Bất kì một địa danh nào khi ra đời cũng thực hiện hai chức năng cơ bản và
quan trọng đó là chức năng định danh và chuyển tải ý nghĩa của con người
gửi gắm trong đó. Địa danh ngoài chức năng là để gọi tên một đối tượng tồn
tại trong thực tế khách quan, để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác
thì còn có nhiệm vụ thể hiện những ước mơ, nguyện vọng, là « tấm bia »
phản ánh lịch sử, văn hóa, xã hội. của một vùng đất. Do đó, việc tìm hiểu
nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh là việc làm cần thiết cho nhiều khoa học
như văn hóa học, lịch sử, địa lí, nhân học, ngôn ngữ học. Hơn nữa việc tìm
hiểu giá trị phản ánh hiện thực của địa danh cũng là một công việc thú vị và
đầy ý nghĩa. Bởi lẽ ngoài các địa danh được định danh một cách « trực
quan » tức là ta dễ dàng nhận ra vì sao địa danh lại có tên ấy (như kiểu địa
danh đặt theo tên cây cỏ, động vật có nhiều nơi ấy) thì còn một phần lớn
những địa danh mà khi đi vào phân tích cụ thể ta mới rõ được nguồn gốc của
sự ra đời địa danh ấy. Chính vì vậy nên, đi tìm hiểu nguồn gốc- ý nghĩa cũng
như giá trị phản ánh hiện thực của địa danh chính là đi khơi dậy cái phần
trầm tích ẩn sâu dưới lớp vỏ lộ thiên để thấy được giá trị đích thực của địa
danh. Bên cạnh đó, khám phá ra những điều trên còn góp phần làm rõ lịch sử
phát triển của ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ địa phương nơi đang
nghiên cứu nói riêng.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2347 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc điểm về nguồn gốc - Ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp
“ Đặc điểm về nguồn gốc - ý
nghĩa và giá trị phản ánh
hiện thực của địa danh
Quảng Ngãi “
MỤC LỤC
DẪN NHẬP............................................................................................................. 3
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề....................................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 7
4. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 7
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................. 8
CHƯƠNG I. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......................... 9
1.1. Những tiền đề lí luận.......................................................................................... 9
1.2. Những tiền đề thực tiễn.................................................................................... 14
TIỂU KẾT............................................................................................................... 25
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO ĐỊA DANH QUẢNG NGÃI............... 26
2.1. Phương thức định danh.................................................................................... 26
2.1.1 Phương thức tự tạo................................................................................... 26
2.1.2 Phương thức chuyển hóa.......................................................................... 34
2.2. Đặc điểm cấu tạo dịa danh Quảng Ngãi........................................................... 39
2.2.1. Cấu tạo địa danh Quảng Ngãi.................................................................. 39
2.2.2. Vấn đề danh từ chung và thành tố chung trong địa danh Quảng Ngãi... 42
TIỂU KẾT............................................................................................................... 46
CHƯƠNG III. Đặc điểm về mặt chuyển biến của địa danh Quảng Ngãi......... 48
3.1. Nguyên nhân tồn tại hay mất đi của một địa danh........................................... 48
3.1.1. Nhóm nguyên nhân xã hội....................................................................... 48
3.1.2. Nhóm nguyên nhân ngôn ngữ.................................................................. 52
