Khóa luận Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, là hiện tượng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Sau hơn 30 năm (1979-2010) thực hiện cải cách mở cửa, bộ mặt kinh tế xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc. Về nhiều mặt, Trung Quốc đang chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng, Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất nhập khẩu (năm 1978) đến năm 2010, Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc xuất khẩu hàng đầu trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578 tỷ USD, chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Hơn thế nữa, vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trong thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, ngoại thương Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển tốt đẹp hơn, đặc biệt là sau sự kiện Trung Quốc đã trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức thương mại thế giới ngay vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, dân cư, chế độ chính trị xã hội và cả về kinh tế với Trung Quốc. Cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang tiến hành đổi mới đất nước, hướng tới việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Việt Nam tiến hành mở cửa, đổi mới đất nước sau Trung Quốc 8 năm và cho đến nay thì những thành tựu kinh tế, thành tựu phát triển ngoại thương vẫn còn là khiêm tốn so với những thành quả to lớn của nước bạn và còn chưa xứng với tiềm năng của chính Việt Nam. Vì vậy, để thành công hơn nữa trong công cuộc phát triển ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, thì việc tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cần thiết. Với lý do trên, em xin được mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong tiến trình mở cửa và cải cách kinh tế từ năm 1979 đến nay, tham khảo một cách có phê phán và chọn lọc những kinh nghiệm có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy xuất khẩu của đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tuơng lai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Bản khóa luận này đi sâu nghiên cứu các chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ khi mở cửa và cải cách kinh tế năm 1979 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về kinh tế Trung Quốc Chương II: Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc Chương III: Định hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam.

doc105 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm cuối của thế kỷ XX, nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ, là hiện tượng nổi bật nhất, thu hút nhiều sự chú ý nhất ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Sau hơn 30 năm (1979-2010) thực hiện cải cách mở cửa, bộ mặt kinh tế xã hội Trung Quốc đã biến đổi sâu sắc. Về nhiều mặt, Trung Quốc đang chiếm những vị trí đáng kể trong nền kinh tế thế giới, đứng hàng đầu về tốc độ tăng trưởng với một thực lực kinh tế không nhỏ. Đặc biệt là trong lĩnh vực ngoại thương nói chung và xuất khẩu hàng hóa nói riêng, Trung Quốc đã thu được nhiều thành tựu rực rỡ: từ chỗ xếp hàng thứ 32 trên thế giới về xuất nhập khẩu (năm 1978) đến năm 2010, Trung Quốc đã vươn lên là cường quốc xuất khẩu hàng đầu trên thế giới với tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 1.578 tỷ USD, chiếm gần 10% kim ngạch xuất khẩu của thế giới. Hơn thế nữa, vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trong thương mại quốc tế ngày càng được nâng cao, ngoại thương Trung Quốc đang đứng trước những cơ hội mới để phát triển tốt đẹp hơn, đặc biệt là sau sự kiện Trung Quốc đã trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức thương mại thế giới ngay vào năm đầu tiên của thế kỷ XXI. Việt Nam là nước láng giềng có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, dân cư, chế độ chính