Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sinh trưởng và năng suất của 6 giống cà pháo (solanum macrocarpon) trên vùng đất xám Thủ Đức vụ đông xuân 2011-2012” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm khoa Nông học, thời gian từ 25/11/2011 đến 25/03/2012. Tham gia thí nghiệm gồm 6 giống cà pháo, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, ba lần lập lại nhằm mục đích chọn ra giống có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất cao thích hợp với điều kiện sản xuất của vùng trong vụ đông xuân.
Kết quả đạt được như sau:
- Giống có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nhất là giống Cà pháo xanh (78,3 NSG), chậm nhất là giống Green Ball (81,7 NSG).
- Giống Tiểu tuyết TN122 có chiều cao cây (62,8 cm), đường kính tán (87,3 cm), số lá (125,5 lá) lớn nhất và khác biệt rất ý nghĩa thống kê với các giống còn lại.
- Giống Green Ball rất mẫn cảm với bệnh đốm nâu (46,3 %) và có mật số bọ rùa 28 chấm gây hại nhiều nhất (2,9 con/cây). Giống Cao sản nông trường lại có mật số sâu ăn lá (1,2 con/cây), sâu đục quả (2,9 con/cây) gây hại nhiều nhất và tỷ lệ bệnh héo rũ vi khuẩn cao (9,3 %).
- Giống Tiểu tuyết TN122 có tỷ lệ cành hữu hiệu cao nhất (87,1 %) thấp nhất là giống Green Ball (66,6 %).
- Số quả/cây nhiều nhất là giống Tiểu tuyết TN122 (42,7 quả/cây) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các giống còn lại. Ngược lại giống Green Ball có số quả/cây thấp nhất (25,3 quả/cây).
- Trọng lượng trung bình/quả lớn nhất là giống Green Ball (29,2 g) nhỏ nhất là giống Trắng Thuận Điền (25,7 g).
- Năng suất thực thu cao nhất là giống Tiểu tuyết TN122 (10,25 tấn/ha) và có (%) năng suất thực thu vượt đối chứng (11,3 %).
76 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá sinh trưởng và năng suất của 6 giống cà pháo (solanum macrocarpon) trên vùng đất xám thủ đức vụ đông xuân 2011 - 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---&---
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA 6 GIỐNG
CÀ PHÁO (Solanum macrocarpon) TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM
THỦ ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN 2011-2012
Sinh viên thực hiện : LÊ ĐỨC THUẬN
Ngành : NÔNG HỌC
Niên khóa : 2007 – 2011
Tháng 05/2012
ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA 6 GIỐNG
CÀ PHÁO (Solanum macrocarpon) TRÊN VÙNG ĐẤT XÁM
THỦ ĐỨC VỤ ĐÔNG XUÂN 2011-2012
Tác giả
Lê Đức Thuận
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Nông học
Giáo viên hướng dẫn
ThS. Hồ Tấn Quốc
Tháng 05/2012
LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân mà còn là công sức của những người đã nuôi nấng, dạy dỗ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để bước vào cuộc sống. Nay tôi xin chân thành cảm ơn tới những người mà tôi luôn ghi nhớ :
Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, luôn chăm lo và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con trong suốt quãng thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cùng quý Thầy Cô khoa Nông học – Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý giá trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới ThS. Hồ Tấn Quốc, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn các anh, chị trong ban quản lí trại thực nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Gửi lời chúc sức khỏe và thành công đến tất cả mọi người !
Xin chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 05 năm 2012.
Sinh viên thực hiện
Lê Đức Thuận
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá sinh trưởng và năng suất của 6 giống cà pháo (solanum macrocarpon) trên vùng đất xám Thủ Đức vụ đông xuân 2011-2012” đã được tiến hành tại Trại thực nghiệm khoa Nông học, thời gian từ 25/11/2011 đến 25/03/2012. Tham gia thí nghiệm gồm 6 giống cà pháo, được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên đơn yếu tố, ba lần lập lại nhằm mục đích chọn ra giống có khả năng sinh trưởng tốt và năng suất cao thích hợp với điều kiện sản xuất của vùng trong vụ đông xuân.
Kết quả đạt được như sau:
- Giống có thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn nhất là giống Cà pháo xanh (78,3 NSG), chậm nhất là giống Green Ball (81,7 NSG).
