Khóa luận Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế

1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị thường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tiền lương là một trong những chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô quan trọng của Nhà nước nhằm phân phối, điều chỉnh thu nhập, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội. Đối với doanh nghiệp xu hướng tối đa hóa lợi nhuận và áp lực cạnh tranh là rất lớn. Bởi vậy tiền lương là giá cả sức lao động, phải có tính cạnh tranh vì tiền lương là đầu vào của chi phí sản xuất, được hạch toán trong giá thành sản xuất. Tiền lương trả cho người lao động làm công ăn lương phải phụ thuộc vào kết quả đầu ra. Cụ thể là; tiền lương đối với người lao động là nguồn thu nhập chủ yếu, là nguồn sống, là điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí. Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách tiền lương đúng đắn, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng hái làm việc, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo. đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì không kích thích được người lao động thậm chí họ bỏ việc. Với tính ưu việt và tầm quan trọng của tiền lương, để thực hiện nguyên tắc cơ bản nhất của luật lao động là: “Bảo vệ người lao động” Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tiền lương như: Hiến pháp, Bộ luật lao động, Nghị định, Thông tư., và còn quy định nhiều điều khoản khác về tiền lương nhằm đảm bảo tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh về chế độ tiền lương. Thực tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chế độ tiền lương đã được áp dụng tương đối đồng bộ và đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Tiền lương đã thực sự là một chính sách kinh tế - xã hội. + Là công cụ pháp lý bảo vệ người lao động. + Là công cụ để bảo vệ quyền lợi công bằng cho người lao động tham gia vào quan hệ lao động. + Là công cụ để nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập dân cư và bảo đảm công bằng xã hội. + Tiền lương cũng là cơ sở để các bên thỏa thuân khi giao kết hợp đồng đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên. Ngoài ra tiền lương là công cụ đòn bẩy tích cực trong việc đóng góp vào thu lợi nhuận của doanh nghiệp và là một nguồn thu, góp phần vào GDP của nhà nước là công cụ kích thích và tích lũy. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống tiền lương nói chung và hệ thống tiền lương trong các doanh nghiệp nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định, việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn khoảng cách giữa văn bản pháp luật và thực tế áp dụng. Quá trình thực hiện chính sách tiền lương còn một số vi phạm. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: - Các vấn đề lý luận chung nhất về tiền lương như: Khái niệm tiền lương, bản chất tiền lương, chức năng tiền lương và những quy định khác về tiền lương trong doanh nghiệp. - Thực tiễn áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế khó khăn trong quá trình áp dụng. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật lao động như: Bộ luật lao động, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện.Nội dung khóa luận giới hạn trong những vấn đề lý luận về tiền lương và các quy đinh của pháp luật về lĩnh vực này, là quá trình áp dụng tiền lương của các doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương pháp sau: Kết hợp phương pháp diễn dịch với phân tích để làm rõ nội dung cần nghiên cứu. Kết hợp phương pháp so sánh, quy nạp, tổng hợp để tìm ra những nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp thích hợp khắc phục được những hạn chế, từ đó đưa ra những kết luận trong quá trình thực hiện. 4. Mục đích nghiên cứu. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường tiền lương là một vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt là các doanh nghiệp và người lao động. Nó được nghiên cứu dưới nhiều góc độ; chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật.Chọn đề tài tiền lương làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật về tiền lương. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, rút ra được những mặt còn tồn tại và bất cập của pháp luật tiền lương và những vướng mắc trong quá trình thực hiện trong các doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tiền lương, tìm hướng khắc phục khó khăn trong quá trình tổ chức quản lý, thực thi pháp luật. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, khóa luận còn có hai chương. Chương 1: Khái quát về tiền lương và sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương Chương 2: Thực trạng áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế và một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương.

