Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đều là những cường quốc có vai trò quan trọng hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và tầm ảnh hưởng lớn với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt từ khi Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và gia tăng ảnh hưởng thì vấn đề cạnh tranh Trung- Nhật càng trở nên nóng bỏng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Sự nghi kỵ phổ biến trong nhân dân và thế hệ trẻ hai nước có thể thấy qua một cuộc khảo sát năm 2007: 46% sinh viên Nhật Bản và 57% sinh viên Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về nước kia trong khi đó có tới 80% sinh viên hai nước được hỏi cho rằng quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang trong thời kỳ “tồi tệ” . Dù đây không phải là một cái nhìn toàn cảnh nhưng điều đó cũng buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi rằng: Phải chăng đằng sau những nụ cười và cái bắt tay ngoại giao, bên dưới những bài phát biểu “tan băng” được phát đi từ cả hai phía là cả một tảng băng chìm sẵn sàng ngăn trở và làm nguội lạnh những kỳ vọng về sự xích lại gần nhau giữa hai người khổng lồ châu Á.
Trên thực tế, đã có không ít bài khóa luận nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật. Song bài viết dưới đây muốn tìm hiểu về cạnh tranh của hai quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc. Đó là cuộc tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á của một nước Nhật Bản – một cường quốc kinh tế, vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ vươn tới địa vị một cường quốc toàn diện và Trung Quốc- một cường quốc chính trị đang tiếp tục những bước phát triển vững chắc với đầy tham vọng.
Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, Đông Nam Á từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa- văn minh và các nước lớn trên thế giới. Trong gần hai thập niên trở lại đây, cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng kiến mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới, trong đó không thể không nhắc đến Trung Quốc và Nhật Bản.
Với đề tài “ Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh”, bài viết dưới đây không có tham vọng đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho cạnh tranh Trung- Nhật trước những mâu thuẫn tồn tại trong lịch sử cũng như những mâu thuẫn mới nảy sinh trong hiện tại mà chỉ tập trung nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Tại sao cạnh tranh Trung-Nhật lại trở nên căng thẳng sau chiến tranh lạnh, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và cạnh tranh này diễn ra trên những lĩnh vực nào?” để từ đó thấy được những tác động đối với khu vực nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng và chiều hướng phát triển của cạnh tranh này trong tương lai.
49 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2692 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trung Quốc và Nhật Bản từ lâu đều là những cường quốc có vai trò quan trọng hàng đầu của khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và tầm ảnh hưởng lớn với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1972, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt từ khi Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng và gia tăng ảnh hưởng thì vấn đề cạnh tranh Trung- Nhật càng trở nên nóng bỏng hơn, nhất là tại khu vực Đông Nam Á. Sự nghi kỵ phổ biến trong nhân dân và thế hệ trẻ hai nước có thể thấy qua một cuộc khảo sát năm 2007: 46% sinh viên Nhật Bản và 57% sinh viên Trung Quốc có cái nhìn tiêu cực về nước kia trong khi đó có tới 80% sinh viên hai nước được hỏi cho rằng quan hệ Nhật Bản-Trung Quốc đang trong thời kỳ “tồi tệ” Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tàng trong quan hệ song phương”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(104)10/2009, tr.19
. Dù đây không phải là một cái nhìn toàn cảnh nhưng điều đó cũng buộc người ta phải đặt ra những câu hỏi rằng: Phải chăng đằng sau những nụ cười và cái bắt tay ngoại giao, bên dưới những bài phát biểu “tan băng” được phát đi từ cả hai phía là cả một tảng băng chìm sẵn sàng ngăn trở và làm nguội lạnh những kỳ vọng về sự xích lại gần nhau giữa hai người khổng lồ châu Á.