- Giống Tiểu tuyết TN122 có chiều cao cây (62,8 cm), đường kính tán (87,3 cm), số lá (125,5 lá) lớn nhất và khác biệt rất ý nghĩa thống kê với các giống còn lại.
- Giống Green Ball rất mẫn cảm với bệnh đốm nâu (46,3 %) và có mật số bọ rùa 28 chấm gây hại nhiều nhất (2,9 con/cây). Giống Cao sản nông trường lại có mật số sâu ăn lá (1,2 con/cây), sâu đục quả (2,9 con/cây) gây hại nhiều nhất và tỷ lệ bệnh héo rũ vi khuẩn cao (9,3 %).
- Giống Tiểu tuyết TN122 có tỷ lệ cành hữu hiệu cao nhất (87,1 %) thấp nhất là giống Green Ball (66,6 %).
- Số quả/cây nhiều nhất là giống Tiểu tuyết TN122 (42,7 quả/cây) khác biệt rất có ý nghĩa thống kê với các giống còn lại. Ngược lại giống Green Ball có số quả/cây thấp nhất (25,3 quả/cây).
- Trọng lượng trung bình/quả lớn nhất là giống Green Ball (29,2 g) nhỏ nhất là giống Trắng Thuận Điền (25,7 g).
- Năng suất thực thu cao nhất là giống Tiểu tuyết TN122 (10,25 tấn/ha) và có (%) năng suất thực thu vượt đối chứng (11,3 %).
MỤC LỤC
trang
Trang tựa i
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
đ/c Đối chứng
LLL Lần lập lại
NT Nghiệm thức
NSG Ngày sau gieo
NSM Ngày sau mọc
NST Ngày sau trồng
NS Năng suất
NSLT Năng suất lý thuyết
NSTT Năng suất thực thu
P Trọng lượng
TĐTTCC Tốc độ tăng trưởng chiều cao
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cà pháo trồng tại Việt Nam 7
Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng so với các loại cà khác 7
Bảng 3.1: Đặc điểm lý, hóa tính đất khu làm thí nghiệm 9
Bảng 3.2: Giống và nguồn gốc của 6 giống cà làm thí nghiệm 11
Bảng 3.3: Loại phân bón và lượng phân bón sử dụng trong thí nghiệm 11
Bảng 3.4: Loại thuốc và cách sử dụng trong thí nghiệm 12
Bảng 4.1: Thời gian sinh trưởng và phát triển của 6 giống cà pháo (NSG) 19
Bảng 4.2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 6 giống cà pháo (cm/cây) 20
Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 6 giống cà pháo (cm/cây/10 ngày) 21
Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng đường kính tán của 6 giống cà pháo (cm/cây) 22
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trưởng đường kính tán của 6 giống cà pháo (cm/tán cây/10 ngày) 23
Bảng 4.6: Động thái ra lá của 6 giống cà làm thí nghiệm (lá/cây) 24
Bảng 4.7: Tốc độ ra lá của 6 giống cà pháo (lá/cây/10 ngày) 25
Bảng 4.8: Tỷ lệ bệnh héo rũ vi khuẩn và đốm nâu trên 6 giống cà pháo (%) 26
Bảng 4.9: Mật số sâu hại trên 6 giống cà pháo 26
Bảng 4.10: Tổng số cành và tỷ lệ cành hữu hiệu trên cây của 6 giống cà pháo 27
Bảng 4.11: Khả năng ra hoa và đậu quả của 6 giống cà pháo 28
Bảng 4.12: Đặc trưng hình thái hoa, quả 28
Bảng 4.13: Các yếu tố cấu thành nên năng suất và năng suất quả 29
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Diễn biến thời tiết khí hậu trong thời gian tiến hành thí nghiệm 10
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 50 NST 14
Đồ thị 4.2: Thể hiện tốc độ tăng trưởng chiều cao của 6 giống cà pháo 34
Đồ thị 4.3: Thể hiện động thái tăng trưởng đường kính tán của 6 giống cà pháo 34
Đồ thị 4.4: Thể hiện tốc độ tăng trưởng đường kính tán của 6 giống cà pháo 35
Đồ thị 4.5: Thể hiện động thái ra lá của 6 giống cà pháo 35
Đồ thị 4.6: Thể hiện tốc độ ra lá của 6 giống cà pháo 36
Đồ thị 4.7: Thể hiện tương quan giữa Năng suất thực thu và Năng suất lý thuyết 36
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cà pháo (Solanum macrocarpon) là một loại rau ăn quả hằng năm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, chất xơ, canxi, kẽm, vitamin và các khoáng chất khác. Cà pháo thường được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới và Việt Nam để lấy lá và quả sử dụng làm thực phẩm, bên cạnh đó cà pháo còn là một phương thuốc chữa bệnh hiệu quả trong cả Đông y và Tây y. Cà pháo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, ôn bệnh trong bốn mùa. Cà pháo có khả năng phòng và chữa trị một số bệnh như: phụ nữ huyết hư, da vàng, chữa ho lâu năm không khỏi, chữa bệnh ngoài da…