trị xã hội và cả về kinh tế với Trung Quốc. Cũng giống như Trung Quốc, Việt Nam đang tiến hành đổi mới đất nước, hướng tới việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Việt Nam tiến hành mở cửa, đổi mới đất nước sau Trung Quốc 8 năm và cho đến nay thì những thành tựu kinh tế, thành tựu phát triển ngoại thương vẫn còn là khiêm tốn so với những thành quả to lớn của nước bạn và còn chưa xứng với tiềm năng của chính Việt Nam. Vì vậy, để thành công hơn nữa trong công cuộc phát triển ngoại thương Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa, thì việc tham khảo bài học kinh nghiệm của Trung Quốc là rất cần thiết. Với lý do trên, em xin được mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công trong chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc trong tiến trình mở cửa và cải cách kinh tế từ năm 1979 đến nay, tham khảo một cách có phê phán và chọn lọc những kinh nghiệm có tính khả thi, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đưa ra những gợi ý nhằm thúc đẩy xuất khẩu của đất nước trong giai đoạn hiện nay và trong tuơng lai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Bản khóa luận này đi sâu nghiên cứu các chính sách khuyến khích, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc từ khi mở cửa và cải cách kinh tế năm 1979 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản khóa luận gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về kinh tế Trung Quốc Chương II: Chính sách khuyến khích xuất khẩu của Trung Quốc Chương III: Định hướng hoàn thiện chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo – Tiến sỹ Nguyễn Xuân Nữ, người đã tận tình hướng dẫn em trong việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, bạn bè, Thư viện trường Đại học Ngoại thương, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc đã giúp đỡ, tạo điều kiện để khóa luận được hoàn thành. Hà Nội, tháng 4 năm 2011 Sinh viên thực hiện Phạm Thu Nga Chương I TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRUNG QUỐC I. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC TRUNG QUỐC 1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên Trung Quốc là một đất nước có diện tích rộng lớn nằm ở nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của đại lục Á - Âu, phía Đông của Châu Á và phía Tây Thái Bình Dương, có đường biên giới đất liền dài khoảng 22.000 km tiếp giáp với 15 quốc gia, có vùng biển rộng lớn với tuyến bờ biển dài và rất nhiều đảo, đường biên giới trên biển dài khoảng 18.000 km. Diện tích Trung Quốc là 960 vạn km2, là nước lớn nhất Châu Á, thứ 3 trên thế giới về diện tích lãnh thổ (1) Với vị trí địa lý rất thuận lợi cùng với diện tích đất đai rộng lớn đã tạo ra cho Trung Quốc những điều kiện dễ dàng phát triển mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ mậu dịch với các nước và khu vực lớn ở Châu Âu, Châu Mỹ cũng như Đông Nam Á, Australia và Trung Á. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng bao gồm đồng bằng, gò đồi, cao nguyên, bồn địa, sơn địa, hoang mạc, sa mạc xen kẽ nhau, chủ yếu là địa hình đồi núi, chiếm 70% diện tích đất đai trong đó gần 1/3 ở độ cao trên 300m, diện tích đất trồng trọt chỉ khoảng 100 triệu ha, độ phì nhiêu khá cao. Điều kiện khí hậu rất ưu việt nhưng tương đối khác nhau giữa các vùng, trải rộng từ Nam tới Bắc là các vùng khí hậu khác nhau: vượt nhiệt đới, nhiệt đới, á nhiệt đới, noãn ôn đới, hàn nhiệt đới. Lượng mưa dồi dào, bình quân hàng năm ở Trung Quốc là 629mm. Điều kiện nhiệt độ và lượng nước phân phối hợp lý tạo ra điều kiện cho việc phát triển nông nghiệp, như nghề trồng lúa, trồng bông, các loại hoa quả và nghề cá. Trung Quốc là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối phong phú, trong đó lượng tài nguyên nước đứng thứ nhất thế giới. Nguồn tài nguyên năng lượng cũng rất lớn, trữ lượng than thăm dò