doc70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3193 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, khi đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị thường, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, tiền lương là một trong những chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô quan trọng của Nhà nước nhằm phân phối, điều chỉnh thu nhập, phân bố và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nhất là các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong đó chính sách tiền lương trong khu vực sản xuất kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội. Đối với doanh nghiệp xu hướng tối đa hóa lợi nhuận và áp lực cạnh tranh là rất lớn. Bởi vậy tiền lương là giá cả sức lao động, phải có tính cạnh tranh vì tiền lương là đầu vào của chi phí sản xuất, được hạch toán trong giá thành sản xuất. Tiền lương trả cho người lao động làm công ăn lương phải phụ thuộc vào kết quả đầu ra. Cụ thể là; tiền lương đối với người lao động là nguồn thu nhập chủ yếu, là nguồn sống, là điều kiện để người lao động tái sản xuất sức lao động mà họ đã hao phí. Thực tế đã chứng minh rằng ở doanh nghiệp nào có chính sách tiền lương đúng đắn, tiền lương mà người lao động nhận được xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra thì người lao động trong doanh nghiệp đó sẽ hăng hái làm việc, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo... đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt, người lao động được trả lương không xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra hoặc không công bằng trong việc trả lương thì không kích thích được người lao động thậm chí họ bỏ việc. Với tính ưu việt và tầm quan trọng của tiền lương, để thực hiện nguyên tắc cơ bản nhất của luật lao động là: “Bảo vệ người lao động” Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về tiền lương như: Hiến pháp, Bộ luật lao động, Nghị định, Thông tư..., và còn quy định nhiều điều khoản khác về tiền lương nhằm đảm bảo tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh về chế độ tiền lương. Thực tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chế độ tiền lương đã được áp dụng tương đối đồng bộ và đạt được những kết quả bước đầu khả quan. Tiền lương đã thực sự là một chính sách kinh tế - xã hội. + Là công cụ pháp lý bảo vệ người lao động. + Là công cụ để bảo vệ quyền lợi công bằng cho người lao động tham gia vào quan hệ lao động. + Là công cụ để nhà nước thực hiện điều tiết thu nhập dân cư và bảo đảm công bằng xã hội. + Tiền lương cũng là cơ sở để các bên thỏa thuân khi giao kết hợp đồng đồng thời cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên. Ngoài ra tiền lương là công cụ đòn bẩy tích cực trong việc đóng góp vào thu lợi nhuận của doanh nghiệp và là một nguồn thu, góp phần vào GDP của nhà nước là công cụ kích thích và tích lũy. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, hệ thống tiền lương nói chung và hệ thống tiền lương trong các doanh nghiệp nói riêng vẫn còn một số hạn chế nhất định, việc áp dụng trên thực tế còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn khoảng cách giữa văn bản pháp luật và thực tế áp dụng. Quá trình thực hiện chính sách tiền lương còn một số vi phạm. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Chế độ pháp lý về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm tìm hiểu các quy định của pháp luật về tiền lương trong các doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau: - Các vấn đề lý luận chung nhất về tiền lương như: Khái niệm tiền lương, bản chất tiền lương, chức năng tiền lương và những quy định khác về tiền lương trong doanh nghiệp. - Thực tiễn áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế khó khăn trong quá trình áp dụng. - Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương. Đề tài nghiên cứu trong phạm vi các văn bản pháp luật lao động như: Bộ luật lao động, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện....Nội dung khóa luận giới hạn trong những vấn đề lý luận về tiền lương và các quy đinh của pháp luật về lĩnh vực này, là quá trình áp dụng tiền lương của các doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành khóa luận này tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với các phương pháp sau: Kết hợp phương pháp diễn dịch với phân tích để làm rõ nội dung cần nghiên cứu. Kết hợp phương pháp so sánh, quy nạp, tổng hợp để tìm ra những nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp thích hợp khắc phục được những hạn chế, từ đó đưa ra những kết luận trong quá trình thực hiện. 4. Mục đích nghiên cứu. Từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường tiền lương là một vấn đề được Nhà nước quan tâm đặc biệt là các doanh nghiệp và người lao động. Nó được nghiên cứu dưới nhiều góc độ; chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật....Chọn đề tài tiền lương làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật về tiền lương. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, rút ra được những mặt còn tồn tại và bất cập của pháp luật tiền lương và những vướng mắc trong quá trình thực hiện trong các doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó đề ra những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật tiền lương, tìm hướng khắc phục khó khăn trong quá trình tổ chức quản lý, thực thi pháp luật. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần tài liệu tham khảo, khóa luận còn có hai chương. Chương 1: Khái quát về tiền lương và sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương Chương 2: Thực trạng áp dụng tiền lương trong doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế và một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ SỰ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG 1.1 Khái quát tiền lương 1.1.1. quá trình hình thành và phát triển của tiền lương ở Việt Nam. Từ ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, đặc biệt là công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các doanh nghiệp. Nhà nước ta luôn cải cách chính sách tiền lương cho phù hợp với sự thay đổi của kinh tế - xã hội. quá trình hình thành và phát triển tiền lương ở Việt Nam được thể hiện như sau: Những ngày đầu thành lập nước, chưa có doanh nghiệp Nhà nước chỉ có một số doanh nghiệp trưng thu của chế độ cũ để lại. Tiền lương giai đoạn này vẫn theo tiền lương và phụ cấp của chế độ cũ để lại. Đến tháng 7-1946, Sắc lệnh số 133/SL ấn định lương tối thiểu của công chức các ngành (mỗi tháng 150 đồng = 15kg gạo cho Hà Nội và 130 đồng = 13 kg gạo cho Hải Phòng và các tỉnh khác có phụ cấp bổ túc gạo đắt cho bản thân, vợ và đến con thứ tư. Đến tháng 2/1947 lương tối thiểu nâng lên 180 đồng và lương tối đa là 600 đồng). Tháng 5/1948 chế độ công chức mới được ban hành có một thang lương với 5 ngạch công chức, đến tháng 2/1950 lương tối thiểu được nâng lên từ 220 đồng đến 250 đồng. Từ năm 1950 chiến sự còn lan rộng, giá sinh hoạt mỗi nơi mỗi khác, giá trị thực tế của đồng tiền giảm. Tháng 5/1950 Sắc lệnh 77/SL quy định công nhân giúp việc của Chính phủ áp dụng thang lương chung 18 bậc. Sắc lệnh số 98/SL ấn định lương và phụ cấp hằng tháng theo giá gạo. Tháng 12/1955, Nghị định 650/TTg quy định chế độ tiền lương mới, thực hiện trả lương bằng tiền thêm cung cấp nhà ở, giường, chiếu, điện, nước, quy định thang lương 17 bậc có bậc riêng cho cán bộ dân cử, thang lương 11 bậc cho các bộ nhân viên kỷ thuật nhà nước, thang lương 8 bậc cho cơ quan xí nghiệp nhà nước, thang lương 6 bậc cho lao động phổ thông xí nghiệp . Từ những năm 1960 Đảng và Nhà nước tập trung tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa. Ban chấp hành trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 13 đã quyết định vấn đề cải cách tiền lương. Thang lương công nhân cơ khí 8 bậc làm cơ sở xây dựng thang lương các nghề khác.Tháng 7/1960 Chính phủ ra nghị định 25/CP về chế độ lương khu vực sản xuất gồm 7 thang lương. Sau tháng 4/1975 nước nhà được thống nhất nhưng do hậu quả nặng nề của chiến tranh, phải tổ chức lại nền kinh tế, chính sách tiền lương lúc này còn bao cấp và mất ý nghĩa là đòn bẩy kích thích và bù đắp. Năm 1985 Trung ương Đảng họp hội nghị lần thứ 8 khóa 5, Nghị định 235/HĐBT ban hành hệ thống tiền lương mới. Lương tối thiểu ấn định là 220 đồng/tháng, bội số lương hành chính là 3,5. Hệ số lương trong các ngành sản xuất so với lương tối thiểu là 1.05 đến 1.6 có 5 thang lương và 15 bảng lương. Từ năm 1986 Nhà nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đã phải chuyển mức lương lên 102,275% so với năm 1985, các xí nghiệp Nhà nước tự chi trả tiền lương, ngân sách Nhà nước không bao cấp. Tháng 5/1993 Ban bí thư trung ương Đảng ra quyết định số 69/QĐTW đề án cải cách tiền lương, Chính phủ đã ban hành các Nghị định 25/Chính phủ, 26/Chính phủ về quy định tạm thời chế độ tiền lương mới. Mức lương tối thiểu là 120 nghìn đồng /tháng, bội số là 10, trong đó bảng lương thì so với lương tối thiểu, bảng lương công chức từ 1 đến 8.5, bảng lương doanh nghiệp từ 1 đến 7.06. Trước sự thay đổi của nền kinh tế khu vực và thế giới, để phù hợp với điều kiện đó năm 1994 Bộ luật lao động ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho các bên khi quan hệ lao động, đặc biệt là về tiền lương. Đến nay Bộ luật đó đã qua hai lần sửa đổi và bổ sung vào năm 2002 và 2006 để phù hợp với sự thay đổi của kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó các cơ quan Nhà nước đã ban hành những Nghị định, Thông tư để điều chỉnh về chế độ tiền lương. Qua quá trình hình thành và phát triển của pháp luật tiền lương và thực tiển áp dụng, pháp luật tiền lương ở Việt Nam có những ưu điểm và hạn chế sau. Về mặt ưu điểm: Tiền lương là cơ sở để bảo vệ người lao động trước sức ép của cơ chế thị trường. Tiền