Ở nước ta, cây cà pháo đã gắn bó với nhân dân rất lâu đời không chỉ bởi Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số làm nghề nông mà bởi cà pháo là một loại cây dễ trồng, cho thu hoạch lá và quả trong thời gian dài mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cà pháo cũng là món ăn quen thuộc của nhân dân ta từ xưa đến nay. Mặc dù hiện nay bữa ăn của người dân đã được cải thiện rất nhiều, nhưng những món ăn dân gian như cà muối chua, cà muối xổi, mắm cà pháo hay cà pháo trộn tôm khô… vẫn còn hiện diện trong các bữa ăn của người dân. Cà pháo làm nêm thêm hương vị đậm đà của bản sắc quê hương. Không những thế cà pháo còn là những liều thuốc dân gian hữu hiệu được người dân tin dùng mà lại dễ tìm.
Nếu như trước kia, cà trồng chỉ để phục vụ cho nhu cầu tự cung, tự cấp của nhân dân ta thì ngày nay nó đã trở thành một loại cây hàng hoá đem lại giá trị kinh tế không nhỏ cho nhiều vùng trồng rau như Lâm đồng, Sóc Trăng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương. Trồng cà vốn đầu tư ít (khoảng 300.000 đồng/sào cà pháo), thu lãi cao hơn nhiều so với trồng lúa và một số cây màu khác, sản phẩm làm ra đến đâu, đều được thương lái thu mua hết đến đó với giá ổn định nên trong khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích trồng cà đang ngày được mở rộng với nhiều vùng canh tác nổi tiếng về các giống cà ngon như An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội hay huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam.
Tuy nhiên, mỗi vùng sinh thái đều đòi hỏi những giống cà thích hợp khác nhau để có thể cho năng suất và hiệu quả cao. Vì vậy, việc chọn lọc được giống cà thích nghi với từng vùng sinh thái là một nhu cầu rất thực tế. Chính vì vậy đề tài: “Đánh giá sinh trưởng và năng suất của 6 giống cà pháo (Solanum macrocarpon) trên vùng đất xám Thủ Đức vụ đông xuân 2011-2012” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Khảo sát, đánh giá một số đặc tính nông học, thời gian sinh trưởng, phát triển và năng suất của 6 giống cà pháo làm thí nghiệm.
- Xác định được giống cà pháo nào sinh trưởng tốt, kháng sâu bệnh khá, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp với điều kiện canh tác của vùng trong vụ đông xuân.
1.3 Yêu cầu đề tài
- Bố trí thí nghiệm chính quy về so sánh giống, theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu sâu bệnh, năng suất và chất lượng của 6 giống cà pháo làm thí nghiệm.
- Xử lý thống kê các số liệu thu thập, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu theo mục tiêu của đề tài.
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cây cà pháo
2.1.1 Nguồn gốc và lịch sử phát triển
- Theo Bukenya và Bonsu, 2004 thì cà pháo có nguồn gốc từ châu Phi, các giống hoang dại được tìm thấy đầu tiên ở Tây Phi và các vùng lân cận, trong đó có khoảng hơn 20 loài được công bố (Nguồn:
- Cà pháo được trồng khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á, Đông Á và trong đời sống có nhiều tên gọi khác nhau: “garden egg”, “aubergine”, “Thai brinjal” (tiếng Anh); “Thailändische Aubergine”, “Eierfrucht” (tiếng Đức); “berengena”, “berenjera” (tiếng Tây Ban Nha); “kayan” (tiếng Myanma); “ai kwa” (tiếng Trung); “abergine”, “eierplant” (tiếng Hà Lan); “talong” (tiếng Philippines); “terong” (tiếng Mã Lai); “makeu-a kaou”, “makeu-a-keun” (tiếng Thái)… Ngoài ra nó còn được trồng ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Phi nhưng cũng có tài liệu cho rằng đó là loài cà khác.
