Trong ngành giao thông vận tải, vận tải biển đóng một vai tró hết sức
quan trọng, nhất là khi quá trình quốc tế hoá về thương mại phát triể n
mạnh thì ngành vận tải đường biển càng đóng vai trò then chốt trong việc
chuyên chở và vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nước này sang nước
khác, từ châu lục này sang châu lục khác . . .
Không ai có thể phủ nhận lợi ích kinh tế của ngành hàng hải. Hàng
năm ngành này đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ
cho nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung, lợi nhuận mà ngành hàng hải đem lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập quốc dân của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, ngành hàng hải có
nhiệm vụ là tổ chức thực hiện các hoạt động vận tải, bốc xếp và dịch vụ
liên quan để phục vụ xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa, góp phần vào
việc tăng khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường cho hoạt động
xuất nhập khẩu của đất nước. Chính vì vây, Việt Nam và các quốc gia trê n
thế giới đều hết sức chú trọng vào việc phát triển các đội tàu chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển với quy mô lớn và đồng bộ.
Tuy nhiên, do đặc trưng kinh doanh của ngành hàng hải là phạm vi
hoạt động rộng khắp trên các vùng sóng nước và thời gian hành trình trê n
biển dài nên phương tiện vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiệ n
thiên nhiên, gánh chịu nhiều rủi ro, hiểm hoạ như: Thiên tai, thời tiết xấu,
bão lốc, sóng thần, cướp biển, các tai nạn hàng hải (Mắc cạn, đâm va, chá y
nổ ). Đặc biệt là đối với ngành hàng hải của Việt Nam, do hệ thống cảng
biển chưa phát triển, đội tàu của các công ty hàng hải còn nhỏ hẹp về qui
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
PHAN THỊ THU TRANG 6
mô và chất lượng, số lượng tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều, thê m
vào đó là trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của đội ngũ thuyền viên chưa cao.
Do đó trong quá trình vận tải của tàu ngoài những tổn thất do tai nạn bất
ngờ có thể xảy ra còn gặp phải rất nhiều tổn thất không đáng có
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực tiễn thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
------------------
ơ
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU
CỦA CÁC CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Th.s. Hồ Thuý Ngọc
Sinh viên thực hiện : Phan Thị Thu Trang
Lớp : A5 - K 41B- KTNT
HÀ NỘI - 11/2006
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
MỤC LỤC
Trang
Danh mục bảng ............................................................................................ 4
Lời nói đầu .................................................................................................. .5
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU.
I. Bảo hiểm thân tàu ..................................................................................... 9
1. Sự ra đời và phát triển của bảo hiểm thân tàu ........................................... 9
2. Khái niệm bảo hiểm thân tàu… ................................................................ 11
3. Các hình thức bảo hiểm thân tàu… ........................................................... 12
4. Các điều kiện bảo hiểm thân tàu ............................................................... 14
II. Hợp đồng bảo hiểm thân tàu. ................................................................... 16
1. Khái niệm về hợp đồng bảo hiểm thân tàu ................................................ 16
1.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng bảo hiểm thân tàu.............................. 16
1.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm thân tàu ................................................... 17
1.3. Hình thức pháp lý của hợp đồng bảo hiểm thân tàu ............................... 19
1.4. Các bên trong hợp đồng bảo hiểm thân tàu ............................................ 20
1 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
1.4.1 Bên tham gia bảo hiểm. ....................................................................... 20
1.4.2. Bên bảo hiểm ...................................................................................... 21
2. Quy trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu .................... 22
2.1 Giao kết hợp đồng bảo hiểm thân tàu...................................................... .22
2.1.1. Yêu cầu bảo hiểm… ........................................................................... 23
2.1.2. Chấp nhận bảo hiểm ........................................................................... 23
2.2. Thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu .................................................. 24
3. Cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu
3.1. Các nguồn luật điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm thân tàu. ........................ 32
3..1.1. Các điều ước quốc tế chi phối bảo hiểm thân tàu ............................. 32
3.1..2. Luật quốc gia. .................................................................................... 35
3.1.3. Tập quán hàng hải. ............................................................................. 37
Chương II
THỰC TRẠNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU CỦA CÁC CÔNG TY HÀNG HẢI VIỆT NAM
I. Thực trạng giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công
ty hàng hải Việt Nam. ................................................................................ 38
1. Hình thức tham gia bảo hiểm thân tàu chủ yếu của các công ty hàng hải
Việt Nam .................................................................................................... 38
2 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
2. Tình hình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công
ty hàng hải Việt Nam.................................................................................. 39
II. Đánh giá về thực trạng cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam. ...................... 54
1. Thuận lợi ................................................................................................ 54
2. Khó khăn ................................................................................................ 57
Chƣơng III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN CẢI THIỆN CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC GIAO
KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU CỦA CÁC CÔNG TY
HÀNG HẢI VIỆT NAM.