được là 700 tỷ tấn, đứng thứ nhất thế giới. Sản lượng dầu thô đứng thứ năm thế giới. Tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc tương đối toàn diện và đồng bộ, 150 loại khoáng sản được sử dụng trên thế giới đều được phát hiện ở Trung Quốc, trong đó trữ lượng thăm dò được của hơn 20 loại như: than, vonfram, sitilium, đồng, chì, kẽm, vanađium, titan... đứng hàng đầu thế giới. Rừng của Trung Quốc cũng đứng đầu thế giới về chủng loại gỗ với hơn 2500 loại trong đó có 500 loại cây quý hiếm và 50 loại cây đặc chủng cùng nhiều loại động vật quý hiếm. 2. Dân cư Trung Quốc là nước có dân số lớn nhất thế giới, dân số Trung Quốc tính đến cuối năm 2010 có 1,34 tỷ người. Trung Quốc là một trong những quốc gia có mật độ dân cư cao nhất và phân bố không đồng đều; mật độ trung bình là 125 người/km2; dao động từ 1,5 người ở vùng tự trị Tây Tạng đến 400-500 người/km2 ở các vùng đồng bằng phía Đông, nhiều nơi lên đến 1000-1500 người/km2 như ở vùng Bắc và Đông Bắc Tiềm năng về nguồn nhân lực của Trung Quốc là rất lớn và lâu dài. Số người trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 61% tổng dân số, trong số này có 60% là lao động nông nghiệp. Theo tính toán của Cục điều tra dân số Mỹ, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc năm 2010 là gần 977 triệu người, trung bình mỗi năm Trung Quốc có thêm 21 triệu người bước vào độ tuổi lao động. Nguồn nhân lực dồi dào này cùng với truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và công tác giáo dục ở đây rất được coi trọng nên chất lượng lao động ngày càng tăng lên. Đó là tài sản vô giá và là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước này. 3. Đặc điểm chính trị - xã hội Nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập vào ngày 01/10/1949. Sau khi nước CHND Trung Hoa thành lập, Đảng cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo Cách mạng Trung Quốc đi vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. Trong giai đoạn đầu của công cuộc xây dựng kinh tế đất nước, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, Trung Quốc đã có nhiều va vấp, thất bại. Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 Đảng cộng sản Trung Quốc (1978) đã đề ra đường lối cải cách mở cửa “Một trung tâm, hai điểm cơ bản” (xây dựng kinh tế là trung tâm, 2 điểm cơ bản là kiên trì cải cách mở cửa và kiên trì 4 nguyên tắc: Con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng, tư tưởng Mao Trạch Đông). Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lý luận “Xây dựng xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” với nội dung cơ bản là “Giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị” tức là đi theo chủ nghĩa Mác nhưng phải xuất phát từ thực tế Trung Quốc. Từ đó đến nay, Trung Quốc luôn luôn kiên trì công cuộc cải cách mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, đưa đất nước chuyển sang một thời đại mới. Nhìn chung, tình hình chính trị-xã hội Trung Quốc trong những năm gần đây ổn định, tuy trong nước và quốc tế có nhiều biến động nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vững được quyền lãnh đạo. Nội bộ ban lãnh đạo đã quán triệt quan điểm xuất phát từ đại cục, tập trung mọi nguồn lực để phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, những lo ngại chính trị tại Trung Quốc hiện nay bao gồm khoảng cách giàu và nghèo ngày càng lớn, và ngày càng nhiều bất đồng đối với sự lan tràn của tham nhũng trong giới lãnh đạo và cán bộ các cấp.. II. Kinh tế Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay Tháng 12 năm 1978, hội nghị lần thứ 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc ghi nhận sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước – “Hội nghị là bước ngoặt có ý nghĩa sâu xa trong lịch sử đất nước…con đường mới xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc được mở