Khóa luận Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong Giống tố của Vũ Trọng Phụng

I Lí do chọn đề tài: Trong tác phẩm văn học “Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp – lời người kể chuyện, người trần thuật và lời trực tiếp – lời nhân vật, được tổ chức theo cách thức hoạt động giao tiếp – lời đối thoại, lời độc thoại” (21, 130).Bởi ngôn ngữ chỉ tồn tại, nhận biết và bộc lộ bản chất thông qua việc hành chức của nó. Như vậy, lời nhân vật là một trong nhưng thành phần có vị trí quan trọng trong toàn bộ lời văn nghệ thuật nó là “phương diện quan trọng của tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự và kịch” (43, 30). Đặc biệt”trong sử thi và tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn, các lời đối thoại và độc thoại của các nhân vật chiếm mọt bộ phận đáng kể, có khi là rất lớn của văn bản” (43, 30) Lời kể là lời gián tiếp, là lời văn bản đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện là lời của người trần thuật, người kể chuyện (46, 178) thì lời nhân vật là lời trực tiếp lời thoại là hình thức kể bằng lời nhân vật, lời thoại còn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, là “hình thức kể chuyện cá thể hoá triệt để tính cách và tình huống đối thoại” (46, 65) hai thành phần này được xây dựng dựa vào chủ thể phát ngôn. Nếu như nhân vật trong văn học trung đại thường mang tính chât ước lệ, trang trọng thể hiện nhân vật đày tính khuôn mẫu của thời đại, thì đến văn học hiện đại nói chung, Vũ Trọng Phụng nói riêng, nó đã đạt đến yêu cầu cá thể hoá tới mức, người đọc chỉ cần nhắc tới những “Mẹ kiếp! Em chã! Thế thì nước mẹ gì! ” là có thể nhớ ngay đến nhân vật nêu trong cuốn truyện nào của ai. Có lẽ cho đến nay không ai có thể phủ nhận vị trí và vai trò của Vũ Trọng Phụng. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn ấy có tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo tạo ra tạng riêng cho nhưng trang viết của mình. “Hiện tượng phức tạp” một thời ấy cho đến bây giờ vẫn không ngừng thu hút những nhà nghiên cứu, phê bình khai thác, khám phá. Bởi tác phẩm của ông mở ra những giá trị không cùng. Đó là sức ám ảnh của những câu văn sắc nhọn như roi quất vào chế độ xã hội đương thời. Đồng thời đó là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mới mẻ trong lời văn mà thành tố quan trọng không thể không nhắc đến là lời nhân vật. Cùng với “Số đỏ”, “Giông tố” đã thắp sáng tên tuổi của một “nhà tiểu thuyết trác việt” bên cạnh ông vua phóng sự đất Bắc. Qua lớp sóng ngôn từ đầy ám ảnh dư ba, “thế giới nhân vật dù đông đúc nhưng mỗi người hiện lên với một tiến nói đặc thù riêng không thể hiện trộn lẫn. Nhờ vậy thế giới bên trong của nhân vật giờ đây không chỉ được phát hiện bằng ý nghĩa logic của lời nói”. (43, 33- 34) vì thế tìm hiểu lời nhân vật “Giông tố” cũng là một cách tiếp cận đến giá trị tác phẩm và tri âm với người sáng tạo. Mặt khác,lời nhân vật – có thể coi là phương tiện biểu đạt hệ thống hình tượng cũng như toàn bộ những tư tưởng quan niệm của tác giả. Cũng trên lời, qua lời nhân vật tài năng phẩm chất của tác giả được kiểm chứng định hình tính phức tạp trong tư tưởng của tác giả cũng như tính đa chiều của các quan niệm, trào lưu trong thời đại Vũ Trong Phụng. Là những nhân tố chủ đạo tạo ra sự phức tạp của điểm nhìn, giọng điệu cũng như cấu trúc lời nói của tác phẩm. Phân tích lời nhân vật – một thành phần của cấu trúc lời nói tạo điều kiện cho chúng ta dựa vào ngôn từ để “giải mã” làm rõ hơn những vấn đề về quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả bởi xét từ góc độ của tác giả - người lập mã, lời nhân vật nói riêng, lời văn nghệ thật nói chung là cấp độ cuối cùng, đóng vào hình thức biểu hiện hình tượng và nội dung, ngược lại, xét từ góc độ của người đọc, người giải mà văn bản, lời nhân vật lại là cấp độ đầu tiên mà thông qua đó độc giả có thể cảm nhận được những đặc điểm của hình tượng và tư tưởng, quan niệm nghệ thuật mà tác giả đã biểu đạt. Như vây, nội dung thông điệp của người sáng tạo kết nối các lời và quy định tính hình thức của nó. Ngược lại, hình thức biểu hiện và chuyển tải nội dung đến bạn đọc. Đây cũng là hướng đi chung hiện nay. Bởi “ngữ”- “văn” gắn kết chặt chẽ như hai mặt một tờ giấy, giống như đôi chân con người độc lập mà thống nhát. Hình thức nghệ thuật - đó là hình thức của một nội dung hoàn toàn được thực hiên trong chất liệu và dường như được gắn vào đó. Tính sư phạm của việc nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong “Giông tố” cũng là một lí do chúng tôi chọn lựa đề tài này. Thực tế giảng dậy một tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông luôn đi từ nội dung đến hình thức, phân tích “bổ ngang” ( tuần tự theo trình tự tuyến tính của ngôn từ) hay “bổ dọc” (theo khía cạnh nội dung tác phẩm) ít nhiều đều tách rời “ngữ” ra khỏi “văn”. Lời văn nói chung, lời nhân vật nói riêng giúp học sinh cảm nhận cái hay cáo đẹp của một lớp ngôn từ sống động. Từ đó nắm bắt giá trị tác phẩm, không chỉ là nội dung hình thức, mà còn là cả đặc điểm phong cách tác giả. Học sinh có thể đối thoại với nghệ sĩ (về tư tưởng), tạo tiếp văn bản (đồng sáng tạo) và nâng cao tính thẩm mỹ trong lời nói của chính mình II. Lịch sử vấn đề: Tiểu thuyết “Giông Tố” bắt đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1, ra ngày 1/1/1936. Được 11 số thì tạm dừng; ít lâu sau lại đăng tiếp (vẫn ở báo trên) nhưng với tên Thị Mịch. Năm 1937, tác phẩm được NXB Văn Thanh in thành sách với cái tên ban đầu là “Giông Tố” (Theo 26, 264). Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, thu hút nhiều bút mực quan tâm. Tới nay đã không ít công trình nghiên cứu về sáng tác. Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết này nói riêng, chủ yếu xoay quanh 3 nội dung; nhưng tính hiện thực sâu sắc, khả năng bao quát hiện thực và nghệ thuật xây dựng điển hình Nghị Hách. Trong phần lịch sử, ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu lời văn và cụ thể là lời nhân vật “Giông Tố”. Nhận xét về lời văn lối viết, Phạm Thế Ngũ đánh giá Tác phẩm là “cây bút tả chân già dặn, linh hoạt như chụp được sự thật, trong những mẩu đối thoại,nhưng xen con con không cần giải thích và bình luận mà tự nó nói lên tất cả một ý nghĩa” (37, 513), hoặc “ Khi dừng lại 1 xen, lột trần 1 bộ mặt, phơi ra ánh sáng một khía cạnh bẩn thỉu, bề ngoài cũng như bên trong, ngòi bút ông nói rõ rệt cái linh hoạt, cái sắc sảo, đôi khi tàn nhẫn của nó ( 37, 521). GS Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu Cù Đình Tú cũng đề cập tới lối hành văn “ đặc biệt gai góc chỉ thấy ở nhà văn này, hình thức phô diễn cực mạnh qua một số bài viết của mình (36, 50). GS Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định “ Giông Tố có những đặc sắc riêng thể hiện một bản lĩnh già dặn, độc đáo, một bút lực mãnh liệt ít thấy trong văn học đương thời” (39, 419). Sự sinh động “ hiện ra mồn một trước mắt người đọc” (39, 447) của nhiều cảnh trong tác phẩm cũng được tác giả nhấn mạnh. Trong chuyên luận của mình, ở phần lời thoại nhân vật và độc thoại nội tâm, Nguyễn Thái Hoà viết: “ Ta cũng thấy những lời thoại của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng sống động hơn bất cứ một trang miêu tả nào, đến mức người đọc chỉ cần nhớ những: “Em chã”, “Mẹ kiếp! Thế thì nước mẹ gì” đến những “Thời Tây thời giờ là vàng bạc” là nhớ ngay đến nhân vật nào, thuộc cuốn truyện của ai không cần nhắc lại truyện”(23, 65). Để giải thích thêm nhà nghiên cứu phân tích: “Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp xử lý lời thoại một cách tự nhiên, dường như không giũa gọt mà thành hình bởi vì đã tình huống hoá cuộc thoại và cá thể hoá lời nói nhân vật đến mức cao độ, nên nhân vật xuất hiện ít ( đóng vai trò phụ) mà ấn tượng rất khó quên. Bởi vì không chỉ là lời nói mà đằng sau nó, phần ngầm của những lời ấy là những hệ tầng văn hoá, là hàm ngôn, là những “lẽ thường lập luận” mà có khi chỉ những người am hiểu cuộc sống một cách đầy đặn mới hiểu được”(23, 76). Thanh Thảo đưa ra nhận định về Vũ Trọng Phụng: “Nhà văn có một hệ thống ngôn ngữ mới mẻ vào bậc nhất so với những nhà văn cùng thời với ông(.). Nhân vật của ông từng kiểu người đều có cách nói riêng rất tự do, rất “đời”, rất “bụi”(48,83) Như vậy điểm lại một số ý kiến về ngôn từ Vũ Trọng Phụng nói chung, “ Giông Tố” nói chung, ta thấy lời nhân vật đã được chú ý đến và phát hiện ra nhưng đó vẫn chỉ là những ý kiến riêng lẻ hoặc đan xen những vấn đề khác trong văn chương Vũ Trọng Phụng. Tới những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu lời văn nghệ thuật hay đặc điêm ngôn từ nằm rải rác chủ yếu ở ba tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý là các luận án, luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Hà Công Tài), Tiếng cười Vũ Trọng Phụng qua một số tác phẩm tiêu biểu ( Nguyễn Quang Trung) cùng các luận