Khóa luận Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước – thực trạng và giải pháp

Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng là định chế tài chính trung tâm và có đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay. Năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO với hàng loạt cam kết mở cửa thị trường trong đó có mở cửa thị trường tài chính tiền tệ. Điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng thương mại của Việt Nam sẽ phải đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ các định chế tài chính hùng mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới ngay tại chính sân chơi của mình. Để có thể cạnh tranh và phát triển các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam cần phải đổi mới, trong đó có biện pháp cổ phần hóa. Tuy nhiên, cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước có nhiều đặc thù so với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước thông thường. Bởi ngân hàng thương mại nhà nước là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ – một lĩnh vực rất nhạy cảm và có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam về việc này hầu như là chưa có. Xuất phát từ thực tế đó, khóa luận được thực hiện với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc cũng như kiến nghị các giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta.

doc64 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2018 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Lí do, mục đích chọn đề tài Ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng là định chế tài chính trung tâm và có đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống các tổ chức tín dụng ở nước ta hiện nay. Năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO với hàng loạt cam kết mở cửa thị trường trong đó có mở cửa thị trường tài chính tiền tệ. Điều này cũng có nghĩa là các ngân hàng thương mại của Việt Nam sẽ phải đứng trước sức ép cạnh tranh rất lớn từ các định chế tài chính hùng mạnh trong khu vực cũng như trên thế giới ngay tại chính sân chơi của mình. Để có thể cạnh tranh và phát triển các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam cần phải đổi mới, trong đó có biện pháp cổ phần hóa. Tuy nhiên, cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước có nhiều đặc thù so với việc cổ phần hóa một doanh nghiệp nhà nước thông thường. Bởi ngân hàng thương mại nhà nước là doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ – một lĩnh vực rất nhạy cảm và có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam về việc này hầu như là chưa có. Xuất phát từ thực tế đó, khóa luận được thực hiện với mong muốn góp phần làm rõ những vấn đề lí luận cũng như thực tiễn cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Qua đó, tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc cũng như kiến nghị các giải pháp khắc phục nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Với mục đích như trên, khóa luận tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau: - Các vấn đề lí luận liên quan đến việc cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. - Các văn bản pháp luật thực định về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. - Thực trạng cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay và các vấn đề phát sinh trong thực tế Với đề tài là “ Cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước – thực trạng và giải pháp”, khóa luận không nghiên cứu tất cả các vấn đề có liên quan tới quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước mà chỉ tập trung phân tích một số cơ sở lí luận quan trọng và thực tiễn điển hình cũng như những quy định của pháp luật hiện hành về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh. Các phương pháp này được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin 3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Cho đến thời điểm hiện nay, những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta còn rất ít, hầu như là chưa có. Trước thực tế như vậy, khóa luận được thực hiện và có một số ý nghĩa như sau: - Hệ thống hóa một số quan điểm lí luận cũng như những vấn đề trong thực tiễn cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. - Phân tích những cơ sở pháp lí của cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước, chỉ rõ những điểm tích cực cũng như hạn chế của chúng. Bên cạnh đó, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước. Chương I Những vấn đề lí luận cơ bản về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước Những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Khái niệm cổ phần hóa và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là thực thể ra đời và tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới mặc dù vai trò, vị trí của nó trong mỗi nền kinh tế là khác nhau. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước phát triển rất mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều lí do khác nhau mà theo thời gian, các doanh nghiệp nhà nước hoạt động càng ngày kém hiệu quả. Vì vậy, vào những năm cuối thập kỉ 60, đầu thập kỉ 70 của thế kỉ trước trên thế giới đã xuất hiện một làn sóng ồ ạt cải cách các DNNN. Một trong những phương thức được sử dụng phổ biến nhất là tiến hành cổ phần hóa. ở Việt Nam, các DNNN đã ra đời và phát triển rất sớm trong thời kì kế hoạch hóa tập trung với tư cách là thành phần chủ đạo của nền kinh tế. Trong suốt những năm kháng chiến chống lại sự xâm lược của Pháp, Mĩ cũng như trong những năm đầu của công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các doanh nghiệp nhà nước đã phát huy vai trò của mình rất hiệu quả. Mặc dù vậy, cũng như ở nhiều quốc gia khác trên thế giới, trong quá trình phát triển, các doanh nghiệp nhà nứơc ở Việt Nam đã sớm bộc lộ nhiều hạn chế. Những nhược điểm của mô hình doanh nghiệp nhà nước càng bộc lộ rõ hơn khi nền kinh tế nước ta chuyển qua cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong hoàn cảnh mới, các doanh nghiệp nhà nước với tình trạng làm ăn thua lỗ đã trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đảng và nhà nước ta nhận thức rất rõ vấn đề này và đã sớm đưa ra chủ trương đổi mới các doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này. Từ năm 1960, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành rất nhiều biện pháp nhằm cải tiến quản lí xí nghiệp quốc doanh và bắt đầu từ năm 1990 trở đi, việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước được xúc tiến rất mạnh mẽ. Để cải cách các doanh nghiệp nhà nước một cách có hiệu quả thì phải giải quyết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng hoạt động kém hiệu quả, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước, Nhà nước quản lí và giám sát thông qua các cơ quan quản lí bằng các cơ chế ràng buộc, hành chính mệnh lệnh, xin cho, không rõ trách nhiệm...Việc quản lí giám sát thông qua nhiều tầng nấc và của đại diện sở hữu chung chứ không phải là chủ sở hữu đích thực quản lí giám sát một cách thực sự bằng các cơ chế, định chế bắt buộc theo nguyên tắc thị trường. Hệ quả là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả, luôn ở trong tình trạng trông chờ và ỉ lại. Để khắc phục những nhược điểm đó, một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là tiến hành cổ phần hóa. Cho đến nay, mặc dù đã có rất nhiều văn bản pháp lí được ban hành để điều chỉnh vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng vẫn chưa có một văn bản nào đưa ra khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách trực tiếp và đầy đủ. Văn bản có hiệu lực pháp lí cao nhất tính cho tới thời điểm này điều chỉnh việc cổ phần hóa là Nghị định số 109/2007/NĐ- CP ngày 26/6/2007 cũng chỉ mới đưa ra khái niệm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách gián tiếp. Theo đó, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được hiểu là việc “Chuyển đổi những doanh nghiệp mà nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu: huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.” Chính vì lẽ trên mà đã có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm cổ phần hóa. Tuy nhiên, tựu trung lại các quan điểm đó đều thống nhất ở hai nội dung là: (1) Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi công ti nhà nước thành công ti cổ phần; (2) Cổ phần hóa là quá trình làm đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong doanh nghiệp. Do vậy, chúng ta có thể hiểu theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước như sau: “ Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi những doanh nghiệp nhà nước sang hoạt động theo hình thức công ti cổ phần thông qua phương thức huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nhằm đa dạng hóa sở hữu trong doanh nghiệp” 1.1.2. Những nguyên tắc đối với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là vấn đề có ảnh hưởng rất lớn đối với mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Chính vì vậy, việc cồ phần hóa phải tuân theo những nguyên tắc nhất định nhằm đảm bảo cho tình hình kinh tế, xã hội của quốc gia luôn luôn ổn định và phát triển. Có hai nguyên tắc cơ bản được đặt ra khi cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Nguyên tắc thứ nhất: phải xác định rõ về vai trò của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nói chung và trong từng doanh nghiệp cổ phần hóa nói riêng. Đảng và Nhà nước ta đã luôn xác định vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế hàng hóa thị trường định hướng Chủ nghĩa xã hội. Do vậy, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước không những phải giữ vững được điều đó mà còn phải góp phần nâng cao vai trò của khu vực kinh tế quốc doanh. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước được thể hiện ở những khía cạnh như sau: (1) Thành phần kinh tế nhà nước phải nắm giữ những ngành sản xuất kinh doanh mà hoạt động của chúng có sự chi phối và tác động to lớn tới những ngành kinh tế khác. Ví dụ như ngành ngân hàng, ngoại thương, năng lượng, khái thác khoáng sản quý hiếm...(2) Mặt khác, cũng phải chiếm giữ những ngành mang tính nền tảng, là cơ sở cho các ngành khác phát triển. Chẳng hạn như ngành giao thông vận tải, công nghiệp nặng, công nghiệp quốc phòng, văn hóa giáo dục...