I. Một số kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tham gia bảo hiểm thân tàu của
các công ty hàng hải Việt Nam. .................................................................... 68
II. Một số kiến nghị góp phần cải thiện cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam. .................. 72
Kết luận ........................................................................................................ 79
Tài liệu tham khảo ........................................................................................ 80
3 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê số lượng tàu biển của Việt Nam qua các năm, tr. 40
Bảng 2: Thống kê các loại tàu hoạt động tuyến quốc tế, tr. 41
Bảng 3: Thống kê số tiền bảo hiểm của đội tàu Việt Nam từ năm 2000 đến
hết quý I năm 2005, tr. 43
Bảng 4: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến sự cố hàng hải từ năm 2004
đến nửa đầu năm 2006, tr. 48
Bảng 5: Bồi thường bảo hiểm thân tàu và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu của một số doanh nghiệp bảo hiểm năm 2005, tr. 49
Bảng 6: Một số thiệt hại về thân tàu đã được bảo hiểm bồi thường đáng
chú ý từ năm 1995 đến hết tháng 06 năm 2006, tr.52
4 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong ngành giao thông vận tải, vận tải biển đóng một vai tró hết sức
quan trọng, nhất là khi quá trình quốc tế hoá về thương mại phát triển
mạnh thì ngành vận tải đường biển càng đóng vai trò then chốt trong việc
chuyên chở và vận chuyển hành khách, hàng hoá từ nước này sang nước
khác, từ châu lục này sang châu lục khác . . .
Không ai có thể phủ nhận lợi ích kinh tế của ngành hàng hải. Hàng
năm ngành này đã trực tiếp hay gián tiếp tạo ra nguồn lợi nhuận khổng lồ
cho nền kinh tế của các quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói
chung, lợi nhuận mà ngành hàng hải đem lại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập quốc dân của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, ngành hàng hải có
nhiệm vụ là tổ chức thực hiện các hoạt động vận tải, bốc xếp và dịch vụ
liên quan để phục vụ xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa, góp phần vào
việc tăng khả năng cạnh tranh cũng như mở rộng thị trường cho hoạt động
xuất nhập khẩu của đất nước. Chính vì vây, Việt Nam và các quốc gia trên
thế giới đều hết sức chú trọng vào việc phát triển các đội tàu chuyên chở
hàng hoá bằng đường biển với quy mô lớn và đồng bộ.
Tuy nhiên, do đặc trưng kinh doanh của ngành hàng hải là phạm vi
hoạt động rộng khắp trên các vùng sóng nước và thời gian hành trình trên
biển dài nên phương tiện vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện
thiên nhiên, gánh chịu nhiều rủi ro, hiểm hoạ như: Thiên tai, thời tiết xấu,
bão lốc, sóng thần, cướp biển, các tai nạn hàng hải (Mắc cạn, đâm va, cháy
nổ …). Đặc biệt là đối với ngành hàng hải của Việt Nam, do hệ thống cảng
biển chưa phát triển, đội tàu của các công ty hàng hải còn nhỏ hẹp về qui
5 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
mô và chất lượng, số lượng tàu đạt tiêu chuẩn quốc tế chưa nhiều, thêm
vào đó là trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của đội ngũ thuyền viên chưa cao.
Do đó trong quá trình vận tải của tàu ngoài những tổn thất do tai nạn bất
ngờ có thể xảy ra còn gặp phải rất nhiều tổn thất không đáng có.