văn: Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Nguyễn Mạnh Quỳnh). Những đặc điểm cơ bản trong lời văn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng (Châu Minh Hùng) – luận văn thạc sĩ ngữ văn,H, 2000; đặc biệt là luận án tiến sĩ ngữ văn của tác giả Nguyễn Văn Phượng với đề tài “ Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng”, H, 2001) Những tài liệu này đã cung cấp một lượng thông tin đáng kể có liên quan đến đề tài chúng tôi đang xem xét. Nguyễn Quang Trung, trong luận án “ tiếng cười Vũ Trọng Phụng qua một số tác phẩm tiêu biểu” đã đề cập đến những vấn đề ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng của ông. Tác giả chú ý đến lời văn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trên cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ tiểu thuyết cuả Bakhtin: “ phát ngôn nghệ thuật trở thành điểm hội tụ của nhiều tiếng nói xã hội khác nhau, đối tượng được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau và giữa các tiếng nói ấy, tiếng nói nghệ sĩ đóng vai trò liên kết chúng, tạo thành bè đệm cho tiếng nói của anh ta, giọng tác giả mật vai trò độc tôn để hoà vào “ cuộc đối thoại lớn” ( chữ dùng Bakhtin) một cách bình đẳng và dân chủ. Đấy cũng là đặc điểm của lời văn nghệ thuật Vũ Trọng Phụng, là cơ sở để một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm của ông là đa thanh, đa âm, đa giọng” (61, 89). Trong luận án “ Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”, tác giả Đinh Trí Dũng đã phân tích về chức năng của các kiểu lời nói (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) trong quan hệ với hình tượng nhân vật của Vũ Trọng Phụng: đối thoại lặp lại các từ, mệnh đề quen thuộc; đối thoại hỗn loạn trong một đám đông, đối thoại trong đó nhân vật thường nhại lại ngôn ngữ của một nhân vật khác. Các nhân vật không sử dụng ngôn ngữ thật sự của mình mà thường đóng vai để che giấu suy nghĩ, tình cảm thực. Tác giả cũng chỉ ra một hiện tượng rất lý thú rằng: “ Các nhân vật phản diện của ông như Nghị Hách, Phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ, huyện T rất ít khi độc thoại nội tâm. Nghị Hách trong “ Giông Tố” không hề độc thoại nội tâm, kể cả lúc lão “đau đớn vì tinh thần” ( 55 , ) Như vậy, có thể thấy việc lựa chọn các kiểu lời nói và kết cấu lời nói trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng mang những chức năng thẩm mỹ rất xác định. Tác giả đã trao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi kiểu lời nói nhằm biểu đạt những mục đích, dụng ý nghệ thuật rõ ràng Tác giả Nguyễn Văn Phượng trong luận án "Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết và phóng sự” đã đề cập đến đặc trưng và giá trị biểu hiện của các lớp ngôn từ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trong đó, các kiểu lời nói như đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, lời kể được phân tích một cách chi tiết, cụ thể. Nguyễn Văn Phượng nhấn mạnh sự chi phối của đặc điểm thể loại và quan niệm sáng tác đối với ngôn từ của Vũ Trọng Phụng: “ ở trường hợp Vũ Trọng Phụng cũng thế, toàn bộ ngôn từ của ông bị chi phối sâu sắc bởi những thể loại mà ông lựa chọn. Tuy nhiên, ngoài điều đó, ngôn từ Vũ Trọng Phụng in đậm dấu ấn của cách nhìn đời mang tính bạo liệt nên hầu như trên mọi cấp độ đơn vị ngôn ngữ của sáng tác V ũ Trọng Phụng đều bộc lộ một cường độ lớn- cháy bỏng và dữ dội- hệ quả của một bút pháp tả chân theo khuynh hướng cực thực, đặc tả tàn nhẫn, khiến cho ngôn từ của ông có vẻ như luôn luôn thiếu chừng mực, lệch chuẩn, thậm chí trắng trợn, tàn nhẫn và mang tính chất nổi loạn (57, 80). Dưới góc độ phong cách học ngôn ngữ, đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề ngôn từ, lời nói trong văn xuôi tự sự: Hegel, V.V.Vinogradov, T.Todorov, M.Bakhtin, A.Prop, R.Jacovson gián tiếp hoặc trực tiếp. Tiếp nối nguồn mạch ấy, công trình gần đây nhất đề cập đến vấn đề này là cuốn “ Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học” của tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa, cụ thể là trong các phần: một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ thể loại tự sự và trữ tình, tính cá thể hoá của văn bản ngôn từ rất mới mẻ và độc đáo. Những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu thực sự là những đóng góp hết sức quý báu vào việc thẩm thấu giá trị văn chương của Vũ Trọng Phụng. Nó định hướng và mở ra con đường nghiên cứu, hướng suy nghĩ để các nhà phê bình tiếp tục khơi sâu thêm. Nhìn chung, những ý kiến về ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng đều chú ý đến mối quan hệ giữa các kiểu lời nói và hình tượng nhân vật, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trên cơ sở những hướng đi trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong “Giông Tố”(V ũ Trọng Phụng). III. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của khoá luận. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết về các kiểu lời nhân vật, người viết tiến hành tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong tác phẩm “ Giông Tố”( Vũ Trọng Phụng), qua sự khảo sát, phân loại, phân tích, đánh giá. Mặt khác chúng tôi đặt lời nhân vật trong mối quan hệ với kiểu nhân vật tương ứng. 2. Mục đích, yêu cầu: - Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong một tác phẩm, cụ thể là tiểu thuyết Giông Tố, góp phần nhận diện phong cách tác giả vể phương diện ngôn từ, từ đó đánh giá vai trò, vị trí cũng như những đóng góp về giá trị nghệ thuật của nhà văn đối với nền văn học nước nhà. IV. Giới hạn vấn đề Nếu nghiên cứu đầy đủ lời văn nghệ thuật thì phải nghiên cứu cả lời người kể và lời nhân vật. Nhưng trong phạm vi một khoá luận chúng tôi chỉ nghiên cứu một thành phần của nó là lời nói nhân vật, nhằm khai thác một khía cạnh trong phong cách tác giả. V. Phương pháp nghiên cứu. VI. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung khoá luận của chúng tôi bao gồm 3 chương. - Chương I: Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong tiểu thuyết “ Giông Tố” ( Vũ Trọng Phụng). - Chương II: Đặc trưng nghệ thuật của lời độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết “ Giông Tố” ( Vũ Trọng Phụng). - Chương III: Mối quan hệ giữa lời nhân vật và các kiểu nhân vật tương ứng.

pdf70 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6235 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong Giống tố của Vũ Trọng Phụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I Lí do chọn đề tài: Trong tác phẩm văn học “Thành phần cơ bản của lời văn nghệ thuật là lời gián tiếp – lời người kể chuyện, người trần thuật và lời trực tiếp – lời nhân vật, được tổ chức theo cách thức hoạt động giao tiếp – lời đối thoại, lời độc thoại” (21, 130).Bởi ngôn ngữ chỉ tồn tại, nhận biết và bộc lộ bản chất thông qua việc hành chức của nó. Như vậy, lời nhân vật là một trong nhưng thành phần có vị trí quan trọng trong toàn bộ lời văn nghệ thuật nó là “phương diện quan trọng của tính tạo hình khách thể trong tác phẩm tự sự và kịch” (43, 30). Đặc biệt”trong sử thi và tiểu thuyết, truyện vừa và truyện ngắn, các lời đối thoại và độc thoại của các nhân vật chiếm mọt bộ phận đáng kể, có khi là rất lớn của văn bản” (43, 30) Lời kể là lời gián tiếp, là lời văn bản đảm đương chức năng trần thuật, giới thiệu, miêu tả, bình luận con người và sự kiện là lời của người trần thuật, người kể chuyện (46, 178) thì lời nhân vật là lời trực tiếp lời thoại là hình thức kể bằng lời nhân vật, lời thoại còn được gọi là lời trực tiếp của nhân vật trong văn học, là “hình thức kể chuyện cá thể hoá triệt để tính cách và tình huống đối thoại” (46, 65) hai thành phần này được xây dựng dựa vào chủ thể phát ngôn. Nếu như nhân vật trong văn học trung đại thường mang tính chât ước lệ, trang trọng thể hiện nhân vật đày tính khuôn mẫu của thời đại, thì đến văn học hiện đại nói chung, Vũ Trọng Phụng nói riêng, nó đã đạt đến yêu cầu cá thể hoá tới mức, người đọc chỉ cần nhắc tới những “Mẹ kiếp! Em chã! Thế thì nước mẹ gì! …” là có thể nhớ ngay đến nhân vật nêu trong cuốn truyện nào của ai. Có lẽ cho đến nay không ai có thể phủ nhận vị trí và vai trò của Vũ Trọng Phụng. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn ấy có tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật độc đáo tạo ra tạng riêng cho nhưng trang viết của mình. “Hiện tượng phức tạp” một thời ấy cho đến bây giờ vẫn không ngừng thu hút những nhà nghiên cứu, phê bình khai thác, khám phá. Bởi tác phẩm của ông mở ra những giá trị không cùng. Đó là sức ám ảnh của những câu văn sắc nhọn như roi quất vào chế độ xã hội đương thời. Đồng thời đó là kết tinh những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mới mẻ trong lời văn mà thành tố quan trọng không thể không nhắc đến là lời nhân vật. Cùng với “Số đỏ”, “Giông tố” đã thắp sáng tên tuổi của một “nhà tiểu thuyết trác việt” bên cạnh ông vua phóng sự đất Bắc. Qua lớp