3.2. Đặc điểm chuyển biến của các loại địa danh..................................................... 53
TIỂU KẾT............................................................................................................... 71
CHƯƠNG IV. Đặc điểm về nguồn gốc- ý nghĩa và giá trị phản ánh hiện thực 72
4.1. Nguồn gốc- ý nghĩa của một số địa danh Quảng Ngãi..................................... 72
4.2. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Quảng Ngãi....................................... 76
TIỂU KẾT............................................................................................................... 90
KẾT LUẬN............................................................................................................ 91
Bất kì một địa danh nào khi ra đời cũng thực hiện hai chức năng cơ bản và
quan trọng đó là chức năng định danh và chuyển tải ý nghĩa của con người
gửi gắm trong đó. Địa danh ngoài chức năng là để gọi tên một đối tượng tồn
tại trong thực tế khách quan, để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác
thì còn có nhiệm vụ thể hiện những ước mơ, nguyện vọng, là « tấm bia »
phản ánh lịch sử, văn hóa, xã hội... của một vùng đất. Do đó, việc tìm hiểu
nguồn gốc và ý nghĩa của địa danh là việc làm cần thiết cho nhiều khoa học
như văn hóa học, lịch sử, địa lí, nhân học, ngôn ngữ học... Hơn nữa việc tìm
hiểu giá trị phản ánh hiện thực của địa danh cũng là một công việc thú vị và
đầy ý nghĩa. Bởi lẽ ngoài các địa danh được định danh một cách « trực
quan » tức là ta dễ dàng nhận ra vì sao địa danh lại có tên ấy (như kiểu địa
danh đặt theo tên cây cỏ, động vật có nhiều nơi ấy) thì còn một phần lớn
những địa danh mà khi đi vào phân tích cụ thể ta mới rõ được nguồn gốc của
sự ra đời địa danh ấy. Chính vì vậy nên, đi tìm hiểu nguồn gốc- ý nghĩa cũng
như giá trị phản ánh hiện thực của địa danh chính là đi khơi dậy cái phần
trầm tích ẩn sâu dưới lớp vỏ lộ thiên để thấy được giá trị đích thực của địa
danh. Bên cạnh đó, khám phá ra những điều trên còn góp phần làm rõ lịch sử
phát triển của ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ địa phương nơi đang
nghiên cứu nói riêng.
4.1. Nguồn gốc- ý nghĩa của một số địa danh Quảng Ngãi
Thiên Ấn
Núi Thiên Ấn nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, cách Quốc lộ 1 không xa và
cận đường Quốc lộ 24B (Quán Cơm- Sa Kỳ) cách thị xã Quảng Ngãi 3,5km
về hướng đông bắc, thuộc thị trấn Sơn Tịnh, thường được người xưa xem là
« đệ nhất thắng cảnh » của tỉnh Quảng Ngãi.
Núi Thiên Ấn (hay còn gọi tắt là núi Ấn) cao 106m, dáng núi hình thang
cân, nhìn từ phía hữu ngạn sông Trà, tựa như chiếc ấn của trời cao niêm
xuống dòng sông. Vì vậy người xưa gọi đây là « Thiên Ấn niêm hà » (ấn trời
đóng trên sông) với niềm tin đây là một ngọn núi thiêng chi phối lịch sử và
con người Quảng Ngãi.
Long Đầu
Long Đầu hay Đầu Rồng là tên một ngọn núi nằm sát đường Thiên Lý
Bắc – Nam xưa kia và là Quốc lộ 1 ngày nay. Núi thuộc làng Phú Nhơn, nay
thuộc thị trấn Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh, ở bờ bắc sông Trà, ngay tại đầu cầu
Trà Khúc. Thật ra ngọn núi này chỉ là đoạn cuối của một dãy núi thấp kéo dài
từ làng Tham Hội huyện Bình Sơn ở phía đông bắc chạy theo hướng tây nam,
đụng vào vực sông Trà Khúc. Hình núi chạy dài khuất khúc, chân núi choải
ra và đầy cây cối, làng mạc, lưng núi cong võng như mình rồng. Khi đến
sông Trà, núi đột ngột nhô cao như đầu rồng nên có tên gọi là Long Đầu
(Đầu Rồng). Đoạn sông Trà ở đây dòng chảy đào sâu thành vực, từ dưới chân
núi ngâm dưới vực sông, đất đỏ ngấm ra đỏ ối, nước sông vỗ vào các mõm
đá, cuộn réo khiến người xưa tưởng tượng là đầu rồng giỡn nước nên gọi là
Long Đầu hý thủy. Đất đỏ từ « đầu rồng » chảy ra đỏ ối được giải thích bằng
huyền thoại Cao Biền đến đây yểm « long mạch » và huyền thoại Vua Nam
Chiếu bên bờ sông Trà cũng gắn với địa danh này.
Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử nhà Nguyễn biên soạn có đoạn
chép : « Núi Đầu Rồng », tức Long Đầu, cách huyện Bình Sơn 31 dặm về
phía nam, hình thế khuất khúc, sống núi từ núi Sâm Hội chạy về nam, đến
vực sông Trà Khúc thì dừng, hình như rồng thần hút nước, nên gọi tên thế.
Trên núi có miếu cổ thờ Long Vận tướng quân, sườn núi có ba đường đi đều
sâu như giếng. Tương truyền hồi Cao Biền nhà Đường cưỡi diều giấy đến
đây yểm long mạch, hoang đường không tin được. Trong tập « Mười cảnh
Quảng Ngãi » có một đề là « Long Đầu hý thủy » tức là núi này.
Thình Thình
Núi Thình Thình cao khoảng 168m so với mực nước biển, nằm trong địa
phận hai xã Bình Tân và Bình Thanh, huyện Bình Sơn. Núi cấu tạo giống
như hình một chú cá sấu khổng lồ, phía đông và phía tây chênh nhau chạy
theo dãy núi Phượng Hoàng, phía bắc cắt trũng chạy dài đến mũi Ba Làng
An.
Đường lên núi Thình Thình quanh co, quanh các sườn núi cỏ tranh mọc
dày, màu xanh dưới chân núi hiện lên tươi sáng và đậm đà vào những ngày
trời trong xanh. Sườn núi phía Tây giáp thôn Tham Hội xã Bình Thanh là
một rừng cây cổ thụ với nhiều loại gỗ quý như lim, trâm, chỉ... Ngoài ra, trên
núi còn có một số động vật quý hiếm như cò trắng, cò đen, tê tê, trăn, rắn,
khỉ, nhím... và các loại chim quý khác.
Núi sở dĩ có tên gọi như vậy vì khi con người dậm chân xuống mặt bằng
của núi thì phát ra âm thanh « thình thình ». Núi Thình Thình là một cảnh
đẹp, thiên nhiên ở đây thơ mộng và huyền bí, có giá trị rất lớn về mặt tham
quan du lịch. Bên cạnh đó, nó còn có giá trị về mặt khoa học trong nghiên
cứu quá trình hình thành địa tầng của vùng đất.
Tuyền Tung- Vực Bà
Suối Tuyền Tung (khe Tung) là một dòng hợp lưu của sông Trà Bồng,
nằm ở vùng núi rừng phía tây huyện Bình Sơn. Sở dĩ có tên khe Tung vì dòng
chảy của suối theo hướng bắc- nam, hơi chếch về phía đông, từ trong khe núi,
dòng suối chảy ra, vượt qua một tảng đá lớn bổ nhào xuống vực Bà sâu thẳm,
thành dòng thác, bọt nước tung bay như khói nên người xưa còn gọi đây là
suối Bay.
Tương truyền, dưới vực sâu chân thác có đôi cá thia vàng, to như bánh xe
và con tôm mình lớn như cột đình, dân gian gọi là cá Bà, tôm Bà. Những
ngày trời trong gió mát, vào đúng chính ngọ, tôm Bà, cá Bà nổi lên bơi lội
tung tăng, khoe sắc màu rực rỡ. Cũng theo lời truyền ngôn, những khi trời
nắng lâu, nghe tiếng cá quẫy đuôi, trời lại mưa.
Trước đây, suối Tuyền Tung, vực Bà là vùng núi rừng thâm u, cây cối rậm
rì, nhiều cây đại thụ to mấy người ôm không xuể. Dưới mặt đất ken dày chân
muông thú, trên cành cây vắt vẻo những tổ chim, người dân quanh vùng tin
rằng đây là chỗ riêng của Bà, thiêng liêng huyền bí nên chẳng mấy ai mon
men lui tới.
