Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
hết sức thuận lợi để phát triển một hệ thống thực vật phong phú, đặc biệt là rau quả.
Tiềm năng sản xuất rau quả là một trong những mảng tài nguyên sinh thái nông
nghiệp của nước ta, phát triển rau quả là khai thác lợi thế có giá trị của đất nước và
đáp ứng một nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của đời sống nhân dân. Phát triển sản
xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trở thành
một trong những mục tiêu của chương trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá Nông
nghiệp nông thôn Việt Nam.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt
Nam theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu rau quả đã có những
bước tiến đáng kể, trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển của ngành rau quả cũng còn
những vấn đề bất cập. Chất lượng sản phẩm không cao, giá xuất khẩu của Việt Nam
vẫn ở mức thua thiệt trên thị trường thế giới, sản xuất manh mún, kém hiệu quả, thị
trường xuất khẩu tuy có mở rộng nhưng chưa ổn định, vẫn phụ thuộc vào một số thị
trường xuất khẩu chính, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu rau quả chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước.
Xuất phát từ những lý do trên, khắc phục hạn chế hiện có, nâng cao năng lực
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động xuất khẩu rau quả đang trở thành mối quan tâm
lớn không chỉ của riêng ngành nông nghiệp mà của cả Đảng và Nhà nước ta. Đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO, ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói
riêng đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn song cũng phải đối mặt với vô vàn thách
thức. Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần có một chiến lược phát triển và cụ thể hơn là
một chiến lược xuất khẩu phù hợp trong giai đoạn mới nhằm tối đa hoá mọi nguồn
lực, phát huy lợi thế sẵn có, nhận biết và nắm bắt cơ hội, đồng thời vượt qua những
thách thức đặt ra trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
98 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3734 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chiến lược xuất khẩu rau quả của Việt Nam – thực trạng và giải pháp (nghiên cứu điển hình tại tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam – vegetexco), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
– THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
(NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ,
NÔNG SẢN VIỆT NAM – VEGETEXCO)
Sinh viên thực hiện : Lưu Thị Minh Hải
Lớp : Anh 15 - K42D -
KTNT
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Bùi Liên Hà
HÀ NỘI - 2007
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Lý luận chung về chiến lược và chiến lược xuất khẩu 4
I. Khái quát chung về chiến lược kinh doanh 4
1. Khái niệm chiến lược kinh doanh 4
2. Phân loại chiến lược 5
2.1 Căn cứ vào phân cấp quản lý doanh nghiệp 5
2.1.1 Chiến lược cấp Công ty 5
2.1.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh 8
2.1.3 Chiến lược cấp bộ phận chức năng 9
2.2 Căn cứ vào phạm vi thực hiện chiến lược 10
2.2.1 Chiến lược kinh doanh trong nước 10
2.2.2 Chiến lược kinh doanh quốc tế 10
2.2.3 Chiến lược toàn cầu 10
II. Chiến lược xuất khẩu của doanh nghiệp 10
1. Khái niệm chiến lược xuất khẩu 10
2. Nội dung và đặc trưng của chiến lược xuất khẩu 11
2.1 Nội dung của chiến lược xuất khẩu 11
2.2 Đặc trưng của chiến lược xuất khẩu 12
3. Các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu 14
4. Vai trò của chiến lược xuất khẩu 21
Chương II: Chiến lược xuất khẩu tại Tổng công ty Rau quả, nông sản Việt 23
Nam ( VEGETEXCO )
I. Giới thiệu chung về Tổng công ty Rau quả, nông sản 23
