Khóa luận Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Phú Yên

1.1 Đặt vấn đề Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu ngày càng cao trong đời sống hiện nay. Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mà đặc biệt là du lịch sinh thái đang có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, các hoạt động du lịch sinh thái đang được hình thành và phát triển ở một số địa điểm như khu bảo tồn, vườn quốc gia, hệ sinh thái đất ngập nước. Nhưng nhìn chung, loại hình du lịch này còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái. Do đó, du lịch sinh thái vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Với địa hình, địa mạo đa dạng bao gồm rừng, núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo, sông, hồ,. tạo nên phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp; cùng nhiều di tích văn hóa - lịch sử có giá trị, Phú Yên có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Trong các năm qua, Phú Yên đã tiếp đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến du lịch với các hình thức như tham quan, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, Tuy nhiên, du lịch Phú Yên vẫn chưa phát triển mạnh và đạt được kết quả như mong muốn do còn hạn chế bởi các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, không tạo được nét đặc trưng, khó khăn về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông Đó là lí do đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ” được tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái trường ĐH Nông Lâm TpHCM. 1.2 Tổng quan tài liệu Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang đậm nét văn hóa – xã hội mà sự tồn tại của nó gắn liền với môi trường. Việc bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch sẽ mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Hiện nay, du lịch sinh thái là một bộ phận của ngành du lịch nhưng lợi ích của nó mang lại vô cùng to lớn. Du lịch sinh thái giúp bảo vệ tài nguyên môi trường, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, mang lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là đóng góp không ít ngân sách vào nền kinh tế quốc gia. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) định nghĩa: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ram và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”. Từ cuối thập niên 1990, các quốc gia phát triển đều thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái thông qua các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới như: Du lịch sinh thái cho các nhà lập kế hoạch và quản lý của tác giả Kreg Lindberg, Megan Epler Wood và David Engeldrum- 1999 giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý thấy được các lợi ích của du lịch sinh thái mang lại và ra quyết định đúng đắn. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright của trường đại học Harvard về “Những xu thế nền tảng du lịch toàn cầu trong các thập nên tới” nhấn mạnh vai trò và hướng phát triển ngành du lịch Tại Việt Nam, với sự giúp đỡ của các tổ chức trên thế giới và các nghiên cứu trong nước cũng đưa ra các dự án, công trình nghiên cứu về phát triển du lịch như: Dự án du lịch bền vững của tổ chức IUCN; Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà- Hải Phòng của tiến sỹ Phạm Trung Lương; Sở du lịch Thừa Thiên Huế cũng đưa ra các nghiên cứu về phát triển du lịch A – Lưới, mô hình du lịch cộng đồng- Du lịch sinh thái tại Nam Đông Hiện nay có nhiều nghiên cứu của các trường ĐH Dân Lập Văn Lang, ĐH Cần Thơ, ĐH Xã Hội & Nhân Văn, ĐH Huế thuộc các mảng về du lịch sinh thái. ĐH Nông Lâm TP. HCM là một trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo các hướng như: đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, ứng dụng GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác Các nghiên cứu như: đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; Ảnh hưởng của phát triển du lịch sinh thái đến đời sống của các cộng đồng người Mạ và người S’Tiêng sống tại xã Tà Lài- VQG Cát Tiên; Ứng dụng phương pháp SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái Đá Bia ở tỉnh Phú Yên Phú Yên thuộc các tỉnh duyên hải miền Nam Trung bộ, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trong điểm miền Trung. Phú Yên nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 200km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp với nét văn hóa bản địa, văn hóa lịch sử đặc sắc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh cơ bản hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, nước, dịch vụ du lịch. là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về du lịch của Phú Yên vẫn chưa được quan tâm nhiều. Để bổ sung vào khiếm khuyết đó, trong luận văn này, tác giả đặt ra nhiệm vụ giải quyết vấn đề “Làm thế nào phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên?”. Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sẽ giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây: - Hiện trạng du lịch tại Phú Yên như thế nào? - So với các tỉnh ven biển miền Trung thì ngành du lịch Phú Yên có những lợi thế so sánh như thế nào? - Đánh giá mức độ bền vững của du lịch cần phải dựa theo các tiêu chí nào ? - Giải pháp nào sẽ giúp cho các hoạt động du lịch phát triển bền vững mà vẫn đảm bảo mục tiêu bền vững trong giai đoạn mới ? 1.3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích các thông tin và số liệu thu thập được nhằm nêu lên hiện trạng, đánh giá và đưa ra giải pháp khai thác tiềm năng, phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh Phú Yên. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu các tiềm năng du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch tại Phú Yên hiện nay. - Đánh giá những lợi thế so sánh của ngành du lịch Phú Yên so với các tỉnh ven biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định. - Đánh giá mức độ bền vững của ngành du lịch Phú Yên theo tiêu chí của UNWTO. - Phân tích những mặt phát triển cần khắc phục và cải thiện để phát triển bền vững, ngành du lịch Phú Yên. - Đề xuất các giải pháp phát triển du lich tỉnh Phú Yên đến năm 2020 theo hướng bền vững.