Trên thực tế, đã có không ít bài khóa luận nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật. Song bài viết dưới đây muốn tìm hiểu về cạnh tranh của hai quốc gia này tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh, đặc biệt là trong giai đoạn gần đây, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của đất nước Trung Quốc. Đó là cuộc tranh giành tầm ảnh hưởng khu vực Đông Nam Á của một nước Nhật Bản – một cường quốc kinh tế, vẫn luôn nuôi dưỡng ước mơ vươn tới địa vị một cường quốc toàn diện và Trung Quốc- một cường quốc chính trị đang tiếp tục những bước phát triển vững chắc với đầy tham vọng.
Nằm ở vị trí địa chiến lược quan trọng, Đông Nam Á từ lâu đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa- văn minh và các nước lớn trên thế giới. Xem thêm: Trần Khánh (2001), “Vị thế địa chính trị Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI, Tạp chí Cộng sản (21) tr.13.
Trong gần hai thập niên trở lại đây, cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh và gia tăng của toàn cầu hóa, khu vực hóa, khu vực Đông Nam Á lại trở nên sống động không chỉ bởi sự gia tăng hợp tác và liên kết nội khối trong ASEAN, mà còn trở thành nơi hội tụ của các sáng kiến mới thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới, trong đó không thể không nhắc đến Trung Quốc và Nhật Bản.
Với đề tài “ Cạnh tranh Trung-Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh”, bài viết dưới đây không có tham vọng đưa ra hướng giải quyết cụ thể cho cạnh tranh Trung- Nhật trước những mâu thuẫn tồn tại trong lịch sử cũng như những mâu thuẫn mới nảy sinh trong hiện tại mà chỉ tập trung nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu “Tại sao cạnh tranh Trung-Nhật lại trở nên căng thẳng sau chiến tranh lạnh, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và cạnh tranh này diễn ra trên những lĩnh vực nào?” để từ đó thấy được những tác động đối với khu vực nói chung cũng như đối với Việt Nam nói riêng và chiều hướng phát triển của cạnh tranh này trong tương lai.
Về phương pháp, trong khóa luận này, người viết vận dụng kết hợp quan điểm của thuyết hiện thực và thuyết tự do. Theo đó, trong quá trình phân tích, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu cạnh tranh Trung Quốc-Nhật Bản tại khu vực ASEAN sau chiến tranh lạnh theo khía cạnh lợi ích, đồng thời tập trung vào những tính toán về mặt kinh tế và phương thức cạnh tranh của các bên (thuyết hiện thực). Bên cạnh đó, những đánh giá của bài viết về cạnh tranh Trung- Nhật tại khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh cũng sẽ tập trung theo hướng dù có mâu thuẫn và cạnh tranh nhưng xu thế hợp tác và cùng phát triển vẫn là xu thế chung đối với cả hai nước này tại khu vực (thuyết tự do). Khóa luận cũng đồng thời sử dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch và dự báo để rút ra các kết luận thực tế và khách quan.
Về bố cục, khóa luận gồm ba chương với nội dung chính như sau:
Chương I: Khái quát quan hệ Trung- Nhật trong lịch sử
Chương này khái quát về vai trò của Trung Quốc và Nhật Bản ở Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, đồng thời điểm lại quan hệ Trung- Nhật trong chiến tranh lạnh và nêu lên những di sản lịch sử còn tồn tại trong quan hệ Trung-Nhật như vấn đề lịch sử và vấn đề Đài Loan.
Chương II: Cạnh tranh Trung- Nhật sau chiến tranh lạnh tại khu vực Đông Nam Á
Chương II chỉ ra ba nội dung chính. Thứ nhất là vận động của quan hệ Trung – Nhật sau chiến tranh lạnh, tức so sánh lực lượng thay đổi giữa Trung Quốc và Nhật Bản từ sau chiến tranh lạnh cũng như chính sách của hai cường quốc với nhau. Thứ hai là tầm quan trọng của Đông Nam Á trong chiến lược của hai quốc gia này sau chiến tranh lạnh và triển khai chính sách của từng nước đối với khu vực. Cuối cùng là phần quan trọng nhất: cạnh tranh Trung-Nhật trong khu vực Đông Nam Á từ sau chiến tranh lạnh. Tại đây bài viết chỉ ra cạnh tranh Trung-Nhật trên các lĩnh vực chính: cạnh tranh về chính trị-quân sự, về vấn đề xây dựng cơ chế hợp tác cho toàn vùng Đông Á, về kinh tế, và về tranh giành năng lượng.
