Đường lối đổi mới từ Đại hội VI do Đảng cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo đã khơi dậy và phát huy được những tiềm năng vật chất,
tinh thần to lớn của toàn dân tộc, đem lại những thành tựu có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, tạo tiền đề kinh tế xã hội đưa nước ta sang thời kì mới - đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong các quan điểm của Đảng, đổi mới về
mặt kinh tế là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu vì nó được coi
là bước đệm, là đòn bẩy cho quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi
lĩnh vực. Do vậy, việc chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ chỗ vận hành theo
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước đề ra tại đại hội
Đảng VI được coi là một bước đi hoàn toàn hợp lý. Thực tiễn gần 20 năm đổi
mới ở Việt Nam cũng cho thấy chúng ta phải áp dụng nhiều hình thức kinh tế
tư bản, coi đó là hình thức kinh tế trung gian quá độ, là con đường dẫn dắt nề n
tiểu sản xuất đi lên CNXH một cách hữu hiệu nhất.
Mô hình công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến của
nền kinh tế TBCN khi lực lượng sản xuất đạt trình độ xã hội hóa cao. Ra đời
đầu tiên ở vương quốc Anh vào đầu thế kỷ XVII, với những lợi thế của mình
trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, công ty cổ phần đang ngà y
càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhận thức được tính tất yếu của việc xâ y
dựng mô hình công ty cổ phần trong nền kinh tế, Luật Công ty năm 1990 của
Việt Nam được ban hành nhằ m điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp, trong đó có công ty cổ phần. Tiếp đó là sự ra đời của Luật Doanh
nghiệp năm 1999 và 2005, nhằm sửa đổi, bổ sung những hạn chế của các luật
ban hành trước đó. Tuy nhiên, do hình thức kinh doanh này vẫn còn khá mới
Khoá luận tốt nghiệp
Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT. 7
mẻ ở nước ta nên so với pháp luật về công ty cổ phần của nhiều nước, pháp
luật về công ty cổ phần của Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định,
chưa hoàn toàn tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này ở
Việt Nam. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trong
việc xây dựng hành lang pháp lý cho công ty cổ phần hoạt động có thể được
coi là một công việc rất cần thiết.
Nhật Bản, một quốc gia cũng thuộc vùng Châu Á- Thái Bình Dương,
có một số nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội với Việt
Nam nhưng lại là một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất của thế giới.
Để đạt được sự cường thịnh của nền kinh tế Nhật Bản có sự đóng góp không
nhỏ của các công ty cổ phần. Song để loại hình công ty này có điều kiện phát
triển tất yếu phải kể đến những quy định pháp lý rõ ràng, hợp lý trong Bộ
Luật Thương mại Nhật Bản (The Commercial Code of Japan) ban hành nă m
1899, điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần trong hơn 100 năm qua.
Vì lẽ đó, việc xem xét, nghiên cứu và so sánh để nhận ra những điểm hay
trong bộ luật này nhằm áp dụng vào việc xây dựng luật của Việt Nam là điều
nên là m. Đặc biệt trong thời điểm Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
mới chỉ có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thì ta càng nên nhìn nhận nó trong tương
quan với Bộ luật Thương mại Nhật Bản để tìm ra những điể m tiến bộ mà luật
của Việt Nam đã đạt được với vị thế là người đi sau c ũng như những gì cần
phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để Luật Doanh nghiệp của Việt Nam được thực
thi có hiệu quả.
Xuất phát từ những căn cứ ấy tôi đã chọn vấn đề : “Công ty cổ phần
theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với
công ty cổ phần theo Luật Thƣơng mại Nhật Bản” là m đề tài cho khoá
luận tốt nghiệp của mình.
86 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với công ty cổ phần theo luật thương mại Nhật Bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƢƠNG
--------- ---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM NĂM 2005 TRONG QUAN HỆ
SO SÁNH VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN THEO LUẬT
THƢƠNG MẠI NHẬT BẢN
Họ và tên sinh viên : Dƣơng Thị Mến
Lớp : A14
Khoá : 41
Giáo viên hƣớng dẫn : GS. TS. Nguyễn Thị Mơ
HÀ NỘI – 11/ 2006
Khoá luận tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp, em đã
nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo nhiệt tình của GS.TS. Nguyễn Thị Mơ.
Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo của
trường đại học Ngoại Thương Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô thuộc khoa
Kinh Tế Ngoại Thương đã dạy dỗ và chỉ bảo em trong suốt bốn năm học vừa
qua tại trường.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè, gia đình và người
thân-những người đã động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khoá luận.