ra từ hội nghị này”. Từ 1978 đến nay, qua các kỳ hội nghị và đại hội Đảng, Trung Quốc không ngừng phát triển tư duy lý luận làm phong phú thêm nhận thức về con đường cũng như nội dung cải cách mở cửa. Đặc biệt từ 1992, Trung Quốc chính thức thừa nhận thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với việc đẩy nhanh nhịp độ cải cách và mở cửa, đồng thời thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế. Từ đó đến nay đã thu được những thành công đáng kể. 1. Về tăng trưởng kinh tế Quá trình cải cách và mở cửa đã tạo nên sự phát triển sống động của nền kinh tế Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trường cao, tiềm lực của nền kinh tế đất nước không ngừng được tăng cường. Trước cải cách, từ 1952 đến 1978, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của kinh tế Trung Quốc là 4,4%, thấp hơn bình quân hàng năm của thế giới (4,52%). Từ năm 1979 đến 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 8% và năm năm trở lại đây đạt khoảng 10%(2). Giai đoạn 1992-1997, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 11%/ năm. Trong đó, GDP Trung Quốc năm 1996 lớn hơn GDP của ASEAN khoảng 15%, bằng 3% GDP của thế giới, 23% kinh tế Nhật, 12% kinh tế Mỹ.(3) Trong những năm 1997-1999, do tác động của cuộc khủng .hoảng kinh tế khu vực, nền kinh tế Trung Quốc cũng chững lại, và có dấu hiệu suy giảm. Tuy nhiên, ngay sau đó Trung Quốc đã lấy lại được xu thế tăng trưởng. Năm 2000 là năm cuối của kế hoạch năm năm phát triển kinh tế xã hội lần thứ chín( 1996-2000), cũng là năm đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Với những cố gắng gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung cải cách xí nghiệp quốc doanh, thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ, cải cách cơ bản về nông nghiệp và mở rộng nhu cầu nội địa, Trung Quốc đã đảo ngược xu hướng suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế kéo dài liên tục trong 3 năm qua. Năm 2000, với GDP đạt 8.928 tỷ NDT - tương đương 1.072 tỷ USD, với mức tăng GDP là 8,3% , theo số liệu của IMF con số này là 7,5%, GDP bình quân đầu người đạt 850 USD, Trung Quốc đã hoàn thành vượt mức kế hoạch tăng gấp 4 lần GDP bình quân đầu người của năm 1980 (200 USD). Với kết quả này, Trung Quốc đã lần đầu tiên đặt chân vào hàng ngũ các quốc gia có GDP trên 1000 tỷ USD. Bước sang thế kỷ 21, năm 2001 được đánh dấu bằng sự kiện lớn, việc Trung Quốc chính thức trở thành thành viên thứ 143 của WTO (vào ngày 11 tháng 11) sau 15 năm nỗ lực và cố gắng là một bước tiến lớn của nền kinh tế Trung Quốc theo hướng nhất thể hoá kinh tế toàn cầu. Sự kiện này cũng đã mở ra những cơ hội và thách thức mới đối với nền kinh tế Trung Quốc. Trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới 2001, mặc dù tăng trưởng xuất khẩu chững lại do bị ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế Mỹ, Nhật Bản và thế giới song Trung Quốc vẫn duy trì được mục tiêu tăng trưởng. Năm 2001, GDP của Trung Quốc đạt 1100 tỷ USD, tăng 7,3%, thấp hơn so với mức kế hoạch đề ra (7,5%) (4) Năm 2002, GDP của Trung Quốc lần đầu tiên phá mốc 10 nghìn tỷ NDT, đạt 10.239,8 tỷ NDT tương đương 1278 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng là 8% Năm 2004, GDP của Trung Quốc là 1649 tỷ USD, xếp thứ 7 thế giới, năm 2005 đạt trên 1800 tỷ USD, vượt Italia trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới, đến năm 2010 GDP của Trung Quốc đã đạt trên 6000 tỷ USD, chiếm 9,5% tổng GDP thế giới, vượt qua Nhật bản trở thành nước đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ (5) Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cũng không ngừng tăng lên, năm 1978 là 167 triệu USD, năm 1998 là 144,9 tỷ USD, năm 2008 là 1.946 tỷ USD, năm 2009 tăng lên 2.400 tỷ USD, và đến năm 2010 đã là gần 3.000 tỷ. Chính sách quản lý tiền tệ, cùng thặng dư thương mại ở mức cao và luồng vốn đổ vào ngày một nhiều là những nguyên nhân khiến kho dự trữ ngoại tệ Trung Quốc có thêm hơn 1.000 tỷ USD trong vòng 2 năm vừa rồi. Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn lớn nhất thế giới, đứng tiếp theo là Nhật Bản, Nga. Trong quý 1 năm 2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc có thêm 197 tỷ USD , lên mức cao chưa từng có 3.040 tỷ USD(6) Do tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập của cư dân Trung Quốc cũng tăng nhanh, mức sống cũng đã có những chuyển biến đáng kể. Thu nhập của cư dân thành thị và nông thôn tăng nhanh. Từ năm 1978-2007, GDP bình quân đầu người tăng từ 381 NDT lên 18.600 NDT; thu nhập bình quân đầu người của cư dân thành thị và thu nhập bình quân đầu người của cư dân nông thôn lần lượt tăng từ 343 NDT và 134 NDT lên 13.786 NDT và 4.149 NDT; số dư tài khoản tích lũy của cư dân thành thị tăng từ 21,1 tỷ NDT lên 17.600 tỷ NDT. Cơ cấu tiêu dùng của cư dân nông thôn và thành thị có những thay đổi theo xu hướng nâng cao chất lượng. Năm 1978-2007, tổng kim ngạch bán lẻ hàng hóa xã hội tăng từ 155,86 tỷ NDT lên 8.921 tỷ NDT, nhu cầu tiêu dùng của người dân không ngừng tăng lên; hệ số Engel (là tỉ lệ chi phí trong chi tiêu dành cho ăn uống nằm trong tổng số tiêu dùng) của gia đình cư dân thành thị và nông thôn lần lượt giảm từ 57,5% và 67,7% xuống 36,3% và 41,3%, kết cấu tiêu dùng không ngừng được nâng cấp; diện tích nhà ở bình quân đầu người ở thành thị và nông thôn lần lượt tăng từ 6,7m2 và 8,1m2 lên 26m2 và 29,7m2, điều kiện sống không ngừng được cải thiện. Về vấn đề xóa đói giảm nghèo, Trung Quốc đạt được những thành tựu mà cả thế giới công nhận. Năm 1978-2007, số nhân khẩu nghèo tuyệt đối ở nông thôn (thu nhập bình quân hàng năm dưới 785 NDT) giảm từ 250 triệu người xuống còn 14.790.000 người. Đời sống cơ bản của người có thu nhập thấp và những người có đời sống khó khăn được cải thiện nhờ có sự hỗ trợ. 2. Cơ cấu kinh tế Tỷ trọng của nông nghiệp trong nền kinh tế có xu hướng giảm tuy giá trị tuyệt đối vẫn tăng, đồng thời tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ tăng lên. Từ năm 1978 đến năm 2007, tỷ trọng của 3 khu vực ngành nghề sản xuất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong GDP lần lượt thay đổi từ 27,94%, 47,88% và 24,18% thành 11,70%, 49,20% và 39,10%. Cơ cấu kinh tế được cải thiện rõ rệt, hiệu quả phát triển kinh tế xã hội được nâng lên. Đã có 22 doanh nghiệp Trung Quốc lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp mạnh trên thế giới, sức cạnh tranh và tiềm lực của doanh nghiệp ngày càng tăng. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế dịch vụ ngày càng có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước. Các loại hình kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tệ, thương mại, chuyển giao công nghệ, du lịch... đã hình thành và phát triển theo yêu cầu mở rộng của kinh tế thị trường cũng như quá trình hội nhập và mở cửa. Về dịch vụ khoa học – kỹ thuật cũng được nhà nước chú trọng phát triển và có những đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới công nghệ, nâng cấp hiện đại hóa công nghiệp. Về dịch vụ xuất khẩu lao động cũng đóng góp phần quan trọng vào thu nhập quốc dân của Trung Quốc. Tính đến năm 1988, Trung Quốc đã xuất khẩu lao động đến 117 nước trên thế giới, chiếm 10% tổng số lao động hợp tác quốc tế, thu về 10,3 tỷ USD. Sự chuyển dịch ấy diễn ra đúng hướng, nó phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế ở điểm xuất phát thấp đang vươn lên trong quá trình công nghiệp hóa. Đó chính là kết quả của quá trình điều chỉnh kinh tế và những định hướng đúng đắn về thực hiện chiến lược công nghiệp hóa theo hướng mở cửa hội nhập. Trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ cấu thành phần kinh tế đã có sự chuyển dịch. Thành phần kinh tế phi tập thể trong nền kinh tế đã phát triển với tốc độ nhanh. Hiện tại, thành phần kinh tế nhà nước không còn đóng vai trò độc quyền ở Trung Quốc. Kinh tế tư nhân, doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài cùng tồn tại trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc. Năm 1978, xí nghiệp quốc doanh chiếm 77,6% tổng sản lượng công nghiệp Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn chiếm 29,5%.