Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất ở nước ta. Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như sắt thép (Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), nấu rượu (Đại Lâm, Tam Đa), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ).
Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn ở các vùng phụ cận. Việc khôi phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành nghề xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 30% số làng nghề truyền thống của cả nước. Làng nghề Bắc Ninh đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua. Tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề TTCN chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát triển nghề truyền thống.(Sở Công Thương Bắc Ninh 2008)[6].
73 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5675 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động đúc đồng, tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho GDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng. Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu với giá trị lớn. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề nhất ở nước ta. Hiện nay, toàn tỉnh có 62 làng nghề, trong đó có 30 làng nghề truyền thống và 32 làng nghề mới với những sản phẩm nổi tiếng như sắt thép (Đa Hội, Châu Khê, Từ Sơn), giấy (Phong Khê, Phú Lâm), nấu rượu (Đại Lâm, Tam Đa), đồ gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ)...
Hàng năm, các làng nghề đã đóng góp rất lớn vào ngân sách Nhà nước, tạo việc làm tại chỗ cho gần 35 nghìn lao động và thu hút hàng nghìn lao động nông thôn ở các vùng phụ cận. Việc khôi phục các làng nghề cũ, xây dựng các làng nghề mới, hình thành các cụm công nghiệp theo ngành nghề xuất phát từ nhu cầu cuộc sống; là mục tiêu, động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong nông nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.
Theo thống kê, Bắc Ninh chiếm 18% số làng nghề và trên 30% số làng nghề truyền thống của cả nước. Làng nghề Bắc Ninh đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua. Tính từ năm 1997 đến nay giá trị sản xuất của khu vực làng nghề TTCN chiếm 75 - 80% giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh và trên 30% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh, cải thiện đời sống nhân dân, nhiều hộ giàu có nhờ phát triển nghề truyền thống.(Sở Công Thương Bắc Ninh 2008)[6].
Song cùng với sự giàu lên nhanh chóng là nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, sản xuất nông nghiệp và cảnh quan. Kết quả điều tra khảo sát chất lượng môi trường tại một số làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong các năm gần đây từ 2005 đến 2011 cho thấy các mẫu nước mặt, nước ngầm đều có dấu hiệu ô nhiễm với mức độ khác nhau; môi trường không khí bị ô nhiễm có tính cục bộ tại nơi trực tiếp sản xuất, nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụng nguyên liệu hóa thạch, đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh.
Đại Bái là một làng nghề truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng nằm ven sông Đuống. Đây là một làng nghề truyền thống với các nghề chính: đúc đồng, đúc nhôm, gò nhôm nhưng gò đúc đồng là chủ yếu. Do sự phát triển thiếu bền vững cùng công nghệ sản xuất lạc hậu đã làm suy giảm chất lượng môi trường làng nghề và khu vực xung quanh ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khoẻ người dân.
Trước tình hình môi trường làng nghề đang bị ô nhiễm nghiêm trọng tôi đã thực hiện khóa luận: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường nước từ hoạt động đúc đồng, tại làng nghề đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh” dưới sự hướng dẫn của giảng viên ThS. Dương Thị Thanh Hà - giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
1.2. Mục Đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ hoạt động đúc đồng của làng nghề đúc đồng Đại Bái.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng do sản xuất đúc đồng gây ra đối với môi trường nước và sức khỏe của người dân.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại làng nghề đúc đồng Đại Bái.
- Xác định mức độ ô nhiễm nguồn nước tại làng nghề
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nước làng nghề tới sức khỏe người dân.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiếu ô nhiễm môi trường nước tại làng nghề đúc đồng Đại Bái.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với thực tiễn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu
- Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị cho công việc trong tương lai.
* Ý nghĩa trong quản lý môi trường.
- Nâng cao công tác quản lý môi trường làng nghề tại địa phương.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề bức xúc của người dân địa phương.
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được phải chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân trong các làng nghề nói chung và người dân tại làng nghề đúc đồng Đại Bái nói riêng.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
Một số khái niệm về môi trường, nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước và Làng Nghề.
