Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện được tập đoàn tư vấn thị trường AT
Keaney của Mỹ đánh giá là hấp dẫn hàng đầu trên thế giới, với mức chi
tiêu cho các loại hàng tiêu dùng tăng 20% mỗi năm và tăng 23% năm 2007.
Là thị trường hấp dẫn trong con mắt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, sắp
tới đây vào 1/1/2009 khi nước ta cho phép các nhà kinh doanh bán lẻ nước
ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, dự kiến
sẽ có 3 tập đoàn bán lẻ lớn là Wal Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco
(Anh) gia nhập thị trường. Đây sẽ là sức ép cạnh tranh lớn cho các nhà bán
lẻ trong nước. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã
có nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao sức cạnh tranh, có doanh
nghiệp đổi mới hiện đại hoá kinh doanh bán lẻ theo hình thức chuỗi siêu
thị, nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp chọn mô hình chuỗi cửa
hàng tiện ích hoặc kinh doanh hỗn hợp chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích,
đây là những bước đi đáng hoan nghênh nhằm hiện đại hoá trong kinh
doanh cũng như giữ vững thị phần của các nhà bán lẻ trong nước.
Mô hình cửa hàng tiện ích đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng mới
chỉ xuất hiện ở nước ta một vài năm gần đây. Đặc biệt năm 2006 chứng
kiến sự nở rộ của mô hình này ở Việt Nam với sự ra đời hàng loạt chuỗi
cửa hàng tiện ích. Sự ra đời của một loạt các chuỗi cửa hàng tiện ích tại
Việt Nam là sự học hỏi của các nhà quản lý từ kinh nghiệm phát triển các
chuỗi cửa hàng tiện ích tại các quốc gia như Thái Lan, Singapore và cũng
là đúc kết từ bài học thất bại của chuỗi cửa hàng đi trước như Masan Mart.
Vậy cửa hàng tiện ích là gì?Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
này lại chọn mô hình cửa hàng tiện ích thay cho siêu thị và tại sao mở các
chuỗi cửa hàng tiện ích vào thời điểm này?
Với mong muốn tìm hiểu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
hình thức bán lẻ hiện đại này, tác giả quyết đinh chọn đề tài “ Chuỗi cửa
hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt
Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Tác giả mong rằng
bài khoá luận tốt nghiệp của mình sẽ góp phần nào đó vào sự phát triển mô
hình chuỗi cửa hàng tiện ích nói riêng và hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt
Nam nói chung
110 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4675 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Chuỗi cửa hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
----------***---------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH VÀ TRIỂN VỌNG
PHÁT TRIỂN CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH Ở
VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Thuý Hằng
Lớp : Nhật 1
Khoá : 43F
Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thuỷ
Hà Nội, 6/2008
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NACs National Association of Hiệp hội các cửa hàng tiện ích
Convenience Stores Mỹ
SKUs Stock Keeping Units Mã hàng
each of the distinct products and
services that can be ordered from a
supplier
POS Point of Sale/ Point of Service Hệ thống gồm phần mềm và các
thiết bị quản lý hàng hóa và
quản lý bán hàng
RMB Đồng nhân dân tệ Trung Quốc
ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động
WTO World Trade Oganization Tổ chức thương mại thế giới
AVR Association of Vietnamese Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt
Retailers Nam
CNTT Công nghệ thông tin
CH Cửa hàng
FMCGs The Fast Moving Consumer Goods Nhóm hàng tiêu dùng nhanh
GRDI Global Retail Development Index Chỉ số tăng trưởng bán lẻ toàn
cầu
LỜI MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Thị trường bán lẻ Việt Nam hiện được tập đoàn tư vấn thị trường AT
Keaney của Mỹ đánh giá là hấp dẫn hàng đầu trên thế giới, với mức chi
tiêu cho các loại hàng tiêu dùng tăng 20% mỗi năm và tăng 23% năm 2007.