(3) Đối với những ngành còn lại, thành phần kinh tế nhà nước phải tịch cực tham gia vào để tạo ra định hướng phát triển, hướng dẫn cạnh tranh bằng ưu thế về tài chính và trình độ quản lý. Nguyên tắc thứ hai: cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước phải được tiến hành theo quy hoạch tổng thể của Nhà nước. Là loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa phải tuân theo sự sắp đặt của Nhà nước, theo một chương trình, quy hoạch tổng thể chứ không thể tiến hành một cách tự phát. Điều đó là nhằm giữ vững sự ổn định cho doanh nghiệp nói riêng và cho tình hình kinh tế xã hội nói chung. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong quá trình chỉ đạo thực hiện chủ trương cổ phần hóa của mình, Nhà nước cần sử dụng kết hợp cả hai biện pháp là biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính, trong đó biện pháp kinh tế là chính. Biện pháp kinh tế ở đây là giải quyết một cách hợp lí lợi ích kinh tế của các chủ thể có liên quan đến quá trình cổ phần hóa và thông qua đó để vận động thuyết phục cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động hiểu rõ chủ trương cổ phần hóa cũng như tự nguyện tham gia vào quá trình này. 1.1.3. Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Để thực hiện việc cổ phần hóa, doanh nghiệp nhà nước phải trải qua nhiều giai đoạn. Theo các quy định của pháp luật hiện nay, tiến trình cổ phần hóa của doanh nghiệp nhà nước diễn ra qua các giai đoạn như sau: Bước 1: Xây dựng phương án cổ phần hóa: Đây là bước đầu tiên của quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. ở giai đoạn này, các chủ thể có thẩm quyền do pháp luật quy định tiến hành chuẩn bị các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Ban Chỉ đạo cổ phần hóa và Tổ giúp việc được thành lập và thực hiện một số công việc như chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cổ phần hóa; lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp; kiểm kê, phân loại tài sản và lên danh sách người lao động thường xuyên tại doanh nghiệp. Trong bước này, Ban chỉ đạo cổ phần hóa dựa vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các quy định hiện hành mà thuê tổ chức tư vấn hoặc giao cho Tổ giúp việc và doanh nghiệp lập Phương án cổ phần hóa. Nội dung của phương án cổ phần hóa bao gồm: Những thông tin về doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong 3- 5 năm liền kề trước khi cổ phần hóa; Đánh giá thực trạng của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Phương án sắp xếp lại lao động; Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3- 5 năm tiếp theo; Phương án cổ phần hóa bao gồm hình thức cổ phần hóa, dự kiến cơ cấu vốn điều lệ, phương thức phát hành cổ phiếu; dự thảo Điều lệ công ty cổ phần hóa. Phương án cổ phần hóa này sau khi được lập sẽ được hoàn thiện cùng với sự tham khảo ý kiến các thành viên doanh nghiệp qua Hội nghị công nhân viên chức bất thường và báo cáo lên cơ quan quyết định cổ phần hóa. Cơ quan này sẽ ra quyết định cổ phần hóa chậm nhất trong vòng 5 ngày làm việc sau khi nhân được báo cáo. Bước 2: Tổ chức bán cổ phần: Phương thức bán cổ phần do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp lựa chọn theo quy định của pháp luật. Việc bán cổ phần diễn ra theo trình tự như sau: Đầu tiên, doanh nghiệp tiến hành bán đấu giá cổ phần cho các nhà đầu tư thông thường, có thể là bán trực tiếp tại doanh nghiệp hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian. Trên cơ sở giá đấu thành công bình quân cho các nhà đầu tư thông thường, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa tiến hành bán cổ phần ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp cũng như tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược. Kết quả bán cổ phần được tổng hợp và báo cáo lên cơ quan quyết định cổ phần hóa. Trong trường hợp không bán cổ phần cho đúng đối tượng trong phương án cổ phần hóa thì phải báo cáo cho cơ quan quyết định cổ phần hóa để quyết định điều chỉnh quy mô, cơ cấu cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa. Bước 3: Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần: Sau khi đã tiến hành chào bán cổ phần lần đầu, doanh nghiệp thực hiện nốt một số công việc còn lại để hoàn tất quy trình cổ phần hóa. Việc đầu tiên là tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất để thông qua Điều lệ và tổ chức hoạt động, phương án sản xuất kinh doanh, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm sát và bộ máy điều hành công ty cổ phần. Căn cứ vào kết quả của Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất, doanh nghiệp tiến hành đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoàn tất xử lí các vấn đề tài chính trong doanh nghiệp; cấp cổ phiếu cho các cổ đông theo quy định hiện hành; Tổ chức ra mắt công ty cổ phần và thực hiện bố cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định; Tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần. Hoàn tất các công việc trên, công ty cổ phần chính thức ra đời và hoạt động theo các quy định của pháp luật hiện hành về công ty cổ phần. 1.2. Những vấn đề cơ bản về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 1.2.1. Khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước Ngân hàng thương mại nhà nước là định chế tài chính trung gian quan trọng trong số các tổ chức tín dụng hiện nay ở nước ta. Tìm hiểu kĩ càng về khái niệm pháp lí của nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ chức năng cũng như vai trò của ngân hàng thương mại nhà nước trong nền kinh tế quốc dân và qua đó