1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2. Cơ cấu tổ chức 23
3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 25
3.1 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu 25
Khoá luận tốt nghiệp
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
3.2 Đặc điểm các mặt hàng sản xuất kinh doanh 26
3.3 Tình hình kinh doanh 26
3.3.1 Mặt hàng xuất khẩu 28
3.3.2 Tình hình tiêu thụ 30
3.3.3 Thị trường xuất khẩu 31
II. Phân tích môi trường kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp 32
1. Phân tích môi trường kinh doanh trong nước 32
1.1 Môi trường vĩ mô 32
1.1.1 Đường lối phát triển kinh tế 32
1.1.2 Đường lối kinh tế đối ngoại 34
1.1.3 Pháp luật - Chính sách 34
1.1.4 Các yếu tố tự nhiên 36
1.2 Phân tích môi trường ngành 38
1.2.1 Cường độ cạnh tranh trong ngành 38
1.2.2 Sức ép từ nhà cung cấp 39
2. Phân tích môi trường kinh doanh xuất khẩu 40
2.1 Các thị trường xuất khẩu chính của Tổng công ty 40
2.1.1 Hoa Kỳ 40
2.1.2 Trung Quốc 40
2.1.3 Liên bang Nga 41
2.1.4 Liên minh Châu Âu ( EU ) 42
2.1.5 Nhật Bản 42
2.2 Các đối thủ cạnh tranh 43
3. Phân tích môi trường nội bộ 43
3.1 Yếu tố cơ sở vật chất kỹ thuật 43
3.2 Hoạt động tài chính 44
3.3 Hoạt động Marketing 45
3.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển 46
3.5 Nguồn nhân lực 47
Khoá luận tốt nghiệp
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
4. Mô hình phân tích tổng hợp SWOT 47
4.1 Xác định cơ hội và thách thức 47
4.1.1 Cơ hội 47
4.1.2 Thách thức 49
4.2 Xác định điểm mạnh và điểm yếu 49
4.2.1 Điểm mạnh 49
4.2.2 Điểm yếu 50
4.3 Lập ma trận tổng hợp SWOT 51
III. Chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, nông sản 53
1. Xác lập chiến lược 53
1.1 Mục tiêu của chiến lược 53
2. Hoạch định và triển khai chiến lược 56
2.1 Hoạch định chiến lược 56
2.2 Triển khai chiến lược 59
3. Đánh giá chiến lược 60
3.1 Tình hình kinh doanh xuất khẩu năm đầu tiên thực hiện chiến 60
lược xuất khẩu 2006 - 2010
3.2 Đánh giá chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty 61
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược xuất khẩu tại Tổng 65
công ty Rau quả
I. Dự báo thị trường rau quả tới năm 2010 65
1. Các yếu tố tác động tới thị trường rau quả trongnhững năm tới 65
1.1 Xu hướng tăng tỷ trọng giao dịch rau quả tươi trong tổng giao 65
dịch rau quả toàn cầu
1.2 Sự phát triển của thị trường thực phẩm hữu cơ 66
1.3 Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ 67
2. Triển vọng thị trường rau quả thế giới 67
2.1 Thị trường rau 67
2.2 Thị trường quả nhiệt đới 68
Khoá luận tốt nghiệp
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
2.3 Thị trường quả có múi 69
2.4 Chuối 69
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xuất khẩu rau 70
quả tại Tổng công ty Rau quả, nông sản
1. Giải pháp hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu 70
tại Tổng công ty
2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chiến lược xuất 73
khẩu giai đoạn 2005 - 2010 tại Tổng công ty
2.1 Hoàn thiện chiến lược mặt hàng xuất khẩu 73
2.1.1 Cải thiện nguồn hàng xuất khẩu 73
2.1.2 Nâng cao năng lựuc cạnh tranh cho các sản phẩm truyền thống 76
2.2 Hoàn thiện chiến lược thị trường xuất khẩu 78
2.2.1 Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 78
2.2.2 Hoàn thiện kênh phân phối 80
2.2.3 Hoàn thiện côgn tác xúc tiến xuất khẩu 81
2.2.4 Hoàn thiện chính sách giá 82
2.3 Giải pháp phát triển các nguồn lực thực hiện chiến lược xuất 83
khẩu
2.3.1 Giải pháp về nguồn nhân lực 83
2.3.2 Giải pháp về vốn và tài chính 84
Kết luận 86
Danh môc b¶ng biÓu sö dông trong kho¸ luËn 88
Danh môc tµi liÖu tham kh¶o 89
Khoá luận tốt nghiệp
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
hết sức thuận lợi để phát triển một hệ thống thực vật phong phú, đặc biệt là rau quả.