Là thị trường hấp dẫn trong con mắt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, sắp
tới đây vào 1/1/2009 khi nước ta cho phép các nhà kinh doanh bán lẻ nước
ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, dự kiến
sẽ có 3 tập đoàn bán lẻ lớn là Wal Mart (Mỹ), Carrefour (Pháp) và Tesco
(Anh) gia nhập thị trường. Đây sẽ là sức ép cạnh tranh lớn cho các nhà bán
lẻ trong nước. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đã
có nhiều biện pháp khác nhau nhằm nâng cao sức cạnh tranh, có doanh
nghiệp đổi mới hiện đại hoá kinh doanh bán lẻ theo hình thức chuỗi siêu
thị, nhưng cũng có không ít các doanh nghiệp chọn mô hình chuỗi cửa
hàng tiện ích hoặc kinh doanh hỗn hợp chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện ích,
đây là những bước đi đáng hoan nghênh nhằm hiện đại hoá trong kinh
doanh cũng như giữ vững thị phần của các nhà bán lẻ trong nước.
Mô hình cửa hàng tiện ích đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng mới
chỉ xuất hiện ở nước ta một vài năm gần đây. Đặc biệt năm 2006 chứng
kiến sự nở rộ của mô hình này ở Việt Nam với sự ra đời hàng loạt chuỗi
cửa hàng tiện ích. Sự ra đời của một loạt các chuỗi cửa hàng tiện ích tại
Việt Nam là sự học hỏi của các nhà quản lý từ kinh nghiệm phát triển các
chuỗi cửa hàng tiện ích tại các quốc gia như Thái Lan, Singapore và cũng
là đúc kết từ bài học thất bại của chuỗi cửa hàng đi trước như Masan Mart.
Vậy cửa hàng tiện ích là gì?Tại sao các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ
này lại chọn mô hình cửa hàng tiện ích thay cho siêu thị và tại sao mở các
chuỗi cửa hàng tiện ích vào thời điểm này?
Với mong muốn tìm hiểu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về
hình thức bán lẻ hiện đại này, tác giả quyết đinh chọn đề tài “ Chuỗi cửa
hàng tiện ích và triển vọng phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt
Nam” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Tác giả mong rằng
bài khoá luận tốt nghiệp của mình sẽ góp phần nào đó vào sự phát triển mô
hình chuỗi cửa hàng tiện ích nói riêng và hệ thống bán lẻ hiện đại ở Việt
Nam nói chung.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là dựa trên cơ sở lý luận và nghiên
cứu phân tích thực tiễn sự phát triển của mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích
trên thế giới cũng như các nước trong khu vực bên cạnh việc xem xét
thành công của một số chuỗi cửa hàng tiện ích điển hình để từ đó phân tích
triển vọng phát triển của các chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam cũng như
đề ra một số giải pháp nhất định cho sự phát triển của mô hình chuỗi cửa
hàng tiện ích. Trên cơ sở hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về
chuỗi cửa hàng tiện ích, nghiên cứu thực tiễn phát triển chuỗi cửa hàng
tiện ích tại một số quốc gia, phân tích các cửa hàng tiện ích thành công
trên thế giới, khoá luận sẽ đánh giá triển vọng và đề xuất giải pháp nhằm
phát triển chuỗi cửa hàng tiện ích tại Việt Nam.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là mô hình
chuỗi cửa hàng tiện ích trong hệ thống phân phối bán lẻ hiện đại cả về lý
luận và thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của khoá luận giới hạn ở các
quốc gia tiêu biểu trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc
và đặc biệt chú trọng đến Việt Nam. Các quốc gia như Mỹ và Nhật Bản là
những nước có hệ thống phân phối phát triển, Mỹ là quốc gia đầu tiên khai
sinh ra mô hình siêu thị và cửa hàng tiện ích. Còn Nhật Bản là đất nước có
ngành kinh doanh cửa hàng tiện ích phát triển nhất trên thế giới với các tập
đoàn kinh doanh cửa hàng tiện ích tiêu biểu được đề cập trong bài khoá
luận là 7- Eleven và Family Mart. Các quốc gia như Thái Lan và Trung
Quốc có những bước phát triển rất gần với Việt Nam, là hai quốc gia mà
hiện nay mô hình chuỗi cửa hàng tiện ích kinh doanh khá thành công. Đây
là hai quốc gia mà Việt Nam có thể tham khảo các chính sách vĩ mô của
nhà nước về phát triển thị trường cũng như bảo hộ hợp lý cho ngành bán lẻ
trong nước.
