Khóa luận Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định

Trong những năm qua công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” luôn được Chính phủ, các ngành, các cấp quan tâm và đầu từ chú trọng trên cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây Chính phủ đang quan tâm đầu tư về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” càng được nâng cao và có sự đổi mới. Sự triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động của bộ phận “một cửa” “một cửa liên thông” hiện đại của các cấp giúp cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân; đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước. Công cuộc CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thiết. Chính vì những lý do đó mà em chọn đề tài: Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với mong muốn hoàn thiện kiến thức ở trường, áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý hành chính, đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng mô hình “một cửa” đang được thực hiện tại xã nhà. Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô ở Học viện Hành chính quốc gia và lãnh đạo, cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã Cát Hải cùng các bạn để bài khóa luận thêm hoàn thiện.

doc39 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8818 | Lượt tải: 13download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Trong những năm qua công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” luôn được Chính phủ, các ngành, các cấp quan tâm và đầu từ chú trọng trên cả nước. Đặc biệt trong những năm gần đây Chính phủ đang quan tâm đầu tư về cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thì công tác giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” càng được nâng cao và có sự đổi mới. Sự triển khai xây dựng, đưa vào hoạt động của bộ phận “một cửa” “một cửa liên thông” hiện đại của các cấp giúp cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp hơn; mang lại sự thuận tiện cho người dân; đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước; tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước. Công cuộc CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vì vậy việc nghiên cứu về thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính và rút ra tổng kết cho địa phương là rất cần thiết. Chính vì những lý do đó mà em chọn đề tài: Cải cách hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với mong muốn hoàn thiện kiến thức ở trường, áp dụng có hiệu quả vào công tác quản lý hành chính, đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng mô hình “một cửa” đang được thực hiện tại xã nhà. Do thời gian nghiên cứu có hạn và kinh nghiệm của bản thân chưa nhiều, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô ở Học viện Hành chính quốc gia và lãnh đạo, cán bộ, công chức làm việc tại UBND xã Cát Hải cùng các bạn để bài khóa luận thêm hoàn thiện. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của bài khóa luận bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về xã Cát Hải (Đơn vị thực tập) Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải Chương 3: Đề xuất giải pháp và kiến nghị về cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải. MỤC LỤC KẾ HOẠCH THỰC TẬP CHI TIẾT (từ ngày 21 tháng 01 năm 2015 đến ngày 21 tháng 02 năm 2015) STT Hoạt động Thời gian Kết quả 01 Đến UBND xã ký xác nhận thực tập và nhận phòng thực tập; giới thiệu về đề tài thực tập, làm quen và giới thiệu bản thân với cơ quan thực tập Tuần 1: Từ ngày 21/01/2015 đến ngày 23/01/2015 Được cơ quan tiếp nhận và tận tình giúp đỡ 02 Tìm hiểu cơ quan, phòng thực tập; Mượn tài liệu liên quan làm báo cáo thực tập; Học hỏi kinh nghiệm trong quá trình làm việc tại phòng; Tập trung, tổng hợp tài liệu làm báo cáo; Hoàn thiện báo cáo; Xin nhận xét của đơn vị thực tập; Kết thúc thực tập. Tuần 2 đến tuần 4: Từ ngày 26/01/2015 đến ngày 21/02/2015 Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình thực tập. 03 Vận dụng những kiến thức đã được