lương là cơ sở để nhà nước có có chính sách điều tiết thu nhập. Bên cạnh đố pháp luật tiền lương là hành lang pháp lí để các chủ thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Về mặt hạn chế: Chính sách tiền lương chưa thực sự theo kịp sự phát triển của các quan hệ lao động phong phú và đa dạng trong nền kinh tế thi trường hiện nay. Chính sách tiền lương áp dụng đối với một số nghề, một số vùng chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Tóm lại, sự hình thành và phát triển của pháp luật về tiền lương là một quá trình thay đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện, thể hiện chính sách của Đảng và nhà nước đối với chính sách tiền lương để bảo vệ người lao động. Với sự phát triển của pháp luật tiền lương, chúng ta đã thấy được rằng chính sách tiền lương luôn thay đổi để đáp ứng được tình hình thực tế, sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, pháp luật tiền lương luôn thay đổi để đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể đặc biệt là việc mở rộng thang lương, bảng lương có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của nhân dân. 1.1.2. Khái niệm tiền lương Tiền lương không chỉ là một phạm trù kinh tế mà còn là yếu tố hàng đầu của các chính sách xã hội liên quan đến trực tiếp cuộc sống của người lao động. Thuật ngữ tiền lương đã được nhiều tạp chí đề cập đến. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về tiền lương: - Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO đã có quan điểm về tiền lương “Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập, bất luận tên gọi hay cách tính thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền mặt và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo một hợp đồng lao động viết hay bằng miệng, cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc cho những dịch vụ đã làm hay sẽ phải làm (Điều 1- Công ước số 45 năm 1949). Bên cạnh đó tiền lương còn được tiếp cận dưới phương diện về kinh tế, xã hội và phương diện về pháp lý. - Dưới góc độ kinh tế: Với sự thừa nhận sức lao động là hàng hóa, có thể hiểu tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động trả cho người lao động. Như vậy, tiền lương về thực chất là tiền trả cho việc thuê mướn sức lao động, là một trong các yếu tố đầu vào của sản xuất,cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương vừa là chi phí trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa là lợi ích kinh tế, thu nhập của người lao động. - Dưới góc độ xã hội: Tiền lương là mục đích là động cơ chủ yếu để người lao động tham gia quan hệ lao động, bên cạnh đó tiền lương là một vấn đề nhạy cảm của quan hệ lao động và sự thống nhất, ổn định bền vững của quan hệ lao động, đảm bảo được cuộc sống ổn định, ấm no của người lao động. - Dưới góc độ pháp lý: Tiền lương là số tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuận theo hợp đồng lao động trên cơ sở năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Theo Điều 55 Bộ luật lao động năm 1994 quy định “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suât lao động và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao độmg không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Có thể nói khái niệm tiền lương dưới phương diện pháp lý mang những đặc trưng cơ bản sau: - Thứ nhất, về chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật về tiền lương. Chủ thể tham gia bao gồm: Người lao động và người sử dụng lao động. Trong đó người sử dụng lao động là người trả lương cho người lao động, còn người lao động thông qua việc bán sức lao động của mình họ sẽ được nhận giá trị tiền tệ trên cơ sở lao động bỏ ra. - Thứ hai, về điều kiện trả lương. Điều kiện để người sử dụng lao động trả lương cho người lao động khi họ hoàn thành công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo pháp luật quy định. - Thứ ba, về căn cứ trả lương cho người lao động. Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận, khi người sử dụng lao động trả lương cho họ cần phải căn cứ vào: Năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được giao, ngoài tiền lương cũng phụ thuộc vào khu vực làm việc và tính chất công việc mà người lao động thực hiện. Khi trả lương cũng căn cứ vào quy định của pháp luật, đó là tiền lương tối thiểu, các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương..... - Thư tư, về bản chất của tiền lương. Tiền lương là giá cả của sức lao động, thị trường sức lao động hoạt động theo quy luật cung cầu, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận về mức tiền lương, khi kinh tế - xã hội thay đổi thì kéo theo tiền lương cũng thay đổi theo. Bên cạnh đó khi người lao động bỏ ra nhiều công sức thì họ được nhận được tiền lương xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra. Như vậy, tiền lương luôn được coi là đối tượng quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp và người lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, tiền lương là giá cả cho một loại hàng hóa. Tuy nhiên sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt bởi thuộc tính nảy sinh giá trị và gắn liền với yếu tố con người, do đó chế độ chính sách về tiền lương do Nhà nước quy định một mặt tôn trọng sự khách quan của các quy luật cung cầu, giá trị trong thị trường, mặt khác phải xuất phát từ yêu cầu là quan tâm tới toàn diện mục đích, động cơ làm việc, các nhu cầu lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động và của toàn xã hội. 1.1.3. Bản chất của tiền lương Trong mổi giai đoạn khác nhau thì cách tiếp nhận về bản chất tiền lương khác nhau.Tuy nhiên có hai cách nhận thức cơ bản nhất về bản chất tiền lương. Lao động của con người là một trong những yếu tố quan trọng và giữ vai trò quyết định trong quá trình sản xuất – kinh doanh, được biểu hiện ở khả năng tư duy sáng tạo. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, hầu hết các doanh nghiệp đều thuộc sở hữu Nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước đặt ra. Lúc bấy giờ, sức lao động chưa được coi là hàng hóa, nên người sử dụng lao động không thương lượng, thỏa thuận với người lao động về tiền lương, tiền công mà đơn phương ấn định mức lương của người lao động trên cơ sở thang lương, bảng lương của Nhà nước. Khi đó người lao động chỉ biết chấp nhận các điều kiện lao động do người sử dụng lao động đơn phương đưa ra để đưa vào làm việc với mức lương được quy định sẵn trong thang lương, bảng lương của người sử dụng lao động. Kể từ khi nước ta xóa bỏ cỏ chế kế hoạch hóa tập trung chuyển sang nề kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các nhà hoạch định chính sách tiền lương đã thay đổi nhận thức về lý luận trong xây dựng chính sách tiền lương. Nhà nước đã công nhận sự tồn tại khách quan của phạm trù hàng hóa sức lao động, tiền lương không chỉ thuộc phạm trù phân phối mà còn là phạm trù trao đổi, phạm trù giá trị. Trong nền kinh tế thị trường, tiền lương là biểu hiện bằng tiền giá trị sức lao động, là giá cả sức lao động. Cũng như các thị trường khác thị trường sức lao động hoạt động theo quy luật cung cầu. Do đó, người lao động có quyền thương lượng, thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc làm và điều kiện lao động khác phù hợp với khả năng chuyên môn, năng lực của mình. Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng lao động. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Nhà nước chỉ quy định mức lương tối thiểu và yêu cầu người sử dụng lao động trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Mức lương tối thiểu ấn định theo giá sinh hoạt, bảo đảm cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường bù đắp sức lao động giản đơn và một phần tích lũy tái sản xuất sức lao động mở rộng và được dùng làm căn cứ để tính các mức lương cho các loại lao động khác. Trên cơ sở mức lương tối thiểu và mức lương cụ thể đã thỏa thuận với người lao động, người sử dụng lao động có quyền lựa chọn một trong các hình thức sau để trả lương cho người lao động: trả lương theo thời gian ( giờ, ngày, tháng, tuần) hoặc theo sản phẩm khoán. Nhưng người lao động phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động. Tiền lương có vai trò to lớn trong xã hội, luôn gắn liền với người lao động. Chính vì vậy, tiền lương mà các doanh nghiệp trả cho người lao động theo cơ chế thị trường phải đáp ứng các điều kiện: tiền lương phải thực sự là thước đo cho mỗi hoạt động của mỗi cơ sở kinh tế, từng người lao động và là đòn bẩy kinh tế, tiền lương không phù hợp, phản ánh sai lệch sức lao động, nó sẽ cản trở tính năng động, sáng tạo của người lao động và kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp của nền kinh tế. 1.1.4. Chức năng của tiền lương Tiền lương có vai trò rất quan trọng trong đời sống người lao động cũng như đối với doanh nghiệp. Tiền lương là cơ sở để các bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động đồng thời tiền lương cũng là căn cứ xác lập và giải quyết tranh chấp. Tiền lương có rất nhiều chức năng như sau: - Chức năng thước đo giá trị sức lao động. Cũng như mối quan hệ của hàng hóa khác, sức lao động củng được trả công căn cứ vào giá trị mà nó đã được cống hiến và tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động trong cơ chế thị trường. Ngày nay ở nước ta thì tiền lương còn thể hịên một phần sức lao động mà mổi cá nhân đã được bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiền lương là căn cứ để thuê mướn lao động, tiền lương là cơ sở để người lao động tạo ra sự linh hoạt trong việc thuê mướn lao động với những công việc khác nhau sẽ có mức lương khác nhau. Chức năng thước đo giá trị phẩn ánh thông qua thang lương, bảng lương, bậc lương và hệ số lương - Chức năng tái sản xuất sức lao động. Đây là chức năng cơ bản của tiền lương vì người lao động sau quá trình sử dụng
Luận văn liên quan