Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của
Việt Nam. Tháng 11/2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có
rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Tậ n
dụng các cơ hội để hạn chế những thách thức là một vấn đề không hề đơn
giản đòi hỏi những nỗ lực hết mình của các Bộ ngành và các doanh nghiệp
Việt Nam.
Như ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam từ trước tới nay phát triển chủ
yếu dựa vào những nguồn lực sẵn có của đất nước như: tài nguyên thiê n
nhiên, nguồn lao động. Do đó, bên cạnh những chính sách tập trung phát
triển các ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo, điện tử.), Đảng và Chính
phủ cũng không hề xem nhẹ các ngành công nghiệp truyền thống như: nông
nghiệp, dầu khí, dệt may. Thực tế, đây chính là những ngành hiện đang
mang lại phần lớn ngoại tệ cho đất nước. Trong đó, dệt may là ngành có bước
phát triển đáng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2006, xuất khẩu dệt
may chiếm 11,54% tổng GDP của đất nước. Tới tháng 9/2007, dệt may đã
“vượt mặt” dầu khí trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong cả
nước. Không chỉ tạo ra nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, ngành dệt may còn
góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho một số
lượng lớn lao động cho xã hội. Đây chính là nhân tố quan trọng khiến dệt may
có được sự quan tâm chú ý đặc biệt.
90 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2066 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc. Cơ hội và thách thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
----- -----
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“C¹nh tranh gi÷a hµng dÖt may ViÖt Nam vµ
Trung Quèc. C¬ héi vµ th¸ch thøc”
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Nhung
Lớp : Nga
Khoá : K42 G
Giáo viên hướng dẫn : TS.Từ Thúy Anh
Hà nội, tháng 11/2007
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƢƠNG I - CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY ................................. 4
I - Khái niệm cạnh tranh.................................................................................. 4
II - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may ........................................................... 5
1 - Quá trình phát triển của ngành dệt may ......................................................... 6
1.1 - Quá trình phát triển và hình thành của ngành dệt may ................................ 6
1.2 - Thương mại dệt may trên thế giới .............................................................. 6
1.3 - Một số thị trường nhập khẩu chính ........................................................... 11
2 - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may .............................................................. 17
2.1 - Đặc điểm mới của môi trường cạnh tranh thế giới .................................... 17
2.2 - Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may ......................... 19
CHƢƠNG II - CẠNH TRANH GIỮA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ...25
I – Ngành dệt may Việt Nam ......................................................................... 25
1 - Vị trí và vai trò của ngành dệt may với nền kinh tế quốc dân ...................... 25
2 - Thực trạng ngành dệt may Việt Nam ........................................................... 27
2.1 - Hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu ............................................. 27
3 - Phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam ........... 37
3.1 - Kim ngạch xuất khẩu ............................................................................... 37
3.2 - Thị trường xuất khẩu chính ...................................................................... 39
4 - Phân tích ưu và nhược điểm của ngành dệt may Việt Nam .......................... 47
4.1 - Ưu điểm ................................................................................................... 47
4.2 – Nhược điểm ............................................................................................. 48
II – Ngành dệt may Trung Quốc ................................................................... 49
1 - Một số nhận định về ngành dệt may Trung Quốc kể từ khi nước này trở
thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ............ 49
2 - Thực trạng ngành dệt may Trung Quốc ....................................................... 53
2.1 - Tình hình sản xuất của ngành dệt ............................................................. 53
2.2 - Tình hình xuất khẩu ngành dệt may.......................................................... 53
2.3 - Tình hình điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu ....................................... 58
III – Tƣơng quan về khả năng cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung
Quốc ................................................................................................................................... 59
1 – Những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc ........................... 60
2 – Những điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình phát
triển ngành dệt may .......................................................................................... 61
2.1 - Về chất lượng sản phẩm và kiểu cách mẫu mốt. ....................................... 61
2.2 - Về nguyên phụ liệu .................................................................................. 62
2.3 - Về giá các sản phẩm dệt may. .................................................................. 63
2.4 - Về giá lao động. ....................................................................................... 64
CHƢƠNG III – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SO VỚI HÀNG DỆT MAY
TRUNG QUỐC. ................................................................................................................. 66
I – Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam kể từ khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣờng mại thế giới
(WTO) ............................................................................................................. 66
1 – Cơ hội......................................................................................................... 67
2 – Thách thức.................................................................................................. 69
II - Định hƣớng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 .... 69
1 - Mục tiêu chiến lược .................................................................................... 69
2 - Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 .................... 70
III - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
so với hàng dệt may Trung Quốc .................................................................. 72
1 - Về phía Nhà nước và Chính phủ ................................................................. 72
2 - Về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) ............................................ 74
3 - Về phía doanh nghiệp ................................................................................. 77
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 82
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
LỜI MỞ ĐẦU
Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của
Việt Nam. Tháng 11/2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có
rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Tận
dụng các cơ hội để hạn chế những thách thức là một vấn đề không hề đơn
giản đòi hỏi những nỗ lực hết mình của các Bộ ngành và các doanh nghiệp
Việt Nam.