Với đặc trưng kinh doanh như vậy, việc mua bảo hiểm thân tàu cho
đội tàu của mình đối với các công ty hàng hải là một giải pháp tốt nhằm
đảm bảo tài sản, ổn định tài chính khi xảy ra tổn thất và đảm bảo kinh
doanh có lãi. Trên thực tế, nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu được tiến hành ở
Việt Nam từ năm 1965 nhưng thị trường bảo hiểm thân tàu ở Việt Nam
còn nhỏ bé, chưa phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề đặt ra
là làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp
đồng bảo hiểm thân tàu giữa các công ty hàng hải và các doanh nghiệp bảo
hiểm, thúc đẩy thị trường bảo hiểm thân tàu phát triển. Với mong muốn
được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu nghiệp vụ bảo hiểm
thân tàu và nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo
hiểm thân tàu em xin chọn tề tài: “cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam”
làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Em xin chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm đưa ra những khó khăn
trong việc tham gia bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải cũng như
một số hạn chế trong việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu của các
công ty bảo hiểm và mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào việc
nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giao kết và thực
6 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu nói riêng và thúc đẩy thị trường bảo hiểm
thân tàu ở Việt Nam phát triển nói chung.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Bảo hiểm hàng hải là một lĩnh vực rộng, bao gồm nhiều nghiệp vụ
như: bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển, bảo
hiểm thân tàu biển, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu… Vì vậy
trong khuôn khổ hạn hẹp của luận văn này, em chỉ tập trung vào nghiên
cứu nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu. Phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong
pháp luật về bảo hiểm của Việt Nam, thị trường bảo hiểm thân tàu ở Việt
Nam, các công ty hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp bảo hiểm Việt
Nam cung cấp dịch vụ bảo hiểm thân tàu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Những vấn đề của
lý luận và thực tiễn đều được xem xét trong điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ
thể.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Tổng hợp số liệu, nghiên cứu các số
liệu rút ra từ các kết luận.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Mổ xẻ, bóc tách vấn đề từ đó rút
ra những kết luận mang tính bản chất.
- Phương pháp so sánh và đối chiếu.
5. Kết cấu luận văn
7 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
Luận văn được kết cấu thành 3 chương như sau:
- Chương I: Lý luận chung về cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực
hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu.
- Chương II: Thực trạng cơ sở pháp lý cho việc giao kết và thực hiện
hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải Việt Nam.
- Chương III: Một số kiến nghị góp phần cải thiện cơ sở pháp lý cho việc
giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm thân tàu của các công ty hàng hải
Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu, khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế, chắc
rằng luận văn không tránh khỏi một số sai sót. Em rất mong nhận được sự
chỉ dẫn thêm của thầy cô, bạn bè và các chuyên gia bảo hiểm hàng hải.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến THS. Hồ Thuý Ngọc- Giáo viên
Bộ môn Luật Trường Đại Học Ngoại Thương, người đã dành thời gian và
công sức, nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, bạn
bè Trường Đại Học Ngoại Thương đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong việc sưu tầm tài liệu và hoàn thành tốt luận văn này.
8 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CHO VIỆC
GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM THÂN TÀU
I. Bảo hiểm thân tàu
1. Sự ra đời của bảo hiểm thân tàu.
Từ những năm 3000 trước công nguyên những lái buôn người
Trung Quốc đã nghĩ ra và áp dụng một số nguyên tắc bảo hiểm trong việc
chuyên chở hàng hoá trên sông Trường Giang vốn nổi tiếng nguy hiểm với
đá ngầm và ghềnh thác. Để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra họ quyết
định phân tán khả năng xảy ra tổn thất bằng cách tại các đầu thác họ chia
đều các bao hàng của mỗi thuyền cho các thuyền khác. Như vậy khi một
thuyền bị tổn thất cũng có nghĩa là mỗi thuyền chỉ bị tổn thất một bao hàng
thôi.
Từ thế kỷ 13 bảo hiểm hàng hải đã trở thành một yếu tố không thể
thiếu trong đời sống buôn bán ở các cảng thuộc Địa Trung Hải. Bảo hiểm
tàu biển đã xuất hiện ở Anh và Châu Âu từ thế kỷ 16. Phương thức bảo
hiểm thời đó là các chủ tàu hoặc các thương nhân để được bảo hiểm phải
chuẩn bị một bản khai chi tiết về các rủi ro tài chính của chuyến đi, bên
dưới bản khai này “Các nhà buôn trung thực” hoặc các chủ ngân hàng
muốn chia sẻ rủi ro sẽ ghi số tiền mà họ phải chịu trách nhiệm và ký tên.
Do đó bảo hiểm hàng hải là nguồn gốc của thuật ngữ được sử dụng:
“Người bảo hiểm” (Underwriter) và “Bảo hiểm” (Underwriting).
