Trên tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, Việt Nam có
nhiều cơ hội để phát triển và cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn,
thách thức. Càng gần năm 2009, thời điểm cánh cửa thị trường hàng hóa , dịch
vụ mở rộng hoàn toàn, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia càng trở
nên bức thiết. Năng lực cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ năng lực điều hành
môi trường kinh doanh của mỗi tỉnh, thành phố, sau đây gọi chung là cấp tỉnh.
Nhiều chuyên gia kinh tế coi Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index - PCI) là chỉ số đánh giá khách quan nhất về
khả năng điều hành môi trường kinh doanh của chính quyền địa phương. Tuy
nhiên, PCI mới nêu lên những mặt mạnh, yếu của điều hành cấp tỉnh mà chưa
chỉ ra nguyên nhân cũng như chưa tìm ra biện pháp khắc phục. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu mới giúp phân hạng, nhận dạng các tỉnh dựa trên PCI mà chưa nêu
được giải pháp giúp các tỉnh cải thiện chỉ số này.
Thành phố Hà Nội vốn được xem là địa bàn kinh doanh có tính nhạy
cảm; nếu PCI của Hà Nội cao và ổn định, đồng nghĩa với năng lực điều hành
giỏi, môi trường kinh doanh hấp dẫn, thì sẽ tạo được hiệu ứng kinh tế-xã hội
mạnh có sức lan tỏa ảnh hưởng lớn tới các tỉnh thành phố khác.
Với kiến thức học tập ở trường, cảm nhận bước đầu qua tiếp cận với thực
tiễn môi trường kinh doanh của thành phố Hà Nội và xuất phát từ những suy
nghĩ trên đây, em quyết định thực hiện đề tài “ Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh tại Hà Nội”
làm khoá luận tốt nghiệp. Khóa luận có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:
Những vấn đề chung về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi trường kinh
doanh của Hà Nội.
Một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.
97 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3642 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (pci) và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI)
VÀ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Quỳnh Trang
Lớp: K43F - Nhật 1
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Ngô Quý Nhâm
Hà Nội, tháng 5 năm 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................... tr 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CẤP TỈNH .................................................................................... 3
I. Khái quát về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .................................. 3
1.1. Khái niệm .......................................................................................... 3
1.2. Quá trình áp dụng nghiên cứu tại Việt Nam ..................................... 10
II. Phương pháp xây dựng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .............. 11
2.1. Thu thập dữ liệu............................................................................... 11
2.2. Sử dụng các chỉ số thành phần ......................................................... 12
2.3. Xây dựng chỉ số tổng hợp có trọng số .............................................. 18
III. Ý nghĩa của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh .............................. 19
3.1. Các đặc tính của chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ...................... 19
3.2. Phân tích thứ hạng .......................................................................... 23
3.3. Tác động của chỉ số tới các địa phương .......................................... 24
Chương 2: CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH VÀ MÔI
TRƯỜNG KINH DOANH CỦA HÀ NỘI ................................................ 30
I. Tổng quan kinh tế Hà Nội ..................................................................... 30
1.1. Tốc độ phát triển của Hà Nội ......................................................... 30
1.2. Môi trường kinh doanh của Hà Nội ............................................... 31
II. Môi trường kinh doanh Hà Nội qua chỉ số năng lực cạnh tranh ........ 34
2.1. Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội .......................................... 34
2.2. Môi trường kinh doanh của Hà Nội qua các chỉ số thành phần ...... 37
a. Khả năng tiếp cận đất đai bị hạn chế ........................................... 37
b. Chi phí không chính thức là vấn đề khó giải quyết ....................... 39
c. Khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp còn khó khăn.... 40
d. Tồn tại sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp tư nhân ................................................................................. 42
e. Đào tạo lao động chưa xứng tầm ................................................. 44
i
2.3. So sánh chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội với các thành phố
trực thuộc Trung ương ......................................................................... 45
