). Từ chỗ chỉ sản xuất phục vụ nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân trong nƣớc và thực hiện một phần theo Nghị định thƣ với Liên Xô
và các nƣớc XHCN Đông Âu đầu vào đầu ra do Nhà nƣớc quyết định, các
doanh nghiệp Dệt - May VN đã thực hiện từ khâu đầu đến khâu cuối, tự chọn
mua nguyên phụ liệu, tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, tự định giá
mua, giá bán... Đến nay, sản phẩm dệt may VN đã thoả mãn một phần nhu
10
cầu của ngƣời tiêu dùng trong nƣớc và có kim ngạch xuất khẩu lớn sang các
thị trƣờng khó tính trên thế giới nhƣ EU, Nhật Bản, Mĩ, Canađa...
Thời kỳ 1991 - 1999, toàn Ngành đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân
khoảng 10%/năm. Kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hạng cao trong 10 mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của cả nƣớc, chỉ sau dầu thô nhƣng dẫn đầu các ngành
chế biến xuất khẩu, đạt gần 1,7 tỉ USD (năm 1999), trong đó hơn 60% sản
phẩm xuất khẩu sang thị trƣờng phi hạn ngạch, chiếm 14,6% kim ngạch xuất
khẩu cả nƣớc. Tạo việc làm cho gần một triệu lao động công nghiệp, chƣa kể
số lao động sản xuất nguyên liệu trồng bông, trồng đay, trồng dâu nuôi tằm).
1.5.Giai đoạn 2000 – 2007
Dệt – May Việt Nam nỗ lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.
Trong giai đoạn 2000 – 2005 ngành dệt may Việt Nam đó đạt tốc độ
tăng trƣởng xuất khẩu tƣơng đối cao – bình quân 20%/năm. Năm 2001 tổng
giá trị xuất khẩu hàng dệt may chỉ đạt 2001 triệu USD. Năm 2005 Việt Nam
đã xuất khẩu đƣợc 4806 triệu USD tức gấp 2.4 lần so với năm 2001 đứng thứ
hai sau dầu mỏ. Nhƣng dù vậy sản xuất hàng dệt may vẫn chủ yếu là gia
công, lệ thuộc vào đối tác nƣớc ngoài về mẫu mã, thị truờng và giá cả.
Giai đoạn 2005 – 2007 ngành dệt may Việt Nam liên tục có những
thành tựu xuất sắc với tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu cao và ổn định. HIện nay
Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế
giới WTO. Việc Việt Nam gia nhập WTO mang lại cả cơ hội và thách thức
cho ngành dệt may Việt Nam. Thuận lợi lớn nhất đối với dệt may Việt Nam là
các doanh nghiệp sẽ tự do tiếp cận với nhiều thị trƣờng hơn. Các rào cản vào
thị trƣờng nƣớc ngoài sẽ bị xóa bỏ. Các doanh nghiệp sẽ ko phải lo chạy hạn
ngạch nữa mà tập trung vào sản xuất. Với những doanh nghiệp trƣớc kia
11
không có hạn ngạch thì nay có nhiều khả năng tiếp cận với thị trƣờng may
mặc Mỹ. Còn với những công ty đã xuất khẩu vào Mỹ rồi, việc không còn
hạn ngạch sẽ tạo cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trƣờng này. Đối
thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc tạm thời đang bị Mỹ áp