sóng ngôn từ đầy ám ảnh dư ba, “thế giới nhân vật dù đông đúc nhưng mỗi người hiện lên với một tiến nói đặc thù riêng không thể hiện trộn lẫn. Nhờ vậy thế giới bên trong của nhân vật giờ đây không chỉ được phát hiện bằng ý nghĩa logic của lời nói”. (43, 33- 34) vì thế tìm hiểu lời nhân vật “Giông tố” cũng là một cách tiếp cận đến giá trị tác phẩm và tri âm với người sáng tạo. Mặt khác,lời nhân vật – có thể coi là phương tiện biểu đạt hệ thống hình tượng cũng như toàn bộ những tư tưởng quan niệm của tác giả. Cũng trên lời, qua lời nhân vật tài năng phẩm chất của tác giả được kiểm chứng định hình tính phức tạp trong tư tưởng của tác giả cũng như tính đa chiều của các quan niệm, trào lưu trong thời đại Vũ Trong Phụng. Là những nhân tố chủ đạo tạo ra sự phức tạp của điểm nhìn, giọng điệu cũng như cấu trúc lời nói của tác phẩm. Phân tích lời nhân vật – một thành phần của cấu trúc lời nói tạo điều kiện cho chúng ta dựa vào ngôn từ để “giải mã” làm rõ hơn những vấn đề về quan niệm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả bởi xét từ góc độ của tác giả - người lập mã, lời nhân vật nói riêng, lời văn nghệ thật nói chung là cấp độ cuối cùng, đóng vào hình thức biểu hiện hình tượng và nội dung, ngược lại, xét từ góc độ của người đọc, người giải mà văn bản, lời nhân vật lại là cấp độ đầu tiên mà thông qua đó độc giả có thể cảm nhận được những đặc điểm của hình tượng và tư tưởng, quan niệm nghệ thuật mà tác giả đã biểu đạt. Như vây, nội dung thông điệp của người sáng tạo kết nối các lời và quy định tính hình thức của nó. Ngược lại, hình thức biểu hiện và chuyển tải nội dung đến bạn đọc. Đây cũng là hướng đi chung hiện nay. Bởi “ngữ”- “văn” gắn kết chặt chẽ như hai mặt một tờ giấy, giống như đôi chân con người độc lập mà thống nhát. Hình thức nghệ thuật - đó là hình thức của một nội dung hoàn toàn được thực hiên trong chất liệu và dường như được gắn vào đó. Tính sư phạm của việc nghiên cứu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong “Giông tố” cũng là một lí do chúng tôi chọn lựa đề tài này. Thực tế giảng dậy một tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông luôn đi từ nội dung đến hình thức, phân tích “bổ ngang” ( tuần tự theo trình tự tuyến tính của ngôn từ) hay “bổ dọc” (theo khía cạnh nội dung tác phẩm) ít nhiều đều tách rời “ngữ” ra khỏi “văn”. Lời văn nói chung, lời nhân vật nói riêng giúp học sinh cảm nhận cái hay cáo đẹp của một lớp ngôn từ sống động. Từ đó nắm bắt giá trị tác phẩm, không chỉ là nội dung hình thức, mà còn là cả đặc điểm phong cách tác giả. Học sinh có thể đối thoại với nghệ sĩ (về tư tưởng), tạo tiếp văn bản (đồng sáng tạo) và nâng cao tính thẩm mỹ trong lời nói của chính mình… II. Lịch sử vấn đề: Tiểu thuyết “Giông Tố” bắt đầu đăng trên Hà Nội báo từ số 1, ra ngày 1/1/1936. Được 11 số thì tạm dừng; ít lâu sau lại đăng tiếp (vẫn ở báo trên) nhưng với tên Thị Mịch. Năm 1937, tác phẩm được NXB Văn Thanh in thành sách với cái tên ban đầu là “Giông Tố” (Theo 26, 264). Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã gây tiếng vang lớn, thu hút nhiều bút mực quan tâm. Tới nay đã không ít công trình nghiên cứu về sáng tác. Vũ Trọng Phụng nói chung, tiểu thuyết này nói riêng, chủ yếu xoay quanh 3 nội dung; nhưng tính hiện thực sâu sắc, khả năng bao quát hiện thực và nghệ thuật xây dựng điển hình Nghị Hách. Trong phần lịch sử, ở phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đề cập đến những ý kiến thuộc hướng nghiên cứu lời văn và cụ thể là lời nhân vật “Giông Tố”. Nhận xét về lời văn lối viết, Phạm Thế Ngũ đánh giá Tác phẩm là “cây bút tả chân già dặn, linh hoạt như chụp được sự thật, trong những mẩu đối thoại,nhưng xen con con không cần giải thích và bình luận mà tự nó nói lên tất cả một ý nghĩa” (37, 513), hoặc “ Khi dừng lại 1 xen, lột trần 1 bộ mặt, phơi ra ánh sáng một khía cạnh bẩn thỉu, bề ngoài cũng như bên trong, ngòi bút ông nói rõ rệt cái linh hoạt, cái sắc sảo, đôi khi tàn nhẫn của nó ( 37, 521). GS Nguyễn Đăng Mạnh, nhà nghiên cứu Cù Đình Tú cũng đề cập tới lối hành văn “ đặc biệt gai góc chỉ thấy ở nhà văn này, hình thức phô diễn cực mạnh qua một số bài viết của mình (36, 50). GS Nguyễn Hoành Khung cũng khẳng định “ Giông Tố có những đặc sắc riêng thể hiện một bản lĩnh già dặn, độc đáo, một bút lực mãnh liệt ít thấy trong văn học đương thời” (39, 419). Sự sinh động “ hiện ra mồn một trước mắt người đọc” (39, 447) của nhiều cảnh trong