Ông Nghè
Cấm Ông Nghè thuộc địa phận thôn Năng Tây, xã Nghĩa Phương, huyện
Tư Nghĩa. Từ tỉnh lị đến cấm chừng 8km về phía Nam. Nhưng lấy mốc là cầu
Cây Bứa trên Quốc lộ 1 theo hướng tây đến cấm chỉ hơn một cây số. Cấm
rộng một mẫu bảy, có hình bầu dục, na ná như trái xoài. Giữa đồng trống
mênh mông nổi lên ngọn núi đá làm cho cấm đầy huyền bí.
Ông Nghè tên thật là Nguyễn Tộ, sinh năm 1888, mất năm 1966. Trước
đây cấm thuộc phần đất của ông, qua bao đời, núi được chăm sóc cẩn thận.
Nhà ông Nghè ở ngay chân núi cấm nên tên ông được người đời đặt cho vùng
đất ấy.
Chuyện xưa kể lại, trước đây đất đai của ông Nghè rộng vô kể. Ông tổ của
ông Nghè chính là vị Tiền hiền, vỡ hoang khai hóa, sáng lập nên vùng đất.
Trong quá trình khai khẩn, ông phát hiện thấy hòn núi lạ, cho là điềm lành,
bèn sai người dọn dẹp sạch sẽ, hương đèn kính cẩn. Tương truyền cấm Ông
Nghè rất thiêng. Vào những đêm trời quang mây tạnh, không khí trong lành,
hay có thần giáng hạ. Đó là một chùm sáng khi trắng, khi xanh, khi đỏ từ trên
cao nhằm cấm mà sà xuống. Người dân trong vùng bảo có điềm lành tiền báo
cho một mùa lúa bội thu. Những người chặt cây, săn thú, bẫy đá ở cấm trước
đây, về sau làm ăn không khá lên được, phần lớn số phận chìm nổi, nay đây
mai đó. Trước mặt cấm là tảng đá to bằng cái nhà. Trong cấm, ngay cổng ra
vào, có cái miếu rêu phong cổ kính, ngót trăm tuổi là miếu thờ bà Chúa
Ngọc. Sau miếu Bà, chệch bên phải là miếu Ông, nhỏ hơn và có năm tuổi ít
hơn thờ ông Mã Thái Giám. Lễ cúng được tổ chức định kỳ hàng năm vào
ngày 20 tháng 3 âm lịch.
Thời ông Nghè, những nhà hiền triết, những bậc túc nho, những bằng hữu
tri âm tri kỉ xa gần quần tụ về đây uống rượu, uống trà để đàm đạo và làm thơ
vịnh cảnh.
Răng Cưa
Từ vùng ven biển phía bắc tỉnh Quảng Ngãi, nhìn lên lớp lớp dãy Trường
Sơn phía tây tỉnh, ta dễ dàng nhận ra hình dạng dãy núi nhấp nhô chia cắt
từng khúc như hình răng cưa nên có tên gọi như vậy. Về Trà Bồng nói đến
núi Răng Cưa thì dân Cor nơi đây ai cũng biết. Núi thuộc xã Trà Hiệp, hơi
chếch về phía tây- tây bắc huyện Trà Bồng và bên cạnh huyện Trà Mi của
tỉnh Quảng Nam. Núi Răng Cưa nổi tiếng không chỉ vì độ cao, mà chính vì
hình dạng độc đáo của nó. Truyện cổ dân tộc Cor bản địa kể rằng : Xưa kia
có nàng công chúa con vua trời (Mặt Ngây) xinh đẹp nhưng thích phiêu lưu,
thích cưỡi ngựa, bắn cung, đua thuyền. Nàng tâu xin vua cha cho thần mưa
phun nước ngập hết khắp nơi, khắp vùng Trà Bồng chỉ còn mấy ngọn núi là
nhô đầu lên khỏi mặt nước. Công chúa cùng đoàn nữ tì mặc sức bơi thuyền
rong chơi trên mặt nước mênh mông như biển cả. Mỗi lần qua một ngọn núi,
nàng đều ngỏ lời xin thần núi cho mình chèo thuyền vượt qua. Lần nào thần
núi cũng nể mặt mở cửa cho đi, lâu dần nàng đâm ra hách dịch, cứ tự tiện cho
lính mở cửa để băng qua. Đến lần nọ, thần núi giận lắm, bèn đóng chặt
cửa. Không ngờ lần này có cả Mặt Ngây cùng đi với công chúa ngắm cảnh.