Tiềm năng sản xuất rau quả là một trong những mảng tài nguyên sinh thái nông
nghiệp của nước ta, phát triển rau quả là khai thác lợi thế có giá trị của đất nước và
đáp ứng một nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của đời sống nhân dân. Phát triển sản
xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu trở thành
một trong những mục tiêu của chương trình Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá Nông
nghiệp nông thôn Việt Nam.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt
Nam theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất khẩu rau quả đã có những
bước tiến đáng kể, trở thành nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu đã đạt được, sự phát triển của ngành rau quả cũng còn
những vấn đề bất cập. Chất lượng sản phẩm không cao, giá xuất khẩu của Việt Nam
vẫn ở mức thua thiệt trên thị trường thế giới, sản xuất manh mún, kém hiệu quả, thị
trường xuất khẩu tuy có mở rộng nhưng chưa ổn định, vẫn phụ thuộc vào một số thị
trường xuất khẩu chính, dẫn đến hiệu quả xuất khẩu rau quả chưa cao, chưa tương
xứng với tiềm năng của đất nước.
Xuất phát từ những lý do trên, khắc phục hạn chế hiện có, nâng cao năng lực
cạnh tranh và hiệu quả hoạt động xuất khẩu rau quả đang trở thành mối quan tâm
lớn không chỉ của riêng ngành nông nghiệp mà của cả Đảng và Nhà nước ta. Đặc
biệt trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới WTO, ngành nông nghiệp nói chung và ngành rau quả nói
riêng đang đứng trước nhiều cơ hội to lớn song cũng phải đối mặt với vô vàn thách
thức. Vấn đề cấp thiết hiện nay là cần có một chiến lược phát triển và cụ thể hơn là
một chiến lược xuất khẩu phù hợp trong giai đoạn mới nhằm tối đa hoá mọi nguồn
lực, phát huy lợi thế sẵn có, nhận biết và nắm bắt cơ hội, đồng thời vượt qua những
thách thức đặt ra trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Khoá luận tốt nghiệp - 1 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
Là một doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong ngành rau quả, hoạt
động xuất khẩu tại Tổng công ty Rau quả, nông sản (trước đây là Tổng công ty Rau
quả Việt Nam) có thể coi là mô hình thu nhỏ toàn cảnh bức tranh xuất khẩu rau quả
của Việt Nam. Từ suy nghĩ đó, với mong muốn được đóng góp một phần nhỏ bé
vào công tác xây dựng chiến lược xuất khẩu, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu rau quả
Việt Nam trong thời gian tới, em quyết định lựa chọn đề tài “Chiến lược xuất khẩu
rau quả của Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” để nghiên cứu và lựa chọn Tổng
công ty Rau quả, nông sản để phân tích điển hình.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ của khoá luận là khái quát hoá về mặt
lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng của các doanh nghiệp trong ngành rau quả
Việt Nam trong việc hiểu và vận dụng cơ sở lý thuyết cũng như kinh nghiệm về
chiến lược xuất khẩu từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp và kiến nghị nâng
cao hiệu quả chiến lược xuất khẩu rau quả Việt Nam trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài rất rộng, song trong khuôn khổ khoá luận, do
những hạn chế nhất định về thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu, đề tài chỉ tập
trung phân tích cụ thể về thực trạng chiến lược xuất khẩu tại Tổng công ty Rau quả,
nông sản mà người viết đánh giá là điển hình nhất cho ngành rau quả Việt Nam.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích – tổng
hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, đi từ cái chung đến cái riêng, từ phân tích đến
đánh giá để đưa ra các định hướng phát triển cùng với các giải pháp và kiến nghị
hoàn thiện.
Nội dung chính của đề tài bao gồm ba chương:
Chƣơng I: Lý luận chung về chiến lược và chiến lược xuất khẩu
Chƣơng II: Chiến lược xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả, nông sản
Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược xuất khẩu của
Tổng công ty Rau quả, nông sản.