học vào công việc thực tiễn; Hiểu rõ hơn về bộ máy đơn vị thực tập nói riêng và của cơ quan Nhà nước nói chung để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Sau khi thực tập xong Được đơn vị thực tập ủng hộ tận tình và nhận xét đánh giá cao. CHƯƠNG I 1. Giới thiệu tổng quan về xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định * Vị trí địa lý Cát Hải là một xã ven biển, có vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực phía Đông huyện Phù Cát. Phía Đông xã giáp biển Đông, phía Nam giáp thôn Trung Lương của xã Cát Tiến, phía Tây giáp núi Bà, phía Bắc giáp thôn Chánh Thiện của xã Cát Thành. * Điều kiện tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên toàn xã 43,87km2, trong đó đất nông nghiệp là 428 ha, đất lâm nghiệp và có khả năng trồng cây công nghiệp 814,6 ha, đất chuyên dùng 37,4 ha, đất ở 26,85 ha, đất chưa sử dụng 2.966 ha. Đất đai xã Cát Hải chủ yếu là đất cát bạc màu, còn lại là đất cát ven biển và đất phù sa. Đất đai ở Cát Hải rất thích hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày... Vùng đất đồi núi rộng lớn cho ngững cây gỗ quý, dược liệu và đá núi làm nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng. Vùng đất bãi biển được trồng cây Dương liễu để che chắn gió, cát; một số diện tích được cải tạo đưa vào trồng các loại cây ăn quả. Cát Hải có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài trong 4 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, gây lũ lụt, ngập úng ở một số nơi trong xã với mức trung bình là 0,5 đến trên 1m. Thời gian ngập úng keo dài từ 5 – 10 ngày. Mùa khô kéo dài trong vòng 7 đến 8 tháng, từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau. Vào tháng 6 và tháng 7 có gió nóng từ phía Tây thổi về làm cho nhiệt độ tăng cao (từ 36 – 37oC khi cao điểm lên đến 38 – 39oC). Đất có thành phần cát nhiều, khó giữ ẩm nên khi có gió Tây Nam kết hợp với trời không mưa, nguồn nước khan hiếm thì ruộng đồng hay bị khô hạn, nứt nẻ chân chim. Thời xưa, giao thông ở vùng đất Cát Hải hầu như chỉ dựa vào đường biển là chính. Theo đường biển, nhân dân có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa vào Quy Nhơn ra Đề Gi (xã Cát Khánh) và các nơi khác. Giữa các thôn chạy dọc núi Bà có đường liên thôn, có 3 đèo dốc phải đi bộ một thời và thường xuyên bị hư hỏng. Hàng năm trên địa bàn điều xảy ra bão lụt, nước, cát, đá từ núi Bà đổ xuống chia cắt các tuyến đường giao thông vì vậy đi lại rất khó khăn. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhất là trong thời kỳ đất nước đổi mới, con đường huyết mạch do tỉnh đầu tư chạy qua xã Cát Hải đã từng bước được nâng cấp, từ cấp phối, bê thông xi măng, cho đến nhựa hóa; từ đó mà việc đi lại trong nhân dân ngày càng thuận tiện, tạo điều kiện cho địa phương phát trển KT – XH và củng cố quốc phòng, an ninh. Núi Bà là một dãy núi và gò đồi kế tiếp nhau, kéo dài từ xã Cát Hanh đến xã Cát Hải. Lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của các xã mảng nam và bắc Phù Cát gắn chặt với núi Bà. Nếu đi bằng đường bộ, muốn đến xã Cát Hải phải vượt qua 3 đèo, 4 động cát. Kề sát biển có 3 đèo thông sang phía Đông Bắc là đèo Sậy, đèo Vũng Tô (giữa thôn Tân Thanh và Vĩnh Hội), đèo Chánh Oai. Dưới chân núi Bà là các làng mạc được hình thành từ bao đời nay. Núi Bà uy nghi, huyền diệu với bao điều kỳ bí mà mỗi nơi mỗi chốn, mỗi cái tên đều có một sự tích. Ở địa phận thôn Vĩnh Hội, trên ngọn núi cao có 2 khối đá, một cao, một thấp trông tựa hình người. Từ phía biển nhìn vào giống như một người đàn bà bế con đang ngóng nhìn ra biển khơi chờ chồng trở về. Dân địa phương gọi đó là đá Hòn Vọng Phu. Khối đá xanh đứng hoài dưới nắng mưa cùng năm tháng trở thành biểu tượng cho lòng thủy chung của nghĩa vợ chồng trong tâm thức dân gian: “Núi Bà một dãy xanh xanh Vọng Phu còn đó, sao anh chưa về.” Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bà trở thành căn cứ vững chắc của cách mạng. Bộ Chỉ huy Khu Đông tỉnh Bình Định, Huyện ủy Phù Cát, Chi bộ và lực lượng du kích của các xã đều đặt tại núi Bà. Từ đây, mọi chủ trương, kế hoạch hành động được truyền đi khắp vùng, phát động toàn quân, toàn dân vùng dậy, giáng cho quân xâm lược và bè lũ tay sai bán nước những trận đòn chí mạng. Bọn Mỹ - Ngụy - Nam Triều Tiên đã điên cuồng đánh phá núi Bà bằng mọi cách, từ dội pháo, ném bom, hành quân càn quét cho đến rải độc hóa học nhằm “Lật đá núi Bà, bắt cộng sản” nhưng chúng càng lún sâu vào thất bại bỡi núi Bà đã che chở, nuôi dưỡng phong trào cách mạng và trở thành nơi chôn thây quân thù: Núi Bà cao tít tầng mây Chờ ngày giặc đến, chôn thây không về. Biển ở địa phương quanh năm có mặt nước trong xanh. Ven biển là những bãi cát trắng mịn, có nhiều bãi đá dọc bờ biển. Suốt chiều dài 14,5km bờ biển có nhiều cảnh quang đẹp, là điều kiện khá lý tưởng cho du khách khắp nơi đến thưởng ngoạn. Vùng biển nơi đây có đặc điểm là bãi ngang, không có khu vực nước sâu nên tàu thuyền từ 1.000 tấn trở lên không vào được. Trước đây tàu thuyền của địa phương chỉ đánh bắt thủy sản quanh bờ. Từ sau ngày giải phóng đến nay, ngư dân của xã đã sắm sửa được tàu có công suất từ 30CV đến 150CV để duy chuyển ngư trường, đánh bắt hải sản xa bờ. Bãi biển có từ lâu đời, được trồng trên đó là những rừng cây Dương để chắn cát bay vào phủ lấp đồng ruộng. Rừng dương ven biển không chỉ có giá trị lớn về mặt lâm nghiệp mà còn tạo cảnh quang đẹp và góp phần giữ cân bằng sinh thái ở nông thôn. Trên địa bàn xã Cát Hải có một số con suối như: suối Xối, suối Đá Bàn, suối Dũng Ồ, suối Cây Ké. Các con suối trên lần lượt chảy xuông các hồ, đập như: hồ Tân Thắng, hồ Đá Bàn, đập Đá Bàn, đập Thanh Hà, đập điều tiết Thanh Hà và đập Chánh Oai. Các ao, hồ đập cung cấp một phần nước tưới cho sản xuất lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản. * Nguồn gốc xã Cát Hải ngày nay Trước cách mạng Tháng Tám – 1945, làng Tân Thắng, Chánh Oai thuộc Tổng Trung Chánh; làng Tân Lý, Thanh Hà, Vĩnh Hội thuộc Tổng Chánh Lộc. Sau bầu cử Quốc hội đầu tiên (6/1/1946) theo chủ trương của Trung ương bỏ Cấp tổng thành lập Cấp xã. Tổng Trung Chánh được chia thành nhiều xã, trong đó có xã Tân Phong gồm có các thôn Tân Thắng và Chánh Oai. Tổng Chánh Lộc cũng chia nhiều xã, trong đó có xã Đại Từ, gồm các làng Tân Lý, Vĩnh Hội, Thanh Hà, Hưng Lương và Xương Lý. Từ 3/1948 đến cuối 1983, 2 làng Tân Thắng và Chánh Oai thuộc xã Cát Khánh; 3 làng Tân Lý, Vĩnh Hội, Thanh Hà thuộc xã Cát Chánh. Sau đó các thôn Tân Lý và Thanh Hà hợp nhất thành thôn Tân Thanh, thuộc xã Cát Chánh. Từ ngày 1/1/1984, 2 thôn Tân Thắng và Chánh Oai của xã Cát Khánh nhập với 2 thôn Vĩnh Hội và Tân Thanh của xã Cát Chánh lập thành xã Cát Hải. Trải qua bao thế hệ, vùng đất Tân Thắng, Chánh Oai, Tân Thanh và Vĩnh Hội của xã Cát Hải ngày nay được tạo lập và phát triển vừa mang đậm sắc thái riêng của người Việt, vừa lại có nét riêng đậm đà tính cách của những cư dân vùng biển, “Ăn đằng sóng, nói đằng gió” nhưng rất mộc mà, chất phác, đôn hậu, thủy chung... Trong thời kỳ thực dân phong kiến, trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cư dân ở các thôn Tân Thắng, Chánh Oai, Tân Thanh và Vĩnh Hội còn rất thưa thớt vì đường sá đi lại khó khăn, điều kiện thiên nhiên không mấy ưu đãi... Trong kháng chiến chống Mỹ các thôn Tân Thắng, Chánh Oai, Tân Thanh và Vĩnh Hội từng là căn cứ cách mạng, nơi dừng chân nghỉ dưỡng của các đơn vị bộ đội tỉnh, huyện... Những địa danh như: Hòn Đụn (thôn Tân Thanh), hố Văn Cảnh, hang Ông Đình và hang Mũi Đá Vang (thôn Tân Thắng), hồ Bà Mùi (thôn Vĩnh Hội)... gắn liền với đội công tác xã Cát Khánh và Cát Chánh. Cư dân xã Cát Hải hầu hết là dân tộc Kinh, có nguồn gốc từ Miền Bắc vào. Toàn xã có hàng chục dòng họ, trong đó những dòng họ chiếm tỷ lệ lớn như: Nguyễn, Lê, Bùi, Phạm, Ngô, Đào, Đinh, Đoàn, Trịnh,Trần, Hồ, Hà, Võ, Phan, Đồng, Đặng... Trước đây, nhà cửa của nhân dân còn đơn sơ. Hiện nay hầu hết là nhà cấp 4 kiên cố và nhà cao tầng, tuy có nét hiện đại bên ngoài nhưng bố trí sắp xếp bên trong vẫn mang cốt cách truyền thống dân tộc Việt