Mặt Ngây cả giận nên ra lệnh cho ba chiếc thuyền xuyên vút qua núi, núi liền
lở thành ba đường mà thuyền chỉ hơi tròng trành. Ba đường do mũi thuyền
cắt ra ấy có hình dạng như những chiếc răng của lưỡi cưa nên gọi là núi Răng
Cưa.
Khác với nhiều ngọn núi khác, núi Răng Cưa có đến ba đỉnh nhọn hoắt
trên đầu núi gây nên một ấn tượng khó quên. Ở huyện Trà Bồng, nếu núi Cà
Đam cao nổi tiếng như là tượng trưng cho dân tộc Cor anh dũng chống ngoại
xâm từ những năm 30 cho đến cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng
Ngãi tháng 8.1959, thì núi Răng Cưa lại gắn liền với huyền thoại và như một
hình ảnh tiêu biểu của thiên nhiên nơi đây : lớp lớp núi đồi lởm chởm, sông
núi chia cắt vùng đất một cách bạo liệt. Nhìn núi Răng Cưa người ta thấy
ngay được đặc điểm của cả một vùng sông núi Trà Bồng.
4.2. Giá trị phản ánh hiện thực của địa danh Quảng Ngãi
Như đã nói ở trên, địa danh ngoài chức năng định danh, chức năng lưu trữ
ngôn ngữ thì còn một chức năng khác không kém phần quan trọng, đó là
phản ánh hiện thực. Địa danh ra đời dựa trên hiện thực cuộc sống, con người
dựa vào hiện thực khách quan để đặt tên cho địa danh và đến lượt mình, địa
danh quay trở lại phản ánh hiện thực cuộc sống với nhiều ngõ ngách, nhiều
cung bậc, nhiều chiều kích. Có thể dẫn ra đây những mảng hiện thực mà sự
phản ánh của địa danh là thể hiện rõ nhất :
4.2.1. Phản ánh lịch sử
4.2.1.1. Phản ánh quá trình di trú
Trong buổi bình minh của lịch sử, vùng đất Quảng Ngãi đã có con người
thời đại đá cũ sinh sống (di tích khảo cổ Giếng Tiền, LS). Trải qua thời kì
vương quốc Chămpa rồi đến các triều đại phong kiến Việt Nam, thành phần
dân cư vùng đất này có nhiều chuyển biến theo tiến trình của lịch sử dân tộc
và lịch sử địa phương.
Năm 1402, cuộc xung đột giữa hai chính quyền phong kiến Đại Việt và
Chămpa đã khiến cho vua Chămpa là Ba Đích Lại phải cắt nhượng đất Chiêm
Động và Cổ Lũy Động. Hồ Quý Ly vừa chiêu mộ vừa bắt buộc dân chúng ở
vùng đồng bằng Bắc Bộ, các xứ Thanh, Nghệ không có ruộng đất vào Chiêm
Động và Cổ Lũy Động khẩn hoang lập làng. Đối với người Việt, quê gốc rất
thiêng liêng nên có làng xã người ta lấy tên quê gốc đặt cho tên quê mới như
Vạn Phước (Phúc), An (Yên) Mô đều có gốc từ Bắc Bộ. Sau khi hình thành
thêm làng quê mới, người ta lại tiếp tục đặt tên làng đã có cho làng mới, chỉ
thêm hai chữ « Tân lập » (mới lập).