Chương III: Xu hướng cạnh tranh Trung- Nhật trong tương lai
Chương III chỉ ra tác động của cạnh tranh Trung- Nhật đến khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Từ đó đưa ra triển vọng quan hệ Trung-Nhật trong tương lai dựa trên cơ sở lý luận của thuyết tự do.
CHƯƠNG I:
KHÁI QUÁT QUAN HỆ TRUNG-NHẬT TRONG LỊCH SỬ
TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ CHÂU Á
1. Khái quát quan hệ Trung – Nhật trước CTTG II:
Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước láng giềng lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong không gian địa chính trị tại Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Lịch sử quan hệ hai nước này đã có từ lâu đời và thăng trầm theo những biến cố quan trọng trong tiến trình lịch sử thế giới và giữa hai nước với nhau. Từ xa xưa Trung Quốc đã có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các nước láng giềng, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và đã thiết lập một hệ thống các nước chư hầu xung quanh. Mặc dù vậy, do vị trí địa lý đảo quốc tách biệt của mình, Nhật Bản đã giữ được một vị thế tương đối độc lập với Trung Quốc. Nhật Bản đã không trở thành một nước chư hầu của Trung Quốc mà còn tận dụng được cơ hội để phát triển con đường riêng thông qua cải cách Minh Trị duy tân để gia nhập vào hàng ngũ các cường quốc. Khi Nhật Bản trỗi dậy cũng là lúc Trung Quốc (triều Mãn Thanh) đi vào suy yếu, dẫn đến sự thay đổi đáng kể vị thế và vai trò của hai nước tại Á châu.
Nhật Bản và Trung Quốc đã đối đầu trong cuộc chiến tranh giáp Ngọ cuối thế kỷ XIX (1894-1895). Người Nhật đã giành thắng lợi áp đảo trước quân đội nhà Thanh, kết quả là Nhật Bản đã dựng nên chính quyền bù nhìn thân Nhật tại vùng Mãn Châu Lý và chiếm đảo Đài Loan. Từ đó, nước Nhật dần dần mở rộng ảnh hưởng ở Trung Quốc. Ký ức về sự tàn bạo của quân phiệt Nhật ngày nay vẫn còn rất đậm nét, thí dụ vụ “tàn sát Nam Kinh” năm 1937 được xem là hành động dã man nhất của binh lính Nhật tại Trung Quốc và để lại những dư âm tiêu cực trong quan hệ hai nước về sau. Ngô Xuân Bình (2000), Chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kỳ sau chiến tranh lạnh, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội,tr.233-234
2. Quan hệ Trung – Nhật trong chiến tranh lạnh:
2.1. Giai đoạn 1949-1971:
Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời năm 1949, quan hệ Trung – Nhật đã bị cuốn vào vòng xoáy của Chiến tranh lạnh. Sự phân tuyến và đối đầu Đông – Tây đã sớm đẩy Trung Quốc và Nhật Bản đứng vào hai chiến tuyến đối địch nhau. Chính điều này trong suốt một thời gian dài đã ngăn cản hai nước khôi phục mối quan hệ ngoại giao bình thường.
Vào cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, Trung Quốc bị rơi vào tình thế bị cô lập bốn bề.Trung Quốc lúc này không chỉ đối đầu với Mỹ và các nước phương Tây mà phía Tây xung đột với Ấn Độ, phía Nam là các đồng minh với Mỹ hoặc các nước đang bị Mỹ can thiệp, phía Đông là Nhật Bản và Hàn Quốc, ngay cả quan hệ với Liên Xô, một nước đã từng là đồng minh chiến lược ở phía Bắc cũng xuống đến mức thấp nhất.