Việc nghiên cứu về thực trạng công tác xây dựng và thực hiện chiến lược
xuất khẩu rau quả, đồng thời đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược đòi hỏi
Khoá luận tốt nghiệp - 2 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
phải có kiến thức thực tế sâu rộng và sự đầu tư thoả đáng về mặt thời gian. Do vậy,
Khoá luận tốt nghiệp này khó tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết. Em rất mong
nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô và sự đóng góp ý kiến của các bạn.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS. Bùi Liên Hà, người đã tạo
mọi điều kiện, tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện Khoá
luận Tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh
Quốc tế đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Xin cảm ơn các cô chú, anh chị công tác
tại Phòng Kinh doanh Xuất nhập khẩu của Tổng công ty Rau quả, nông sản, xin
cảm ơn Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông
thôn – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi tìm hiểu
và cung cấp các dữ liệu thống kê cần thiết để hoàn thành Khoá luận này!
***
**** ****
***
Khoá luận tốt nghiệp - 3 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
CHƢƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC
VÀ CHIẾN LƢỢC XUẤT KHẨU
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHIẾN LƢỢC KINH DOANH
1. Khái niệm chiến lƣợc kinh doanh
Danh từ “ chiến lược” vốn là một thật ngữ về quân sự, nghĩa là mưu lược
chiến tranh. Đó là căn cứ vào tình hình quân sự, chính trị, kinh tế, địa lý của hai bên
đối địch, xem xét cục diện chiến tranh để chuẩn bị và vận dụng lực lượng quân
sự.[3-16] Từ điển Encarta đã định nghĩa: Chiến lược là kế hoạch hay nghệ thuật
thực hiện cuộc chiến tranh hay chiến dịch quân sự.
Khái niệm chiến lược kinh doanh đã trở nên quen thuộc từ những năm 50
của thế kỷ 20 và được áp dụng khá rộng rãi trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Qua thời
gian, tư tưởng chiến lược kinh doanh thay đổi rất nhanh và được hoàn thiện dần,
đặc biệt là trong 4 thập kỷ gần đây. Lúc đầu là sự xuất hiện các mô hình, các
phương pháp đánh giá thời cơ, cơ hội... nhằm tìm ra những phương án hợp lý trong
sản xuất nội bộ, khai thác nguồn lực nội sinh gắn với nguồn lực bên ngoài. Sau đó,
các nỗ lực hoàn thiện tư tưởng chiến lược kinh doanh lại hướng vào phát triển thị
trường, chiến lược đa dạng hoá các lĩnh vực hoạt động và chiến lược marketing.
Ngày nay, việc nghiên cứu hoàn thiện tư tưởng chiến lược kinh doanh đang hướng
tới việc nỗ lực kết hợp xâu chuỗi các kết quả đã đạt được để vận dụng một cách
tổng hợp hơn vào môi trường hoạt động mới, đầy biến động.
Xuất phát từ lịch sử ra đời và phát triển của mình, đã có rất nhiều cách hiểu
về chiến lược kinh doanh:
Theo Arthur. A. Thompson & A.J. Strickland - Strategic Management,
“Chiến lược kinh doanh là những phương tiện để đạt tới những mục tiêu dài hạn.
Các doanh nghiệp cần phải giải quyết là làm thế nào đạt được các kết quả đã đề ra
Khoá luận tốt nghiệp - 4 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
dựa trên cơ sở tình thế và triển vọng của doanh nghiệp. Các mục tiêu là đích hướng
tới, còn phương tiện để đạt được mục đích này chính là chiến lược”.[14-31]
Theo Michael Porter, chuyên gia về quản trị chiến lược của trường Havard,
chiến lược kinh doanh là:
- Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt.
Vấn đề then chốt của thiết lập vị thế chiến lược là việc lựa chọn các hoạt động khác
biệt hoặc các hoạt động tương tự nhưng với những cách thức khác biệt.
- Là sự lựa chọn, đánh đổi trong cạnh tranh. điểm cốt lõi lựa chọn những gì
cần thực hiện và những gì không thực hiện.