Dưới thời các chúa Nguyễn, có một số người Hoa từ các vùng Quảng
Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam (Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu
Xà, các cửa biển Sa Cần, Sa Huỳnh và một số điểm ở trung du. Người Hoa
đóng vai trò tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng đất
Quảng Ngãi thời bấy giờ thông qua các hoạt động buôn bán thịnh đạt ở Thu
Xà. Dấu ấn người Hoa hiện nay còn để lại trong hàng loạt các địa danh Hán
Việt trong vùng như : thôn Hòa Bình (TN), thôn Hòa Tân (TN), thôn Hòa
Phú (TN)... Phố cũ Thu Xà nay trở thành thôn Thu Xà thuộc xã Nghĩa Hòa,
huyện Tư Nghĩa.
Dưới thời Pháp thuộc, cho đến hết năm 1975, có một số người Pháp, Mỹ,
Ấn Độ, Chà Và (Java) đến sống ở Quảng Ngãi, nhưng chủ yếu là chuyển cư
tạm thời, hoặc không thành cộng đồng riêng nên dấu ấn của họ hiện nay hầu
như không còn được lưu giữ trên địa bàn Quảng Ngãi nữa. Duy chỉ có một
địa danh đã được đề cập ở trên, mũi Ba Làng An (ST) bị người Pháp phiên
âm sai thành Batangan (ba tân gân) nên nhầm tưởng là địa danh mượn Pháp.
Hiện nay, địa danh này vẫn tồn tại với hai tên gọi song song nhau.
4.2.1.2. Phản ánh những biến cố, sự kiện lịch sử
Địa danh Quảng Ngãi ngoài chức năng quan trọng là định danh thì còn
chức năng phản ánh lịch sử khá sâu sắc. Trải qua năm tháng, địa danh không
chỉ chịu tác động của những thăng trầm lịch sử với bao sự đổi thay mà bản
thân địa danh cũng là « những tấm bia » ghi dấu lịch sử khá đầy đủ và khách
quan. Có thể nói địa danh như một nhân chứng trung thành của lịch sử.
Về vấn đề này, trước hết phải kể đến sự chuyển biến tên gọi của địa danh
hành chính sau những cải tổ do thay đổi nhà cầm quyền hay những địa danh
đã đánh dấu sự di trú của bộ phận dân cư từ các vùng miền khác chuyển đến
sinh sống tại Quảng Ngãi (xem 3.2.2 và 4.2.1.1).
Dấu ấn đánh dấu buổi bình minh trong lịch sử hình thành vùng đất Quảng
Ngãi phải kể đến thành Châu Sa, một di tích cấp Quốc gia của cả nước.
Thành Châu Sa ngày nay thuộc các xã Tịnh Thiện, Tịnh An, Tịnh Châu, Tịnh
Khê của huyện Sơn Tịnh, trên Quốc lộ 24B từ thành phố Quảng Ngãi đi Sa
Kỳ, phía Bắc sông Trà Khúc.
Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử triều Nguyễn có đoạn chép :
« Thành Châu Sa ở xã Châu Sa huyện Bình Sơn, chu vi hơn 5 mẫu 5 sào.
Tương truyền có hai thuyết : một thuyết nói là thành Đại La của nước Chiêm
Thành ; một thuyết nói là vệ thành của Tam ti đời Lê, chưa rõ thuyết nào
đúng ». Tuy nhiên, qua nhiều công trình nghiên cứu lịch sử và khảo cổ cho
thấy thành Châu Sa do Chiêm Thành xây dựng, đến cuối thế kỉ XV trở đi nhà
Lê mới phái tướng trấn đóng nơi này để bảo vệ thành và toàn bộ vùng đất
Châu Tư và Châu Nghĩa trong đạo Thừa tuyên Quảng Nam (hai châu này nay
thuộc tỉnh Quảng Ngãi).