Để phá vòng vây cô lập, Trung Quốc không còn con đường nào khác là phải tìm cho mình một chính sách đối ngoại cởi mở hơn. Trong bối cảnh ấy, việc bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản là một điều cần thiết, hơn nữa lại được mở đường bởi mối quan hệ tan băng với Mỹ - một đồng minh thân cận của Nhật Bản.
Đối với Nhật Bản, việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế đang phát triển như vũ bão của Nhật dễ dàng hơn trong việc chiếm lĩnh thị trường khổng lồ Trung Quốc, đồng thời cũng giảm nguy cơ đe dọa về mặt an ninh đối với Nhật trong bối cảnh Trung Quốc tuyên bố đã có vũ khí hạt nhân năm 1964. Trong giai đoạn thập kỷ 50-60 thế kỷ XX, Nhật Bản phải chịu sức ép lớn từ Mỹ và tư tưởng chống Cộng, nên mặc dù vẫn duy trì quan hệ kinh tế khá nhộn nhịp với Trung Quốc, quan hệ ngoại giao chính thức giữa hai bên chưa thể được thiết lập. Chính vì vậy, việc Mỹ đàm phán bí mật với Trung Quốc và chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Nichxơn đã ít nhiều gây sốc cho Nhật Bản. Nhật Bản cảm giác bị gạt ra ngoài lề trong mối quan hệ giữa các nước lớn. Đây chính là động lực quan trọng thúc đẩy Nhật Bản nhanh chóng thoát ra khỏi tư duy cũ và tiến hành bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.
Tóm lại, trong suốt hai thập kỷ 50 - 60 thế kỷ XX, quan hệ chính trị giữa hai bên được duy trì ở mức độ không chính thức, tình trạng căng thẳng là phổ biến. Tuy nhiên, quan hệ kinh tế vẫn được duy trì, không những thế mức độ ngày một gia tăng, tạo nền tảng cơ bản cho quan hệ song phương. Nhưng chỉ mãi đến đầu những năm 70 thế kỷ XX, khi tình hình quan hệ giữa các nước lớn có nhiều biến động: Xô – Trung đối đầu, Trung – Mỹ bắt tay, quan hệ Trung – Nhật mới có được chất xúc tác đủ mạnh để chuyển mình.
2.2. Giai đoạn 1972-1991:
Ngay khi Thủ tướng Tanaka Kakuei lên nắm quyền ở Nhật Bản thay thế Thủ tướng Sato – một người có quan điểm cứng rắn đối với Trung Quốc, quá trình tiến hành đàm phán bình thường hóa quan hệ được khởi động. Tuyên bố chung đánh dấu sự chấm dứt tình trạng thù địch giữa hai nước được ký kết ngày 29/9/1972, mở ra một trang sử mới trong quan hệ hai nước. Xem thêm: R K Jain. “China anh Japan 1949-1980”, Second Edition-India: Humanities Press Atlantic Hinglands
Sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, quan hệ hai nước có những bước tiến nhất định về cả kinh tế lẫn chính trị. Năm 1972, lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh thế giới II, kim ngạch mậu dịch giữa hai nước vượt 1 tỷ đô-la trong đó Nhật xuất khẩu sang Trung Quốc 608,9 triệu dola và nhập khẩu đạt 491,1 triệu đô-la. Nguyễn Thanh Bình. “Quan hệ Nhật-Trung từa sau chiến trash thế giới II đến nay”. NXB Khoa học xã hội, 2004,tr 83.
Tuy nhiên, trong giai đoạn 1973-1977 sau đó, kim ngạch mậu dịch hai chiều hầu như không tăng, thậm chí có năm còn giảm đi do sự giảm sút của kinh tế Trung Quốc và sự mất ổn định trong nội bộ từng nước. Ở Trung Quốc lúc này đang diễn ra cuộc đấu tranh lật đổ “ Bè lũ bốn tên”, thêm vào đó, những nhà lãnh đạo kỳ cựu như Chu Ân Lai, Mao Trạch Đông lần lượt qua đời . Còn về phía Nhật là sự thay đỏi liên tục các đời thủ tướng.