* Khái niêm về môi trường
Theo UNESCO, môi trường được hiểu là “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của con người”
Tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo Vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”
* Ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới ( WHO ) thì “ Ô nhiễm môi trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng lượng đến mức ảnh hưỏng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.(Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005)[4].
* Khái niệm tiêu chuẩn môi trường
Là các giá trị được ghi nhận trong các quy định chính thức, xác định nồng độ tối đa cho phép của các chất trong thức ăn, nước uống, không khí; hoặc giới hạn chịu đựng của con người và sinh vật với các yếu tố môi trường xung quanh.
Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường .(Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005) [4]
* Khái niệm bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành sạch xẽ, phòng ngừa hạn chế các tác động xấu tới môi trường, ứng phó sự cố môi trường , khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường , khai thác sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học.(Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005)[4]
* Khái niệm ô nhiễm môi trường nước
Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật.
Theo hiến chương Châu Âu ” Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho nông nghiệp, cho công nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dã”.
* Khái niệm về nước ngầm
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất, có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người
* Khái niệm nước thải
Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
* Một số khái niệm về làng nghề.
Kh¸i niÖm lµng nghÒ ®îc hiÓu theo nhiÒu c¸ch thøc kh¸c nhau. C¸c nhµ nghiªn cøu ®· ®a ra nhiÒu quan niÖm vÒ lµng nghÒ, díi ®©y lµ mét sè quan niÖm.
- Làng nghề là hình thức phân công giữa công nghiệp và nông nghiệp sớm nhất trong nông thôn. Từ đó phát huy nội lực, huy động tiềm năng các hộ trong nông thôn để phát triển là ưu thế của làng nghề, là một giải pháp cơ bản nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.(Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)[2]
- Làng nghề là các làng nông thôn Việt Nam đang tồn tại hoạt động của các nghề tiểu thủ công, phi nông nghiệp có ít nhất 30% so với tổng số hộ và lao động ở làng nghề có ít nhất 300 lao động nhưng đóng góp ít nhất 50% tổng giá trị sản xuất và thu nhập chung của làng, doanh thu hàng năm từ nghành nghề ít nhất 300 triệu đồng.(Đặng Kim Chi và cộng sự, 2006)[2]
- Làng nghề được phân thành làng một nghề, làng nhiều nghề, làng nghề truyền thống và làng nghề mới...
+ Làng một nghề là những làng ngoài nghề nông ra chỉ còn thêm một nghề thủ công nghiệp duy nhất chiếm ưu thế tuyệ đối ví dụ như: làng gốm bát tràng, lụa vạn phúc
+ Làng nhiều nghề là những làng ngoài nghề nông ra thì còn có thêm một số nghề thủ công nghiệp như: Ninh Hiệp, Đình Bảng
+ Làng nghề truyền thống là những làng nghề xuất hiện từ lâu đời trong lịch sử và còn tồn tại đến ngày nay, là những làng nghề đã tồn tại hàng trăm năm thậm chí hàng nghìn năm.
+ Làng nghề mới là những làng nghề xuất hiện do sự phát triển lan tỏa của các làng nghề truyền thống trong những năm gần đây, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ chuyển dịch sang kinh tế thị trường.(Đặng Kim Chi, 2005)[3]
* Tiêu chí công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống.
Theo thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của BNN&PTNT hướng dẫn một số nội dung của Nghị Định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, một tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống như sau:
Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt 03 tiêu chí sau:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại Thông tư này.
Đối với những làng chưa đạt tiêu chuẩn của tiêu chí công nhận làng nghề nhưng có ít nhất một nghề truyền thống được công nhận theo quy định của Thông tư này thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống.
2.2. Cơ sở pháp lý
- Luật BVMT do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua mgày 29/11/2005.
- Luật Tài nguyên nước do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005.
- Luật Quy Chuẩn và Quy chuẩn kĩ Thuật do Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 29/6/2006.
- Nghị Định số 179/1999/ NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hành Luật Tài nguyên nước.
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Thủ Tướng Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật.
- Nghị định số 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/08/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc áp dụng các tiêu chuẩnViệt Nam về Môi Trường.
- Quyết định 18/2008QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về môi trường (QCVN 08/2008/BTNMT).
* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam.
- TCVN 5942:1995 Chất lượng nước - Tiêu chuẩn nước mặt.
- TCVN 5992:1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn kĩ thật lấy mẫu.
- TCVN 5993:1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
- TCVN 6001:1995 (ISO 5815:1989) - Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi hóa sau 5 ngày (BOD5).Phương pháp cấy và pha loãng.
- TCVN 6491:1999 (ISO 6060:1989) Chất lượng nước - Xác định nhu cầu oxi hóa học (COD).
- QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường
- QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia nước thải sinh hoạt.
- QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.
2.3. Cơ sở lý luận
Nước là khởi nguồn của sự sống của vi sinh vật trên Trái Đất, không có nước thì không có sự sống. Tài nguyên nước là tài nguyên quan trọng hàng đầu phục vụ cho con người nhưng cùng với đó nước cũng kéo theo những mối nguy hiểm hàng đầu với các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán
Vấn đề tài nguyên nước là vấn đề không chỉ của một quốc gia vì nước không chỉ chảy trong phạm vi một quốc gia mà là vấn đề liên quốc gia hay thế giới. Bảo vệ tài nguyên nước là vấn đề liên quan tới chính trị, ngoại giao và nhân văn. Vì vậy các quốc gia phải có cách cư xử đúng mực trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước vì quyền lợi chung.
Hện nay trên phạm vi toàn cầu con người đã sử dụng 8% trong tổng số nước ngọt được khai thác cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp, 63% cho nông nghiệp. Ở Việt Nam theo chiến lược cấp nước đến năm 2010, để phục vụ cho nông nghiệp cần khoảng 80 triệu m3, cho sinh hoạt cần 6-8 triệu m3 và 15 triệu m3 cho công nghiệp. Tổng số nước cần từ 90 đến 105 triệu m3 chiếm khoảng 30% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam.(Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2010)[9]
Tài nguyên nước là một trong bốn nguồn lực cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của bất kì quốc gia nào trên thế giới. Cùng với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế thì nhu cầu về sử dụng nguồn nước cũng tăng cao kéo theo những vấn đề mới như ô nhiễm môi trường nước.
Việc tăng lượng nước sử dụng không đồng nghĩa với chất lượng nước gia tăng mà ngược lại. Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam đã làm gia tăng lượng nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt mà đa phần trong số chúng không được sử lý trước khi thải ra môi trường mà thải trực tiếp nên gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng xấu tới đời sống con người, ảnh hưởng tới quá trình phát triển bền vững và môi trường.
Như vậy có thể thấy rằng, nước là nguồn tài nguyên có vai trò rất lớn trong cuộc sống của con người và sinh vật. Tuy nhiên hiện nay nguồn nước cũng đang bị suy thoái và bị ô nhiễm ảnh hưởng tới trữ lượng và chất lượng nước, ảnh hưởng tới bản thân chúng ta. Vì vậy bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ rất cần thiết, là trách nhiệm chung của toàn thể nhân loại không phân biệt quốc gia, màu da, lứa tuổi
2.4. Vài nét về làng nghề và môi trường làng nghề Việt Nam
2.4.1. Lịch sử phát triển và vai trò của làng nghề Việt Nam
* Lịch sử phát triển các làng nghề Việt Nam.
Sự thành lập và phát triển của làng nghề tại Việt Nam phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển kinh tế. Trong lịch sử phát triển của xã hội Việt Nam, sản xuất giấy tại Yên Thái, làng lụa Vạn Phúc, sản xuất gốm sứ Bát Tràng và làng tranh Đông Hồ đóng vai trò quan trọng trong nền văn minh của người Việt Nam.
Quá trình phát triển làng nghề gồm các giai đoạn sau
Thời Phùng Nguyên: khoảng thiên niên kỷ thứ III trước Công nguyên, người Việt cổ đã phát minh và sáng chế ra hầu hết các kỹ thuật chế tác đá, gốm mà đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi như: khoan, mài đá,
Thời Đông Sơn: từ gần 3000 năm đến 258 trước Công nguyên, người Việt Đông Sơn đã phát minh ra công thức đồng thau, đồng thanh, và một số sản phẩm độc đáo của nghề đúc đồng đương thời.