(7)Mặc dù tỷ lệ giảm, nhưng kinh tế quốc doanh vẫn là yếu tố quan trọng trong kinh tế Trung Quốc. Khu vực tư nhân thuần túy đã gia tăng tổng sản lượng công nghiệp của nó từ 37,7% năm 2001 lên 52,85% năm 2006. khối doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khối doanh nghiệp nhà nước để trở thành động lực kinh tế chính của Trung Quốc. Mặc dù vậy, sau 3 thập kỷ cải cách, chính phủ Trung Quốc vẫn còn sở hữu 76% của cải của nước này, kiểm soát khu vực ngân hàng, giám sát các công ty thuộc sở hữu nhà nước chiếm 1/3 nền kinh tế. Đóng góp to nhất của thành phần kinh tế phi tập thể đối với kinh tế Trung Quốc là duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu. Trước khi cải cách mở cửa, Trung Quốc phải gánh chịu sự thiếu hụt nghiêm trọng về hàng tiêu dùng và dịch vụ. Người dân chỉ có thể mua được lương thực bằng tem phiếu do chính phủ cấp. Sau năm 1978, khả năng cung cấp hàng tiêu dùng của Trung Quốc tăng nhanh và có thể đáp ứng nhu cầu của người dân. Năm 2007, sản lượng lương thực của Trung Quốc đạt 501,6 triệu tấn, tăng 64,6% so với sản lượng lương thực của năm 1978, đến năm 2010 đã tăng đến 550 triệu tấn. Giá trị gia tăng công nghiệp năm 2007 vượt mức 1.470 tỷ USD, tăng 23 lần so với năm 1978. Từ 2005 đến 2010, tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 11% trung bình mỗi năm, giá trị gia tăng sản lượng công nghiệp năm 2010 đã tăng 15,7% đến 16 nghìn tỷ nhân dân tệ ( 2.43 nghìn tỷ USD) . Năm 2007, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng sản phẩm nông nghiệp như ngũ cốc, thịt và bông. Các sản phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi măng và phân hóa học của Trung Quốc cũng đạt sản lượng hàng đầu thế giới. Đến năm 2010, sản lượng một số nông sản phẩm của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới là: Lương thực đứng vị trí số 1 (lúa gạo, lúa mỳ); ngô đứng thứ 2: đậu tương đứng thứ 3; bông, cây có dầu, các loại thịt, thức ăn gia cầm và các loại thủy sản đều đứng ở top đầu thế giới. Trung Quốc chỉ sử dụng 7% đất canh tác của thế giới nhưng đã nuôi sống 22% dân số thế giới(8) .Các sản phẩm công nghiệp như thép, than đá, xi măng...vẫn giữ vị trí hàng đầu thế giới. 3. Thành tựu trong các lĩnh vực 3.1 Nông nghiệp Trong nông nghiệp, chế độ đại công xã bị xóa bỏ, ở nông thôn Trung Quốc đã thực hiện chế độ khoán trong sản xuất nông nghiệp. Chế độ khoán là hình thức cụ thể của việc tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng ruộng đất. Do vậy, người nông dân đã phát huy được quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Chế độ khoán trong nông nghiệp ở Trung Quốc bắt đầu từ năm 1979 và đã trải qua hai giai đoạn từ 1979 đến 1983 là giai đoạn hình thành các hình thức khoán; từ 1984 trở đi là giai đoạn tiến tới hoàn thiện chế độ khoán tới hộ. Nhìn chung, tới năm 1984, 100% các đội sản xuất đã thực hiện chế độ khoán.Với việc để cho người nông dân được tự chủ làm ăn và được hưởng toàn bộ sản phẩm làm ra trên mảnh đất được phân phối sau khi nộp cho nhà nước một số phần trăm thu hoạch, tính tích cực sản xuất hay là nói sức sản xuất trong nông nghiệp Trung Quốc đã được giải phóng mạnh mẽ. Thuế nông nghiệp đã được xoá bỏ, con em nông dân một số vùng sâu vùng xa được phát sách giáo khoa, được miễn học phí, chính sách hộ khẩu với những nông dân vào thành phố làm thuê đã được nới lỏng... Chỉ trong một thời gian ngắn, với diện tích canh
Luận văn liên quan