nhận thức sâu sắc hơn về nội dung và yêu cầu của vấn đề cổ phần hóa loại hình tổ chức tín dụng này. Để hiểu rõ hơn về khái niệm ngân hàng thương mại nhà nước cần phải bắt đầu từ khái niệm ngân hàng thương mại trong các quy định của pháp luật từ trước tới nay. Trước đây, trong cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung do Nhà nước nắm độc quyền sở hữu hệ thống ngân hàng nên trên thực tế ở nước ta không tồn tại các ngân hàng thương mại theo đúng nghĩa. Khái niệm ngân hàng thương mại được đề cập lần đầu tiên trong Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 đã phát triển khái niệm ngân hàng thương mại một cách bao quất và đầy đủ hơn. Theo Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được Hội đồng nhà nước thông qua ngày 23/5/1990( có hiệu lực từ ngày 01/10/1990) thì định nghĩa ngân hàng thương mại được hiểu như sau: “ Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”. Từ định nghĩa trên, ta thấy ngân hàng thương mại ở Việt Nam có những đặc trưng như sau: - Thứ nhất, ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ. - Thứ hai, phạm vi hoạt động chủ yếu và thường xuyên của ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi của khách hàng. Đồng thời, sử dụng nguồn tiền gửi đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Định nghĩa nêu trên của Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính 1990 đã phản ánh tương đối bao quát các khía cạnh pháp lí của khái niệm ngân hàng thương mại trong thực tiễn hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới. Thứ nhất, ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh( doanh nghiệp) hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ cho nên nó có đầy đủ tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân đó phản ánh rõ nét địa vị pháp lí của ngân hàng thương mại, cho phép ngân hàng thương mại có quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của bất kì tổ chức cá nhân nào khác. Việc xác định tư cách pháp nhân cho ngân hàng thương mại được pháp luật coi là yêu cầu hàng đầu trong việc tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động của chúng trong thực tiễn. Pháp lật của các nước trên thế giới luôn rất chú trọng vấn đề này. Chẳng hạn như Luật về ngành tín dụng của Đức 1992( Điều 1), Luật ngân hàng Ba Lan 1989( Điều 2.1). Luật về các tổ chức tài chính và ngân hàng Malaysia 1989 đã xác định tư cách pháp nhân cho ngân hàng thương mại ngay từ phần mở đầu: “ Ngân hàng nghĩa là một pháp nhân thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng”. Thứ hai, Pháp lệnh Ngân hàng 1990 cũng đã chỉ ra phạm vi hoạt động và nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng thương mại. Đó là nhận tiền gửi, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Pháp luật của hầu hết các nước cũng ghi nhận điều này. Đó là lần đầu tiên khái niệm pháp lí của ngân hàng thương mại được đưa ra ở nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế qua một số năm triển khai pháp lệnh Ngân hàng 1990 đã bộc lộ một số hạn chế và bất cập về định chế ngân hàng thương mại. Mặt khác, sự thay đổi, phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng đã cho thấy khái niệm trên về ngân hàng thương mại không còn phù hợp nữa. Vì vậy, Nhà nước ta đã ban hành Luật các tồ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định 49/2000/NĐ- CP ngày 12/9/2000 đưa ra các quy định mới về ngân hàng thương mại. Luật các tổ chức tín dụng không trực tiếp đưa ra định nghĩa ngân hàng thương mại nhưng đã gián tiếp đề cập tới các nội dung của nó thông qua định nghĩa “ Ngân hàng” và định nghĩa “ Hoạt động ngân hàng”. Theo đó, Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, ngân hàng bao gồm các loại: Ngân hàng thương mại, Ngân hàng phát triển, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác. Cũng theo Luật này thì hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cng ứng các dịch vụ thanh toán. Khái niệm ngân hàng thương mại đã được đề cập một cách rõ ràng trong Nghị định số 49/2000/NĐ- CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”. Qua định nghĩa trên ta thấy ngân hàng thương mại có đặc điểm như sau: Một là, thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng ( nhận tiền gửi, huy động vốn, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán) và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Đặc điểm này chỉ rõ sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại với khác tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác chỉ được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng. Hai là, theo tính chất và mục tiêu, hoạt động của ngân hàng lấy lợi nhuận làm mục tiêu và góp phần vào thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước. Điểm này cho thấy sự khác biệt giữa ngân hàng thương mại với các ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác. Như vậy, có thể thấy rõ trong Nghị định 49/2000/NĐ- CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ khái niệm ngân hàng thương mại đã được đề cập một cách toàn diện, bao quát được đầy đủ nội hàm cũng như bản chất của ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại nhà nước là một trong số các loại hình ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay. Đây là
Luận văn liên quan