Bước vào năm 1977, tình hình nội bộ hai nước trở nên ổn định hơn. Ở Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình được khôi phục chức vụ; ở Nhật Bản, nội các của Fukada lên nắm quyền.
Các cuộc đàm phán về ký kết Hiệp ước Hòa Bình, hữu nghị mới được khai thông. Tháng 10/1978, Hiệp ước Hòa bình hữu nghị được phía Trung Quốc khởi xướng ngay sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ mới chính thức được hai bên phê chuẩn, đánh dấu sự khôi phục toàn diện quan hệ Trung – Nhật.
Khái quát lại, từ năm 1979 đến trước sự kiện Thiên An Môn năm 1989, quan hệ Trung – Nhật phát triển theo hướng tích cực. Nhưng sau khi vụ đàn áp đẫm máu xảy ra tháng 6/1989, quan hệ hai bên bị gián đoạn trong một thời gian. Chỉ đến tháng 7/1990, Thủ tướng Nhật Kaifu mới có những động thái mở đường cho quan hệ quan hệ song phương hai nước nửa đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX. Tháng 7/1990, Thủ tướng Nhật Kaifu chính thức tuyên bố nối lại dần khoản vay đợt 3 cho Trung Quốc.
VAI TRÒ CỦA ĐÔNG NAM Á VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN TRONG LỊCH SỬ
Từ xa xưa, với Trung Quốc và Nhật Bản, Đông Nam Á được coi như là một vùng ảnh hưởng truyền thống. Bởi nằm ở vị trí địa chiến lược nên từ lâu khu vực đã trở thành địa bàn tranh chấp ảnh hưởng và quyền lực giữa các nền văn hóa-văn minh và các nước lớn trên thế giới, bao gồm có hai người láng giềng khổng lồ là Trung Quốc và Nhật Bản.
Đối với Trung Quốc, Đông Nam Á luôn là khu vực có ý nghĩa chiến lược cao đối với an ninh và phát triển, là nhịp cầu lý tưởng để nước này tham dự vào hoạt động quốc tế ở Đông Á, trong đó có việc tạo dựng vị thế nổi trội ở khu vực Đông Nam Á. Trong lịch sử, khu vực Đông Nam Á là sự mở rộng lãnh thổ của triều đình phong kiến nước này, đồng thời đây cũng là vùng đệm cực kỳ quan trọng của họ. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á vừa là bạn vừa là kẻ thù. Vào những 1950, có người gọi đây là thời kỳ ghẻ lạnh của Trung Quốc với Đông Nam Á không cộng sản. Ngô Xuân Bình (2008), “Tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với ASEAN”, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á,(9), tr.5.
Tuy nhiên, Trung Quốc đã lợi dụng một số cuộc xung đột ở khu vực (chiến tranh Đông Dưong, chiến tranh Việt Nam và vấn đề Campuchia) để gây ảnh hưởng cho mình tại các bàn đàm phán quốc tế (Hội nghị Geneve, Hội nghị Paris v.v.). Từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978, sử dụng lợi thế của mình (là nước láng giềng gần gũi, có quan hệ truyền thống lâu đời với các nước Đông Nam Á, có thực lực kinh tế và uy tín chính trị đang lên nhanh và có đông đảo cộng đồng người Hoa), Trung Quốc đã và đang ráo riết mở rộng quan hệ của họ trên tất cả các phương diện đối với khu vực này.