tác phẩm cũng được tác giả nhấn mạnh. Trong chuyên luận của mình, ở phần lời thoại nhân vật và độc thoại nội tâm, Nguyễn Thái Hoà viết: “ Ta cũng thấy những lời thoại của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng… sống động hơn bất cứ một trang miêu tả nào, đến mức người đọc chỉ cần nhớ những: “Em chã”, “Mẹ kiếp! Thế thì nước mẹ gì” đến những “Thời Tây thời giờ là vàng bạc” là nhớ ngay đến nhân vật nào, thuộc cuốn truyện của ai không cần nhắc lại truyện”(23, 65). Để giải thích thêm nhà nghiên cứu phân tích: “Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Huy Thiệp xử lý lời thoại một cách tự nhiên, dường như không giũa gọt mà thành hình bởi vì đã tình huống hoá cuộc thoại và cá thể hoá lời nói nhân vật đến mức cao độ, nên nhân vật xuất hiện ít ( đóng vai trò phụ) mà ấn tượng rất khó quên. Bởi vì không chỉ là lời nói mà đằng sau nó, phần ngầm của những lời ấy là những hệ tầng văn hoá, là hàm ngôn, là những “lẽ thường lập luận” mà có khi chỉ những người am hiểu cuộc sống một cách đầy đặn mới hiểu được”(23, 76). Thanh Thảo đưa ra nhận định về Vũ Trọng Phụng: “Nhà văn có một hệ thống ngôn ngữ mới mẻ vào bậc nhất so với những nhà văn cùng thời với ông(...). Nhân vật của ông từng kiểu người đều có cách nói riêng rất tự do, rất “đời”, rất “bụi”(48,83)…Như vậy điểm lại một số ý kiến về ngôn từ Vũ Trọng Phụng nói chung, “ Giông Tố” nói chung, ta thấy lời nhân vật đã được chú ý đến và phát hiện ra nhưng đó vẫn chỉ là những ý kiến riêng lẻ hoặc đan xen những vấn đề khác trong văn chương Vũ Trọng Phụng. Tới những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu lời văn nghệ thuật hay đặc điêm ngôn từ nằm rải rác chủ yếu ở ba tiểu thuyết hiện thực của Vũ Trọng Phụng. Đáng chú ý là các luận án, luận văn: Đặc trưng ngôn ngữ tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Hà Công Tài), Tiếng cười Vũ Trọng Phụng qua một số tác phẩm tiêu biểu ( Nguyễn Quang Trung) cùng các luận văn: Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Nguyễn Mạnh Quỳnh). Những đặc điểm cơ bản trong lời văn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng (Châu Minh Hùng) – luận văn thạc sĩ ngữ văn,H, 2000; đặc biệt là luận án tiến sĩ ngữ văn của tác giả Nguyễn Văn Phượng với đề tài “ Ngôn từ nghệ thuật trong tiểu thuyết và phóng sự của Vũ Trọng Phụng”, H, 2001)… Những tài liệu này đã cung cấp một lượng thông tin đáng kể có liên quan đến đề tài chúng tôi đang xem xét. Nguyễn Quang Trung, trong luận án “ tiếng cười Vũ Trọng Phụng qua một số tác phẩm tiêu biểu” đã đề cập đến những vấn đề ngôn ngữ và giọng điệu trào phúng của ông. Tác giả chú ý đến lời văn nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trên cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ tiểu thuyết cuả Bakhtin: “ phát ngôn nghệ thuật trở thành điểm hội tụ của nhiều tiếng nói xã hội khác nhau, đối tượng được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn khác nhau và giữa các tiếng nói ấy, tiếng nói nghệ sĩ đóng vai trò liên kết chúng, tạo thành bè đệm cho tiếng nói của anh ta, giọng tác giả mật vai trò độc tôn để hoà vào “ cuộc đối thoại lớn” ( chữ dùng Bakhtin) một cách bình đẳng và dân chủ. Đấy cũng là đặc điểm của lời văn nghệ thuật Vũ Trọng Phụng, là cơ sở để một số nhà nghiên cứu cho rằng tác phẩm của ông là đa thanh, đa âm, đa giọng” (61, 89). Trong luận án “ Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng”, tác giả Đinh Trí Dũng đã phân tích về chức năng của các kiểu lời nói (đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm) trong quan hệ với hình tượng nhân vật của Vũ Trọng Phụng: đối thoại lặp lại các từ, mệnh đề quen thuộc; đối thoại hỗn loạn trong một đám đông, đối thoại trong đó nhân vật thường nhại lại ngôn ngữ của một nhân vật khác. Các nhân vật không sử dụng ngôn ngữ thật sự của mình mà thường đóng vai để che giấu suy nghĩ, tình cảm thực. Tác giả cũng chỉ ra một hiện tượng rất lý thú rằng: “ Các nhân vật phản diện của ông như Nghị Hách, Phó Đoan, Xuân Tóc Đỏ, huyện T… rất ít khi độc thoại nội tâm. Nghị Hách trong “ Giông Tố” không hề độc thoại nội tâm, kể cả lúc lão “đau đớn vì tinh thần” ( 55 , ) Như vậy, có thể thấy việc lựa chọn các kiểu lời nói và kết cấu lời nói trong tác phẩm Vũ Trọng Phụng mang những chức năng thẩm mỹ rất xác định. Tác giả đã trao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi kiểu lời nói nhằm biểu đạt những mục đích, dụng ý nghệ thuật rõ ràng… Tác giả