IV. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của khoá luận dựa trên việc áp dụng phép duy
vật biện chứng cùng các phương pháp so sánh, phân tích, đối chiếu, tổng
hợp và vận dụng sơ đồ, bảng biểu, đồ thị…
V. Bố cục của khoá luận
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khoá luận được chia làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về chuỗi cửa hàng tiện ích
Chương II: Thực trạng chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
Chương III: Triển vọng phát triển và các giải pháp nhằm phát triển
chuỗi cửa hàng tiện ích ở Việt Nam
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo TS Lê
Thị Thu Thuỷ_giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo và cho em
nhiều lời khuyên quý báu, giúp đỡ em hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp
này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc
tế cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Ngoại Thương vì đã trang
bị cho em những kiến thức quý báu trong 4 năm học tại trường. Cũng xin cảm
ơn gia đình và bạn bè vì những khích lệ động viên trong suốt quá trình em
làm bài khoá luận. Do hiểu biết, thời gian cũng như kinh nghiệm còn nhiều
hạn chế nên bài khoá luận này không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Em
rất mong nhận được sự chỉ bảo và ý kiến đóng góp từ các thầy cô và bạn bè
để bài khoá luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
CHƢƠNG I:
TỔNG QUAN VỀ CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHUỖI CỬA HÀNG TIỆN ÍCH
1. Khái niệm cửa hàng tiện ích và chuỗi cửa hàng tiện ích
1.1. Khái niệm cửa hàng tiện ích
1.1.1 Khái niệm
Tên gọi cửa hàng tiện ích hay còn gọi là cửa hàng tiện lợi là xuất phát từ
từ Convenience store hay c- store trong tiếng Anh. Đúng như tên gọi của nó đây
là loại hình cửa hàng nhỏ và mở cửa với ưu tiên chính là tạo sự thuận lợi cho
những người mua hàng dù có nhiều khái niệm khác nhau về cửa hàng tiện ích.
Các khái niệm đó được thể hiện như sau:
Theo từ điển tiếng Anh hiện đại bỏ túi Oxford (The Oxford Pocket
Dictionary of Current English) thì cửa hàng tiện ích là “một cửa hàng với giờ
mở cửa được kéo dài và ở một vị trí thuận tiện, cung cấp một số lượng hữu hạn
các loại rau quả và hàng tiêu dùng”. Từ điển kinh doanh1 định nghĩa cửa hàng
tiện ích là “loại cửa hàng quy mô nhỏ đặt ở khu trung tâm, có đặc trưng là địa
điểm thuận lợi, mở cửa khuya và sắp đặt các loại hàng hoá hữu hạn cho sự thuận
tiện của người mua. Các cửa hàng này có mặt bằng giá cả cao hơn so với các
siêu thị nơi cung cấp nhiều chủng loại hàng hoá khác nhau”. Còn theo Random
House Unabridged Dictionary 1997 cửa hàng tiện ích là “cửa hàng bán lẻ cung
cấp sự lựa chọn hữu hạn các loại hàng hoá cơ bản như đồ hộp và thuốc men và
nó mở cửa với thời gian dài để thuận tiện cho người mua”.
Wikipedia đưa ra khái niệm cửa hàng tiện ích là những cửa hàng nhỏ,
thường được đặt bên cạnh những con đường đông dân cư hay ở cạnh trạm xăng.
