1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các nước trong khu vựt và quốc tế, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Chịu tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức lớn đối với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam hiên nay. Để đứng vững và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn tăng cường công tác quản lý. Một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong công tác quản lý đó là kế toán. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cho nên đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì các công ty, doanh nghiệp phải tăng cường tốt công tác quản lý, hạch toán, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Muốn thế các công ty phải lập ra cho mình một chu trình hoàn thiện về mua nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “CHU TRÌNH MUA, NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN CHO NHÀ CUNG CẤP” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: tìm hiểu “chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty thức ăn chăn nuôi TNHH G&H”
Mục tiêu cụ thể: việc nghiên cứu đề tài giúp ta hiểu rõ hơn quy trình, các bước thực hiện cũng như các mục tiêu cụ thể trong chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp. Qua đó rút ra được những ưu khuyết điểm của chu trình tại công ty và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn việc thực hiện các chỉ tiêu đã đưa ra.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận trao đổi trực tiếp để ghi nhận thông tin tại công ty
+ Phương pháp thu thập các số liệu và chứng từ kế toán của công ty
+ Phương pháp ghi chép các số liệu từ sổ sách, báo cáo kế toán của công ty (sổ chi tiết, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo xác định kết quả kinh doanh )
+ Kết hợp thu thập chứng từ, số liệu với tham khảo ý kiến của nhân viên kế toán tại công ty và giáo viên hướng dẫn
5. Bố cục đề tài
Bao gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH G&H
Chương 2: Thực trạng chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH G&H
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6841 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CHU TRÌNH MUA, NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN CHO NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY TNHH THỨC ĂN CHĂN NUÔI G&H
LỜI CẢM ƠN
---&---
- Được sự giới thiệu của nhà trường cùng với sự chấp thuận của Ban giám đốc công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi G&H, trong thời gian thực tập hai tháng vừa qua tại quý công ty đã giúp em có được điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn bên cạnh đó giúp em có thể tích lũy được những kinh nghiệm rất hữu ích cho công việc tương lai sau khi ra trường và hơn hết là hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. Có được như vậy là nhờ sự hướng dẫn tận tình của quý thầy, cô và sự hướng dẫn, chỉ bảo của anh, chị trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn:
+ Quý thầy cô giảng viên trường Đại Học Cửu Long đã truyền đạt cho em những kiến thức vô cùng quý báu trong những năm học vừa qua. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đên các cô Lê Thị Ngọc Phước đã nhiệt tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến, điều này luôn là những kinh nghiệm sâu sắc là hành trang quý giá giúp em khắc phục sai sót và hoàn chỉnh đề tài.
+ Ban Giám Đốc cùng với tập thể các cô chú, anh chị trong công ty đặc biệt là anh Nhân kế toán trưởng phòng kế toán công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong việc nghiêm cứu thực tế đề tài tại công ty thời gian qua.
- Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô có được sức khỏe tốt nhất để tiếp tục giảng dạy, chúc quý công ty gặt hái được nhiều thành công và thực hiện thắng lợi những mục tiêu trong thời gian tới.
MỤC LỤC
---|---
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
ffee
1. Sự cần thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các nước trong khu vựt và quốc tế, nền kinh tế Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Hiện nay nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. Chịu tác động của nền kinh tế thị trường là thách thức lớn đối với các công ty, doanh nghiệp Việt Nam hiên nay. Để đứng vững và phát triển được đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải luôn tăng cường công tác quản lý. Một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong công tác quản lý đó là kế toán. Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Cho nên đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì các công ty, doanh nghiệp phải tăng cường tốt công tác quản lý, hạch toán, giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu để đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất. Muốn thế các công ty phải lập ra cho mình một chu trình hoàn thiện về mua nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng đó nên em chọn đề tài “CHU TRÌNH MUA, NHẬP KHO NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THANH TOÁN CHO NHÀ CUNG CẤP” để làm chuyên đề tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung: tìm hiểu “chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty thức ăn chăn nuôi TNHH G&H”
Mục tiêu cụ thể: việc nghiên cứu đề tài giúp ta hiểu rõ hơn quy trình, các bước thực hiện cũng như các mục tiêu cụ thể trong chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp. Qua đó rút ra được những ưu khuyết điểm của chu trình tại công ty và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện hơn việc thực hiện các chỉ tiêu đã đưa ra.
3. Đối tượng nghiên cứu
Chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH thức ăn chăn nuôi G&H
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp tiếp cận trao đổi trực tiếp để ghi nhận thông tin tại công ty
+ Phương pháp thu thập các số liệu và chứng từ kế toán của công ty
+ Phương pháp ghi chép các số liệu từ sổ sách, báo cáo kế toán của công ty (sổ chi tiết, bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo xác định kết quả kinh doanh…)
+ Kết hợp thu thập chứng từ, số liệu với tham khảo ý kiến của nhân viên kế toán tại công ty và giáo viên hướng dẫn
5. Bố cục đề tài
Bao gồm phần mở đầu, ba chương và phần kết luận.
