Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa

Những năm gần đây, nền kinh tế cả nước đang trong bối cảnh khởi đầu cho một giai đoạn tăng tốc, phát triển CNH-HĐH toàn diện. Vì vậy, quỹ đất nông nghiệp cũng dần chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH. Mặt khác, dân số ngày càng tăng thêm làm cho nhu cầu nhà ở cũng ngày càng tăng thêm, do vậy quỹ đất cũng ngày càng bị thu hẹp. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng theo hướng CNH-HĐH mà vẫn giữ vững được vai trò của nền sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và có hiệu quả là một việc rất quan trọng và cần đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã tăng lên qua từng năm do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá; sự tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất hiệu quả hơn của bà con trong huyện. Trong thời gian thực tập tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và muốn tổng kết, đánh giá lại công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá” để làm khoá luận tốt nghiệp.

pdf86 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung – Tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá Luận Tốt Nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN ------------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÀ TRUNG – TỈNH THANH HÓA Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thị Thúy TH.S Nguyễn Ngọc Châu Khóa học: 2008 - 2012 Huế, 05/2012 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp Lời Cảm Ơn Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của bốn năm học tập, nghiên cứu tại trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và hơn 3 tháng thực tập tại xã Hà Thái, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Để hoàn thành khóa luận này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân và qua đây cho phép tôi gửi những lời cảm ơn chân thành nhất tới họ. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự dìu dắt, dạy dỗ của các thầy cô giáo trong Trường Đại Học Kinh Tế Huế - Những người đã cho tôi hành trang bước vào đời. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn Ngọc Châu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận này. Tôi cảm nhận được hình ảnh người thầy mẫu mực, giản dị và gần gũi nhất trong tôi. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh, chị, cô, chú cán bộ đang làm việc tại phòng Tài nguyên và môi trường, phòng NN&PTNT, phòng Thống kê huyện Hà Trung, trân trọng cảm ơn bà con nông dân xã Hà Ngọc và xã Hà Lâm đã nhiệt tình cung cấp thông tin giúp tôi hoàn thành được đề tài khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ và anh chị tôi, cảm ơn tất cả những người bạn của tôi. Họ đã và sẽ luôn bên cạnh tôi trong suốt chặng đường đời, tôi luôn sống tốt vì có họ. Lời cuối, tôi xin cầu chúc cho họ luôn sống tốt, hạnh phúc, vui vẻ và thành công trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn ! Huế, ngày 01 tháng 05 năm 2012 Phạm Thị Thuý Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp MỤC LỤC PHẦN I .................................................................................................................... 1 PHẦN II .................................................................................................................. 5 1.1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 5 1.1.2.1. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp ................................................ 10 1.1.2.2. Đặc điểm của đất sản xuất nông nghiệp ................................................. 12 1.1.2.3. Vai trò của đất nông nghiệp .................................................................... 14 1.1.2.4. Quan điểm sử dụng đất bền vững ........................................................... 14 1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế ................................................................. 15 1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất............................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................... 17 1.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam .................... 17 1.2.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Thanh Hoá..... 19 CHƯƠNG 2 .......................................................................................................... 20 2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................ 20 2.1.1.2. Địa hình..................................................................................................... 20 2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết ....................................................................................... 21 2.1.1.4. Thuỷ văn .................................................................................................... 22 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................... 22 2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế................................................... 25 2.1.2.3. Tình hình dân số, lao động, việc làm của Huyện giai đoạn 2009 – 2011 28 2.1.2.4. Cơ sở hạ tầng và một số vấn đề kinh tế - xã hội khác .............................. 31 1.2.5. Đánh giá chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Hà Trung ............ 32 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp .......................................................... 33 2.2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp ......................................................................... 33 2.2.1.2. Đất lâm nghiệp.......................................................................................... 36 2.2.1.3. Đất nuôi trồng thuỷ sản ............................................................................ 38 2.2.1.4. Các loại đất nông nghiệp khác ................................................................. 38 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp 2.2.2. Cơ cấu các loại cây trồng hàng năm của huyện Hà Trung ...................... 39 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra .......................................................... 43 2.3.2. Tình hình trang bị tư liệu sản xuất và vay vốn của các hộ điều tra ............ 44 2.3.3. Tình hình đất đai của các hộ điều tra .......................................................... 45 2.3.4. Các công thức luân canh phân theo hạng đất ............................................. 