Như ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam từ trước tới nay phát triển chủ
yếu dựa vào những nguồn lực sẵn có của đất nước như: tài nguyên thiên
nhiên, nguồn lao động... Do đó, bên cạnh những chính sách tập trung phát
triển các ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo, điện tử...), Đảng và Chính
phủ cũng không hề xem nhẹ các ngành công nghiệp truyền thống như: nông
nghiệp, dầu khí, dệt may... Thực tế, đây chính là những ngành hiện đang
mang lại phần lớn ngoại tệ cho đất nước. Trong đó, dệt may là ngành có bước
phát triển đáng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2006, xuất khẩu dệt
may chiếm 11,54% tổng GDP của đất nước. Tới tháng 9/2007, dệt may đã
“vượt mặt” dầu khí trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong cả
nước. Không chỉ tạo ra nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, ngành dệt may còn
góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho một số
lượng lớn lao động cho xã hội. Đây chính là nhân tố quan trọng khiến dệt may
có được sự quan tâm chú ý đặc biệt.
Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành khác, có rất nhiều vấn đề đặt ra đối
với ngành dệt may Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên
Nguyễn Hồng Nhung 1 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một nguy cơ lớn đối với
ngành dệt may Việt Nam đó là chúng ta phải cạnh tranh với dệt may các
nước không chỉ tại các thị trường nước ngoài mà cả ở thị trường nội địa. Đối
thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong ngành dệt may có thể kể tới “người
hàng xóm khổng lồ” - Trung Quốc. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2002,
Trung Quốc đã trở thành đối thủ đáng gờm đối với các quốc gia trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Với những ưu thế vế lực lượng
lao động, nguồn nguyên phụ liệu sẵn có lại được sự quan tâm đầy đủ của
Chính phủ, ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc đang gia tăng mạnh,
đây không chỉ là nỗi lo ngại đối với công nghiệp may mặc của nhiều quốc gia
trong khu vực mà còn là thách thức đối với ngành công nghiệp này trên toàn
cầu. Do Việt Nam và Trung Quốc có những nét tương đồng về chính trị, xã
hội, văn hoá nên sự phát triển của ngành dệt may Trung Quốc thực sự đã tác
động rất lớn đối với ngành này của Việt Nam ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực.
Vậy liệu Việt Nam có thể vươn lên cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực
dệt may hay sẽ bị quốc gia này qua mặt? Đây là câu hỏi cần có sự hợp tác hỗ
trợ giải quyết của các Bộ ngành liên quan cũng như của các doanh nghiệp dệt
may trong nước.
Với mục đích góp một phần nhỏ vào việc phân tích thực trạng ngành
dệt may Việt Nam cũng như Trung Quốc, đánh giá những thuận lợi khó khăn
của chúng ta khi đối mặt với Trung Quốc, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng
cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc em
xin lựa chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là: “Cạnh tranh giữa hàng dệt may
Việt Nam và Trung Quốc. Cơ hội và thách thức”
Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương:
- Chương I - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may.
Nguyễn Hồng Nhung 2 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
- Chương II - Cạnh tranh giữa hàng dệt may của Việt Nam và Trung
Quốc.
- Chương III – Cơ hội và thách thức. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh của hàng dệt may Việt Nam.
Do lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm vẫn còn hạn chế nên bài viết
này không tránh khỏi thiếu sót mong nhận được lời nhận xét và sự chỉ bảo của
các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương cũng như những người quan
tâm tới đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại
Thương đã tận tình dạy dỗ chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Từ Thuý Anh đã tận tình
hướng dẫn chỉ bảo để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên
Nguyễn Hồng Nhung
Nguyễn Hồng Nhung 3 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
CHƢƠNG I
Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may
I - Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với nền kinh tế thị trường và nó
chỉ xuất hiện với những tiền đề kinh tế và pháp lý cụ thể. Nền kinh tế có năng
lực cạnh tranh quốc tế cao sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tạo thêm nhiều
việc làm, thu nhập, trình độ khoa học công nghệ nâng cao và đời sống nhân
dân được cải thiện.
Năng lực cạnh tranh diễn ra đồng thời ở ba cấp độ: năng lực cạnh tranh
quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của
sản phẩm, dịch vụ. Ba cấp độ này có liên quan với nhau: năng lực cạnh tranh
quốc gia cao khi có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, ngược lại
để doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh
tế phải thuận lợi, các chính sách vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền
kinh tế xã hội phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có
hiệu quả, chuyên nghiệp. Và một sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh
cao sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất ra
sản phẩm, dịch vụ đó.
