Khóa luận Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Đây là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên thời gian này cũng là lúc nền kinh tế có những diễn biến phức tạp, đặc biệt do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng, đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách và biện pháp phù hợp để đƣa nền kinh tế đi đúng hƣớng.Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, vốn là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định quy mô, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng sinh lời của các dự án đầu tƣ, trở thành đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thoát khỏi thời kì khó khăn của nền kinh tế. Tại Việt Nam hiện nay, dù có rất nhiều tổ chức kinh tế tham gia huy động vốn trong và ngoài nƣớc nhƣng phải thừa nhận là các ngân hàng thƣơng lại đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này. Với tƣ cách là cầu nối giữa cung cầu tiền tệ, các ngân hàng thƣơng mại không ngừng nâng cao và hoàn thiện chức năng huy động vốn, sử dụng vốn cho hiệu quả, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của cá nhân ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ v.v. Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB) là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, là ngân hàng đầu tàu và có tầm ảnh hƣởng to lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, VCB đã đƣa ra những sách lƣợc huy động vốn rất hiệu quả, trở thành ngân hàng đi đầu trong hoạt động huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng bị thắt chặt; lãi suất đầu ra bị khống chế, trong khi đầu vào hiện vẫn đứng ở mức cao; đặc biệt các khoản nợ xấu (hậu quả của việc ồ ạt cho vay các lĩnh vực rủi ro nhƣ: Chứng khoán, Bất động sản từ năm 2007) và tỷ lệ này ngày càng tăng lên, kèm theo đó là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ phía các ngân hàng trong nƣớc mà cả các ngân hàng nƣớc ngoài.

pdf99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2973 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương trong thời kỳ suy thoái kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ -------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hà Phƣợng Lớp : Anh 1 Khoá : 44 Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thuý Anh Hà Nội, tháng 05/2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................... 4 1.1 Ngân hàng thương mại ................................................................ 4 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại ................................ 4 1.1.2.Vai trò ............................................................................ 5 1.2 Vốn của các ngân hàng thương mại ............................................ 8 1.2.1. Khái niệm ...................................................................... 8 1.2.2.Phân loại vốn của các ngân hàng thương mại .................. 9 1.2.2.1.Căn cứ vào thời hạn của vốn ............................................... 9 1.2.2.2. Căn cứ vào đối tƣợng huy động vốn ................................ 10 1.2.2.3. Căn cứ vào nguồn gốc của vốn ......................................... 11 1.2.2.4.Căn cứ vào loại tiền .......................................................... 12 1.2.3. Vai trò của vốn trong Ngân hàng thương mại ................ 13 1.2.3.1. Là tiền đề cho các NHTM thực hiện hoạt động tổ chức kinh doanh .................................................................................... 13 1.2.3.2. Quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM ..................... 13 1.2.3.3 Củng cố uy tín của NHTM trên thƣơng trƣờng................. 13 1.2.3.4 Giúp các ngân hàng phát triển công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ, phát triển sản phẩm mới .......................................................... 14 1.3 Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại .............. 14 1.3.1. Các phương thức huy động vốn của NHTM ................... 14 1.3.1.1. Nhận tiền gửi .................................................................. 14 1.3.1.2. Đi vay vốn ....................................................................... 18 1.3.1.3 Hoạt động tăng vốn chủ sở hữu ......................................... 19 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của NHTM ................................................................................... 20 1.3.2.1 Các yếu tố khách quan ..................................................... 20 1.3.2.2 Các yếu tố chủ quan .......................................................... 21 1.3.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn của NHTM ................................................................................... 23 1.4 Chính sách huy động vốn của NHTM trong thời kỳ suy thoái kinh tế .......................................................................................................... 25 1.4.1.Khái niệm suy thoái kinh tế ........................................... 25 1.4.2.Đặc điểm của chính sách huy động vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế .......................................................................... 