Thành Châu Sa là một trong những thành Chămpa còn nguyên vẹn nhất
hiện nay của nước ta. Thành có vị trí quan trọng về quân sự và kinh tế trong
lịch sử người Chàm từ thế kỉ VIII- IX và trong lịch sử quốc gia Đại Việt từ
thế kỉ XV. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy sự tồn tại của thành
Châu Sa ở bắc sông Trà Khúc liên kết với phòng thành Cổ Lũy ở bờ nam
sông Trà đã chứng minh vùng châu thổ đồng bằng Quảng Ngãi có tầm quan
trọng về mặt quân sự và kinh tế trong châu Amaravati của vương quốc
Chămpa.
Thành Châu Sa là di tích lịch sử và kiến trúc khá quan trọng. Nó một mặt
khẳng định vùng đất Quảng Ngãi xưa là địa phận vương quốc Chămpa, sau
được nhà nước phong kiến Đại Việt đánh chiếm và nhập vào lãnh thổ Đại
Việt, mặt khác phế thành Châu Sa còn là chứng tích của những nét văn hóa
Chăm đã từng tồn tại nơi đây.
Theo dòng thời gian, địa danh như là tấm gương phản ánh lịch sử. Thế nên
bên cạnh vết tích về sự hình thành vùng đất thì địa danh Quảng Ngãi còn
phản ánh quá trình đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Nhắc đến
Quảng Ngãi là ta đang nhắc đến một vùng quê anh hùng, nơi đã sinh ra bao
nhân tài kiệt xuất, bao đấng anh hùng hào kiệt sẵn sàng dâng hiến cuộc đời
cho sự nghiệp đấu tranh vệ quốc vĩ đại như Trương Định, Nguyễn Bá Loan,
Lê Tựu Khiết, Phạm Văn Đồng, Trần Văn Trà...
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, vùng quê Ấn – Trà
đã anh dũng chiến đấu chống giặc mà chiến công còn lưu lại khắp các vùng
miền trong tỉnh. Đó là Di tích Huyện đường Đức Phổ (ĐP), Di tích cuộc khởi
nghĩa Ba Tơ (BT), Di tích cuộc khởi nghĩa Trà Bồng (TB), Di tích vụ thảm
sát Hòa Bình (xã Hòa Bình, BS), Di tích vụ thảm sát địa đạo Đám Toái-
Bình Châu (xã Bình Châu, BS), Di tích vụ thảm sát Diên Niên- Phước Bình (
Diên Niên và Phước Bình là hai thôn thuộc xã Tịnh Sơn, ST), Di tích vụ
thảm sát Sơn Mỹ (Sơn Mỹ là địa danh mà ngụy quyền Sài Gòn đặt cho xã
Tịnh Khê, một xã cực đông của huyện Sơn Tịnh), Di tích vụ thảm sát Khánh
Giang- Trường Lệ (Khánh Giang- Trường Lệ là một thôn thuộc xã Hành Tín,
NH), Di tích chiến thắng Tà Mực (Tà Mực là tên một ngọn núi cao khoảng
1000m nằm ở xã Sơn Dung, phía đông huyện Sơn Tây), Di tích chiến thắng
Ba Gia (Ba Gia là một địa danh thuộc xã Tịnh Bắc, ST), Di tích chiến thắng
Vạn Tường (Vạn Tường là một thôn sát biển thuộc xã Bình Hải, BS), Di tích
chiến thắng Truông Ba Gò ( Truông Ba Gò là một địa danh nằm trên đoạn
Quốc lộ 1 từ xã Bình Hiệp huyện Bình Sơn đến xã Tịnh Phong huyện Sơn
Tịnh. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì ngày xưa vùng đất này có cây rừng rậm rạp,
nhiều cọp beo, trộm cướp.