Có thể nói, cạnh tranh đã dần trở thành một điều kiện để tồn tại và phát
triển của các nền kinh tế nói chung, của từng doanh nghiệp và từng ngành
hàng nói riêng. Đối với thị trường nội địa, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên thị trường quốc tế, cạnh
tranh giữa các quốc gia về một chủng loại hàng hoá nào đó là việc không ai
có thể tránh được. Mỗi quốc gia đều phải ganh đua để có được lợi thế so với
các quốc gia khác.
Nguyễn Hồng Nhung 5 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
Trong thời điểm hiện tại, khi mà phần lớn các rào cản thương mại đã
được xoá bỏ, tự do hoá thương mại là xu hướng chung của thế giới thì cạnh
tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp và từng sản phẩm dịch vụ ngày
càng gay gắt hơn bao giờ hết. Yếu tố quyết định sức mạnh kinh tế của mỗi
nước tham gia thị trường thế giới chính là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Các
quốc gia, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ chiến thắng và chi
phối nền kinh tế thế giới, những quốc gia có năng lực cạnh tranh yếu hơn nếu
không cải thiện sẽ dễ bị loại bỏ. Do đó, Chính phủ các nước phải đưa ra các
chiến lược phát triển cho từng ngành kinh tế để tạo ra, duy trì và phát triển lợi
thế cạnh tranh quốc gia phù hợp với những đặc điểm riêng, trình độ phát triển
của thị trường và trình độ nền kinh tế của nước mình. Lợi thế cạnh tranh quốc
gia của mỗi nước là kết quả tổng hợp của lợi thế cạnh tranh của những ngành
kinh tế chủ lực cấu thành nền kinh tế của đất nước đó. Các ngành kinh tế đó
có quan hệ với nhau và với môi trường kinh tế chung của quốc gia. Do đó, khi
xác định chiến lược phát triển lợi thế cạnh tranh của từng ngành kinh tế cần
chú ý:
- Những giải pháp cần thiết để tăng lợi thế cạnh tranh của mỗi ngành
hàng thay đổi theo giai đoạn phát triển kinh tế, khiến cơ hội phát triển
của ngành hàng đó cũng thay đổi theo.
- Những nhân tố liên ngành có thể giúp cho một quốc gia trở nên cạnh
tranh hơn trên trường quốc tế.
Michael Porter, Giám đốc Viện chiến lược và Cạnh tranh của Trường
đào tạo Kinh doanh Harvard, đã nhận xét: “Sự thịnh vượng của một quốc gia
là cái được tạo ra chứ không phải là cái được thừa hưởng”. Trong thế giới
cạnh tranh, chỉ có liên tục phát triển và đổi mới lợi thế cạnh tranh mới có thể
tạo ra sự thịnh vượng.
Nguyễn Hồng Nhung 6 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
II - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may
1 - Quá trình phát triển của ngành dệt may
1.1 - Quá trình hình thành và phát triển của ngành dệt may
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người.
Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài người
đã biết bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu
như sợi lanh, sợi len, sợi bông, lụa (tơ tằm)... Đây cũng là nguyên liệu chủ
yếu được sử dụng trong ngành dệt may trong suốt một thời gian dài cho dù
các kỹ thuật may dệt đã mau chóng đạt mức tinh vi, có khi thành cả nghệ
thuật. Điều này đã khiến cho sản xuất bị giới hạn, vải vóc vẫn là sản phẩm
quý, những y phục gấm vóc dành cho giai cấp quý tộc, thượng lưu, còn đại đa
số dân chúng chỉ mặc vải thô. Tới giữa thế kỷ 18, cuộc cách mạng công
nghiệp ở Anh với sự ra đời của các máy dệt cơ khí hoá chạy bằng hơi nước đã
đưa ngành dệt ra khỏi sản xuất thủ công trở thành một ngành công nghiệp
thực sự. Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã nghiên cứu
sáng chế ra nhiều loại nguyên liệu phục vụ cho ngành dệt may như: sợi nhân
tạo, sợi tổng hợp. Điều này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong may mặc,
biến thời trang trở thành một hiện tượng quần chúng ở nhiều quốc gia. Ngành
dệt may cũng từ đó phát triển ngày càng nhanh cùng với đà tiến triển của kinh
tế và thương mại. Hiện nay, ngành dệt may có liên quan chặt chẽ tới sự phát
triển của các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp dệt may phát triển sẽ là
động lực để các ngành công nghiệp khác phát triển theo.