- Là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. Sự thành
công của chiến lược phụ thuộc vào việc thực hiện tốt các hoạt động thống nhất của
nó.[15-176]
Theo từ điển Kinh tế thị trường của Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức
Bách khoa Việt Nam xuất bản 2000: “Chiến lược kinh doanh là cương lĩnh chỉ đạo
mang tính lâu dài, tổng thể, tính toàn cục được biên soạn ra để thực hiện mục tiêu
tổng thể của xí nghiệp, cho sự phát triển sau này của xí nghiệp. Chiến lược kinh
doanh tổng thể được hình thành trên cơ sở 4 nhân tố được phân tích cặn kẽ, đó là
sự lựa chọn phạm vi kinh doanh, sự chuyển đổi về chiến lược và sách lược về khả
năng của thời gian, kết quả mong muốn về mục tiêu. Bốn mục tiêu này vừa dựa vào
nhau và khống chế lẫn nhau.”
Tóm lại: Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính
sách và giải pháp lớn về sản xuất – kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố
con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một
trạng thái cao hơn về chất.
2. Phân loại chiến lƣợc
2.1 Căn cứ vào phân cấp quản lý doanh nghiệp
Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp gồm có: chiến lược cấp công ty,
chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và chiến lược cấp bộ phận chức năng.
Khoá luận tốt nghiệp - 5 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
2.1.1 Chiến lược cấp công ty
Chiến lược cấp công ty nhằm xác định những lĩnh vực kinh doanh mà doanh
nghiệp nên tham gia hoặc muốn tham gia vào. Chiến lược cấp công ty xác định cách
thức mà doanh nghiệp sẽ tiến hành hoạt động và vai trò của mỗi đơn vị kinh doanh
trong tổ chức trong việc theo đuổi cách thức hoạt động đó. Cách thức phổ biến nhất
để mô tả các chiến lược cấp công ty của tổ chức là khung các chiến lược cơ bản.
Đây là vấn đề được xem xét đầu tiên. Việc thảo luận các chiến lược cấp công ty sẽ
giúp cho các nhà quản trị có được những công cụ chiến lược cụ thể, từ đó có thể xác
định được những lĩnh vực mà doanh nghiệp sẽ tham gia.
Đối với mỗi mục tiêu tổng thể được doanh nghiệp xác định sẽ có các mô
hình chiến lược áp dụng trong từng trường hợp và điều kiện môi trường kinh doanh
cụ thể. Trong khuôn khổ khoá luận, người viết chỉ xin đề cập đến một số chiến lược
cấp công ty cơ bản:
* Chiến lược ổn định
Chiến lược ổn định là chiến lược cấp công ty có đặc trưng là không có những
thay đổi đáng kể. Những ví dụ về chiến lược này bao gồm: tiếp tục phục vụ một bộ
phận khách hàng có cùng nhu cầu bằng cách cung cấp cùng một sản phẩm hay dịch
vụ, duy trì thị phần, và duy trì mức tỷ suất lợi nhuận trên đầu tư của doanh nghiệp.
Các nhà quản trị theo đuổi chiến lược ổn định khi họ cho rằng hoạt động của
công ty là thoả đáng và môi trường có vẻ ổn định và không thay đổi. Chiến lược ổn
định thường phổ biến trong các công ty quy mô vừa và nhỏ hay các công ty do gia
đình quản lý. Chiến lược này cũng thường thấy trong các doanh nghiệp khu vực
chuyển đổi giá trị gia tăng vào những sản phẩm thuộc lĩnh vực mà họ kinh doanh.
* Chiến lược tăng trưởng
Chiến lược tăng trưởng là chiến lược cấp công ty nhằm tìm kiếm những cách
thức để làm tăng mức độ hoạt động của tổ chức. Chiến lược tăng trưởng bao gồm
việc tăng cường những biện pháp gia tăng về mặt số lượng như gia tăng doanh số
Khoá luận tốt nghiệp - 6 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
bán hàng, số lượng nhân viên và thị phần. Tăng trưởng có thể đạt được thông qua
việc mở rộng trực tiếp, hội nhập dọc, hội nhập ngang và đa dạng hoá.
Tăng trưởng thông qua việc mở rộng trực tiếp (còn được gọi là tăng trưởng
tập trung) có thể đạt được bằng cách tăng doanh số bán hàng, tăng năng lực sản xuất
và tăng nguồn nhân lực trong nội bộ công ty. Trong chiến lược này, không diễn ra
hoạt động mua lại hay sáp nhập, thay vào đó, công ty sẽ chọn cách tăng trưởng
thông qua chính các hoạt động kinh doanh của mình.