Nguyễn Văn Phượng trong luận án "Ngôn từ nghệ thuật Vũ Trọng Phụng trong tiểu thuyết và phóng sự” đã đề cập đến đặc trưng và giá trị biểu hiện của các lớp ngôn từ trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng. Trong đó, các kiểu lời nói như đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, lời kể được phân tích một cách chi tiết, cụ thể. Nguyễn Văn Phượng nhấn mạnh sự chi phối của đặc điểm thể loại và quan niệm sáng tác đối với ngôn từ của Vũ Trọng Phụng: “ ở trường hợp Vũ Trọng Phụng cũng thế, toàn bộ ngôn từ của ông bị chi phối sâu sắc bởi những thể loại mà ông lựa chọn. Tuy nhiên, ngoài điều đó, ngôn từ Vũ Trọng Phụng in đậm dấu ấn của cách nhìn đời mang tính bạo liệt nên hầu như trên mọi cấp độ đơn vị ngôn ngữ của sáng tác Vũ Trọng Phụng đều bộc lộ một cường độ lớn- cháy bỏng và dữ dội- hệ quả của một bút pháp tả chân theo khuynh hướng cực thực, đặc tả tàn nhẫn, khiến cho ngôn từ của ông có vẻ như luôn luôn thiếu chừng mực, lệch chuẩn, thậm chí trắng trợn, tàn nhẫn và mang tính chất nổi loạn…(57, 80). Dưới góc độ phong cách học ngôn ngữ, đã có nhiều tác giả nghiên cứu vấn đề ngôn từ, lời nói trong văn xuôi tự sự: Hegel, V.V.Vinogradov, T.Todorov, M.Bakhtin, A.Prop, R.Jacovson…gián tiếp hoặc trực tiếp. Tiếp nối nguồn mạch ấy, công trình gần đây nhất đề cập đến vấn đề này là cuốn “ Phân tích phong cách ngôn ngữ trong tác phẩm văn học” của tác giả Đỗ Việt Hùng và Nguyễn Thị Ngân Hoa, cụ thể là trong các phần: một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ thể loại tự sự và trữ tình, tính cá thể hoá của văn bản ngôn từ rất mới mẻ và độc đáo. Những nhận xét, đánh giá của các nhà nghiên cứu thực sự là những đóng góp hết sức quý báu vào việc thẩm thấu giá trị văn chương của Vũ Trọng Phụng. Nó định hướng và mở ra con đường nghiên cứu, hướng suy nghĩ để các nhà phê bình tiếp tục khơi sâu thêm. Nhìn chung, những ý kiến về ngôn ngữ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng đều chú ý đến mối quan hệ giữa các kiểu lời nói và hình tượng nhân vật, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Trên cơ sở những hướng đi trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong “Giông Tố”(Vũ Trọng Phụng). III. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của khoá luận. 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết về các kiểu lời nhân vật, người viết tiến hành tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong tác phẩm “ Giông Tố”( Vũ Trọng Phụng), qua sự khảo sát, phân loại, phân tích, đánh giá. Mặt khác chúng tôi đặt lời nhân vật trong mối quan hệ với kiểu nhân vật tương ứng. 2. Mục đích, yêu cầu: - Tìm hiểu đặc trưng nghệ thuật của lời nhân vật trong một tác phẩm, cụ thể là tiểu thuyết Giông Tố, góp phần nhận diện phong cách tác giả vể phương diện ngôn từ, từ đó đánh giá vai trò, vị trí cũng như những đóng góp về giá trị nghệ thuật của nhà văn đối với nền văn học nước nhà. IV. Giới hạn vấn đề Nếu nghiên cứu đầy đủ lời văn nghệ thuật thì phải nghiên cứu cả lời người kể và lời nhân vật. Nhưng trong phạm vi một khoá luận chúng tôi chỉ nghiên cứu một thành phần của nó là lời nói nhân vật, nhằm khai thác một khía cạnh trong phong cách tác giả. V. Phương pháp nghiên cứu. VI. Cấu trúc khoá luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, phần nội dung khoá luận của chúng tôi bao gồm 3 chương. - Chương I: Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong tiểu thuyết “ Giông Tố” ( Vũ Trọng Phụng). - Chương II: Đặc trưng nghệ thuật của lời độc thoại nội tâm trong tiểu thuyết “ Giông Tố” ( Vũ Trọng Phụng). - Chương III: Mối quan hệ giữa lời nhân vật và các kiểu nhân vật tương ứng. Chương I: Đặc trưng nghệ thuật của lời đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng). Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của con người. “Hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên và phổ biến của sự hành chức ngôn ngữ là hôi thoại”(10,276), mà một trong những hình thức cơ bản và tiêu biểu nhất của hội thoại là đối thoại. Xét về dặc trưng giao tiếp, lời đối thoại là lời nói có sự tương tác giữa các lượt lời của các nhân vật, là hoạt động “giao tiếp có sự hiện diện giữa người nói và người nghe, có quan hệ trao đáp hô ứng luân phiên, tạo thành vòng thông tin khép kín (kể cả kênh phi ngôn ngữ). Trong đó, mọi xử lý ngôn ngữ đều cần thiết cho mục đích chiến lược hội thoại (24,114). Ngoài ra, theo Lại Nguyên ân, đó còn là “Một phần của văn bản ngôn từ nghệ thuật, một thành tố mà chức năng là tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhân vật.” (5, 26). Thuật ngữ này cũng được giải thích là: “ một trong các dạng thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của người nói và người nghe và mỗi phát ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề của cuộc thoại.”