Nó có thể ở dưới dạng các trạm xăng cung cấp thêm dịch vụ bán lẻ cho
khách mua xăng hoặc là các cửa hàng tiện ích bán xăng bên cạnh các hàng hoá
1 Business Dictionary Dictionary of Business Terms. Copyright © 2000 by Barron's
Educational Series, Inc
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 1
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
mà các cửa hàng này cung cấp. Chủ yếu, các cửa hàng tiện ích thường ở những
khu vực dân cư đông đúc. Ngoài ra nó có thể xuất hiện trong cả ga xe lửa. Hàng
hoá mà cửa hàng tiện ích cung cấp thường là những mặt hàng thuận tiện, các
loại hàng hoá thiết yếu có tính năng sử dụng cao. Các loại hàng hoá điển hình
cho cửa hàng tiện ích có thể kể đến ở đây là các loại đồ ăn vặt đóng gói như kẹo,
bánh, các loại đồ uống có ga, nước lọc, nước đóng chai như trà, cà phê, ngoài ra
có thể có kem, xổ số, báo và tạp chí.2
NACs_hiệp hội các cửa hàng tiện ích quốc gia Mỹ định nghĩa cửa hàng
tiện ích là mô hình kinh doanh bán lẻ với đặc trưng cơ bản là cung cấp cho
khách hàng một địa điểm thuận tiện nơi có thể mua một cách nhanh chóng các
hàng hóa tiêu dùng ( chủ yếu là thực phẩm hoặc thực phẩm và xăng) cũng như
dịch vụ.
Tổng hợp các khái niệm trên, có thể đưa ra định nghĩa: “cửa hàng tiện ích
là loại hình cửa hàng nhỏ được đặt ở các địa điểm thuận lợi, có giở mở cửa dài
hơn so với các loại hình kinh doanh thương mại khác và cung cấp các mặt hàng
thiết yếu với chủng loại và số lượng có giới hạn”.
Với các khái niệm được đưa ra trên, ta nhận thấy cửa hàng tiện ích chính
là một loại hình phân phối bán lẻ do hàng hoá được cung cấp đến tận tay người
tiêu dùng cuối cùng, hơn thế nữa cửa hàng tiện ích là mô hình kinh doanh bán lẻ
hiện đại bán hàng theo phương thức tự phục vụ : khách hàng tự do lựa chọn
hàng hoá và tự ra thanh toán tiền, toàn bộ quá trình mua hàng hoàn toàn không
cần đến sự xuất hiện của nhân viên bán hàng.
1.1.2 Đặc điểm cửa hàng tiện ích
Dù khác biệt về quy mô hay số lượng hàng hóa thì một cửa hàng tiện ích
cũng luôn có những đặc điểm sau:
2
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 2
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
Địa điểm đặt cửa hàng tiện ích là ở những vị trí thuận lợi: những khu vực
tập trung đông dân cư, trạm xe, ga tàu hỏa và được thiết kế thuận tiện cho
khách hàng, có chỗ đỗ xe hay lối đi thuận tiện cho người đi bộ vào cửa
hàng
Cửa hàng tiện ích có quy mô nhỏ. Theo NACs dù khác nhau rõ rệt về quy
mô thì một cửa hàng tiện ích điển hình sẽ có diện tích từ 5000 feet vuông
(150 m2) trở xuống.