Nam. * Về kinh tế Là một mảnh đất nằm sát ven biển và chủ yếu là đất cát bạc màu, thiếu nước tưới nên trước đây vùng đất này gặp những khó khăn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là trồng trọt. Nhưng với bản chất thông minh, cần cù, chịu khó từ bao đời nay, người dân địa phương đã không ngừng khắc phục những hậu quả của thiên tai, lăn lộn với nắng mưa, chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, khoan giếng khai thác mạch nước ngầm tại chỗ tưới nước chống hạn để xây dựng cho mình một đời sống kinh tế ổn định. Nghề đánh bắt hải sản có từ lâu đời. Ngoài đánh bắt tuyến lộng gồm: cá cơm, mành ruốt, ghẹ, tôm hùm giống... và còn vươn ra khơi xa để khai thác những loại thủy hải sản quý như: tôm, mực, cá... Nghề nuôi trồng thủy hải sản chỉ mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây như: nuôi tôm công nghiệp, cá nước ngọt..., bước đầu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương... * Về văn hóa, xã hội Đời sống tinh thần của nhân dân địa phương từ bao đời nay rất phong phú. Qua đấu tranh để cải tạo thiên nhiên, đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước, người dân địa phương đã xây dựng cho mình một sắc thái văn hóa độc đáo của người dân xứ biển: cần cù chịu khó, hiếu học, dám nghĩ, dám làm; trọng đạo lý, sẵn sàng xả thân vì nghĩa cả, vì độc lập tự do của tổ quốc. 1.1. Chức năng, nhiệm vụ của CB, CC và CB không chuyên trách thuộc Ủy ban nhân dân xã Cát Hải + Công chức Văn phòng - Thống kê: Trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo UBND xã về công tác thống kê tổng hợp tình hình phát triển KT-XH, QP-AN ở địa phương, ghi chép biên bản hội họp, quản lý tài sản cơ quan, + Công chức Tư pháp hộ tịch: Tham mưu giúp UBND xã quản lý Nhà nước về công tác xây dựng văn bản quy phạm Pháp luật, kiểm tra văn bản, phổ biến giáo dục Pháp luật, chứng thực hộ tịch, hòa giải mâu thuẫn trong nhân dân và các công tác Tư pháp khác. + Công chức địa chính xây dựng, môi trường, giao thông thủy lợi, nông, lâm, ngư nghiệp: Tham mưu giúp UBND xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đất đai - xây dựng, việc chuyển quyền - chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các vấn đề khác có liên quan đến đất đai, các tác động ảnh hưởng đến môi trường..., quản lý về giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng, bờ bao chống lũ, quy hoạch vùng sản xuất cây trồng chất lượng cao, quản lý các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp về nuôi, trồng và đánh bắt thủy hải sản và các chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. + Công chức lao động thương binh - xã hội: Tham mưu với UBND xã về quản lý nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động thuộc lĩnh vực lao động việc làm, chính sách TBXH, chăm lo gia đình có công với cách mạng trên địa bàn xã theo đúng chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. + Cán bộ gia đình và trẻ em: Thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND xã quản lý Nhà nước các công việc thuộc lĩnh vực gia đình và trẻ em trên địa bàn xã theo đúng chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước. + Cán bộ phụ trách Đài truyền thanh: Tham mưu giúp UBND xã thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước và của địa phương. + Cán bộ Văn hóa thông tin - thể thao: Tham mưu giúp UBND xã quản lý các điểm dịch vụ Internet, karaoke, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn xã, trang trí hội, họp và các lễ hội... + Cán bộ, Công chức Kế toán tài chính: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã trong việc theo dõi thanh quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã. Thực hiện công tác lập bộ các nguồn thu do cấp trên quy định và các nguồn thu ngân sách địa phương. + Cán bộ Văn thư - Thủ quỹ - Lưu trữ: Thực hiện nhiệm vụ thu, chi ngân sách, lưu trữ công văn đến và đi, đóng dấu UBND xã, in ấn văn bản. 1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của xã Cát Hải: * Sơ đồ khối chính quyền * Sơ đồ tổ chức