Chương 1: Cơ sở lý luận về chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH G&H
Chương 2: Thực trạng chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty TNHH G&H
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHU TRÌNH MUA, NHẬP KHO HÀNG HÓA VÀ THANH TOÁN CHO NHÀ CUNG CẤP
1.1. Chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu
1.1.1. Trình tự các bước trong chu trình mua nguyên vật liệu
Đặt mua nguyên vật liệu
- Đặt mua nguyên vật liệu hay yêu cầu về nguyên vật liệu là điểm khởi đầu trong chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp tại các công ty và nó được xem là một lời đề nghị về nhu cầu nguyên vật liệu mà bên mua muốn gởi đến bên bán. Khi mua nguyên vật liệu vốn của công ty sẽ chuyển từ trạng thái tiền tệ sang trạng thái hiện vật. Nếu bên mua và bên bán lần đầu tiên thực hiện giao dịnh mua bán hoặc có nhu cầu giao dịch mua bán lớn và phức tạp thì đòi hỏi phải ký hợp đồng mua bán nhằm đảm bảo việc thực hiện các quyền lợi hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
Các công ty có thể đặc mua nguyên vật liệu theo các phương thức sau:
+ Phương thức chuyển nguyên vật liệu: công ty sẽ ký hợp đồng với bên bán, bên bán sẽ căn cứ vào hợp đồng để giao nguyên vật liệu cho công ty theo địa điểm đã được quy định trước trong hợp đồng.
+ Phương thức trực tiếp: công ty cử nhân viên của mình trực tiếp đến mua hàng của bên bán và trực tiếp chuyển nguyên vật liệu về công ty bằng phương tiện sẵn có hoặc thuê ngoài.
Nhận nguyên vật liệu
- Việc nhận hàng hóa là một khâu quan trọng chu trình vì đây là thời điểm mà bên mua thừa nhận khoản nợ liên quan đến bên bán trên sổ sách của họ. Khi nhận nguyên vật liệu về bên mua phải tiến hành kiểm tra về số lượng, mẫu mã,… của nguyên vật liệu xem có đúng theo các quy định đã thỏa thuận trên hợp đồng hay không trước khi tiến hành nhập kho nguyên vật liệu.
- Trường hợp công ty nhận hàng theo phương thức trực tiếp: sau khi nhận nguyên vật liệu và ký vào hóa đơn của bên bán thì nguyên vạt liệu đã thuộc về quyền sở hữu của bên mua. Mọi tổn thất xảy ra bên mua tự chịu trách nhiệm
- Trường hợp công ty nhận hàng theo phương thức chuyển nguyên vật liệu: khi chuyển nguyên vật liệu đi thì nguyên vật liệu này vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán, hàng mua chỉ thuộc quyền sở hữu của bên mua khi bên mua nhận và chấp nhận thanh toán, mọi tổn thất bên bán tự chịu trách nhiệm
Nhận hóa đơn, theo dõi nợ phải trả
- Khi bên bán chuyển nguyên vật liệu cho bên mua sẽ kèm theo đó là hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. Khi nhận được nguyên vật liệu, người đại diện bên mua sẽ ký vào hóa đơn và nhận nguyên vật liệu cùng với hóa đơn
- Khi nhận được nguyên vật liệu bên mua sẽ tiến hành ghi sổ và theo dõi các khoản nợ phải trả. Việc ghi sổ ban đầu có ảnh hưởng quan trọng đến các báo có tài chính cũng như các khoản thanh toán thực tế. Kế toán các khoản phải trả thường có trách nhiệm kiểm tra tính đúng đắn của các lần mua và ghi chúng vào sổ nhật ký, sổ hi tiết thanh toán người bán.
Thanh toán cho người bán
- Thanh toán cho người bán là khâu cuối cùng trong chu trình mua, nhập kho nguyên vật liệu và thanh toán cho nhà cung cấp, công việc này được thực hiên khi đơn đặt mua nguyên vật liệu được phê duyệt, nhận nguyên vật liệu, hóa đơn, biên bản giao nhận hàng hóa. Mặc dù nguyên vật liệu công ty nhập khẩu hay mua trong nước, thanh toán bằng ngoại tệ hay nội tệ thì việc thanh toán cho người bán cũng theo các phương thức sau:
- Thanh toán bằng tiền mặt như: tiền Việt Nam, ngoại tệ, trái phiếu,…Khi nhận được nguyên vật liệu bên mua xuất tiền mặt tại quỹ để thanh toán trực tiếp cho bên bán, hình thức này thường áp dụng cho các giao dịch hoặc hợp đồng có giá trị nhỏ, với giao dịch hoặc hợp đồng lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn.