Cửa hàng tiện ích có thời gian mở cửa dài và mở cửa cả 7 ngày trong tuần,
mở cửa đến đêm khuya, thường thì các cửa hàng này mở cửa phục vụ
khách hàng khoảng 16 tiếng trong ngày, đóng cửa vào lúc 12 giờ và mở
cửa vào 6 giờ sáng hôm sau nhưng tại các nước phát triển như Mỹ và
Nhật Bản và gần đây là nhiều nước khác nhiều chuỗi cửa hàng tiện ích mở
cửa 24/24
Số hàng hóa trong cửa hàng tiện ích luôn ở mức lớn hơn hoặc bằng 500
SKUs
Hàng hóa bày bán ở các cửa hàng tiện ích là các hàng hóa thiết yếu, thuận
tiện cho nhu cầu sử dụng của khách mua hàng, thường đó là thực phẩm
đóng hộp, đồ uống, đồ ăn vặt, sách báo tạp chí, hàng tạp hóa, đồ dùng vệ
sinh cá nhân...có khi còn có cả đồ văn phòng, đồ mỹ phẩm. Các cửa hàng
tiện ích cũng cung cấp cả đồ ăn nhanh như sandwichs, hamburger, bánh
mỳ baguettes...Nhưng có những loại hàng hóa sau là đặc trưng của cửa
hàng tiện ích, đó là: hàng tạp hóa, đồ uống, đồ ăn nhẹ và thuốc lá.3
1.1.3 Vị trí của cửa hàng tiện ích
Bên cạnh các loại hình phân phối khác trong quá trình phân phối hàng hóa
dịch vụ, cửa hàng tiện ích đóng vai trò 1 kênh phân phối bán lẻ đưa hàng hóa từ
phía các nhà cung cấp đến trực tiếp tận tay khách hàng.
3
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 3
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
Qua sơ đồ dưới đây, ta có thể thấy vị trí của loại hình cửa hàng tiện ích
trong hệ thống phân phối hiện đại. Là một mắt xích trong hệ thống phân phối,
của hàng tiện ích trực tiếp cung cấp các loại hàng hoá đến tay những người tiêu
dùng cuối cùng, bên cạnh các siêu thị, đại siêu thị, cửa hàng bách hoá, cửa hàng
đại hạ giá, các trung tâm thương mại
Sơ đồ 1 :Hệ thống phân phối hàng tiêu dùng hiện đại
Nhà sản xuất
Đại lý, môi giới
Người bán buôn Người bán buôn
Người bán lẻ
CH Siêu đại CH Cửa CH Trung tâm CH
tiện thị siêu bách hàng đại thông thương mại chuyên
ích thị hoá hạ giá thường doanh
Người tiêu dùng
Tổng hợp theo Marketing Essential_giáo trình Marketing căn bản (Philip
Kotler,NXB Thống Kê , 1999)
1.2. Khái niệm chuỗi cửa hàng tiện ích
Chuỗi cửa hàng tiện ích là tập hợp các cửa hàng tiện ích của cùng một nhà
phân phối, được đặt ở các địa điểm khác nhau nhưng cùng thống nhất với nhau
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 4
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
về các yếu tố: biển hiệu, giá cả, các loại hàng hoá, phương thức quản lý quầy
hàng, cách thức trưng bày hàng hoá cũng như hình thức cửa hàng.
2. So sánh cửa hàng tiện ích với siêu thị
Cửa hàng tiện ích Siêu thị
Loại hình phân phối Bán lẻ Bán lẻ
Quy mô <150m2 ≥400m2
Hình thức phục vụ Tự phục vụ Tự phục vụ
Chủng loại hàng hóa Hạn chế, chủ yếu là hàng tạp Phong phú, nhiều chủng
hóa, đồ ăn nhẹ và đồ uống, loại, số lượng hàng gấp
báo và tạp chí, xăng là mặt nhiều lần cửa hàng tiện
hàng thường thấy ích, không bán xăng
Thời gian mở cửa 16~24h/ ngày 13~15h/ ngày
Thời gian khách Ngắn (thường dưới 10 phút) Dài (có thể lớn hơn 20
hàng mua hàng phút đến 1, 2h)
Số lượng nhân viên ít NhiÒu
Gi¸ c¶ Cao h¬n møc gi¸ ë 1 siªu thÞ Ngang b»ng hoÆc cao h¬n
th«ng th•êng gi¸ hµng ë chî, thÊp h¬n
so víi cöa hµng tiÖn Ých
dÞch vô Giao hµng hãa tËn nhµ, gãi Kh«ng cã c¸c dÞch vô nµy
quµ, chuyÓn ph¸t nhanh, ®Æt
vÐ tµu xe, tr¶ hãa ®¬n ®iÖn,
n•íc, ®iÖn tho¹i...