1.2 - Thương mại dệt may trên thế giới
Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu ăn mặc không
chỉ dừng lại ở chỗ chỉ để phục vụ cho việc bảo vệ cơ thể, sức khoẻ con người
mà còn để làm đẹp thêm cho cuộc sống. Hàng dệt may dần dần đã trở thành
một trong những hàng hoá đầu tiên tham gia vào mậu dịch quốc tế và là một
Nguyễn Hồng Nhung 7 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
trong những yếu tố quan trọng cần thiết để tăng tính cạnh tranh và đảm bảo
giao thương sản phẩm trên thị trường. Vào 1/1/ 2005 khi Hiệp định dệt may
ATC (Agreement on Textiles and Clothing) hết hiệu lực, các nền kinh tế phát
triển như Hoa Kỳ, EU đã dỡ bỏ những hạn ngạch còn lại đối với hàng dệt may
nhập từ các nước thành viên Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều này
đã mang lại nhiều thuận lợi cho các nước có đầy đủ năng lực cạnh tranh để
chiếm thêm thị phần mà trước đó đã là của các nước khác trong lĩnh vực may
mặc. Các nước có tiềm năng sản xuất, xuất khẩu với trình độ công nghệ cao
lại được Chính phủ quan tâm đầy đủ thì sẽ tận dụng được cơ hội này để phát
triển. Và Trung Quốc hay Ấn Độ , những nước sản xuất hàng dệt may giá rẻ,
đang có cơ hội trở thành nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, vượt
trội mọi quốc gia khác. Trong điều kiện đó, người tiêu dùng tại các nước có
nền kinh tế phát triển sẽ hoàn toàn được lợi khi trên thị trường có nhiều sản
phẩm với đa dạng chủng loại và giá thì rẻ hơn nhiều.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đi
khắp nơi trên thế giới và phần lớn trong số đó phụ thuộc vào dệt may xét trên
cả phương diện giải quyết việc làm và nguồn thu ngoại tệ. Châu Á đang là
khu vực dẫn đầu về xuất khẩu hàng dệt may mà chủ yếu là từ Trung Quốc, Ấn
Độ, Pakistan, Bangladesh, Việt Nam..., kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may
chiếm từ 20% đến 70% tổng xuất khẩu của những nước này và thu hút hàng
triệu lao động. Thị trường nhập khẩu chính của các nước sản xuất hàng may
mặc là EU, Hoa Kỳ (Ấn Độ là 94%, Bangladesh là 95%, Trung Quốc là 50%,
Việt Nam là 68%). Có thể nói, hạn ngạch dệt may chấm dứt, không chỉ các
nước chưa phải là thành viên WTO gặp nhiều khó khăn trong cuộc cạnh tranh
mới mà ngay cả các nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên WTO có chi
phí sản xuất cao và những nước từng được hưởng quy chế đặc biệt khi tiếp
cận thị trường các nước giàu cũng sẽ bị thiệt hại bởi khó có thể cạnh tranh
được với hàng dệt may Trung Quốc cũng như Ấn Độ.
Nguyễn Hồng Nhung 8 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
Bảng 1:
Nhập khẩu hàng dệt may của các thị trƣờng Nhập khẩu chính năm 2006
Nước xuất khẩu Hoa Kỳ EU (25) Nhật Bản Canada
Thế giới (tỷ USD) 106,4 183,6 30,0 11,2
Tốc độ tăng trưởng (%)
Thế giới 4 6 6 9
Trung Quốc 15 10 8 22
Ấn §é 8 13 12 6
Pakistan 12 12 -7 9
Bangladesh 22 34 4 19
Campuchia 25 19 - 21
Indonesia 25 19 4 18
Philippines 9 26 - 5
ViÖt Nam 18 51 6 33
Th¸i Lan 1 11 -2 0
Srilanka 2 24 12 -
Đông á -14 33 -5 -12
Các nước châu Phi cận -10 9 - -
Sahara
Ai Cập 32 14 - -
Maroc 69 3 - -
Tuynidi - 0 29 -
NAFTA -7 - - -
Mehico -10 13 6 7
Canada -7 6 -7 -
Hoa Kỳ - 11 -3 -1
EU (25) -3 1 -2 2
Nguyễn Hồng Nhung 9 Lớp NgaK42G
Khoá luận tốt nghiệp – Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc.
Cơ hội và thách thức.
(Đông Á bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Macao, Hàn Quốc)
Nguồn: Tạp chí Thương Mại, số 28/2007
Tình hình thị trường dệt may thế giới trong năm 2006 và những tháng
đầu năm 2007 tương đối ổn định, không có biến động lớn. Xuất khẩu hàng dệt
may của Trung Quốc không bị ảnh hưởng nhiều từ việc áp đặt hạn ngạch của
Hoa Kỳ và EU trong khi một số nước đang phát triển tại châu Á như
Bangladesh, Campuchia, Việt Nam tiếp tục gia tăng tốc độ xuất khẩu cao. Tỷ
lệ hàng dệt may sản xuất bởi các nhà sản xuất H