- Tại Việt Nam, cà pháo đã được trồng phổ biến trên nhiều vùng miền, cà pháo có thể trồng làm hai vụ: vụ sớm gieo hạt vào tháng 7-8, thu hoạch vào tháng 11-12; vụ chính gieo hạt vào tháng 11-12, thu hoạch quả vào tháng 3-5. Một số vùng trồng cà pháo ngon có tiếng ở nước ta là huyện Nghi Lộc (Nghệ An), Láng (Hà Nội), Cái Sắn (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang), huyện Lục Yên (Yên Bái).Ở khu vực Tây Nguyên và phía Nam thì cà pháo là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong những năm gần đây của tỉnh Đăk Lăk, Tây Ninh, …
2.1.2 Vị trí và phân loại
Cà pháo có tên khoa học là Solanum macrocarpon L, tên tiếng Anh là Gboma Eggplant.
Giới (regnum): Plantae
Bộ (ordo): Solanales
Họ (familia): Solanaceae Chi (genus): Solanum L
Loài (species): S.macrocarpon L
2.1.3 Đặc điểm thực vật học
- Cây thân thảo nhẵn nhụi, mọc thẳng hay leo, cao tới 1,5 m với thân màu tím đen, có lông bao phủ, hóa gỗ ở gốc.
- Rễ: Rễ chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả năng phát triển rễ phụ rất lớn. Khi cấy rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên cây cũng chịu đựng được trong điều kiện khô hạn.
- Các lá hình mác thuôn dài, kích thước 10-30 x 4-15 cm, thùy lá ngắn và rộng, cả hai mặt lá đều có lông tơ, mọc thành chùm hình sao bao phủ.
- Hoa có màu từ trắng đến tím.
+ Hoa cái có phần phát hoa mở rộng, nhụy hoa ngắn, cuống hoa nhỏ, đài hoa hình chuông.
+ Hoa đực ngắn hơn, thường có từ 5-6 nhị, có cuống nhỏ, đài hoa hình chuông, tràng hoa hình phễu tròn hoặc hình chuông, dài 2-3,5 cm, màu đỏ tía nhạt ,có thể màu trắng, có lông bao phủ bên ngoài, bên trong nhẵn.
- Quả hình cầu hơi nén xuống, kích thước 5-6 cm x 7-8 cm, màu từ trắng, vàng cam đến tím và có nhiều hạt nhỏ.
- Chu kỳ phát triển: hằng niên, vụ thu hoạch lá đầu tiên có thể sau 40-50 ngày còn quả ăn được có thể thu hoạch sau 80-100 ngày.
2.1.4 Yêu cầu sinh thái và nhu cầu dinh dưỡng của cây cà pháo
- Cây cà phát triển tốt trên các loại đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất phù sa, các loại đất dễ thoát nước và có thể được trồng ở đất có độ cao 600 m so với mực nước biển.
- Độ pH từ 5.5-6.0 rất thích hợp cho cà. Nhiệt độ thích hợp là từ 20 oC-30 oC. Ở nhiệt độ 13-14 oC, cà sinh trưởng kém, khó nở hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp.
- Chúng thích hợp với cường độ ánh sáng mạnh. Độ dài ngày thích hợp cho sinh trưởng và phát dục là 10-12 giờ/ngày.
- Cà pháo đặc biệt chịu úng kém hơn chịu hạn. Độ ẩm đất thích hợp là 70 %-80 %. Độ ẩm không khí là 45-60 % (Đường Hồng Duật. Sổ tay người trồng rau, tập 2, 2005, 182 trang).
2.2 Một số bệnh hại cần chú ý trên cà pháo
- Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizotonia solani Kihn gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc bị teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gãy đổ ngay thân rồi chết.
- Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh.
Vi khuẩn gây bệnh làm huỷ hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh. Thuốc hoá học rất ít có tác dụng, có thể phun phòng ngừa bằng các thuốc kháng sinh như Kasugamysin, Streptomycin.
- Bệnh đốm nâu: Do nấm Stemphylium solani gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng. Bệnh ban đầu xuất hiện ở các lá thấp, sau lan dần lên các lá trên. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả và cao nhất lúc quả chín. Cây bị bệnh này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh ở vụ trước.