bộ máy giải quyết công việc theo cơ chế “một cửa” Bộ phận “một cửa” của cơ quan chủ trì Tổ chức, công dân Cơ quan phối hợp Bộ phận chuyên môn của cơ quan chủ trì (1) Nộp HS (2) Chuyển (3) Trả KQ (4) Trả KQ 1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức Hiện tại, Số lượng CB, CC đang làm việc tại UBND xã theo biên chế là 11 người, lao động hợp đồng đang chờ chỉ tiêu thi công chức 4, cán bộ hợp đồng là 12. Đây là nguồn lực quan trọng giúp UBND xã thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. * Đội ngũ cán bộ, công chức tại các bộ phận thuộc UBND xã Cát Hải STT Tên bộ phận Số lượng cán bộ, CC 1 Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND 3 2 Văn hóa xã hội 4 3 Tư pháp hộ tịch 2 4 Tài chính kế toán 2 5 ĐC, XD, MT, GTTL, N,L,NN 4 6 Đài truyền Thanh 3 7 Công an Thường trực 4 8 Ban Chỉ huy Quân sự xã 2 9 Văn phòng – Thống kê 2 10 Văn thư, thủ quỹ, lưu trữ 1 CHƯƠNG II 2. Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải * Thuận lợi Đề án cải cách thủ tục hành chính theo mô hình “một cửa” của UBND xã Cát Hải tuy đã được xây dựng và triển khai khá chậm nhưng hiệu quả, đề án được thực hiện trong một môi trường thuận lợi. Biểu hiện: Thứ nhất, hiện nay CCHC đã và đang là một vấn đề bức xúc và mang tính thời sự không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới. CCHC nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng đã được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, đồng thời nó cũng là nhu cầu, nguyện vọng cấp bách của nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Thứ hai, Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 04-9-2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương và gần đây nhất là Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08-11-2011 của Chính Phủ về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Bên cạnh đó còn có các văn bản luật làm hành lang pháp lý cho việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính như: Luật khiếu nại, tố cáo, luật doanh nghiệp 2014, luật đất đai 2014, luật công chứng.. Thứ ba, lãnh đạo xã từ Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam đều thống nhất chủ trương. Lãnh đạo các cơ quan đơn vị trực thuộc xã và các thôn trong xã quán triệt tư tưởng và quyết tâm thực hiện kế hoạch cải cách thủ tục hành chính của xã. Điều đó chứng tỏ lãnh đạo của xã Cát Hải rất quan tâm chỉ đạo cải cách thủ tục hành chính. Thứ tư, đội ngũ CB, CC của UBND xã nhìn chung về trình độ, kinh nghiệm công tác đã có những tiến bộ rõ ràng, do đó có những đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của xã. Hiện nay họ đang cố gắng nâng cao trình độ để theo kịp yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức. Thứ năm, xã Cát Hải tiến hành thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” trong hoàn cảnh nhiều mẫu hành chính về cải cách thủ tục hành chính đã được xây dựng và đi vào hoạt động có hiệu quả. UBND xã Cát Hải có điều kiện nghiên cứu, vận dụng, xác định hướng cải cách phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương nhằm đạt hiệu quả cao nhất. * Khó khăn Trong quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải đã gặp phải không ít khó khăn. Cụ thể như: Một là, đây là lần đầu tiên UBND xã tiến hành triển khai mô hình “một cửa” tại xã nên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Hai là, ngân sách địa phương hàng năm dành cho công tác CCHC còn khó khăn. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn lạc hậu điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” tại UBND xã Cát Hải. Ba là, CB, CC để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới chưa tích cực nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về CCHC. Bốn là, một số văn bản của Nhà Nước còn chồng chéo, khó thực hiện, vì vậy văn bản hướng dẫn cần phải được chi tiết cụ thể hơn. Nhiều các văn bản Nghị định, Thông tư hướng dẫn của các luật còn mâu thuẫn với Luật hiện hành. Năm là, việc phối kết hợp giữa các bộ phận chuyên môn với
Luận văn liên quan