Kh¶ n¨ng tiÕp cËn DÔ v× th•êng gÇn khu ®«ng Khã h¬n v× th•êng n»m
d©n c•, cã lèi ®i dÔ dµng cho trong khu bu«n b¸n hoÆc
ng•êi ®i bé vµo cöa hµng xa khu trung t©m do diÖn
tÝch réng
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 5
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
B·i ®ç xe HÑp, cã thÓ cã hoÆc kh«ng, Réng, cã thÓ chøa hµng
®ç nhiÒu nhÊt 8~10 «t« víi tr¨m «t«
cöa hµng tiÖn Ých quy m« lín
3. ¦u ®iÓm vµ nh•îc ®iÓm cña chuçi cöa hµng tiÖn Ých
3.1 ¦u ®iÓm
Cöa hµng tiÖn Ých kh¸c biÖt v× nh÷ng •u ®iÓm sau ®©y:
Ưu điểm nổi bật của loại hình cửa hàng tiện ích là thời gian mở cửa kéo
dài, từ 16~24h/ ngày, khách hàng có thể mua hàng bất cứ thời điểm nào
tại những cửa hàng tiện ích gần nơi họ sống vì các cửa hàng này thường
được đặt trong các khu dân cư tiện cho nhu cầu của khách hàng
Thuận tiện cho khách hàng cần mua hàng nhanh chóng, khách hàng có thể
dễ dang tìm thấy thứ mình cần chỉ trong một vài phút ở các cửa hàng tiện
ích trong khi họ sẽ mất nhiều thời gian hơn ở các cửa hàng thông thường.
Dịch vụ đa dạng so với các loại hình bán lẻ hiện đại khác, các cửa hàng
tiện ích có dịch vụ đưa hàng đến tận nhà, gói quà tặng, bán vé, thẻ điện
thoại, dịch vụ thư tín, chuyển phát nhanh..., những dịch vụ khó thấy ở các
siêu thị, cửa hàng bách hóa, trung tâm thương mại
So với các mô hình cửa hàng truyền thống thì hàng hóa trong cửa hàng
tiện ích được niêm yết rõ ràng, không gian sạch sẽ, hàng bày bán có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, khách hàng tự do lựa chọn hàng hóa
3.2 Nhược điểm
Tuy nhiên các cửa hàng tiện ích cũng có những nhược điểm nhất định, đó là:
Hàng hóa ở cửa hàng tiện ích có số lượng và chủng loại hạn chế nếu so với
siêu thị hay cửa hàng bách hóa, các loại hàng hóa như vật dụng gia đình, đồ
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 6
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
dùng nhà bếp thường không có, vì vậy mà lượng khách hàng và khối lượng
hàng hóa bán được không thể so sánh được với các loại hình bán lẻ này
Giá cả các mặt hàng ở cửa hàng tiện ích thường cao hơn giá thông thường
của hàng hóa ở siêu thị hay chợ, đây là điểm khiến một số người tiêu dùng
có thu nhập thấp hoặc vừa phải không thích loại hình này
Đặc điểm cơ bản của loại cửa hàng này là vị trí thuận tiện, ở nơi đông dân
cư nên giá thuê mặt bằng là không hề nhỏ, tốc độ quay vòng vốn lại chậm
do hàng hóa chủ yếu là hàng bách hóa
4. Các dạng cửa hàng tiện ích
Theo NACs (hiệp hội cửa hàng tiện ích Mỹ), trước đây, hầu hết các cửa
hàng tiện ích đều giống nhau ít ra là về quy mô_2400 feet vuông( xấp xỉ 72m2)
với các loại hàng hóa đóng gói, nhưng đến nay, các doanh nghiệp trong ngành
công nghiệp này đã tiếp cận thị trường với những loại hình cửa hàng tiện ích
khác nhau cũng như những loại hình hàng hóa khác nhau. Xuất hiện các cửa
hàng tiện ích mini, các cửa hàng tiện ích với quy mô truyền thống nhưng dịch vụ
ăn uống đa dạng hóa và cả những cửa hàng tiện ích ở dạng “hyper”, quy mô lớn
với nhiều loại hàng hóa và chỗ ngồi cho khách hàng dành cho việc ăn uống ngay
trong cửa hàng. Đến nay, phân đoạn được coi tăng trưởng nhanh nhất trong
ngành kinh doanh cửa hàng tiện ích chính là các cửa hàng “không truyền
thống”_chính là các cửa hàng thiết kế với diện tích khác biệt với con số 2400
feet vuông, hoặc lớn hơn, hoặc nhỏ hơn.