Khi bệnh mới phát sinh phun các thuốc gốc đồng Mancozeb, Benomyl, Topsin.
2.3 Tình hình sản xuất và sử dụng cây cà pháo trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1 Thế Giới
Trên thế giới, cà pháo được trồng khá phổ biến ở Châu phi, Đông Nam Á, Đông
Á. Ngoài ra nó còn được trồng ở những vùng Nhiệt đới và Cận Nhiệt đới.
Cà pháo được thu hoạch cả lá non và quả để dùng làm thực phẩm. Mỗi nước có những cách chế biến cà khác nhau phù hợp với khẩu vị và sở thích của mình. Quả vừa tới thường được chế biến dưới dạng nấu, như trong món cà ri. Lá non có thể ăn ở dạng tươi, luộc hay nấu. Lá có vị hơi đắng. Lá còn có thể được hấp hoặc xào với hành tây.Ở phương Tây người ta cũng đã nghiên cứu và phát hiện được ở cà còn chứa chất nightshade soda có tác dụng chống ung thư, ức chế sự tăng sinh của khối u trong bộ máy tiêu hóa. Ở Nhật Bản các chuyên gia cũng đã phát hiện thấy trong cà có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung thư, nhất là ung thư dạ dày.
Tại Áo, nhóm chuyên gia Trường đại học Graz đã chứng minh tác dụng khử chất béo của một loài cà pháo. được thể hiện rõ khi sử dụng cà pháo với các thức ăn động vật.
Tại Hoa Kỳ, một tạp chí có đăng tải bài “12 cách giảm cholesterol trong máu” đã xếp ăn cà là biện pháp hàng đầu. Người ta đều xác nhận rằng cà có tác dụng kích thích tiết mật và tụy khiến khả năng tiêu hóa được tăng cường, lại giúp nhuận tràng, giải độc, có lợi cho bệnh gan mật. Ngoài ra còn có công hiệu lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh thận.
2.3.2 Việt Nam
Hai địa danh nổi tiếng nhất Việt Nam về việc trồng được giống cà rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội và huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam.
Trong những năm qua, Xã Liên Hoà (huyện Kim Thành) đã chủ động khuyến khích nhân dân đưa các giống cây màu vào canh tác nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp của xã. Qua mấy năm trồng thí điểm bằng nhiều loại cây màu như: dưa hấu, ớt, cà pháo đã cho thấy cây cà pháo là loại cây khá phù hợp với đặc tính đất Liên Hoà, do vậy xã đã khuyến khích nhân dân tích cực mở rộng diện tích trong các mùa vụ. Trong vụ chiêm xuân năm 2011 toàn xã Liên Hoà có tổng diện tích gieo trồng là gần 400 ha, trong đó có hơn 30 ha trồng cà pháo, tăng khoảng 20% so với vụ chiêm xuân năm ngoài. Ở Việt Nam, hầu như chỉ có quả được sử dụng trong ẩm thực, phổ biến nhất là muối chua (muối nén hoặc muối nước), muối xổi. Ngoài ra, còn có nhiều món ăn chế biến từ cà pháo rất đậm đà hương vị Việt như: cà pháo trộn tôm khô, mắm cà pháo.
2.4 Giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của cây cà pháo
2.4.1 Giá trị dinh dưỡng
Bảng 2.1: Thành phần dinh dưỡng có trong 100g quả cà pháo trồng tại Việt Nam
Thành phần trung bình trong 100g quả cà pháo
Thành phần
Quả tươi
Cà muối chua
Nước
93 g
77 g
Protein
1 g
1,2 g
Chất béo
0,2 g
-
Chất xơ
0,8 g
1,9 g
Phốtpho
2 mg
-
Canxi
11 mg
-
Khoáng chất
0,5 g
-
Acid Lactic
-
1,8 g
Calorie
24 Kcal
13 Kcal
(Nguồn:
Ngoài ra, trong cà pháo còn chứa lân, magiê, kali, natri, lưu huỳnh, sắt, mangan, kẽm, đồng, Iốt, Caroten (tiền vitamin A), vitamin B1, B2, C, P và chất nhầy.