docx69 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 6312 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TỈNH PHÚ YÊN Tác giả VÕ SONG XUÂN THỦY Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái Giáo viên hướng dẫn TS. CHẾ ĐÌNH LÝ Tháng 07 năm 2010 LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tài Nguyên và Môi Trường, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến T.S Chế Đình Lý- phó viện trưởng viện Tài nguyên – Môi trường TP Hồ Chí Minh, đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Thầy luôn hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, nhắc nhở và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có hoàn thành đề tài đã chọn. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú thuộc Sở văn hóa- thể thao & du lịch tỉnh Phú Yên đã cung cấp tài liệu, số liệu và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Xin gởi lời cảm ơn chân đến các bạn cùng lớp đã luôn ở bên cạnh hỗ trợ, động viên, chia sẻ kinh nghiệm học tập trong suốt quá trình học và làm luận văn. Cuối cùng, xin cảm ơn ba mẹ và các em đã luôn là nguồn động viên tinh thần lớn lao và quan trọng nhất để tôi có thể có được thành công như ngày hôm nay. TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2010 Sinh viên Võ Song Xuân Thủy TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên” được thực hiện từ tháng 03/2010 đến tháng 07/2010 với các nội dung: - Khảo sát hiện trạng tài nguyên du lịch và đánh giá các tiềm năng DLST của tỉnh Phú Yên. Khảo sát tình hình hoạt động du lịch của tỉnh Phú Yên trong các năm gần đây. - Xác định được các lợi thế phát triển ngành du lịch của tỉnh từ các yếu tố bên trong và bên ngoài và so sánh lợi thế đó với lợi thế phát triển của ngành du lịch các tỉnh Khánh Hòa và Bình Định thông qua phương pháp ma trận CPM. - Xác định được mức độ bền vững của ngành du lịch tỉnh Phú Yên theo 23 tiêu chi du lịch bền vững của Hiệp hội Du lịch Thế giới (UNWTO). - Xác định các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong giai đoạn mới thông qua 2 phương pháp ma trận SWOT và phương pháp ma trận quy hoạch chiến lược định lượng (QSPM). MỤC LỤC Trang DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT DLST du lịch sinh thái KBT khu bảo tồn KDL khu du lịch IUCN Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới IUWTO Hiệp hội du lịch thế giới QLHQ & BV quản lý hiệu quả và bền vững KTXH & CĐ kinh tế xã hội và cộng đồng DSVH di sản văn hóa MT môi trường DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên từ năm 2005 – 2009.31 Biều đồ 4.2: Thống kê doanh thu kinh doanh du lịch Phú Yên từ năm 2005- 200932 Biểu đồ 4.3: Biểu đồ so sánh lợi thế cạnh tranh du lịch các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định44 Biểu đồ 4.4: Biểu đồ đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo 23 tiêu chí du lịch bền vững của UNWTO53 Biểu đồ 4.5: Biểu đồ mức độ thành công của các giải pháp phát triển DLST tại tỉnh Phú Yên.61 DANH SÁCH CÁC HÌNH Bảng 4.1: Ma trận EFE cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên.34 Bảng 4.2: Ma trận IFE cho ngành du lịch tỉnh Phú Yên..37 Bảng 4.3: Ma trận so sánh lợi thế cạnh tranh ngành du lịch các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Định42 Bảng 4.4: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực quàn lư hiệu quả và bền vững46 Bảng 4.5: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST theo lĩnh vực gia tăng lợi ích kinh tế - xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương. Bảng 4.6: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực49 Bảng 4.7: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.50 Bảng 4.8: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu giảm thiểu ô nhiễm.50 Bảng 4.9: Đánh giá mức độ bền vững của các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo yêu cầu bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên51 Bảng 4.10: Đánh giá mức độ bền vững các hoạt động DLST tại tỉnh Phú Yên theo lĩnh vực tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ các tác động tiêu cực. 52 Chương 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu ngày càng cao trong đời sống hiện nay. Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mà đặc biệt là du lịch sinh thái đang có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, các hoạt động du lịch sinh thái đang được hình thành và phát triển ở một số địa điểm như khu bảo tồn, vườn quốc gia, hệ sinh thái đất ngập nước.... Nhưng nhìn chung, loại hình du lịch này còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, chưa có sự đầu tư cho công việc xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ cho du lịch sinh thái. Do đó, du lịch sinh thái vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó. Với địa hình, địa mạo đa dạng bao gồm rừng, núi, cao nguyên, đồng bằng, biển, đảo, sông, hồ,... tạo nên phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp; cùng nhiều di tích văn hóa - lịch sử có giá trị, Phú Yên có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình du lịch, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái. Trong các năm qua, Phú Yên đã tiếp đón nhiều lượt khách trong và ngoài nước đến du lịch với các hình thức như tham quan, nghĩ dưỡng, vui chơi giải trí, Tuy nhiên, du lịch Phú Yên vẫn chưa phát triển mạnh và đạt được kết quả như mong muốn do còn hạn chế bởi các sản phẩm du lịch còn khá đơn điệu, không tạo được nét đặc trưng, khó khăn về cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông Đó là lí do đề tài “Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên ” được tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp Ngành Quản lý môi trường và du lịch sinh thái trường ĐH Nông Lâm TpHCM. 1.2 Tổng quan tài liệu Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp mang đậm nét văn hóa – xã hội mà sự tồn tại của nó gắn liền với môi trường. Việc bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch sẽ mang tính quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch. Hiện nay, du lịch sinh thái là một bộ phận của ngành du lịch nhưng lợi ích của nó mang lại vô cùng to lớn. Du lịch sinh thái giúp bảo vệ tài nguyên môi trường, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng địa phương, mang lại lợi nhuận cho các đơn vị kinh doanh du lịch và đặc biệt là đóng góp không ít ngân sách vào nền kinh tế quốc gia. Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) định nghĩa: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trong quá khứ hoặc đang hiện hành, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chế những tác động tiêu cực do khách tham quan gây ram và tạo ra lợi ích cho những người dân địa phương tham gia tích cực”. Từ cuối thập niên 1990, các quốc gia phát triển đều thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái thông qua các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới như: Du lịch sinh thái cho các nhà lập kế hoạch và quản lý của tác giả Kreg Lindberg, Megan Epler Wood và David Engeldrum- 1999 giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý thấy được các lợi ích của du lịch sinh thái mang lại và ra quyết định đúng đắn. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright của trường đại học Harvard về “Những xu thế nền tảng du lịch toàn cầu trong các thập nên tới” nhấn mạnh vai trò và hướng phát triển ngành du lịch Tại Việt Nam, với sự giúp đỡ của các tổ chức trên thế giới và các nghiên cứu trong nước cũng đưa ra các dự án, công trình nghiên cứu về phát triển du lịch như: Dự án du lịch bền vững của tổ chức IUCN; Nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà- Hải Phòng của tiến sỹ Phạm Trung Lương; Sở du lịch Thừa Thiên Huế cũng đưa ra các nghiên cứu về phát triển du lịch A – Lưới, mô hình du lịch cộng đồng- Du lịch sinh thái tại Nam Đông Hiện nay có nhiều nghiên cứu của các trường ĐH Dân Lập Văn Lang, ĐH Cần Thơ, ĐH Xã Hội & Nhân Văn, ĐH Huế thuộc các mảng về du lịch sinh thái. ĐH Nông Lâm TP. HCM là một trong những trường