III. Đánh giá môi trường kinh doanh của Hà Nội .................................... 48
3.1. Ưu điểm của môi trường kinh doanh Hà Nội ................................ 48
3.2. Hạn chế của môi trường kinh doanh Hà Nội và nguyên nhân ......... 49
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH
DOANH TẠI HÀ NỘI ............................................................................... 52
I. Định hướng phát triển của Hà Nội ........................................................ 52
1.1. Mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội .................... 52
1.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến khả năng cải thiện môi trường kinh doanh
tại Hà Nội ............................................................................................ 54
1.3. Bài học thành công của các tỉnh, thành phố khác ........................... 55
II. Các giải pháp chung cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội ..... 57
2.1. Nhóm giải pháp đẩy ...................................................................... 58
2.2. Nhóm giải pháp kéo ...................................................................... 60
III. Các giải pháp cụ thể cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội .... 65
3.1. Áp dụng hiệu quả cơ chế “một cửa”, tiến tới xây dựng cơ chế “một
cửa, tại chỗ” ở các khu công nghiệp của Hà Nội ................................... 65
3.2. Nâng cao chức năng và phát huy mọi tiện ích của Cổng giao tiếp
điện tử Hà Nội (Hanoi Portal) ............................................................... 67
3.3. Tăng cường và mở rộng phân cấp quản lý đến các quận, huyện ..... 69
3.4. Quản lý chặt chẽ, phân bổ và sử dụng hiệu quả quỹ đất dành cho sản
xuất, kinh doanh ................................................................................... 70
3.5. Ban hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................... 71
3.6. Xây dựng mối liên hệ giữa chính quyền với doanh nghiệp tư nhân
thông quan các Hiệp hội kinh doanh ..................................................... 72
KẾT LUẬN ................................................................................................ 75
Phụ lục ..……………………………………………………………….. I - XIV
Danh mục tài liệu tham khảo...………………………………………XV - XVII
ii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
PCI Provincial Competitiveness Index
(Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh)
VNCI VietNam Competitiveness Initiative
Dự án Nâng cao Năng lực Cạnh tranh Việt Nam
ĐKKD Đăng ký kinh doanh
GCNQSDĐ Giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
FDI Foreign Direct Investment (Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)
KTTN Kinh tế tư nhân
HĐND Hội đồng nhân dân
UBND Uỷ ban nhân dân
VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Quy mô khảo sát Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Trang 10
Bảng 2: Trọng số của các chỉ số thành phần năm 2007 18
Bảng 3: Số doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2002 - 2007 31
Bảng 4: Chỉ số về khả năng tiếp cận đất đai Hà Nội năm 2007 37
Bảng 5: Chỉ số gia nhập thị trường của Hà Nội 39
Bảng 6: Sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước 41
và doanh nghiệp tư nhân
Bảng 7: Chính quyền Thành phố Hà Nội cung cấp dịnh vụ 42
cho doanh nghiệp tư nhân
Bảng 8: Chính quyền Thành phố Hà Nội cung cấp dịch vụ cho 43
doanh nghiệp tư nhân
Bảng 9: Mục tiêu cải tổ bộ máy chính quyền thành phố Hà Nội 52
Bảng 10: Thời gian doanh nghiệp gia nhập thị trường ở Vĩnh Phúc 56
Biểu 1: Tỷ lệ các yếu tố trong năng lực cạnh tranh quốc gia Trang 4
Biểu 2: Chỉ số điều hành kinh tế và các chỉ số thành phần 6
Biểu 3: Các tiêu chí phân loại doanh nghiệp 22
Biểu 4: Nhóm hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 24
Biểu 5: Vòng tròn quan hệ 25
Biểu 6: Ba bước rà soát hoạt động điều hành kinh tế cấp tỉnh 26
Biểu 7: Mối quan hệ tuyến tính giữa PCI và GDP 27
Biểu 8: Cơ cấu kinh tế Hà Nội dự đoán năm 2008 31
Biểu 9: Mô hình “một cửa” 33
Biểu 10: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Hà Nội 34
Biểu 11: Chỉ số về chi phí không chính thức của Hà Nội năm 2007 36
Biểu 12: Chỉ số năng lực cạnh tranh của năm thành phố trực thuộc Trung ương 45
Biểu 13 Mô hình cơ chế “ một cửa, tại chỗ” 66
iv
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trên tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế Thế giới, Việt Nam có
nhiều cơ hội để phát triển và cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn,
thách thức. Càng gần năm 2009, thời điểm cánh cửa thị trường hàng hóa, dịch
vụ mở rộng hoàn toàn, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia càng trở
nên bức thiết. Năng lực cạnh tranh quốc gia bắt nguồn từ năng lực điều hành
môi trường kinh doanh của mỗi tỉnh, thành phố, sau đây gọi chung là cấp tỉnh.