NACs chia các cửa hàng tiện ích hiện nay thành sáu dạng, đó là:
1) Ki ốt (Kiosk)
2) Cửa hàng tiện ích mini (Mini Convenience Store)
3) Cửa hàng tiện ích hàng hóa hạn chế (Limited Selection Convenience
Store)
TrÇn ThÞ Thuý H»ng_NhËt 1_K43F_KT&KDQT 7
Chuçi cöa hµng tiÖn Ých vµ triÓn väng ph¸t triÓn chuçi cöa hµng tiÖn Ých ë ViÖt Nam
4) Cửa hàng tiện ích dạng truyền thống (Traditional Convenience Store)
5) Cửa hàng tiện ích mở rộng (Expanded Convenience Store)
6) Cửa hàng tiện ích cấp cao (Hyper Convenience Store)
Dưới đây là chi tiết về các dạng cửa hàng tiện ích nói trên:
4.1 Ki ốt (Kiosk)
Kiosk là dạng cửa hàng tiện ích với diện tích ít hơn 800 feet vuông
( khoảng 24m2) bán một số hàng hóa phụ trội bên cạnh việc bán xăng. ở các cửa
hàng dạng này xăng dầu mới là hàng hóa chính và chủ sở hữu loại hình cửa hàng
này thường là các công ty hoặc nhà phân phối xăng dầu. Hàng hóa bày bán là
các loại thuốc lá, đồ uống, đồ ăn nhẹ, bánh kẹo. Các loại hàng tạp hóa cũng như
dịch vụ ăn uống hoàn toàn không có. Doanh thu từ bán xăng chiếm khoảng 9
phần, phần thu về từ các loại hàng hóa trong cửa hàng chỉ chiếm 1/10. Nơi đỗ xe
của cửa hàng luôn là tại chỗ bơm xăng. Giờ mở cửa của loại hình cửa hàng này
khác nhau tùy theo địa điểm và sự ưu tiên của người chủ sở hữu. Khách mua
hàng chủ yếu là người qua đường hay người dân địa phương lái xe vào mua
xăng.
4.2 Cửa hàng tiện ích mini (Mini Convenience Store)
Loại hình cửa hàng này với diện tích từ 800 đến 1200 feet vuông
(24m2~36m2) cực kỳ phổ biến với các công ty xăng dầu và cũng với mục đích
để bán xăng. Tuy nhiên, ở những nơi như các cửa hàng này, người chủ sở hữu
nó coi việc bán hàng hóa là một phần quan trọng của doanh thu và lợi nhuận. Có
hàng tạp hóa nhưng hạn chế và dịch vụ ăn uống đa phần là sandwiches làm sẵn.
Thường không có chỗ đỗ xe nào khác ngoài chỗ bơm xăng dù một số cửa hàng
có chỗ đỗ xe hẹp và giờ mở cửa thường từ 18 giờ/ ngày đến 24 giờ/ ngày. Khách
hàng thường xuyên của loại cửa hàng tiện ích này là những người mua