Bảo hiểm thân tàu chỉ thực sự hình thành và phát triển thành một
nghiệp vụ kinh doanh từ cuối thế kỷ 17, bắt nguồn từ quán cà phê của
người thuyền trưởng giàu kinh nghiệm tên Eward Lloyd ở phố Tower
street . Vào thời gian đó cứ mỗi lần đi biển trở về các thuyền trưởng, nhà
9 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
buôn lại ngồi quán cà phê bùi ngùi kể cho nhau nghe về đồng nghiệp của
mình đã bị rủi ro, mất mát như thế nào. Với óc thông minh, nhanh nhạy
của một nhà kinh tế, ông Edward Lloyd đã thu thập tin tức và lập bản tin
Lloyd’s về hàng hải và cho thông báo hàng ngày vào những giờ quy định.
Bản tin này dựa vào những tin tức của các nhà buôn, thuyền trưởng, sỹ
quan thuỷ thủ thường đến quán để trao đổi về những rủi ro, hiểm hoạ, tổn
thất xảy ra với các tàu đi biển trước khi dời bến. Dần dần các nhà kinh
doanh, các nhà môi giới bảo hiểm, những người muốn mua bảo hiểm cũng
đến đó để giao dịch và tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên
Lloyd chỉ đóng vai trò chủ quán mà không trực tiếp tham gia bất kỳ hợp
đồng bảo hiểm nào. Mỗi người bảo hiểm phải tự chịu trách nhiệm về
những hợp đồng bảo hiểm đã ký kết của mình. Sau khi Lloyd qua đời vào
năm 1713, các nhà khai thác bảo hiểm hàng hải thấy cần phải có một địa
điểm như quán cà phê của Lloyd’s để họ tập trung thực hiện giao dịch các
hợp đồng bảo hiểm, vào năm 1770 “Society of Lloyd’s” được thành lập
với tư cách là tổ chức tự nguyện. Tổ chức hoạt động với tư cách tư nhân
cho đến năm 1871 thì hợp theo luật Quốc hội (Act of Parliament) và trở
thành Hội Đồng Lloyd’s (The Corporation of Lloyd’s). Hiện nay tự thân
hội đồng Lloyd’s không kinh doanh mà chỉ tổ chức, điều khiển và đưa ra
những quy tắc cho các thành viên. Sau đó tổ chức này đã phát triển mạnh
mẽ và trở thành thị trường bảo hiểm lớn nhất về tái bảo hiểm và bảo hiểm
hàng hải. Như vậy từ cuối thế kỷ 17, các thể lệ và luật lệ về bảo hiểm tàu
biển đã ra đời. Từ năm 1881, các điều khoản đã trở thành tiêu chuẩn cho
các đơn vị bảo hiểm thân tàu (Hull Policies) và đã được tập hợp thành một
bộ điều khoản để dùng cho các đơn bảo hiểm thân tàu và máy tàu. Sau đó
Hiệp hội những người bảo hiểm London ấn hành gọi là ITC hay điều
khoản bảo hiểm thời hạn thân tàu (Institute Time Clauses). Qua nhiều lần
chính lý, bổ sung như ITC 01/10/1983 và điềù khoản bảo hiểm thân tàu
mới nhất là ITC 2001. Dù việc sử dụng các điều khoản này không có tính
chất bắt buộc song việc chấp hành nó đã trở thành hiển nhiên vì ITC đã trở
10 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
thành cơ sở cho các điều khoản bảo hiểm thân tàu trên toàn thế giới. Như
vậy, bảo hiểm thân tàu phần nào đảm bảo cho ngành vận tải biển tái sản
xuất mở rộng và kinh doanh tàu biển.
Ở Việt nam, bảo hiểm thân tàu là một trong các nghiệp vụ đầu tiên
khi Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (BAOVIET) được thành lập vào năm
1965. Năm 1975 sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,
BAOVIET mở rộng hệ thống chi nhánh vào các tỉnh phía nam và phát triển
nhất là công ty bảo hiểm thành phố Hồ chí Minh (BAOMINH), trên nền
tảng của công ty bảo hiểm VAR- Một công ty bảo hiểm hàng hải hàng đầu
hoạt động trước giải phóng miền Nam: thành lập (tháng11 năm 1994)
BAOMINH tiếp tục phát triển nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển, pha sông, tàu
sông và tàu cá. Năm 1990, với sự ra đời của Bộ luật Hàng hải, nhà lập
pháp đã qui định hẳn một chương riêng (chương 16) dành cho hợp đồng
bảo hiểm hàng hải và gần đây nhất là Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005.