- Thanh toán không dùng tiền mặt như: sec thanh toán, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách chuyển tài khoản hoặc thanh toán bù trừ qua các ngân hàng. Phương thức này phù hợp với các giao dịch và hợp đồng có giá trị lớn.
1.1.2. Các mục tiêu trong chu trình mua nguyên vật liệu
Dự toán chu trình mua nguyên vật liệu và dòng tiền trong công ty
- Dự toán chu trình mua nguyên vật liệu nhằm thiệt lập một chu trình có tính khả thi cao được sử dụng trong kỳ hoạt động trong tương lai. Nó cung cấp cho nhà quả lý thông tin về kế hoạch thực hiện chu trình một cách có hệ thống và đạt hiệu quả cũng như lường trước được những khó khăn khi thực hiện các mục tiêu trong chu trình để có biên pháp xử lý kịp thời.
- Dự toán dòng tiền trong công ty là một bảng tổng hợp về tiền thu vào và chi ra liên quan đến các hoạt động của công ty trong từng kỳ kế toán. Dự toán dòng tiền nhằm xác định lượng tiền mặt có được trong kỳ, nếu cân đối thu, chi sau khi mức dự trữ tiền mặt cần thiết thì công ty không phải lo về vấn đề thiếu vốn trong kinh doanh.
Theo dõi việc mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp
- Việc này trợ giúp các nhà quản lý lập các kế hoạnh mua nguyên vật liệu, thanh toán cho nhà cung cấp được đầy đủ, chính xác và đúng thời gian. Bên cạnh đó việc theo dõi mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp giúp công ty có thể lường trước được các rũi ro trong trường hợp nhà cung cấp không có hoặc không đủ nguyên vật liệu cung cấp công ty có thể kịp thời tính đến trương hợp mua nguyên vật lệu từ nhà cung cấp khác.
Theo dõi số tiền phải trả và thanh toán phù hợp, đúng thời gian cho nhà cung cấp
- Khi nhận được hóa đơn của bên bán, bên mua sẽ tiến hành theo dõi các khoản nợ phải trả nhằm để tính toán, phản ánh một cách chính xác, đầy đủ từng khoản nợ phải trả theo từng chủ nợ. Đối chiếu số tiền phải trả để xác định số nợ phải trả, đã trả và số nợ còn lại phải trả để thanh toán một cách hợp lý.
- Công ty phải thường xuyên chủ động chuẩn bị nguồn tài chính phục vụ viêc thanh toán cho nhà cung cấp đúng thời gian và hợp lý vì đây là nghĩa vụ phải thực hiện được ký kết trong hợp đồng của hai bên.
Theo dõi các mẫu tin liên quan nhà cung cấp.
- Dựa vào mẫu tin này giúp công ty có cái nhìn tổng thể về nhà cung cấp, biết rõ về đối tác của mình sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, trao đổi, hợp tác mua bán. Hiểu được nhà cung cấp muốn gì và cần gì từ đó có các giải pháp hữu hiệu trong việc ký kết hợp đồng.
Quản lý nguyên vật liệu tồn kho
- Quản nguyên vật liệu tồn kho nhằm mục tiêu duy trì nguyên vật liệu tồn ở mức độ hợp lý, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, cung cấp nguồn nguyên vật liệu trong lưu thông, đảm bảo việc cung ứng sản phẩm cũng như tránh được tình trạng khan hiếm hay tăng giá nguyên vật liệu. Bên cạnh đó quản lý nguyên vật liệu tồn kho còn giúp công ty giảm được các chi phí về dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi, hư hỏng
1.1.3. Các yêu cầu hay thủ tục khi nhập kho
Ø Kiểm tra nguyên vật liệu
- Khi hàng nhập kho, Thủ kho có trách nhiệm mời nhân viên mua hàng, nhân viên bán hàng xuống cùng kiểm tra chất lượng hàng hoá
- Kiểm tra số lượng: cân, đong, đo, đếm từng lô, từng kiện, xác định số lượng theo phương pháp đồng dạng.
- Kiểm tra chất lượng: theo tiêu chuẩn từ hợp đồng mua hàng.
- Kiểm tra về qui cách.
- Thủ kho tiến hành lập biên bản kiểm tra hàng hoá, biên bản có chữ ký xác nhận của Thủ kho, nhà cung cấp, phòng cung ứng.
- Nếu hàng không đạt hoặc một phần không đạt hoặc không đúng theo thoả thuận, phòng cung ứng phải làm việc với nhà cung cấp giao hàng lại theo đúng hợp đồng.