Nhiều chuyên gia kinh tế coi Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
(Provincial Competitiveness Index - PCI) là chỉ số đánh giá khách quan nhất về
khả năng điều hành môi trường kinh doanh của chính quyền địa phương. Tuy
nhiên, PCI mới nêu lên những mặt mạnh, yếu của điều hành cấp tỉnh mà chưa
chỉ ra nguyên nhân cũng như chưa tìm ra biện pháp khắc phục. Vì vậy, kết quả
nghiên cứu mới giúp phân hạng, nhận dạng các tỉnh dựa trên PCI mà chưa nêu
được giải pháp giúp các tỉnh cải thiện chỉ số này.
Thành phố Hà Nội vốn được xem là địa bàn kinh doanh có tính nhạy
cảm; nếu PCI của Hà Nội cao và ổn định, đồng nghĩa với năng lực điều hành
giỏi, môi trường kinh doanh hấp dẫn, thì sẽ tạo được hiệu ứng kinh tế-xã hội
mạnh có sức lan tỏa ảnh hưởng lớn tới các tỉnh thành phố khác.
Với kiến thức học tập ở trường, cảm nhận bước đầu qua tiếp cận với thực
tiễn môi trường kinh doanh của thành phố Hà Nội và xuất phát từ những suy
nghĩ trên đây, em quyết định thực hiện đề tài “ Chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh (PCI) và giải pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh tại Hà Nội”
làm khoá luận tốt nghiệp. Khóa luận có kết cấu gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Chương 2: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và môi trường kinh
doanh của Hà Nội.
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.
1
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm củng cố kiến thức đã học, vận dụng phân
tích thực tiễn PCI ở một số tỉnh, thành phố. Đề tài khoá luận đi sâu phân tích
thực trạng và lý giải sự thay đổi của PCI Hà Nội qua các năm, chỉ ra những tồn
tại, nguyên nhân và biện pháp khắc phục; đồng thời đề xuất những giải pháp
nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ đặt ra khi tiến hành nghiên cứu đề tài là: tìm hiểu cơ sở lý
luận, phương pháp xây dựng PCI; phân tích những chỉ số cấu thành, nguyên
nhân làm thay đổi PCI cấp tỉnh, thành phố; cuối cùng là đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh tại Hà Nội.
Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh
cấp tỉnh và vai trò của chỉ số này trong việc đưa ra các giải pháp cải thiện môi
trường kinh doanh tại Hà Nội.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp phân
tích tổng hợp, mô tả chỉ số, tiếp cận từng phần, khảo sát, so sánh… trên cơ sở
sử dụng các nguồn thông tin chính xác, cập nhật, bảng số liệu, đồ thị và kết hợp
tham khảo ý kiến các chuyên gia đang nghiên cứu trực tiếp xây dựng nên chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Thạc sĩ Ngô Quý Nhâm, người thầy đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em ngay từ những ngày đầu nghiên cứu đề tài khóa
luận. Em cũng cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ của chị Lê Thanh Hà và anh Đậu
Anh Tuấn trong nhóm nghiên cứu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Em rất mong nhận được những
nhận xét, ý kiến đánh giá của thầy cô và các bạn, để những ý tưởng trong đề tài
của em sẽ sớm thành hiện thực, với em đó là niềm hạnh phúc lớn nhất. Em xin
chân thành cảm ơn.
2
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CẤP TỈNH (PROVINCIAL COMPETITIVENESS INDEX - PCI)
I. KHÁI QUÁT VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH
1.1. Khái niệm
a. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh được định nghĩa dưới nhiều cấp độ khác nhau:
- Ở cấp độ quốc gia, cạnh tranh là khả năng của một nước đạt được
những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng sự thay đổi tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) trên đầu người theo thời gian.
- Ở cấp độ ngành, cạnh tranh là duy trì được lợi nhuận và thị phần trên
các thị trường trong và ngoài nước.
- Ở cấp độ doanh nghiệp, “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh
nghiệp với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần.” (P.Samuelson)
Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (OECD) đã cố gắng định nghĩa khái quát về cạnh tranh có
sự kết hợp cả ở 3 cấp độ doanh nghiệp, ngành, và quốc gia: “Cạnh tranh là khả
năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc
làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ”.