Đối với Nhật Bản, Đông Nam Á trong lịch sử là một khu vực láng giềng có quan hệ mật thiết. Lịch sử khu vực đầu thế kỷ XX đã chứng kiến Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng đáng kể đến khu vực Đông Nam Á thông qua các cuộc xâm lược các nước khu vực trong thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai. Sau năm 1945, Đông Nam Á đã dần dần trở thành một trong những địa bàn đầu tư số một của Nhật và là thị trường tiêu thụ sản phẩm và cung cấp nguyên liệu thô hay sơ chế cho nước này. Năm 1977, Nhật Bản đưa ra học thuyết Fukuda nhắm cụ thể đến Đông Nam Á. Học thuyết Fukuda ra đời trong chuyến thăm Đông Nam Á của thủ tướng Nhật Takeo Fukuda vào tháng 8/1977. Tại Manila ông đã công bố chính sách của Nhật đối với Đông Nam Á:
Nhật Bản không trở thành cường quốc quân sự lớn.
Xây dựng "lòng tin" trên mọi lĩnh vực.
Hợp tác tích cực để tăng cường quan hệ với các nước ASEAN và tạo dựng hiểu biết lẫn nhau với 3 nước Đông Dương.
Có thể nói, nếu không có thị trường Đông Nam Á thì Nhật Bản khó có thể đạt được những thần kỳ kinh tế trong những thập niên 70-80 cũng như để thoát khỏi những trì trệ kinh tế diễn ra trong thập niên 90 và nâng cao vị thế của mình.
DI SẢN LỊCH SỬ ĐỐI VỚI QUAN HỆ TRUNG-NHẬT
Những vấn đề lịch sử
Một thách thức lớn đối với quan hệ Trung – Nhật là tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và nhiều vấn đề lịch sử đến nay vẫn chưa được hai bên giải quyết thấu đáo, tạo nên những rào cản trong quan hệ song phương.
Thứ nhất về việc tranh chấp quần đảo Điếu Ngư/Senkaku. Nhật Bản gọi đây là quần đảo Senkaku, Trung Quốc gọi là Điếu Ngư gồm một dãy đảo nhỏ (5 đảo và 3 bãi đá) không có người ở, nằm rải rác cách đảo Okinawa của Nhật Bản 300km về phía Tây và 200km về phía Đông Bắc Đài Loan.
Nhật Bản thì luôn cho rằng quần đảo này do một người Nhật phát hiện ra vào năm 1879 và được sát nhập vào lãnh thổ của Nhật từ năm 1895 theo Hiệp Ước Shimonoseki. Nguyễn Hồng Yến (2/1997), “Tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong quan hệ Trung- Nhật và khả năng giải quyết”, Nghiên cứu quốc tế số 1 (16).
Còn Trung Quốc khẳng định nhóm đảo này thuộc về Trung Quốc từ xa xưa dựa theo tài liệu từ thời Minh - Thanh và điều này cũng được Nhật Bản công nhận cho đến năm 1895 khi xảy ra chiến tranh Giáp Ngọ giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Thứ hai là Trung Quốc cho rằng Nhật Bản không nhìn nhận đúng mức cuộc chiến do Nhật Bản gây ra trong giai đoạn 1931-1945 khiến 35 triệu người dân Trung Quốc, chủ yếu là dân thường thiệt mạng và bị thương. Một vấn đề gây trở ngại khác là phía Trung Quốc yêu cầu Nhật Bản xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho những phụ nữ Trung Quốc bị quân đội Hoàng gia Nhật Bản cưỡng bức làm nô lệ tình dục trước và trong suốt Chiến tranh thế giới hai.
Thứ ba, ngôi đền Yasukuni Đền Yasukuni được xây dựng năm 1869, ban đầu có tên là Tokyo Shokansha, năm 1879 đổi tên thành Yasukuni. Đền này được xây dựng với mục đích tưởng niệm và tôn vinh những người đã hi sinh trong các cuộc chiến tranh của dân tộc Nhật Bản.
luôn là tâm điểm gây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, phía Trung Quốc cho rằng ngôi đền này là biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản. Ngôi đền Yasukuni thờ 2,5 triệu người Nhật Bản chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến tranh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Trung Quốc và Hàn Quốc đều cho rằng ngôi đền này ca ngợi những hành động tàn bạo trong Thế chiến của Nhật.