có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này, các nghiên cứu theo các hướng như: đánh giá tiềm năng, định hướng phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng vào du lịch sinh thái, ứng dụng GIS trong việc quản lý tài nguyên - văn hóa và nhiều khía cạnh khác Các nghiên cứu như: đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở khu du lịch sinh thái Vàm Sát thuộc huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh; Ảnh hưởng của phát triển du lịch sinh thái đến đời sống của các cộng đồng người Mạ và người S’Tiêng sống tại xã Tà Lài- VQG Cát Tiên; Ứng dụng phương pháp SWOT để đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển khu du lịch sinh thái Đá Bia ở tỉnh Phú Yên Phú Yên thuộc các tỉnh duyên hải miền Nam Trung bộ, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc Vùng kinh tế trong điểm miền Trung. Phú Yên nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Bờ biển dài gần 200km, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vịnh, đầm, vũng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp với nét văn hóa bản địa, văn hóa lịch sử đặc sắc, kết cấu hạ tầng kỹ thuật của tỉnh cơ bản hoàn chỉnh về giao thông, thủy lợi, điện, nước, dịch vụ du lịch... là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu về du lịch của Phú Yên vẫn chưa được quan tâm nhiều. Để bổ sung vào khiếm khuyết đó, trong luận văn này, tác giả đặt ra nhiệm vụ giải quyết vấn đề “Làm thế nào phát huy tiềm năng lợi thế để phát triển ngành du lịch tỉnh Phú Yên?”. Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận văn sẽ giải đáp các câu hỏi nghiên cứu sau đây: Hiện trạng du lịch tại Phú Yên như thế nào? So với các tỉnh ven biển miền Trung thì ngành du lịch Phú Yên có những lợi thế so sánh như thế nào? Đánh giá mức độ bền vững của du lịch cần phải dựa theo các tiêu chí nào ? Giải pháp nào sẽ giúp cho các hoạt động du lịch phát triển bền vững mà vẫn đảm bảo mục tiêu bền vững trong giai đoạn mới ? 1.3 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Phân tích các thông tin và số liệu thu thập được nhằm nêu lên hiện trạng, đánh giá và đưa ra giải pháp khai thác tiềm năng, phát triển bền vững ngành du lịch của tỉnh Phú Yên. Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu các tiềm năng du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch tại Phú Yên hiện nay. Đánh giá những lợi thế so sánh của ngành du lịch Phú Yên so với các tỉnh ven biển miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định. Đánh giá mức độ bền vững của ngành du lịch Phú Yên theo tiêu chí của UNWTO. Phân tích những mặt phát triển cần khắc phục và cải thiện để phát triển bền vững, ngành du lịch Phú Yên. Đề xuất các giải pháp phát triển du lich tỉnh Phú Yên đến năm 2020 theo hướng bền vững. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: tập trung nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Về thời gian: Các nguồn dữ liệu thu thập mới nhất có thể được ( năm 2004 – 2009) Chương 2 TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DU LỊCH TỈNH PHÚ YÊN Để đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái cho Phú Yên, trước tiên phải tìm hiểu điều kiện kinh tế xã hội ở đây. Trong chương này sẽ trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và du lịch tỉnh Phú Yên. 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Phú Yên với diện tích 5.045 km2, nằm ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ (Việt Nam), trải dài từ 12°39'10" đến 13°45'20" vĩ độ Bắc và từ 108°39'45" đến 109°29'20" kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. 2.1.2. Khí hậu Phú Yên nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu khí quyển nói chung, vừa chịu sự chi phối hoàn lưu khí quyển gió mùa khu vực. Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) và mùa mưa lũ ( từ tháng 9 đến tháng 12). Nhiệt độ bình quân khoảng 26.5oC, lượng mưa bình quân hàng năm khoàng 1930 mm, độ ẩm trung bình là 80 – 82%. Có gió đất, gió biển tuần hoàn quanh năm. 2.1.3. Địa hình Địa hình dốc từ Tây sang Đông với các dạng: miền núi, cao nguyên, đồng bằng và ven biển. Nằm giữa đèo Cù Mông ở phía Bắc và đèo Cả ở phía Nam, Phú Yên được các dãy núi cao của dãy Trường Sơn nối tiếp nhau bao bọc cả ba mặt: Bắc - Tây - Nam và hướng ra biển Đông. Địa hình Phú Yên có thể chia thành 2 khu vực lớn: - Vùng núi và bán sơn địa (phía tây là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam): gồm các vùng huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía tây các huyện Tuy An, Tây Hòa, Đông Hòa và thị xã Sông Cầu. Đây là vùng núi non trùng điệp, song không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu cao nhất (2.064m). - Vùng đồng bằng: gồm các vùng thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và các huyện Tuy An, Tây Hòa, Đông Hòa với những cánh đồng lúa lớn của tỉnh.  2.1.4. Thủy văn Mạng lưới sông, suối khá dày đặc, được tạo nên bởi các con sông phát nguồn từ tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, các dãy núi từ phía nam Bình Định và phía bắc Khánh Hoà. Phú Yên có khoảng 50 con sông, suối chính. Lớn nhất là sông Ba. Mạng lưới các sông được phân bố khá đều trên phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống sông, suối của Phú Yên có lượng phù sa dồi dào, bồi đắp cho đồng bằng Tuy Hoà và Tuy An có diện tích lớn nhất các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. 2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.5.1. Tài nguyên đất Tỉnh Phú Yên có 504.531 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 124.815 ha, chiếm 24,73%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 165.916 ha, chiếm 32,88%; diện tích đất chuyên dùng là 17.363 ha, chiếm 3,44%; diện tích đất ở là 4.203 ha, chiếm 0,83%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối núi đá là 192.234 ha, chiếm 38,10%. Đất có mặt nước có thể sử dụng là 4.718 ha. 2.1.5.2. Tài nguyên rừng Phú Yên có 165.916 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 31,1%, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm 135.813 ha với trữ lượng gồ khoảng 14 triệu m3, rừng trồng 20.963 ha. Rừng Phú Yên có các đặc trưng về hệ sinh thái như: - Rừng nhiệt đói núi thấp phân bố ở khu bảo tồn thiên nhiên Krôngtrai (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hoà). - Rừng thưa nửa rụng lá nhiệt đới núi thấp: phân bố chủ yếu ở huyện Sơn Hoà, khu bảo tồn thiên nhiên Krôngtrai (xã Sơn Phước, Sơn Nguyên). - Rừng rậm nhiệt đới núi thấp: phân bố rộng, chiếm khoảng 70% diện tích rừng tự nhiên của tỉnh, tập trung tại Hòn Chông, huyện Đồng Xuân, huyện Tuy Hoà (cũ), huyện Sông Hinh và một số vùng khác. - Rừng cây bụi gai nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 50 - 100 m so với mặt biển, tập trung ở một số vùng của huyện Tuy An, huyện Sông Cầu, huyện Đồng Xuân. Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú: có 43 họ chim với 114 loài (trong đó, có 7 loài quý hiếm); thú có 20 họ với 51 loài (trong đó, có 21 loài quý hiếm), bò sát có 3 họ và 22 loài (trong đó, có 1 loài quý hiếm). 2.1.5.3. Tài nguyên biển, nước lợ Phú Yên có 189 km bờ biển, phía Bắc bờ biển địa hình khúc khuỷu tạo nên nhiều hang, động, hốc, đầm, vũng nước mặn; phía nam chủ yếu là bãi ngang với các cồn cát chạy dọc ven biển. Vùng biển khai thác có hiệu quả rộng 6.900 km2, giàu về trữ lượng đa dạng, phong phú về chủng loại với hơn 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loại mực, sò, điệp và một số loài hải sản khác, trong đó có hơn 35 loài có giá trị kinh tế cao. Thềm lục địa Phú Yên có nhiều rạn đá, kết hợp với 9 hòn đảo lớn nhỏ như: hòn Lao Mái Nhà, hòn Yến, hòn Chùa, hòn Than, hòn Dứa, hòn Khô, hòn Nưa là nơi tồn tại nhiều rạn san hô, thảm thực vật biển, tạo điều kiện lý tưởng cho các loài hải sản sinh trưởng và phát triển, làm giàu nguồn lợi thủy hải sản cho vùng biển ven bờ, đồng thời cho phép phát triển hệ thống du lịch biển – đảo hấp dẫn. Vùng cửa sông, bãi triều nước lợ (độ mặn từ 2 - 23%) ven biển rộng khoảng 21.000ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản xuất khẩu, với 7 đầm, vịnh và cửa sông lạch chính bao gồm: đầm Cù Mông 2.655 ha, vịnh Xuân Đài 8.400 ha, đầm Ô Loan 1.570 ha, vịnh Vũng Rô 1.500 ha và các cửa sông Kỳ Lộ, Đà Rằng, Bàn Thạch. Đây là những hệ sinh thái đất ngập nước có ý nghĩa quan trọng đối với sinh kế của nhân dân địa phương, cung cấp mặt nước cho hoạt động khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, là tiềm năng phục vụ du lịch sinh thái, góp phần điều hòa khí hậu và bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học. 2.1.5.4. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của Phú Yên rất đa dạng và phong phú như đá Granit màu (khoảng 55 triệu m3), diatomite (trên 90 triệu m3), bauxit, fluorit (300 ngàn tấn), nước khoáng, than bùn, vàng sa khoáng. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã phát hiện, đăng ký được 149 mỏ và điểm quặng, trong đó có những loại có tiềm năng lớn và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt có loại có loại chiếm vị trí hàng đầu của cả nước. Ngoài ra, còn có một số mỏ suối nước nóng, nước khoáng như Phú Sen (huyện Phú Hoà), Triêm Đức, Trà Ô (huyện Đồng Xuân), Lạc Sanh (huyện Tuy Hoà) là tiềm năng thích hợp cho phát triển các hoạt động du lịch sinh thái. 2.2. Điều kiện kinh tế 2.2.1. Nông – lâm – ngư nghiệp - Nông nghiệp:Có sự chuyển dịch về cơ cấu giá trị sản xuất cây trồng và vật nuôi. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2004 đạt 1.248 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 2%/năm. - Lâm nghiệp: Năm 2004 đã trồng 3.000ha rừng tập trung; 2,5 triệu cây phân tán nâng tổng số diện tích rừng trồng đến nay khoảng 26.000ha. Khai thác gỗ rừng tự nhiên 4.200m3, gỗ củi rừng trồng 6.900m3. - Thủy sản: Sản lượng khai thác năm 2004 đạt 33.900 tấn, nuôi trồng đạt 3.826 tấn với diện tích nuôi trồng 2.700 ha. Đặc biệt năm 2004 sản lượng đánh bắt cá ngừ đại dương đạt 4.150 tấn, nuôi tôm hùm biển trên 15.000 lồng, sản lượng gần 700 tấn. 2.2.2. Công nghiệp Ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về số và chất lượng, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp trên 6.863 cơ sở thuộc các thành phần kinh tế với nhiều loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.776 tỷ đồng tăng 21.3% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành công nghiệp tăng trưởng mạnh: Chế biến nhân hạt điều, đúc kim loại, mây tre lá, giày dép xuất khẩu, nước khoáng, bia, hải sản đông lạnh... 2.2.3. Thương mại, dịch vụ và du lịch Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 2.630 tỷ đồng, tăng 16.5% so cùng kỳ năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 48.8 triệu USD, tăng 41.6%, trong đó hàng địa phương tham gia xuất khẩu 44.3 triệu USD, chiếm 90.8% tổng số, các mặt hàng chủ yếu: nhân hạt điều, thủy sản, cà phê, hàng dệt may. Tổng kim ngạch nhập khẩu 33.1 triệu USD, tăng 36.2% so với cùng kỳ, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: thuốc tân dược và vật tư y tế, ô tô các loại... Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch được tỉnh đặc biệt quan tâm, đã tiến hành quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch quan trọng; ngoài những ưu đãi theo quy định của cả nước, còn ban hành các chính sách ưu đãi riêng cho các dự án đầu tư về du lịch trên địa bàn nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 2.2.4. Hợp tác đầu tư Đến cuối năm 2004  có 24 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký khoảng 127 triệu USD, trong đó có 16 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư 82 triệu USD. Tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Công nghiệp, khai thác chế biến nông lâm thủy sản và khoáng sản. Nhà đầu tư chủ yếu đến từ các nước: Hàn Quốc, Thái Lan, Hong Kong, Malaysia và Đài Loan , Đức,  Úc, Mỹ... 2.3. Điều kiện xã hội 2.3.1. Hành chánh Phú Yên bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện: Thành phố Tuy Hòa, thị xã Sông Cầu và các huyện Đông Hòa, Đồng Xuân, Phú Hòa, Sơ
Luận văn liên quan