Theo đó, khái niệm về năng lực cạnh tranh cũng được chia ra làm 3 cấp
độ. Cụ thể như sau 1:
- Năng lực cạnh tranh quốc gia: là năng lực của một nền kinh tế đạt được
tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội,
nâng cao đời sống của người dân. Năng lực cạnh tranh quốc gia được hình
thành như một khái niệm phức hợp dựa trên một chùm (cluster) tám yếu tố do
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra.
1 Lê Đăng Doanh - Phát triển, cải cách kinh tế và năng lực cạnh tranh ở Việt Nam - Triển vọng và thách thức
3
Biểu 1: Tỷ lệ các yếu tố trong năng lực cạnh tranh quốc gia
(Nguồn: World Economic Forum)
- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: được đo bằng khả năng duy trì
và mở rộng thị phần, tỷ suất lợi nhuận mà doanh nghiệp có được trên thị trường
trong và ngoài nước.
- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ: được đo bằng thị phần của
sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường.
Trong khuôn khổ của khóa luận này, vấn đề năng lực cạnh tranh được đề
cập có giới hạn trong phạm vi vùng - nhỏ hơn phạm vi quốc gia, tức là ở cấp
độ chính quyền tỉnh, thành phố, cấp độ điều hành kinh tế tác động trực tiếp đến
môi trường kinh doanh tại địa phương.
b. Chỉ số điều hành kinh tế cấp tỉnh
Cơ sở của nghiên cứu Chỉ số điều hành cấp tỉnh là Dự án nghiên cứu
năng lực “Điều hành cấp tỉnh tại Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam cùng Quỹ Châu Á phối hợp thực hiện năm 2005. Qua dự án
này, Tiến sĩ Edmud J.Malesky và các cộng sự đã nghiên cứu xây dựng tám chỉ
số cấu thành lập nên Chỉ số điều hành kinh tế. (Xem thêm Phụ lục 1)
4
Biểu 2: Chỉ số điều hành kinh tế và các chỉ số thành phần
(Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam)
Tám chỉ số thành phần trên được xem xét dưới ba góc độ: thái độ, sự cởi
mở và khả năng phối hợp giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp
tư nhân.
Góc độ thứ nhất là thái độ tích cực của chính quyền với doanh nghiệp.
Thái độ tích cực thể hiện qua việc chính quyền cấp tỉnh không dựng lên những
rào cản gia nhập thị trường để bảo vệ riêng cho các doanh nghiệp nhà nước
hoặc những doanh nghiệp đứng đầu được tỉnh ưu ái. Những rào cản thường gặp
là thủ tục đăng ký phức tạp hay những cuộc thanh tra, kiểm tra thường xuyên,
kéo dài. Những tỉnh giữ thái độ tích cực đối với khu vực kinh tế tư nhân sẽ đơn
giản hoá những quy trình, thủ tục đăng ký và áp dụng những chính sách có lợi
5
cho doanh nghiệp. Các tỉnh này thường tìm được những giải pháp phù hợp vì
thường xuyên tham dự các diễn đàn doanh nghiệp, nhìn nhận được tốt hơn
những khó khăn, trở ngại mà doanh nghiệp đang gặp phải. Thái độ tích cực của
tỉnh cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng đưa ra ý kiến, thông tin phản hồi về
những quy định, chính sách mới chưa phù hợp.
Ngược lại, ở những tỉnh có thái độ thiếu tích cực đối với sự phát triển
của doanh nghiệp tư nhân thì thường tồn tại những chính sách không hiệu quả,
không phù hợp. Các tỉnh quan tâm tới doanh nghiệp tư nhân thường có xu
hướng năng động hơn, thông cảm với những vướng mắc mà hệ thống gây ra
cho doanh nghiệp. Đôi khi, các tỉnh này chọn giải pháp “vượt rào” qua những
quy định của Chính phủ trong một chừng mực nhất định nhằm giúp đỡ doanh
nghiệp.2
Góc độ thứ hai là sự cởi mở của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp.