28 CHƢƠNG II CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM (VCB) TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH TẾ ......................................... 35 2.1 Thực trạng suy thoái kinh tế và tác động đến ngành tài chính ngân hàng Việt Nam ..................................................................................... 35 2.1.1 Thực trạng của cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay . 35 2.1.2 Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tới ngành tài chính ngân hàng Việt Nam ..................................................... 41 2.2 Chính sách huy động vốn của Ngân hàng VCB trong thời kỳ suy thoái kinh tế ......................................................................................... 44 2.2.1 Giới thiệu về Ngân hàng VCB ........................................ 44 2.2.1.1 Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của VCB .... 44 2.2.1.2 Khái quát hoạt động trong những năm gần đây ................ 45 2.2.2 Thực trạng huy động vốn tại Ngân Hàng VCB ............... 50 2.2.2.1 Các loại vốn trong tổng nguồn vốn huy động .................... 50 2.2.2.2 Các kênh huy động vốn của ngân hàng VCB ................... 57 2.2.3 Những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn của VCB ......................................................................... 69 2.2.3.1 Những thành công trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng ........................................ 69 2.2.3.2 Những hạn chế trong hoạt động huy động vốn của NHTMCPNT ................................................................................ 73 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM (VCB) ........... 75 3.1 Dự báo tình hình kinh tế thế giới trong thời gian tới .................... 75 3.2 Phương hướng phát triển trong hoạt động huy động vốn của VCB trong thời gian tới ................................................................................ 78 3.3 Giải pháp ....................................................................................... 80 3.3.1 Giải pháp về các sản phẩm huy động vốn ....................... 80 3.3.2 Giải pháp về cơ cấu vốn ................................................ 82 3.3.3 Giải pháp về chính sách lãi suất .................................... 82 3.3.4 Đa dạng hoá kênh giao dịch .......................................... 83 3.3.5 Đẩy mạnh phát triển dịch vụ khách hàng ........................ 84 3.3.6 Phát triển mạng lưới ..................................................... 85 3.3.7 Đào tạo nguồn nhân lực ................................................ 85 3.3.8 Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến hỗn hợp ..................... 86 3.4 Kiến nghị ....................................................................................... 86 3.4.1 Kiến nghị với nhà nƣớc ........................................................ 87 3.4.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nƣớc ....................................... 89 KẾT LUẬN ................................................................................................. 91 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI CAM ĐOAN Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi xin cam kết công trình nghiên cứu của tôi là do quá trình hiểu biết, tìm tòi và cố gắng, nỗ lực thực hiện của bản thân cùng với sự hƣớng dẫn của thầy cô giáo, đặc biệt là ThS. NGUYỄN THÚY ANH. Công trình nghiên cứu của tôi không đƣợc sao chép của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Tài liệu đƣợc tôi tham khảo là hoàn toàn hợp lệ và đƣợc pháp luật cho phép lƣu hành rộng rãi. Sinh viên thực hiện (ký tên) Bảng các ký hiệu viết tắt Chữ viết tắt Diễn giải NHTMCPNT – Vietcombank-VCB NHNN NHTW WTO WB OECD IMF NHTM ROE ROA CAR VCSH FED NBER GDP TTCK TCTD BIDV Vietinbank Agribank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam Ngân hàng trung ƣơng Tổ chức thƣơng mại thế giới Ngân hàng thế giới Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Quỹ tiền tệ quốc tế Ngân hàng thƣơng mại Chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Hệ số an toàn vốn tối thiểu Vốn chủ sở hữu Cục dự trữ liên bang Mỹ Cơ quan nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ Tổng sản phẩm quốc nội Thị trƣờng chứng khoán Tổ chức tín dụng Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Ngân hàng công thƣơng Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 11-1-2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Đây là một bƣớc tiến quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên thời gian này cũng là lúc nền kinh tế có những diễn biến phức tạp, đặc biệt do tác động cuộc khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng, đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách và biện pháp phù hợp để đƣa nền kinh tế đi đúng hƣớng.Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, vốn là yếu tố quan trọng, đóng vai trò quyết định quy mô, chất lƣợng, hiệu quả và khả năng sinh lời của các dự án đầu tƣ, trở thành đầu tàu dẫn dắt các doanh nghiệp thoát khỏi thời kì khó khăn của nền kinh tế. Tại Việt Nam hiện nay, dù có rất nhiều tổ chức kinh tế tham gia huy động vốn trong và ngoài nƣớc nhƣng phải thừa nhận là các ngân hàng thƣơng lại đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động này. Với tƣ cách là cầu nối giữa cung cầu tiền tệ, các ngân hàng thƣơng mại không ngừng nâng cao và hoàn thiện chức năng huy động vốn, sử dụng vốn cho hiệu quả, đáp ứng đƣợc đòi hỏi của cá nhân ngƣời tiêu dùng, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tài chính, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ v..v... Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng Việt Nam (VCB) là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, là ngân hàng đầu tàu và có tầm ảnh hƣởng to lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Do đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng, VCB đã đƣa ra những sách lƣợc huy động vốn rất hiệu quả, trở thành ngân hàng đi đầu trong hoạt động huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay các ngân hàng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: Tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng bị thắt chặt; lãi suất đầu ra bị khống chế, trong khi đầu vào hiện vẫn đứng ở mức cao; đặc biệt các khoản nợ xấu (hậu quả của việc ồ ạt cho vay các lĩnh vực rủi ro nhƣ: Chứng khoán, Bất động sản… từ năm 2007) và tỷ lệ này ngày càng tăng lên, kèm theo đó là sự cạnh tranh gay gắt không chỉ từ phía các ngân hàng trong nƣớc mà cả các ngân hàng nƣớc ngoài. Đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái nhƣ hiện 2 nay, thì vấn đề đặt ra là ngân hàng VCB cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế còn tồn tại của mình, không ngừng mở rộng quy mô huy động vốn, nâng cao chất lƣợng huy động vốn, tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý nhƣ thế nào để giữ vững uy tín và hiệu quả trong công tác huy động vốn. Xuất phát từ yêu cầu đó tác giả quyết định chọn đề tài “Chính sách huy động vốn của Ngân hàng thương mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam -VCB trong thời kỳ suy thoái kinh tế” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý thuyết về chính sách huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại trong thời kì suy thoái kinh tế. Nghiên cứu thực trạng chính sách huy động vốn tại ngân hàng VCB, đặc biệt trong thời kì suy thoái kinh tế hiện nay. Đƣa ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động huy động vốn đối với ngân hàng thƣơng mại nói chung và ngân hàng VCB nói riêng trong thời kì suy thoái hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu là hoạt động huy động vốn của ngân hàng VCB giai đoạn 2006-2008. Cụ thể, nghiên cứu khái quát về hoạt động huy động vốn tại các ngân hàng thƣơng mại, đi sâu vào sự khác biệt trong chính sách huy động vốn của VCB trong thời kì suy thoái kinh tế. Rút ra bài học kinh nghiệm và đƣa ra giải pháp trong tình hình hiện nay. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp tổng hợp thống kê, phƣơng pháp khái quát, đối chiếu so sánh( dựa vào biến động chung của nền kinh tế và dựa vào số liệu thực tế để phân tích chính sách huy động vốn của VCB), phƣơng pháp logic.v..v.. 5. Kết cấu khóa luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận đƣợc kết cấu thành ba chƣơng nhƣ sau: 3 Chương I: Cơ sở lý luận về chính sách vốn tại ngân hàng thƣơng mại Chương II: Thực trạng chính sách huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam (VCB) trong thời kì suy thoái kinh tế Chương III: Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam (VCB) trong thời kỳ suy thoái kinh tế Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, cùng với sự cố gắng của bản thân, tác giả xin cám ơn sự hƣớng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thúy Anh và ban lãnh đạo Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam, phòng tín dụng của ngân hàng đã giúp tác giả hoàn thành khóa luận này. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài của tác giả không tránh khỏi những thiếu xót rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, bổ sung. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Nguyễn Thị Hà Phƣợng Lớp: A1 - K44 - QTKDA 4 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại Tiền tệ- tài chính1 là cốt lõi của nền kinh tế hiện đại, ngân hàng là chủ thể của hệ thống tài chính tiền tệ, chuyên làm nhiệm vụ đi vay (huy động vốn) và cho vay. Từ xƣa đến nay, một số quốc gia khi gặp sóng gió tài chính, khủng hoảng tiền tệ đi đôi với khủng hoảng hệ thống ngân hàng. Khi ngân hàng gặp khủng hoảng nó sẽ kéo theo hệ thống tiền tệ, thậm chí gây ra tình trạng khủng hoảng kinh tế. Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ, tuy tình hình kinh tế các quốc gia và vùng lãnh thổ là khác nhau rất xa nhƣng đều có một điểm chung là bất kỳ một nƣớc nào gặp khủng hoảng tài chính, trƣớc đó từng có một hệ thống ngân hàng không hoàn thiện và thiếu lành mạnh. Trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trƣờng, ngân hàng thƣơng mại là một bộ phận nòng cốt, giữ vị trí quan trọng nhất, là xƣơng sống của nền kinh tế. Nó thực hiện chức năng dẫn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về vốn, góp phần tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa, tiền tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia lại có những định nghĩa khác nhau về ngân hàng thƣơng mại đƣợc đƣa ra để khái quát chức năng của ngân hàng nhƣ: Tại Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính 2. Tại Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở nào thƣờng xuyên nhận tiền của công chúng dƣới hình thức kí thác hay hình thức khác, các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính 3 . 