Hiện nay, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch v.v Nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch thi nhau ra đời, những hoạt động của chúng đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Chính vì thế mà trong quá trình phát triển đất nước hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Để có thể vừa phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững thì yêu cầu các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất phải thực hiện tốt việc đánh giá tác động của môi trường và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ, du lịch ngày càng cao và trở nên phổ biến. Mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2011 rất cao 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30 - 31 triệu lượt khách du lịch nội địa. Do đó ngành dịch vụ du lịch đang là một ngành mũi nhọn đang được chú trọng phát triển ở nước ta hiện nay. Ở Đà Nẵng các vùng đất ven biển được quy hoạch dành cho việc xây dựng các tổ hợp du lịch lịch vụ - resort ven biển cao cấp mang tầm vóc châu lục và thế giới, hàng loạt các khách sạn 5 sao cao cấp với các dịch vụ hàng đầu ra đời. Tuy nhiên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm xấu đến môi trường nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài này sẽ giúp tôi củng cố lại những kiến thức đã học ở nhà trường và tìm hiểu thêm về những kiến thức thực tế.
68 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3811 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta. Tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch v.v… Nền kinh tế nước ta có những bước tăng trưởng nhảy vọt. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch thi nhau ra đời, những hoạt động của chúng đã làm cho vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Chính vì thế mà trong quá trình phát triển đất nước hiện nay thì vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đảng và nhà nước ta quan tâm hàng đầu. Để có thể vừa phát triển kinh tế vừa có thể bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững thì yêu cầu các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất phải thực hiện tốt việc đánh giá tác động của môi trường và đặc biệt chú trọng đến việc thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất sao cho đem lại hiệu quả tốt nhất.
Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về dịch vụ, du lịch ngày càng cao và trở nên phổ biến. Mỗi năm lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2011 rất cao 5,3 triệu lượt khách du lịch quốc tế và phục vụ từ 30 - 31 triệu lượt khách du lịch nội địa. Do đó ngành dịch vụ du lịch đang là một ngành mũi nhọn đang được chú trọng phát triển ở nước ta hiện nay. Ở Đà Nẵng các vùng đất ven biển được quy hoạch dành cho việc xây dựng các tổ hợp du lịch lịch vụ - resort ven biển cao cấp mang tầm vóc châu lục và thế giới, hàng loạt các khách sạn 5 sao cao cấp với các dịch vụ hàng đầu ra đời. Tuy nhiên đây cũng là nguồn gây ô nhiễm xấu đến môi trường nếu không có những biện pháp xử lý kịp thời.
Bằng những kiến thức đã được học, tôi chọn đề tài: “Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp. Đề tài này sẽ giúp tôi củng cố lại những kiến thức đã học ở nhà trường và tìm hiểu thêm về những kiến thức thực tế.
1. Mục đích của đề tài
- Đánh giá về những tác động môi trường khi thi công, xây dựng và đi vào hoạt động của Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đến môi trường.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu để hạn chế các tác động của Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long đến môi trường.
2. Cơ sở khoa học cho những định hướng nghiên cứu
Để góp phần vào việc xây dựng và bảo vệ môi trường cho thành phố Đà Nẵng đề tài Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng được thực hiện.
Nghiên cứu này sẽ góp phần trong việc cung cấp các cơ sở khoa học, tư vấn cho các cơ quan chức năng bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng, đề xuất những biện pháp quản lý, xử lý một cách hợp lý nhất, bảo đảm sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng, phạm vi, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tác động từ quá trình thực hiện Dự án không liên quan đến chất thải là các tác động xảy ra trong suốt quá trình chuẩn bị mặt bằng, xây dựng và cả giai đoạn vận hành Dự án, các tác động này có tính tổng hợp, phức tạp và diễn ra trong thời gian dài. Trong phạm vi thời gian thực tập hạn chế, trong báo cáo này tôi xin được trình bày chủ yếu các tác động có liên quan đến chất thải.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 14/2/2011 đến ngày 15/5/2011.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Khu T20, Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa.
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam.
- Phương pháp đánh giá nhanh.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học, công cụ hữu ích cung cấp cho cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý, giám sát công tác bảo vệ môi trường của thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng như các địa phương khác trong nước ta nói chung.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng là cơ sở để cơ quan chủ đầu tư thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình thực hiện dự án.
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ Dự án
Đà Nẵng nằm ở 15o55’20’’ đến 16o14’10’’ vĩ tuyến Bắc, 107o18’30’’ đến 108o22’00’’ kinh tuyến Đông, phía Bắc giáp Tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp Tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp Biển Đông.