Sự cởi mở đóng vai trò quan trọng không chỉ ở khía cạnh làm minh bạch công
tác điều hành, mà còn tăng khả năng tiếp cận thông tin của doanh nghiệp nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho những quyết định đầu tư. Sự cởi mở còn góp phần
tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn và ở một khía cạnh khác, giúp doanh nghiệp
hiểu rõ hơn những quyết định của tỉnh. Cán bộ địa phương càng cởi mở và
trung thực về nguyên nhân thực sự đằng sau mỗi sáng kiến điều hành cụ thể,
doanh nghiệp càng dễ dàng điều chỉnh hoạt động của mình theo chính sách mới
hoặc chủ động góp ý để cải thiện các chính sách đó. Sự cởi mở cũng làm giảm
cơ hội cho nạn tham nhũng. Vì nếu doanh nghiệp hiểu rõ chính sách của tỉnh,
họ sẽ ít chịu tác động từ những công chức nhà nước trục lợi. Sự cởi mở của
chính quyền cấp tỉnh, thành phố còn quan trọng hơn cả việc thông tin thông
suốt. Khi khó khăn của doanh nghiệp không thể giải quyết được trong thời hạn
2 David Dapice, “Success and Failure: Choosing the Right Path to Export-Led Growth” (Thành công và Thất
bại: Lựa chọn đường đi đúng cho sự tăng trưởng dựa vào xuất khẩu”) thành phố Hồ Chí Minh: Chương trình
Giảng dạy Kinh tế Fulbright, Harvard, Tháng 6, 2002.
Tham khảo bài viết tại
6
cần thiết hay ngoài phạm vi thẩm quyền của tỉnh, nhiều địa phương thường
không chủ động tìm cách tháo gỡ mà để kéo dài thời gian, trì hoãn giải quyết
thắc mắc. Tình trạng này khiến doanh nghiệp phải chờ đợi, đôi khi đến vài năm
mà không biết khi nào vấn đề của mình được giải quyết. Vì vậy, các doanh
nghiệp sẽ đánh giá cao nếu lãnh đạo địa phương trả lời trực tiếp, không lảng
tránh. Bản thân doanh nghiệp cũng hiểu rằng không phải mọi khó khăn của họ
đều có thể được giải quyết, nhưng họ cần có câu trả lời thẳng thắn và một thái
độ cởi mở.
Góc độ thứ ba là khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy
chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Sự phối hợp làm việc
giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền sẽ giúp doanh nghiệp không phải
lo chạy từ cơ quan này đến cơ quan khác, thu thập mọi giấy tờ thích hợp, cần
thiết cho hoạt động kinh doanh (đăng ký kinh doanh, xin cấp con dấu, mã số
thuế, các loại giấy phép…). Doanh nghiệp sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh hơn
khi các cơ quan quản lý cùng phối hợp tiến hành thanh tra, kiểm tra, doanh
nghiệp một hoặc hai lần trong năm thay vì hàng chục lần thanh tra bất chợt của
bất kỳ cơ quan nào.
Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh đóng vai trò rất quan
trọng. Hệ thống cơ quan Nhà nước cấp tỉnh gồm: Hội đồng nhân dân, UBND
tỉnh, và các Sở ban ngành trực thuộc ... Thực trạng thiếu nhất quán và ách tắc
trong quá trình ra quyết định vấn đề có liên quan đến nhiều cơ quan đã và đang
gây ra không ít phiền hà, khó khăn cho doanh nghiệp. Những tỉnh thường
xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa cơ quan quản lý địa phương với
doanh nghiệp nhằm đạt sự đồng thuận trong quá trình thực thi chính sách sẽ
giảm được chi phí giao dịch và những thủ tục hành chính phiền hà cho doanh
nghiệp. Nếu không có sự phối hợp này, doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời
gian và công sức để hoàn thành thủ tục cần thiết để khởi sự kinh doanh. Có thể
nói sự phối hợp tốt là chìa khoá của mọi sự thành công. Phối hợp tốt làm nâng
7
cao tính minh bạch thông qua việc nguồn thông tin được cung cấp tập trung. Số
lượng các cơ quan Nhà nước mà doanh nghiệp phải trực tiếp tiếp xúc giảm
xuống, từ đó giảm cơ hội cho nạn hối lộ, chi phí kinh doanh của doanh nghiệp
cũng giảm. Cuối cùng, sự phối hợp tốt là động lực thúc đẩy tính năng động,
tiên phong của chính quyền địa phương thực hiện tốt những chính sách của
Đảng và Nhà nước. (Xem thêm Phụ lục 2)
c. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đo mức độ hiệu quả của
hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. Chỉ số
này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế
hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế. Như vậy, các địa phương đều có
cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà
nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng
lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và