(53, 93 – 94). Như vậy, xét trong cấu trúc lời nói, đối thoại là một trong những thành phần cơ bản, quan trọng, tạo nên lời nhân vật nói riêng, lời văn nghệ thuật của tác phẩm noia chung. I. Các kiểu lời đối thoại trong tiểu thuyết “Giông Tố” (Vũ Trọng Phụng ): 1. Tần số và tỷ lệ xuất hiện Tác phẩm Tổng số trang Tổng số dòng Số cuộc thoại Tổng số dòng của các cuộc Tổng số trang của các cuộc thoại thoại Giông Tố 288 8100 68 5123 195 Qua thống kê có thể thấy, lời đối thoại chiếm tỉ lệ không nhỏ so với toàn bộ lời văn của tác phẩm. So với “Số đỏ” – tác phẩm có đậm đặc lời đối thoại, thì ở “Giông Tố” thành phần này còn được sử dụg ở cấp độ cao hơn (Tỷ lệ đối thoại theo số trang: 67,71%, tỷ lệ đối thoại theo số dòng: 63,25%). Sự có mặt áp đảo của các lời thoại trong “Giông Tố” nói riêng, tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng nói chung là một nét thuộc sở trường của nhà văn. 2. Phân loại: Có nhiều cách phân loại lời đối thoại. Chúng ta có thể tìm thấy trong 68 cuộc thoại của “Giông Tố” đầy đủ 8 kiểu đối thoại mà Ođincov đã đưa ra (Đối thoại hợp xướng, đối thoại chứa phản ứng phủ định, đối thoại chính xác hoá, đối thoại từ chối biểu cảm, đối thoại hỏi- đáp, đối thoại chứa phản ứng phủ định với câu hỏi, đối thoại hỏi lại, đối thoại phản ứng tình thái với câu hỏi). Nhưng ở đây, chúng tôi chủ yếu dựa trên tiêu chí nhân vật và tính chất đối thoại để phân chia: 2.1. Phân loại theo nhân vật: Căn cứ vào số lượng người tham gia cuộc thoại, có thể đưa đối thoại thành hai loại : Song thoại và đa thoại. 2.1.1. Song thoại: Song thoại là đối thoại giữa hai nhân vật, bên A nói bên B nghe và phản hồi trở lại. Đây là loại đối thoại phổ biến trong lời đối thoại của nhân vật “Giông Tố” (chiếm 3/4 tổng số cuộc thoại. Đa số những đoạn thoại ấy đều dài. ở đó, hai người thường đối thoại rất lâu về một nội dung vấn đề gì đó (Tranh luận đối kháng giữa hai nhà trí thức về cuộc sống phụ nữ, tình yêu – chương XVII, với 27 lượt lời của Tú Anh, 21 lượt lời của Long…) có khi họ nói nhiều hơn về cá tính nhân vật, phơi bày sự thật. (trò chuyện giữa Long – Mịch, Nghị Hách – Mịch, đặc biệt là cuộc điều đình mặc cả giữa Nghị Hách và huyện Liên kéo dài 8 trang tiểu thuyết (tr 51-59); trong đó Nghị Hách nói 23 lần, 21 lần là lời của huyện Liên… 2.1.2. Đa thoại: Cùng với song thoại, đa thoại cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo nên văn tài Vũ Trọng Phụng. Đa thoại là những cuộc thoại có từ ba người trở lên. Nó còn được gọi là đối thoại đám đông. Loại này tuy ít hơn song thoại nhưng vẫn chiếm một số lượng đáng kể: 17 cuộc ( chiếm 1/4 tổng số cuộc đối thoại). Điều đó chứng tỏ Vũ Trọng Phụng đã dành cho các đa thoại moọt lượng trang viết khá lớn. Mở đầu tác phẩm, nhà văn đã xây dựng một đoạn đối thoại gồm 4 nhân vật là ông Lí, ông Phó Hội, ông Chánh và ông Đồ về việc có nên đệ đơn kiện Nghị Hách hay không. Sau những lời đối thoại hợp xướng chất đầy thêm tội ác của nhân vật văng mặt (Nghị Hách), ông Chánh hỏi ý kiến mọi người (“Thế nào?”) và quyết định: Thế thì phải kiện cho bỏ mẹ nó đi chứ? (1, 17). Đáp lại lời hùng hồn quả quyết của ông Chánh là lời bình tĩnh của ông Lý: “- Nào biết là rồi nó bỏ mẹ hay chúng mình bỏ mẹ!” (1, 17) Mỗi người một ý kiến, lý giải khác nhau. Cuộc thoại diễn ra với những tranh luận chưa ngã ngũ và phải chờ đến khi “ông Đồ phải làm ầm ĩ lên một hồi nữa, rồi người ta mới quyết định kéo nhau lên quan”(Tr19). Điều quan trọng là qua đối thoại đám đông ấy, dù chưa xuất hiện nhưng chúng ta cũng đã bước đầu được làm quen với Nghị Hách – một kẻ giàu có, khét tiếng độc ác, đa dâm. Để rồi, tính cách này của hắn ngày càng được làm rõ, hoàn thiện qua những chương tiếp theo. Chương kết thúc tác phẩm cũng là cuộc đối thoại hỗn loạn của tập hợp đám đông, trong trận cuồng dâm ở buổi dạ tiệc đập phá cuối cùng của Long và đám bạn bè của anh ta: _ “ Bọn anh hùng hảo hán chúng ta cạn chén chúc vạn tuế cho phái phụ nữ! _ Phụ nữ vạn tuế! _ Đồ ngu! ái tình vạn tuế! _ Vạn tuế cho những anh chồng mọc sừng! Vive les cocus! … _ Hay! H
Luận văn liên quan