Hà Nội, tháng 11 năm 2006
Dương Thị Mến
1 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................... 04
Lời nói đầu .................................................................................................. 05
Chƣơng 1: Một số vấn đề chung về công ty cổ phần và pháp luật về công
ty cổ phần của Việt Nam và Nhật Bản ...................................................... 08
I/ Tổng quan về công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần ............. 08
1.Khái niệm về công ty cổ phần .................................................................... 08
1.1. Nền kinh tế Việt Nam và sự hình thành, phát triển các công ty cổ phần.
08
1.2. Công ty cổ phần và đặc điểm của công ty cổ phần ở Việt Nam.............. 15
1.3. Vị trí, vai trò của công ty cổ phần ở Việt Nam....................................... 18
2. Pháp luật về công ty cổ phần .................................................................... 20
2.1. Sự cần thiết phải ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty cổ
phần ............................................................................................................. 20
2.2. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về công ty cổ phần ................... 21
II/ Pháp luật về công ty cổ phần theo luật doanh nghiệp Việt Nam năm
2005 và theo Bộ luật thương mại Nhật Bản.............................................. 22
1. Pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần ................................................... 22
1.1. Từ luật Công ty năm 1990 đến Luật Doanh nghiệp năm 2005 ............... 22
1.2. Những quy định chủ yếu về công ty cổ phần ......................................... 26
2. Pháp luật về công ty cổ phần của Nhật Bản ............................................. 30
2.1. Đặc điểm về luật điều chỉnh của Nhật Bản ............................................ 30
2.2. Những quy định chủ yếu về công ty cổ phần ......................................... 31
Chƣơng 2: Một số điểm khác biệt về công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp Việt Nam năm 2005 và Bộ luật Thƣơng mại Nhật Bản sửa đổi
năm 2002 ..................................................................................................... 32
I. Khác biệt về thủ tục thành lập công ty cổ phần ...................................... 33
2 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
1. Khác biệt về những quy định liên quan đến sáng lập viên ....................... 33
2. Khác biệt về những quy định liên quan đến bản Điều lệ .......................... 38
3. Khác biệt về các bước liên quan đến thủ tục thành lập ............................. 41
II. Khác biệt về cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty cổ phần ..................... 42 40II. Khác biệt về cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty cổ phần
1. Đại hội đồng cổ đông - cơ quan lãnh đạo của công ty cổ phần ................ 43
2. Khác biệt về các quy định liên quan đến Ban giám đốc ........................... 48
3. Khác biệt về các quy định liên quan đến Ban kiểm soát ........................... 56
III. Một số khác biệt khác ........................................................................ 58
1. Khác biệt về luật điều chỉnh ..................................................................... 58
2. Khác biệt về quy chế phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần ................ 58
3. Khác biệt về quyền của cổ đông ............................................................... 62
IV. Nhận xét về một số tồn tại của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
trong các quy định về công ty cổ phần ....................................................... 64
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thực thi các quy định về
công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 ................ 67
I. Nhóm giải pháp đối với Nhà nước ........................................................... 67
1. Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định về công ty cổ phần trong
Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 ....................................................... 67
2. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh
nghiệp năm 2005 về công ty cổ phần ............................................................ 69
3. Tăng cường phổ biến về công ty cổ phần và Luật Doanh nghiệp năm
2005 về công ty cổ phần ............................................................................... 70
II. Nhóm giải pháp đối với các công ty cổ phần ......................................... 71
1. Nâng cao nhận thức về vấn đề cổ phần hóa và pháp luật về công ty
cổ phần......................................................................................................... 71
2. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động ............................................................ 71
III. Nhóm giải pháp khác ............................................................................ 72
1. Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán....................... 72
2. Đánh giá đúng hiệu quả thực tế của các công ty cổ phần ........................ 75
Kết luận ....................................................................................................... 76
3 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 78
Phụ lục ...................................................................................................... 80
4 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH Chủ nghĩa xã hội
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
TBCN Tư bản chủ nghĩa
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
5 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
Lêi nãi ®Çu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đường lối đổi mới từ Đại hội VI do Đảng cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo đã khơi dậy và phát huy được những tiềm năng vật chất,
tinh thần to lớn của toàn dân tộc, đem lại những thành tựu có ý nghĩa vô cùng
quan trọng, tạo tiền đề kinh tế xã hội đưa nước ta sang thời kì mới - đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong các quan điểm của Đảng, đổi mới về
mặt kinh tế là một trong những vấn đề được ưu tiên hàng đầu vì nó được coi
là bước đệm, là đòn bẩy cho quá trình đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi
lĩnh vực. Do vậy, việc chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ chỗ vận hành theo
cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận
hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước đề ra tại đại hội
Đảng VI được coi là một bước đi hoàn toàn hợp lý. Thực tiễn gần 20 năm đổi
mới ở Việt Nam cũng cho thấy chúng ta phải áp dụng nhiều hình thức kinh tế
tư bản, coi đó là hình thức kinh tế trung gian quá độ, là con đường dẫn dắt nền
tiểu sản xuất đi lên CNXH một cách hữu hiệu nhất.