- Trường hợp hàng hoá đạt yêu cầu thì tiến hành nhập kho. Thủ kho lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho phải chuyển cho phòng kế toán, phòng cung ứng, phòng bán hàng. Phiếu nhập kho theo mẫu của Bộ tài chính.
Ø Nhập kho và sắp xếp hàng hoá
- Hàng hoá được sắp xếp theo bảng hướng dẫn lưu kho và hướng dẫn công việc lưu kho, hướng dẫn công việc cho nhân viên kho.
- Thủ kho tiến hành lưu hồ sơ hàng nhập, hồ sơ phải rõ ràng dễ, thuận tiện cho việc tìm kiếm. Sau khi hàng hoá đã được nhập kho, Thủ kho tổ chức ghi đầy đủ nội dung vào thẻ kho. Thẻ kho ghi nội dung hàng hoá cả nhập và xuất. Thẻ kho được ghi theo thứ tự thời gian nhập xuất vào cột đầu tiên. Mỗi loại hàng hoá phải ghi một thẻ kho riêng.
1.2. Hệ thống các tài khoản sử dụng trong chu trình
1.2.1. Tài khoản 111 “tiền mặt tại quỹ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý
Nội dung kết cấu tài khoản:
TK 111
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ
- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý thiếu ở quỹ phát hiện khi kiểm kê
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ
Số dư bên nợ: các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt
1.2.2. Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng”
- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp.
Nội dung kết cấu tài khoản
TK 112
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý gửi vào Ngân hàng.
- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý rút ra từ Ngân hàng.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ.
Số dư bên nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý hiện có gửi tại Ngân hàng
1.2.3. Tài khoản 133 “thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”
- Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ là thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
Nội dung kết cấu tài khoản:
TK 133
- Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Kết chuyển Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại hoặc giảm giá
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
Số dư bên nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
1.2.4. Tài khoản 152 “nguyên vật liệu”
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên liệu, vật liệu trong kho của doanh nghiệp.
- Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Nguyên liệu, vật liệu phản ánh vào Tài khoản này được phân loại như sau:
Nguyên liệu, vật liệu chính;
Vật liệu phụ;
Nhiên liệu;
Phụ tùng thay thế;
Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản.
Nội dung kết cấu tài khoản:
TK 152
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn liên doanh hoặc từ các nguồn khác.
- Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công, chế biến, hoặc đưa đi góp vốn;
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê
- Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua
- Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ
- Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
1.2.5. Tài khoản 151 “hàng mua đang trên đường”
- Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
Nội dung kết cấu tài khoản
TK 151
- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường
- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư mua đang đi đường cuối kỳ
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ
Số dư bên Nợ: Trị giá hàng hóa, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa về nhập kho đơn vị).
1.2.6. Tài khoản 331 “phải trả người bán”
- Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ.
Nội dung kết cấu tài khoản
TK 331
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp
- Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức.
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán.
Số dư bên Có:- Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp.
Số dư bên Nợ (nếu có):
- Phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể.
1.2.7. Tài khoản 333 “thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
- Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm.
Nội dung kết cấu tài khoản
TK 333
- Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ
- Số thuế GTGT đầu ra và Số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp, số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá.
Số dư bên Có:
- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
- Trong trường hợp cá biệt, Tài khoản 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu.
1.3 Hệ thống các chứng từ phát sinh và liên quan trong chu trình
1.3.1. Các chứng từ phát sinh và liên quan trong chu trình mua nguyên vật liệu trong nước
1.3.1.1. Phiếu yêu cầu mua hàng
- Đây là chứng từ xác định yêu cầu mua hàng do các bộ phận có nhu cầu lập và gửi cho bộ phận mua hàng. Chứng từ này phản ánh các thông tin cơ bản như yêu cầu cụ thể về hàng, tên hàng, chủng loại hàng, xuất xứ, chất lượng hàng, số lượng hàng, yêu cầu về việc giao hàng như thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng hoặc giá cả hàng yêu cầu tùy theo chính sách chỉ tiêu nội bộ. Chứng từ này cần có sự kí duyệt của trưởng bộ phận để đảm bảo việc chịu trách nhiệm với yêu cầu của bộ phận.
1.3.1.2 Đơn đặt hàng
- Là chứng từ xác định yêu cầu của doanh nghiệp với người bán. Chứng từ này do bộ phận mua hàng lập sau khi tiến hành các thủ tục tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp và xét duyệt của người được ủy quyền . Nội dung trên chứng từ bao gồm tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp như: Yêu cầu đặt hàng, số lượng hàng, giao hàng và thanh toán tiền. Tùy điều kiện và khả năng đáp ứng của người bán, một yêu cầu mua hàng có thể cần lập một hoặc nhiều đơn đặt hàng mua và ngược lại một đơn đặt hàng mua có thể lập cho nhiều yêu cầu mua hàng.
- Đơn đặt hàng được lập nhiều liên. Sau kh