1 Nguyễn Lữ (tháng 12 năm 2008), “Chiến tranh lạm phát”, NXB Lao Động. 2 Luật thƣơng mại Mỹ 3 Đạo luật ngân hàng của Cộng Hòa Pháp 5 Mỗi khái niệm có khác nhau nhƣng đều khẳng định rằng ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với các nội dung nhƣ: - Nhận tiền gửi và chi trả hộ khách hàng cũng nhƣ cam kết trả lại đúng số tiền đó cộng thêm một phần lãi - Sử dụng số tiền gửi của khách hàng để cho vay Theo pháp lệnh ngân hàng Việt Nam ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nƣớc Việt Nam định nghĩa: Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán. Theo Luật số 02/1997/QH 10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định: “ Ngân hàng4 là loại hình tổ chức tín dụng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Ngân hàng thƣơng mại (NHTM)5 là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng nói trên. Chính vì bản chất hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ nên ngân hàng thƣơng mại chịu nhiều ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật.v.v... đồng thời đến lƣợt mình, ngân hàng lại có khả năng tác động trở lại các yếu tố này. Không thể phủ nhận rằng, nền kinh tế của một nƣớc chỉ phát triển ổn định và bền vững khi có chính sách tài chính - tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng đủ mạnh, có khả năng thu hút tập trung nguồn vốn và phân bổ một cách hợp lý nguồn vốn đó vào các ngành sản xuất. 1.1.2.Vai trò Trong thời gian gần đây, tình hình diễn biến lãi suất, tín dụng, giá vàng, ngoại hối một cách phức tạp khiến cho hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại 4 Điều số 10 Luật các tổ chức tín dụng 5 Chủ Biên Nguyễn Đắc Đờn (tháng 10 năm 2008), “ tài chình và tiền tệ”, NXB Thống Kê, trang 199. 6 đang thu hút sự quan tâm lớn của dƣ luận và các nhà đầu tƣ. Sự quan tâm đó là dễ hiểu bởi trong thời kì suy thoái kinh tế nhƣ hiện nay, các vấn đề về tiền tệ, tài chính đã trở thành vấn đề sống còn với nền kinh tế toàn cầu trong đó có cả Việt Nam, hơn nữa nó còn liên quan trực tiếp đến thu nhập, kinh doanh, đầu tƣ và cất trữ tài sản của mỗi ngƣời dân và mỗi doanh nghiệp. Ngân hàng thƣơng mại thông qua việc thực hiện các vai trò của mình đã trở thành bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển cụ thể:  Tập trung vốn của nền kinh tế Trong nền kinh tế có những chủ thể có dƣ tiền và khoản tiền đó chƣa đƣợc sử dụng một cách triệt để nhƣng họ cũng muốn tiền này sinh lời cho mình và họ nghĩ là cho vay và có những chủ thể cần tiền để hoạt động kinh doanh. Nhƣng những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin tƣởng nhau nên tiền vẫn chƣa đƣợc lƣu thông. NHTM với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ ngƣời muốn cho vay, trả lãi cho họ và đem số tiền ấy cho ngƣời muốn vay. Phần lãi chênh lệch có đƣợc từ hoạt động đi vay và cho vay sẽ nhằm để NHTM duy trì hoạt động của mình.Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu v.v… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tƣ; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trƣờng chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty…  Làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán Vai trò này thể hiện ở việc ngân hàng tiến hành nhập tiền vào tài khoản hay chi trả tiền theo lệnh của chủ tài khoản. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ đƣợc đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng tiện lợi, nhất là đối với các khoản thanh toán có giá trị lớn, ở mọi địa phƣơng mà nếu khách hàng tự làm sẽ rất tốn kém khó khăn và không an toàn (ví dụ: chi phí lƣu thông, vận chuyển, bảo quản..). Khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lƣu thông và độc quyền quản lý các công cụ đó (sec, giấy chuyển ngân, thẻ thanh toán, hối phiếu, kì phiếu, ..) đã tiết kiệm cho xã hội rất nhiều vể chi phí lƣu thông, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, thúc đẩy quá trình lƣu thông hàng hóa. 7 Đi kèm với vai trò này các ngân hàng thƣơng mại còn cung cấp các dịch vụ đặc trƣng của ngân hàng nhƣ dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ kiều hối và thanh toán quốc tế, dịch vụ ủy thác, dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ, dịch vụ cung cấp thông tin v.v...các vai trò trên có quan hệ hữu cơ với nhau tác động qua lại lẫn nhau.  Phần phân bổ điều hòa vốn giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân Trƣớc hết, theo quy luật thông thƣờng vốn sẽ tập trung vào các ngành có lợi nhuận cao, ở những vùng có cơ sở hạ tầng phát triển và nguồn nhân lực trình độ cao. Nhƣng đến một lúc nào đó điều này sẽ gây ra tình trạng thừa vốn của ngành, vùng này trong khi lại thiếu vốn ở ngành, vùng khác. Lúc này các ngân hàng thƣơng mại sẽ đứng ra thực hiện chức năng của mình, thu hút vốn từ ngành, vùng này rồi chuyển sang ngành, vùng khác. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động đầu tƣ, thúc đẩy quá trình hình thành, phát triển và chuyển dịch cơ cấ
Luận văn liên quan