Mô hình công ty cổ phần là một hình thức tổ chức kinh tế phổ biến của
nền kinh tế TBCN khi lực lượng sản xuất đạt trình độ xã hội hóa cao. Ra đời
đầu tiên ở vương quốc Anh vào đầu thế kỷ XVII, với những lợi thế của mình
trong việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, công ty cổ phần đang ngày
càng trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nhận thức được tính tất yếu của việc xây
dựng mô hình công ty cổ phần trong nền kinh tế, Luật Công ty năm 1990 của
Việt Nam được ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh
nghiệp, trong đó có công ty cổ phần. Tiếp đó là sự ra đời của Luật Doanh
nghiệp năm 1999 và 2005, nhằm sửa đổi, bổ sung những hạn chế của các luật
ban hành trước đó. Tuy nhiên, do hình thức kinh doanh này vẫn còn khá mới
6 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
mẻ ở nước ta nên so với pháp luật về công ty cổ phần của nhiều nước, pháp
luật về công ty cổ phần của Việt Nam vẫn còn có những hạn chế nhất định,
chưa hoàn toàn tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này ở
Việt Nam. Vì vậy, việc học tập kinh nghiệm của các nước phát triển trong
việc xây dựng hành lang pháp lý cho công ty cổ phần hoạt động có thể được
coi là một công việc rất cần thiết.
Nhật Bản, một quốc gia cũng thuộc vùng Châu Á- Thái Bình Dương,
có một số nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, lịch sử và xã hội với Việt
Nam nhưng lại là một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất của thế giới.
Để đạt được sự cường thịnh của nền kinh tế Nhật Bản có sự đóng góp không
nhỏ của các công ty cổ phần. Song để loại hình công ty này có điều kiện phát
triển tất yếu phải kể đến những quy định pháp lý rõ ràng, hợp lý trong Bộ
Luật Thương mại Nhật Bản (The Commercial Code of Japan) ban hành năm
1899, điều chỉnh hoạt động của các công ty cổ phần trong hơn 100 năm qua.
Vì lẽ đó, việc xem xét, nghiên cứu và so sánh để nhận ra những điểm hay
trong bộ luật này nhằm áp dụng vào việc xây dựng luật của Việt Nam là điều
nên làm. Đặc biệt trong thời điểm Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005
mới chỉ có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 thì ta càng nên nhìn nhận nó trong tương
quan với Bộ luật Thương mại Nhật Bản để tìm ra những điểm tiến bộ mà luật
của Việt Nam đã đạt được với vị thế là người đi sau cũng như những gì cần
phải tiếp tục sửa đổi, bổ sung để Luật Doanh nghiệp của Việt Nam được thực
thi có hiệu quả.
Xuất phát từ những căn cứ ấy tôi đã chọn vấn đề : “Công ty cổ phần
theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 trong quan hệ so sánh với
công ty cổ phần theo Luật Thƣơng mại Nhật Bản” làm đề tài cho khoá
luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
7 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
Trên cơ sở tìm hiểu về sự hình thành, phát triển công ty cổ phần và
pháp luật về công ty cổ phần của Việt Nam và Nhật Bản, so sánh để tìm ra
những khác biệt, những mặt tích cực, phù hợp của pháp luật về công ty cổ
phần của Nhật Bản cũng như tìm ra những điểm tiến bộ và cả những hạn chế
còn tồn tại của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 về công ty cổ phần,
khoá luận đề xuất những giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả Luật Doanh
nghiệp Việt Nam năm 2005.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các quy định về công ty cổ phần
trong pháp luật Việt Nam và Nhật Bản.