Nếu năm 1995 chỉ có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu là
BAO VIET, BAO MINH, BAO LONG, PJICO, PVI thì tính đến hết tháng
8 năm 2006 đã có trên 10 công ty bảo hiểm bao gồm cả công ty liên doanh
với nước ngoài khai thác nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu như: QBE, UIC,
AAA, PTI, Samsung Vina, Công ty bảo hiểm Viễn Đông,
2. Khái niệm bảo hiểm thân tàu
Bảo hiểm thân tàu là bảo hiểm những rủi ro vật chất xảy ra đối với
tàu, máy móc, và các thiết bị trên tàu và một phần trách nhiệm mà chủ tàu
phải chịu trong trường hợp hai tàu đâm va nhau.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu là vỏ tàu, máy móc,
trang thiết bị trên tàu cước phí, chi phí hoạt động và một phần trách nhiệm
trong các vụ tàu đâm va nhau (thông thường là 3/4 trách nhiệm đâm va).
11 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
Ngoài ra, các chi phí và cung ứng liên quan đến con tàu và hành trình được
bảo hiểm tuỳ vào thoả thuận giữa chủ tàu và công ty bảo hiểm, các chi phí
này thường là:
Lương thực, thực phẩm, nước ngọt.
Lương ứng trước cho thuỷ thủ: Do hành trình của tàu thường rất dài.
Vì vậy chủ tàu thường trả lương cho thuỷ thủ trước hành trình. Khoản tiền
này chủ tàu cũng được bảo hiểm.
Cước thu nhập: Cước của chủ tàu được coi là thu nhập mà chủ tàu có
được nhờ kinh doanh khai thác hàng hoá, khoản cước này có thể chủ tàu
được chủ hàng trả trước, cũng có thể trả sau. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc
chắn chủ tàu sẽ được khoản cước này thì chủ tàu phải mua bảo hiểm trước.
Các chi phí quản lý, trị giá gia tăng.
3. Các hình thức bảo hiểm thân tàu:
Bảo hiểm thân tàu thường được tiến hành theo các hình thức sau đây:
- Bảo hiểm theo thời hạn thân tàu (Hull Time Insurance)
Bảo hiểm thời hạn thân tàu là bảo hiểm thân tàu trong một thời gian
nhất định. Loại hình bảo hiểm này thường áp dụng cho hầu hết các loại tàu.
Thời hạn bảo hiểm theo hình thức này là 12 tháng hay ít hơn và phải được
ghi rõ trong hợp đồng bảo hiểm. Thời điểm bắt đầu và kết thúc hiệu lực của
bảo hiểm cũng cần phải được cụ thể. Chẳng hạn, ở Anh thường ghi: “12
months from 1 September 19… to 31 August 19… both days inclusive”
12 PHAN THỊ THU TRANG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP K41
(B.D.I). Hình thức bảo hiểm này thường được bảo hiểm theo các điều kiện
sau đây:
Điều kiện bảo hiểm thân tàu “mọi rủi ro” (Institute Time Clauses
(Hull) –“All Risks” );
Điều kiện miễn bồi thường tổn thất riêng (Institute Time Clauses FPA
absolutely: ITC – FPA abs.);
Điều kiện miễn bồi thường hư hỏng (Institute Time Clauses F.O.D.
abs.).
Hình thức bảo hiểm theo thời hạn thường được áp dụng cho các loại tàu
khác nhau: Tàu buôn (thường từ 100 GRT trở lên), tàu đánh cá, tàu dưới
100 GRT, tàu đặc biệt: nạo vét đẩy, kéo, xà lan, tàu gỗ, dàn khoan cố định
hay di động hoặc các cấu trúc khác cho khai thác dầu.
- Bảo hiểm chuyến thân tàu (Voyage Insurance)
Là bảo hiểm con tàu từ cảng này đến cảng khác (at and from) hoặc
bảo hiểm cho một chuyến khứ hồi (round trip). Hình thức này thường dùng
để bảo hiểm cho tàu mới đóng để xuất khẩu hoặc tàu đi sửa chữa, theo các
điều kiện như: Institute Voyage Clauses (I.V.C) “All Risks” (mọi rủi ro) và
I.V.C.- FPA abs. (miễn tổn thất riêng).
- Bảo hiểm chi phí (Hull Disbursement Insurance)
Các chi phí như chi phí hoạt động của tàu (nhiên liệu, nước ngọt,
lương thực, thực phẩm, tiền lương thuỷ thủ, cảng phí…) cũng được bảo
hiểm. Những chi phí này thường được bảo hiểm theo điều kiện TLO (Điều
kiện bảo hiểm tổn thất toàn bộ).
-