Thời kỳ Bắc thuộc: tuy bị cấm đoán, một số yếu tố kỹ thuật vẫn tiếp tục vươn lên và kinh nghiệm sản xuất của người Hán vẫn được du nhập vào Việt Nam như nghề làm gốm, rèn sắt,Khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán, nghề của Việt Nam mới dần dần được khôi phục và phát triển.
Thời kỳ độc lập tự chủ (thế kỷ XI-XIV) dưới triều đại nhà Lý và nhà Trần, nghề thủ công truyền thống có điều kiện phát triển cả về chất lượng và chủng loại như nghề gốm, chạm khắc gỗ và đá, giấy dó, làng kim hoàn.
Thời hậu Lê và thời Mạc (thế kỷ XV-XVIII) làng nghề thủ công tiếp tục ra đời và sản xuất ổn định.
Thời cận đại (từ 1858 trở về trước), thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống ở nông thôn tiếp tục phát triển. Nghề thủ công có vai trò hết sức quan trọng, thường được gắn với tên làng tên xã của nông thôn Việt Nam như gốm Thổ Hà, gạch Bát Tràng, tranh dân gian Đông Hồ,Sự phát triển của làng nghề truyền thống thời kỳ này khá phong phú và đa dạng, thể hiện sự phân công lao động và chuyên môn hoá theo nghề ngày càng cao.
Thời Pháp thuộc (1945-1958): chính quyền Pháp ở Đông Dương đóng vai trò chủ đạo trong việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam. Chúng cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát, đầu tư phát triển các ngành thủ công của Việt Nam.
Thời kỳ hoà bình lập lại ở miền Bắc: đi đôi với chủ trương đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, phục hồi và xây dựng công nghiệp,..Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá đúng vai trò của làng nghề truyền thống trong tiến trình phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy đến những năm 1960 các làng nghề ở nông thôn thực sự được phục hưng, thực sư góp phần vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có bước phát triển mới.
Trong giai đoạn đổi mới chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, đây là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của làng nghề. Giai đoạn này được đánh dấu bằng bước ngoặt chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước. Các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách đổi mới quản lý trong nông nghiệp và chính sách phát triển các thành phần kinh tế đã có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng. Trong giai đoạn này nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, trong mỗi làng nghề quy mô sản xuất được mở rộng, đầu tư về vốn, kỹ thuật được tăng cường.(Trần Thị Ninh, 2009)[5]
2.4.2. Phân bố làng nghề
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố và phát triển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thông thường tập trung vào những khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều lao động dư thừa lúc nông nhàn.
Theo thống kê của Hiệp Hội Làng Nghề Việt Nam năm 2010 cả nước đã có khoảng 2790 làng nghề, làng nghề phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%).
Hình 2.1: Biểu đồ tỷ lệ làng nghề theo khu vực ở Việt Nam
Theo ước tính, trong vòng 10 năm qua, làng nghề nông thôn Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 8% năm, tính theo giá trị đầu ra. Sản phẩm và phương thức sản xuất của các làng nghề rất phong phú và đa dạng với hàng trăm loại nghề khác nhau.
Việc phân loại nhóm ngành như trên dựa trên các yếu tố tương đồng về công nghệ sản xuất, nguyên vật liệu, sản phẩm và thị trường tiêu thụ của các làng nghề. Ta thấy, đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) là vùng tập trung nhiều làng nghề nhất, tiếp theo là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ.
2.4.3. Phân loại làng nghề
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại làng nghề theo một số dạng như sau:
- Theo làng nghề truyền thống và theo làng nghề mới
- Theo ngành sản xuất, loại hình sản phẩm
- Theo quy mô sản xuất, theo quy trình công nghệ
- Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm
- Theo mức độ sử dụng nguyên nhiên liệu
- Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển
Mỗi cách phân loại nêu trên có những đặc thù riêng và tùy theo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối với môi trường.
Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6 nhóm ngành nghề chính (Hình 2.2), mỗi ngành chính có nhiều ngành nhỏ. Mỗi nhóm ngành làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ gây ảnh hưởn