Cuối cùng, một thách thức nữa trong nhận thức lịch sử về cuộc chiến tranh này là việc vào những cuối thế kỷ XX và vào thập niên đầu thế kỷ XXI, Nhật Bản liên tiếp sửa chữa và xuất bản những cuốn sách giáo khoa lịch sử mới Nhật Bản đã tiến hành ba đợt sửa chữa sách giáo khoa lịch sử: đợt thứ nhất kéo dài từ năm 1955 đến những năm 1970, đợt thứ hai là từ năm 1982 kéo dài suốt những năm 1980, đợt thứ 3 là từ năm 1994 kéo dài đến tháng 4 năm 2005, trong sách mới nhất có 124 điểm sửa chữa so với sách phát hành năm 1946.
dạy cho học sinh, trong đó có những quan điểm mà Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã “xuyên tạc lịch sử” liên quan đến cuộc “xâm lược” của Nhật Bản tại Trung Quốc vào những năm từ 1937 đến 1945. Đỗ Minh Cao (2009), “Nhật-Trung: Những trở ngại tiềm tang trong quan hệ song phương”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (10), tr.12.
Theo nhiều chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, vấn đề lịch sử chỉ là cái cớ để hai bên sử dụng trong việc kích động sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở hai quốc gia này, song rõ ràng, nếu hai nước muốn cải thiện và thúc đẩy quan hệ thì một yếu tố quan trọng là phải có những nhận thức chung về lịch sử một cách đúng đắn. Sự tồn tại của vấn đề lịch sử là một di sản tiêu cực trong quan hệ Trung- Nhật, thúc đẩy sự nghi kỵ lẫn nhau vốn đã có mầm mống từ lâu đời giữa Trung Quốc và Nhật Bản.
Vấn đề Đài Loan
Đã từ lâu, Đài Loan luôn là một vấn đề nhạy cảm đối với cả hai quốc gia Trung Quốc và Nhật bản bởi vị trí chiến lược và tầm quan trọng của vùng lãnh thổ này đối với cả hai nước.
Đối với Nhật Bản, eo biển Đài Loan có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt vì nó đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các con đường nhập khẩu và sự thông thương của Nhật Bản. Liên kết với Đài Loan cũng chính là nhằm tạo một vành đai bao bọc khống chế sức mạnh của Trung Quốc đang trỗi dậy cạnh tranh vai trò với Nhật Bản. Trong tuyên bố chung tái khẳng định Hiệp ước an ninh song phương năm 1996, Mỹ và Nhật đưa “vùng nước xung quanh Nhật Bản” (có thể bao hàm cả Đài Loan) vào trong phạm vi phòng thủ của họ. Điều này cũng thể hiện rõ trong Tuyên bố chung vào tháng 2/2005 tại cuộc họp 2+2 giữa Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng hai nước Mỹ và Nhật Bản, xác định Đài Loan là “mục tiêu chiến lược chung” trong Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật. Trần Hoàng Long (2007), “Quan hệ Nhât-Trung hiện nay: Thách thức và triển vọng”, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (7). Tr.15.
Về phía Trung Quốc, khi kiểm soát Đài Loan, Trung Quốc sẽ sử dụng các cảng của Đài Loan cho những tầu ngầm có thể hoạt động tự do khắp vùng biển Tây Thái Bình Dương. Điều này có ảnh hưởng vô cùng lớn đối với Nhật Bản khi mà tầm quan trọng của Eo biển Đài Loan đã được đến cả thường dân Nhật công nhận rộng rãi. Ví dụ điển hình là trong thời gian diễn ra các cuộc tập trận tên lửa nhằm vào Đài Loan của Trung Quốc năm 1995-1996, một số chuyến tàu buôn và