Về phạm vi nghiên cứu, khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu Luật Doanh
nghiệp Việt Nam năm 2005-phần điều chỉnh về công ty cổ phần - và tiến hành
so sánh với phần về công ty cổ phần theo Bộ luật thương mại Nhật Bản sửa
đổi năm 2002.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nền tảng chung của khoá luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Ngoài ra, để phục vụ nghiên cứu đề tài, khóa luận này được viết
theo phương pháp nghiên cứu tổng hợp như phân tích, hệ thống hóa và diễn
giải. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu khóa luận cũng sử dụng phương pháp so
sánh, đối chiếu, đi sâu vào phân tích, sau đó tổng hợp lại, đồng thời nghiên
cứu lí luận kết hợp với thực tiễn.
5. Bố cục của khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của khoá luận gồm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về công ty cổ phần và pháp luật về
công ty cổ phần của Việt Nam và Nhật Bản.
8 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
Chương 2: Một số điểm khác biệt về công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp Việt Nam năm 2005 và Bộ luật Thương mại Nhật Bản sửa đổi năm
2002.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thực thi các quy định về
công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.
9 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CỦA VIỆT NAM VÀ
NHẬT BẢN
I/ Tổng quan về công ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần
1. Khái niệm về công ty cổ phần
Nền kinh tế Việt Nam và sự hình thành, phát triển của các công ty cổ
phần
Nền kinh tế thị trường ở nhiều nước trên thế giới đã tạo điều kiện cho
sự tồn tại và phát triển của các loại hình công ty như: công ty hợp danh, công
ty giao vốn, công ty TNHH, công ty cổ phần...Các công ty này đã và đang có
những đóng góp quan trọng đối với hoạt động thương mại cũng như đối với
nền kinh tế của riêng từng nước và của toàn thế giới . Trong các loại hình
công ty đó, đáng chú ý hơn cả là sự vươn lên mạnh mẽ của các công ty cổ
phần.
Công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới ra đời vào năm 1602 là công ty
Đông Ấn của Anh quốc. Sự ra đời của loại hình công ty này xuất phát từ nhu
cầu khách quan của đời sống kinh tế xã hội. Khi mà nền kinh tế hàng hoá
ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì sự tồn tại của các
công ty nhỏ lẻ là hết sức khó khăn. Nhu cầu về mở rộng quy mô kinh doanh
cũng như là quy mô huy động và sử dụng vốn có hiệu quả đã buộc các thương
nhân phải liên kết nhau lại để lập nên một loại hình công ty mới- công ty cổ
phần. Hơn nữa, một trong những quy luật tất yếu của kinh tế thị trường là lợi
nhuận lớn thường đi kèm với độ rủi ro cao, do vậy, để chia sẻ bớt rủi ro các
nhà kinh doanh cũng cần có sự liên kết với nhau.
Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, song phải đến đầu thế kỷ XX, dưới sự
tác động mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho lực lượng sản
10 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
xuất phát triển cùng với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của các loại hình tín
dụng, các công ty cổ phần mới trỗi dậy mãnh liệt ở các nước tư bản phát triển
và các nước công nghiệp mới.
Ở Việt Nam, trước năm 1986, do thực hiện cơ chế quản lý quan liêu
bao cấp nên hình thức công ty cổ phần cũng như các loại hình công ty thương
mại khác không tồn tại. Chỉ từ khi nghị quyết đại hội Đảng VI được thông
qua (1986) trong đó nhấn mạnh đường lối đổi mới nền kinh tế nước ta sang
nền kinh tế thị trường đã thực sự là chìa khoá mở cửa cho các loại hình doanh
nghiệp phát triển. Đối với công ty cổ phần, hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại
ba loại hình được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, đó
là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo hình thức công ty
cổ phần (bao gồm các công ty cổ phần của nước ngoài vào Việt Nam hoạt
động và các công ty của nước ngoài hoạt động ở Việt Nam được chuyển đổi
thành công ty cổ phần), công ty cổ phần mới thành lập (gồm cả công ty của
Nhà nước và công ty của các tổ chức, cá nhân ngoài Nhà nước) và công ty cổ
phần do cổ phần hoá DNNN. Tất cả các loại hình công ty cổ phần trên mới
chỉ thực sự bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ những năm đầu thập niên 90 của thế
kỷ trước hoặc là mới có gần đây xong đã có những đóng góp không nhỏ cho
nền kinh tế Viêt Nam. Tuy nhiên trong bài khoá luận này, tác giả xin được đề
cập sâu hơn về loại hình công ty cổ phần ra đời do cổ phần hoá DNNN-một
chủ trương lớn đã và đang dành được rất nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà
nước và nhân dân ta trong suốt những năm vừa qua.