Bảng 2.2: Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng so với các loại cà khác
Chỉ tiêu so sánh
Cà pháo
Cà bát
Cà tím
Thành phần hóa học (%)
Nước
93,0
87,9
67,9
Protein
1,0
1,1
0,9
Chất béo
0,2
0,3
0,2
Chất xơ
0,8
1,4
1,4
Dẫn xuất không protein
4,5
8,7
9,1
Khoáng toàn phần
0,5
0,6
0,5
Giá trị dinh dưỡng trong 1kg thức ăn
Năng lượng trao đổi
24,4
441
454
Đơn vị thức ăn
0,1
0,2
0,2
Protein tiêu hóa
6,0
6,0
5,0
Canxi (g)
1,1
0,2
0,2
Phốtpho (g)
0,2
0,1
0,1
(Nguồn:
2.4.2 Tác dụng chữa bệnh
- Không chỉ được dùng làm thực phẩm, cà pháo còn được sử dụng rộng rãi như một phương thuốc chữa bệnh. Trong cả Đông y và Tây y, đều coi cà pháo là vị thuốc. Cà pháo có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, ôn bệnh trong bốn mùa. Cà pháo có tác dụng bổ dưỡng, có khả năng phòng và chữa một số bệnh như:
+ Phụ nữ huyết hư, da vàng: Cà pháo già bổ ra, phơi trong bóng râm cho khô, tán mịn. Mỗi lần uống 8g với ít rượu hâm nóng, ngày 2 lần, uống dài ngày.
+ Chữa ho lâu năm không khỏi: Cà pháo tươi 30-60 g, nấu chín cho mật ong vào vừa đủ rồi nấu lại là được, ngày ăn 2 lần.
+ Chữa bệnh ngoài da: Cà pháo đốt thành than, bôi tại chỗ sẽ cho tác dụng. Nó rất hữu hiệu để chữa các bệnh như bầm máu, lở loét ở da, chảy máu chân răng, ngón tay chân bị chín mé, nứt đầu vú…
2.5 Một số giống cà pháo đang phổ biến hiện nay
Hiện nay cà pháo được trồng rộng rãi trong nước ta, với các giống như: cà pháo trắng F1 NP79, cào pháo tím F1 NP63, cà pháo lai F1 T130, cà pháo Phương Lâm 597, cà pháo trắng Thuận Thành, cà pháo trắng F1 H&V, cà pháo tím F1 H&V, cà pháo trắng Chánh Nông, cà pháo tiểu tuyết TN122 , cà pháo Green Ball…
2.6 Nhìn chung những kết quả nghiên cứu và cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Tính tới thời điểm này những nghiên cứu về so sánh giống, tuyển chọn những giống cà pháo thích hợp cho vùng đất xám bạc màu hiện vẫn còn đang rất hạn chế. Chính vì thế việc tiến hành thực hiện đề tài so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng , năng suất của các giống cà pháo này để tuyển chọn được giống tốt đưa vào canh tác là cần thiết.
Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm
- Thời gian: từ tháng 25/11/2011 đến 25/03/2012.
- Địa điểm tiến hành thí nghiệm: trại thực nghiệm khoa Nông Học – ĐH Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
3.2 Đặc điểm đất đai và thời tiết khu vực thí nghiệm
3.2.1 Đặc điểm lý, hóa tính đất
Bảng 3.1: Đặc điểm lý, hóa tính đất khu làm thí nghiệm
Thành phần cơ giới
pH
Chất hữu cơ
Mùn (%)
Chất tổng số (%)
Chất dễ tiêu (mg/100g)
Cation trao đổi
(1dl/100g)
Sét
Thịt
Cát
H2O
KCl
0,8
1,4
N
P2O5
K2O
NH4+
P2O5
K+
Ca2+
Mg2+
6
8
86
6,2
5,9
0,09
0,05
0,09
6,5
5,1
0,4
0,2
0,1
(Nguồn: Bộ môn nông hóa - thổ nhưỡng, Đại học Nông Lâm Tp. HCM, 2009)
Qua bảng phân tích đất 3.1 ta có nhận xét như sau:
- Thành phần cơ giới khu đất thí nghiệm là đất cát.
- pH đất hơi chua, nhưng vẫn thích hợp cho cây cà pháo.
- Hàm lượng chất hữu cơ và mùn trong đất thấp, do đó cần bổ sung thêm xơ dừa và phân chuồng khi tiến hành thí nghiệm.
- Hàm lượng các chất tổng số và dễ tiêu thấp, cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho cà pháo.
Kết luận: dựa vào bảng phân tích đất, ta nhận thấy đất dùng thí nghiệm phù hợp với nhu cầu sinh thái