Hội nhập dọc nghĩa là sự liên kết toàn bộ quá trình từ cung cấp nguyên vật
liệu đến sản xuất và cung cấp các sản phẩm cho thị trường.[1-212] Tăng trưởng
thông qua việc hội nhập dọc là nỗ lực để giành lấy quyền kiểm soát đầu vào (hội
nhập dọc ngược chiều), đầu ra (hội nhập dọc thuận chiều) hoặc cả hai. Khi lựa chọn
chiến lược này, doanh nghiệp sẽ phải tìm cách tự sản xuất lấy các nguồn lực đầu
vào cũng như đảm nhiệm việc phân phối cho các sản phẩm đầu ra của mình.
Trong chiến lược hội nhập ngang, công ty tăng trưởng bằng cách kết hợp với
một công ty khác trong cùng một ngành. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phối
hợp hoạt động với các đối thủ cạnh tranh, giúp công ty mở rộng thị phần.
Cuối cùng, công ty có thể tăng trưởng bằng cách đa dạng hoá, có thể đa dạng
hoá liên kết hoặc không liên kết. Đa dạng hoá có liên kết là khi công ty tăng trưởng
thông qua việc sáp nhập hoặc mua lại các công ty khác hoạt động trong cùng một
ngành. Đa dạng hoá không liên kết là khi công ty tăng trưởng thông qua việc sáp
nhập hoặc mua lại các công ty hoạt động trong những ngành khác nhau. [4-98]
* Chiến lược suy giảm
Chiến lược suy giảm là chiến lược cấp công ty, nhằm mục đích giảm quy mô
hoặc mức độ đa dạng các hoạt động của công ty. Không ít tổ chức theo đuổi chiến
lược suy giảm khi sự cạnh tranh gay gắt trên phạm vi toàn cầu và việc bãi bỏ các
qui định đã ảnh hưởng đến hoạt động của học hoặc buộc họ tốt hơn nên tập trung
vào những hoạt động chính. Khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh,
Khoá luận tốt nghiệp - 7 -
Lưu Thị Minh Hải Anh 15 - K42D - KTNT
chiến lược suy giảm giúp cho công ty ổn định hoạt động, củng cố các nguồn lực và
năng lực sản xuất, sẵn sàng để tiếp tục cạnh tranh.
2.1.2 Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh
Các công ty theo đuổi chiến lược cấp đơn vị kinh doanh hay chiến lược cạnh
tranh để nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh cho phép họ hoạt động tốt hơn các đối thủ
cạnh tranh trong mỗi lĩnh vực hoạt động cụ thể nhằm đạt được doanh thu cao hơn
trung bình. Đối với chiến lược cạnh tranh, các công ty có thể lựa chọn từ ba chiến
lược cơ bản: chiến lược chi phí thấp, chiến lược khác biệt hoá, chiến lược tập trung.
Các chiến lược này là các chiến lược cơ bản của tất cả các doanh nghiệp hoặc
ngành. Mỗi chiến lược trong ba chiến lược cạnh tranh cơ bản này là kết quả của
những sự lựa chọn nhất quán của công ty về sản phẩm, thị trường và các khả năng
riêng biệt.
* Chiến lược chi phí thấp
Công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp sẽ cố gắng đạt được hiệu suất trong
khâu sản xuất, marketing, và các lĩnh vực hoạt động khác. Tổng chi phí sẽ được giữ
ở mức tối thiểu và doanh nghiệp sẽ làm mọi cách để cắt giảm chi phí. Mặc dù chiến
lược này không đòi hỏi công ty chú trọng quá nhiều vào những hoạt động không
thiết yếu trong quá trình cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, thế nhưng những sản
phẩm hay dịch vụ này cũng cần phải có chất lượng tương đương với đối thủ cạnh
tranh, hay ít nhất cũng phải ở mức mà người mua có thể chấp nhận được.
* Chiến lược khác biệt hoá
Chiến lược khác biệt hoá là khi công ty cung cấp những sản phẩm độc đáo