Quá trình cổ phần hoá các DNNN ở Việt Nam có thể được chia làm ba
giai đoạn chủ yếu là: giai đoạn thí điểm cổ phần hoá (1992 - 1996), giai đoạn
mở rộng thí điểm cổ phần hoá (1996 - 1998) và giai đoạn thực hiện cổ phần
hoá trên diện rộng (1998 – nay). Kết quả thực hiện cổ phần hoá các DNNN
qua các giai đoạn được thể hiện qua bảng dưới đây:
11 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
Kết quả thực hiện cổ phần hoá các DNNN qua các giai đoạn
Giai đoạn Số lượng DNNN cổ Luỹ kế cuối mỗi giai
phần hoá đoạn
6/1992 – 5/1996 5 5
5/1996 – 6/1998 25 30
6/1998 – 12/1999 340 370
2000 212 582
2001 204 786
2002 164 946
2003 318 1264
2004 978 2242
(Nguồn: Trung tâm thông tin doanh nghiệp – Bộ kế hoạch và đầu tư)
Như chúng ta đã biết, chủ trương thí điểm cổ phần hoá đã được đề cập
dến ngay trong Quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 về đổi mới kế
hoạch hoá và hạch toán kinh doanh XHCN, quyền tự chủ đối với DNNN và
được cụ thể hoá trong Quyết định số 143/HĐBT ngày 10/5/1990 về chủ
trương thí điểm cổ phần hoá DNNN, thực hiện mô hình khoán, cho thuê ngoài
quốc doanh. Cũng trong năm 1990, Luật Công ty đầu tiên của Việt Nam được
ban hành nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho công ty TNHH và công ty cổ
phần hoạt động. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm (1987-1992) không có DNNN
nào được chuyển sang mô hình CTCP.
Ngày 8/6/1992 Chủ tịch hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 202/CT
chỉ đạo tiếp tục triển khai việc tiến hành cổ phần hoá DNNN bằng việc thí
điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Thời điểm này được coi là
cái mốc để nước ta bước vào thí điểm cổ phần hoá DNNN. Tuy nhiên tốc độ
12 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
trong gần 4 năm (6/1992 – 5/1996) thực hiện thí cổ phần hoá các DNNN là
rất chậm, chỉ có 5 doanh nghiệp thực hiện thành công việc chuyển đổi này.
Hơn thế nữa, 5 doanh nghiệp này trong thực tế đều là các DNNN mới được
thành lập, có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong
những lĩnh vực không quan trọng.
Để khắc phục tình trạng trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP
ngày 7/5/1996 về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty
cổ phần và Nghị định 25/CP ngày 26/3/1997 sửa đổi một số điều của Nghị
định 28/CP. Nghị định 28/CP & 25/CP đã thể hiện một bước sự thông thoáng
trong việc cổ phần hoá DNNN như vấn đề xác định mục tiêu, đối tượng,
phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, hình thức cổ phần
hoá, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động. Sau khi Nghị
định 28/CP & 25/CP ra đời đã có hơn 200 doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố,
tổng công ty 91 đăng ký thực hiện cổ phần hoá, chiếm trên 3% tổng số
DNNN. Đến tháng 6/1998, cả nước đã chuyển được 25 DNNN thành công ty
cổ phần, cổ phần hoá bước đầu được mở rộng. Tuy nhiên trong thời kỳ này
còn tồn tại hạn chế đó là hiện tượng cổ phần hoá nội bộ- rất ít doanh nghiệp
cổ phần hoá rộng rãi ra quần chúng.
Để tiếp tục đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá trên diện rộng, ngày
29/6/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP thay cho Nghị
định 28/CP. Theo sau đó là việc chỉ trong 06 tháng cuối năm 1998 đã có 90
DNNN được cổ phần hoá, gấp hơn 3 lần so với kết quả của thời gian trước đó.
Năm 1999 được xem là một năm bội thu của công cuộc cổ phần hoá DNNN,
đã cổ phần hoá được 250 doanh nghiệp. Như vậy sau 2 năm kể từ khi Nghị
định 44/1998/NĐ-CP ra đời đã có gần 400 doanh nghiệp cổ phần hoá trong
khi 8 năm trước đó chỉ cổ phần hoá được 30 doanh nghiệp. Các đơn vị triển
khai cổ phần hoá mạnh nhất là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định,
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty cổ phần có vốn điều lệ lớn
13 Dương Thị Mến-A14-K41-ĐHNT.
Khoá luận tốt nghiệp
nhất là công ty mía đường Lam Sơn (150 tỷ đồng). Rõ ràng đây là một kết
quả đáng khích lệ trong quá trình cổ phần hoá DNNN.
Để tiếp tục tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp,
tron