Với vị trí Trung độ của cả nước, Đà Nẵng cách Hà Nội 765Km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 964Km về phía Nam, nối vùng Tây Nguyên trù phú qua Quốc lộ 14B và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên và nước bạn Lào.
Các trung tâm kinh doanh thương mại của các nước vùng Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2000Km từ Thành phố Đà Nẵng.
Với những đặc điểm về địa hình, vị trí thuận lợi, khí hậu tương đối tốt, Đà Nẵng đã và đang khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình trong lĩnh vực du lịch.
Thiên nhiên ưu đãi cho Đà Nẵng nằm giữa vùng kế cận ba di sản văn hóa thế giới: Cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn, chính vị trí này đã làm nổi rõ vai trò của Thành phố Đà Nẵng trong khu vực, đó là nơi đón tiếp, phục vụ, trung chuyển khách. Không chỉ là tâm điểm của ba di sản thế giới, Thành phố Đà Nẵng còn có nhiều danh thắng tuyệt đẹp làm say lòng khách mỗi khi đến Thành phố này.
Đà Nẵng có đèo Hải Vân cheo leo, hiểm trở, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”, có khu du lịch sinh thái Bà Nà – Suối Mơ được ví như Đà Lạt, Sa Pa của miền Trung, có Ngũ Hành Sơn huyền thoại là “Nam Thiên danh thắng”,…
Đà Nẵng đã được đầu tư những khu nghỉ dưỡng chất lượng cao với những dịch vụ cao cấp như: Furama, Sandy Beach,… ngày càng hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
Thế mạnh của Đà Nẵng là tiềm năng về biển, du lịch biển đa dạng với nhiều khu du lịch như bãi biển Bắc Mỹ An A, bán đảo Sơn Trà, Suối Đá, Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Bắc, Bãi Nồm,… cho du khách cảm giác thú vị khi chìm đắm trong vẻ huy hoàng của bình minh và sự lặng lẽ của hoàng hôn giữa phong cảnh hữu tình.
Với những điều kiện và yếu tố như vậy và được sự phê duyệt của UBND Thành phố Đà Nẵng, Công ty TNHH Đức Long – Dung Quất đã đầu tư xây dựng Dự án “Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long” tại Khu T20, Phường Phước Mỹ - Quận Sơn Trà – TP Đà Nẵng. Dự án khi đưa vào hoạt động sẽ góp phần thực hiện nội dung chương trình hành động trong định hướng phát triển của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển ngành du lịch nói riêng cũng như kinh tế Thành phố Đà Nẵng nói chung.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật
1) Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, ban hành theo quyết định số 52/2005/QH11.
2) Luật xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 quy định về hoạt động xây dựng, quyền và nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình và hoạt động xây dựng.
3) Luật phòng cháy chữa cháy được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 29/06/2001 quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
4) Nghị định số 35/2003/NĐCP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
5) Thông tư số 04/2004/TT – BCA ngày 31/03/2004 của Bộ Công An về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ – CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật của Luật PCCC.
6) Nghị định số 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 09/04/2007 về Quản lý chất thải rắn.
7) Nghị định số 88/2007/NĐCP của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 28/05/2007 về thoát nước Đô thị và Khu công nghiệp.
8) Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.
9) Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/02/2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP.
10) Chiến lược Bảo vệ Môi trường Thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và Quy hoạch Môi trường công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
11) Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn Đánh giá Tác động Môi trường, Đánh giá Môi trường Chiến lược và Cam kết Bảo vệ Môi trường.
12) Quyết định số 04/2008/QĐ – XD 03/4/2008 của Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- TCVN 5949 – 1998: Mức ồn tối đa cho phép tại khu công cộng và dân cư.
- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
- QCVN 09:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm.
- QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ.
- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
3. Tài liệu tham khảo
1) Lê Thạc Cán và tập thể tác giả, Đánh giá Tác động Môi trường – Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, 1993;
2) Trần Ngọc Chấn, Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, NXB KH&KT, 2001;
3) Luật Bảo vệ Môi trường, NXB Chính trị Quốc gia, 2006;
4) Niên giám thống kê Thành phố Đà Nẵng 2009;
5) Lê Trình, Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Quốc Bình, Các phương pháp giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường;
6) Giáo trình xử lý nước thải, NXB xây dựng Hà Nội, 1996;
7) Trần Hiếu Nhuệ - Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, 1990;
8) Lê Đức Phẩm, Công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học, NXB Giáo dục, 2003;
9) Kỹ thuật bảo hộ lao động, NXB ĐH và Trung học Chuyên nghiệp, 1979;
10) Trần Hiếu Nhuệ, Cấp thoát nước – NXB KH và KT, 2004;
11) Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KH và KT, 1997;
12) Trịnh Xuân Lai, Tính toán thiết kế công trình xử lý nước thải, NXB xây dựng, 2000;
13) Ban Khoa giáo Trung ương, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội, trung tâm nghiên cứu Giáo dục Môi trường và phát triển, Bảo vệ Môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2003;
14) Lê Văn Nãi, Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản, NXB KH và KT, 1999;
15) GVC Đinh Đắc Hiền, GS.TS Trần Văn Địch, Kỹ thuật An toàn và Môi trường, NXB KH và KT, 2005;
16) TS. Nguyễn Khắc Cường, Giáo trình môi trường trong xây dựng, NXB Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguồn tài liệu, dữ liệu chủ Dự án tự tạo lập
1. Dự án đầu tư Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long.
2. Hồ sơ khảo sát địa chất Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long.
5. Các phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này nhằm thu nhập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự kiến xây dựng dự án.
- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, độ ồn tại khu vực dự kiến xây dựng Dự án và khu vực xung quanh.
- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp này dựa theo hệ số ô nhiễm do tổ chức Y tế Thế giới thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của Dự án.
- Phương pháp so sánh tiêu chuẩn: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng: Phương pháp này tranh thủ được ý kiến đóng góp về các hoạt động, các biện pháp thực hiện và các đề xuất của Ủy Ban nhân dân, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam Phường Phước Mỹ, nơi thực hiện Dự án.
CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên Dự án
- Công trình: Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long.
- Địa điểm: Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Thành phố khoảng 2km.
- Cơ quan đầu tư: Công ty TNHH Đức Long Dung Quất.
1.2. Cơ quan chủ Dự án
- Cơ quan đầu tư: Công ty TNHH Đức Long Dung Quất.
- Địa chỉ liên lạc: Cụm CN Nam Chu Lai – Xã Bình Chánh – Huyện Bình Sơn – Tỉnh Quảng Ngãi.
1.3. Vị trí thực hiện Dự án
1.3.1. Vị trí địa lý của Dự án
Dự án Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long được xây dựng tại khu T20 thuộc Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm Thành phố khoảng 2km.
- Diện tích khu đất thực hiện Dự án là: 9.339m2.
- Ranh giới khu đất có các mặt tiếp giáp:
+ Phía Bắc giáp: Khu T20 hiện có.
+ Phía Tây giáp: Khu dân cư quy hoạch thuộc Phường Phước Mỹ.
+ Phía Nam giáp: Khách sạn Mỹ Khê II.
+ Phía Đông giáp: Đường Trường Sa.
1.3.2. Các đối tượng xung quanh khu vực Dự án
- Đường giao thông: Giáp về phía Đông của khu vực Dự án là đường ven biển Trường Sa, là tuyến đường du lịch ven biển nối liền Thành phố Đà Nẵng và phố cổ Hội An và là tuyến đường chiến lược trong phát triển du lịch của Thành phố. Dự án nằm cách khu thắng cảnh Ngũ Hành Sơn khoảng 3km, cách trung tâm Thành phố Đà Nẵng khoảng 5km, các công trình hạ tầng quan trọng như cảng biển Tiên Sa, cảng biển Liên Chiểu, sân bay Quốc tế Đà Nẵng đều nằm trong khoảng từ 5 đến 7km. Với vị trí thuận lợi như vậy nên việc đón khách từ sân bay, bến cảng đến Dự án và ngược lại thuận tiện.
- Sông ngòi, biển: cách 50m về phía Đông là bãi biển Mỹ Khê.
- Đồi, núi: Cách Dự án về phía Tây Nam khoảng 2km có núi Ngũ Hành Sơn.
- Khu dân cư: Tại khu vực này được Thành phố quy hoạch để xây dựng các khu nghỉ mát cao cấp. Khu dân cư gần Dự án nhất cách Dự án khoảng 50m về phía Tây, nằm trên trục đường ven biển Trường Sa, đường Hồ Xuân Hương.
- Cơ sở dịch vụ, công nghiệp: Khu vực xây dựng nằm trên tuyến đường Trường Sa. Đây là tuyến đường du lịch của Thành phố Đà Nẵng, nên hiện tại và tương lai các khu vực lân cận của Dự án hầu hết là các khu nghỉ mát.
1.4. Nội dung chủ yếu của Dự án
1.4.1. Đặc điểm hiện trạng tại khu vực xây dựng Dự án
a. Hiện trạng sử dụng đất
- Khu đất dự kiến xây dựng có tổng diện tích: 9.339,12m2
- Khu đất thuộc trạm T20 quản lý: 7.958,82m2
- Khu đất thuộc trạm điều dưỡng T26B quản lý: 1.390,30m2
b. Hiện trạng xây dựng
Trên khu đất dự kiến xây dựng hiện có những công trình sau:
1- Công trình thuộc trạm T20 quản lý
- Nhà nghỉ T18 + T15: 556m2
- Nhà vệ sinh: 56m2
- Nhà kho: 119m2
- Trạm biến áp: 28,9m2
2- Công trình thuộc trạm T26B quản lý
- Nhà nghỉ 4 tầng:
+ Diện tích xây dựng: 606m2
+ Diện tích sàn: 2.424m2
- Nhà 2 tầng:
+ Diện tích xây dựng: 227m2
+ Diện tích sàn: 454m2
Bảng 1.1. Thống kê các công trình, vật kiến trúc hiện có trên khu đất
STT
Hạng mục
Khối
lượng
Chất lượng
còn lại
Ghi chú
I
Công trình thuộc T20 quản lý
1
Nhà nghỉ T18 + T15
(Nhà cấp 4, mái lợp tôn, nền xi măng, cửa pano gỗ, tường gạch)
556
50%
Giữ lại
2
Nhà vệ sinh
(Nhà cấp 4, tường gạch, cửa sắt kéo, mái lợp tôn, nền bê tông xi măng)
56
50%
Phá bỏ
3
Nhà kho
(Nhà cấp 4, tường gạch, cửa sắt kéo, mái lợp tôn, nền bê tông xi măng)
119
70%
Phá bỏ
4
Trạm biến áp
28,9
80%
Phá bỏ
5
Sân nền, đường nội bộ (nền bê tông xi măng)
120
50%
Phá bỏ
II
Công trình thuộc T26 quản lý
1
Nhà nghỉ 4 tầng
(tạm tính đạt 1 sao)
2,424
60%
Giữ lại
2
Nhà 2 tầng (nhà ăn)
454
60%
Giữ lại
3
Nhà để xe
30
60%
Phá bỏ
4
Sân nền
290
60%
Phá bỏ
Khi tiến hành xây dựng Dự án các công trình này sẽ được phá bỏ, chỉ giữ lại nhà nghỉ T18 + T15 (nhà cấp 4), nhà điều dưỡng T26 (nhà nghỉ 4 tầng), nhà ăn (nhà 2 tầng).
c. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Dự án nằm trên tuyến đường Trường Sa rất thuận lợi trong việc đi lại hệ thống đường nối liền trung tâm Thành phố đã được mở rộng và đưa vào sử dụng.
- Hệ thống cấp, thoát nước: Tại khu vực đã có hệ thống cấp, thoát nước tại đường ven biển Trường Sa (giáp với Dự án về hướng Đông).
- Cấp điện, thông tin liên lạc: Hiện nay, tại khu vực đã có đầy đủ hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc.
1.4.2. Nội dung xây dựng Dự án
1.4.2.1. Hình thức đầu tư của Dự án
Tổng mức đầu tư của Dự án (bao gồm lãi vay ngân hàng trong thời gian xây dựng) là 254.839.527.000 đồng.
1.4.2.2. Quy mô công trình
Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long xây dựng theo mô hình Khách sạn nghỉ dưỡng hội nghị ven biển đạt tiêu chuẩn 4 sao. Tổng số phòng nghỉ gần 180 phòng. Trong đó:
a. Khối phòng ở
- Phòng VIP : 18 phòng
- Phòng Suite : 18 phòng
- Phòng Standard : 143 phòng
b. Khối công cộng
- Phòng hội nghị:
+ Phòng lớn : 600 chỗ
+ Phòng nhỏ : 30 – 100 chỗ
- Nhà hàng
+ Phòng ăn lớn : 400 chỗ
+ Nhà hàng tiệc cưới : 600 chỗ
- Phòng Karaoke
- Bể bơi
- Phòng tập thể dục và các môn chơi thể thao dưới nước
- Khu Massage – Stream bath
- Các phòng dịch vụ khác (shop Souvenir, cafeteria,…)
c. Khối hành chính
- Bộ phận Hành chính – Quản lý Khách sạn
- Bộ phận phục vụ buồng phòng
- Bộ phận nhà hàng – Hội nghị
- Bộ phận giải trí – TDTT
- Bộ phận kỹ thuật
Bảng 1.2. Tổng hợp diện tích các hạng mục công trình tại Dự án
STT
Các hạng mục công trình
Số lượng
Tầng cao
Diện tích (m2)
I
Công trình
1
Khối ngủ (179 phòng)
Phòng VIP
18
57,2
Phòng Suite
18
44
Phòng Standard
143
28,6
2
Khối dịch vụ
Phòng hội nghị 600 chỗ
1
2
533
Phòng hội thảo (30 – 100) chỗ
1
2
40
Nhà hàng tiệc cưới 600 chỗ
1
1
638
Nhà hàng 400 chỗ
1
2
480
Cà phê Loughe
1
1
480
Hồ bơi
1
Tầng kỹ thuật
150
II
Cây xanh, thảm cỏ, mặt nước
1
Hồ tạo cảnh, sân vườn
1300
2
Cây xanh, thảm cỏ
2142
III
Giao thông – sân đường
2094
IV
Sân tennis
1
1116
V
Bãi đỗ xe
1
1321
VI
Trạm điện
1
90
Bảng 1.3. Quy hoạch sử dụng đất
STT
Loại đất
Diện tích XD (m2)
Tỷ lệ (%)
I
Đất xây dựng công trình
2.808
30
1
Khách sạn
2.706
2
Nhà kỹ thuật điện nước
90
II
Đất TDTT
1.116
11,9
Sân tennis
1.116
III
Đất giao thông
2.094
22,5
Đường giao thông nội bộ
651
Sân bãi đỗ xe
1.321
IV
Đất sân vườn, cây xanh, cảnh quan
3.321
35,6
Sân vườn kết hợp hồ nước
1.300
Sân vườn đi dạo kết hợp giải khát ngoài trời
2.142
Tổng diện tích đất
9.339
100
1.4.2.3. Giải pháp chống sét, nối đất
Để việc chống sét được an toàn và hiệu quả, đảm bảo cho các thiết bị vận hành an toàn, không xảy ra sự cố làm ngưng trệ quá trình vận hành của trung tâm. Điều đó thực hiện được bằng cách sử dụng hệ thống chống sét chủ động (ESE). Đây là hệ thống chống sét điện tử tiên tiến và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay đã được Ủy ban tiêu chuẩn của Úc và New Zealand chấp nhận thành tiêu chuẩn Quốc gia chung ký hiệu NZ/AS1768/1991.
1.4.2.4. Giải pháp cấp nước
Hệ thống cấp nước:
Quy mô Khách sạn 179 phòng, số người tại các phòng dự tính như sau:
- Phòng 3 giường đơn : 18 phòng × 3 người/phòng
- Phòng 2 giường đơn : 87 phòng × 2 người/phòng
- Phòng 1 giường đôi : 56 phòng × 2 người/phòng
- Phòng VIP : 18 phòng × 2 người/phòng
- Tổng : 376 người
- Nước dự phòng để chữa cháy: 60m3
Bảng 1.4. Tính mức tiêu thụ nước
STT
Các hạng mục
Số lượng
Chỉ tiêu thiết kế
Tổng mức tiêu thụ (m3/ngđ)
1
Nước sinh hoạt cho khối ngủ (179 phòng)
376 người
qk = 200 l/ng.ngđ
Σqk = 75,2
2
Nước sinh hoạt cho nhân viên phục vụ
300 người
qnv = 25 l/ng.ngđ
Σqnv = 7,5
3
Khu nhà hàng (nhà hàng tiệc cưới + nhà hàng Âu – Á)
1000 ghế
qnh = 24 l/suất ăn ngày
Σqnh = 24
4
Khu thư giãn
5
5
Khu hội nghị, hội thảo
700 ghế
8 l/ghế.ngđ
5,6
6
Nước bổ sung cho bể bơi (bổ sung định kỳ chất lượng thất thoát)
Vbbơi = 80 m3
Qbs = 10% dung tích bể
8
Q = Tổng cộng (1÷6)
125,3
7
Nhu cầu khác
-
10
Tổng cộng
135,3
Nguồn cung cấp nước: Nguồn nước được lấy từ mạng lưới cấp nước của Thành phố trên trục đường ven biển Trường Sa.
1.4.2.5. Giải pháp thoát nước
a. Hệ thống thoát nước thải
Nước thải từ công trình được phân chia thành 03 loại sau:
- Trục 01: Nước rửa gồm nước thải từ các thiết bị Lavabo, tắm, giặt và nước rửa sàn. Sau khi thu gom được dẫn vào các ống đứng thoát nước. Các