47 2.3.5. Tình hình đầu tư của các hộ theo từng công thức luân canh trên từng hạng đất........................................................................................................................... 50 2.3.6. Thu nhập từ đất theo các công thức luân canh ............................................ 55 2.3.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh phân theo hạng đất trên một ha đất canh tác ở huyện Hà Trung .................................................... 57 2.4.2.1. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất .................................................................................................. 64 2.4.2.2. Giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất ......... 65 2.4.2.3. Thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý đất nông nghiệp ở huyện Hà Trung................................................................................................. 66 2.4.2.4. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sử dụng đất nông nghiệp .................................................................................. 67 CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 70 PHẦN III............................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 77 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT BVTV Bảo vệ thực vật CN Công nghiệp CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá CTLC Công thức luân canh GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật KT-XH Kinh tế-xã hội LĐ Lao động LN Lâu năm NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QSDĐ Quyền sử dụng đất TDTT Thể dục thể thao TN-KT-XH Tự nhiên - kinh tế - xã hội TN&MT Tài nguyên và Môi trường TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011........................................................................................................................ 23 Bảng 2: Dân số huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011 ............................................29 Bảng 3: Tình hình lao động của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011 .................30 Bảng 4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011 ..............................................................................................................................35 Bảng 5: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng hàng năm của huyện Hà Trung giai đoạn 2009 – 2011 .......................................................................................40 Bảng 6: Tình hình nhân khẩu, lao động của các hộ điều tra .....................................44 Bảng 7: Tình hình trang bị tư liệu sản xuất của các hộ điều tra ...............................45 Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra ...........................................................46 Bảng 9: Các công thức luân canh phân theo hạng đất ...............................................49 Bảng 10: Tình hình đầu tư của các hộ theo công thức luân canh tính BQ/ha theo hạng đất .......................................................................................................................52 Bảng 11:Thu nhập từ đất theo công thức luân canh phân theo hạng đất 56 Bảng 12:Hiệu quả kinh tế các công thức luân canh phan theo hạng đất tính trên một ha đất canh tác.............................................................................................................58 Bảng 13: Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa năm 2011 ..........................................63 Bảng 14: Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện hà Trung ................................................................................................... 63 Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Những năm gần đây, nền kinh tế cả nước đang trong bối cảnh khởi đầu cho một giai đoạn tăng tốc, phát triển CNH-HĐH toàn diện. Vì vậy, quỹ đất nông nghiệp cũng dần chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH. Mặt khác, dân số ngày càng tăng thêm làm cho nhu cầu nhà ở cũng ngày càng tăng thêm, do vậy quỹ đất cũng ngày càng bị thu hẹp. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng theo hướng CNH-HĐH mà vẫn giữ vững được vai trò của nền sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và có hiệu quả là một việc rất quan trọng và cần đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã tăng lên qua từng năm do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá; sự tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất hiệu quả hơn của bà con trong huyện. Trong thời gian thực tập tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và muốn tổng kết, đánh giá lại công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá” để làm khoá luận tốt nghiệp. 1. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp; - Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá; - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng các loại cây hàng năm; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp. 1. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập số liệu Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp - Đối với số liệu thứ cấp: Thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng kết cuối năm về đất nông nghiệp của Phòng TN&MT huyện Hà Trung; các chính sách định hướng, các báo, tạp chí, văn bản các tỉnh, huyệnThu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về KT-XH của huyện; thông tin về cây trồng, năng suất, diện tích, sản lượng hàng năm của huyện. - Đối với số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 30 hộ trong 2 xã Hà Ngọc và Hà Lâm, trong mỗi xã tôi kết hợp làm việc với cán bộ địa phương để phân loại hộ và thu được thông tin chính xác hơn. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra trực tiếp hộ nông dân. 2.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, để tính toán chỉ tiêu cần nghiên cứu như hạng đất, quy mô hạng đất, kết quả sản xuất để suy rộng ra toàn bộ tổng thể nghiên cứu. - Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các tiêu thức nghiên cứu, xử lý số liệu thu thập được dùng để đối chiếu, so sánh số liệu qua các năm, sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các năm như: diện tích các loại đất nông nghiệp, năng suất, sản lượng các loại cây trồng,và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: phỏng vấn người có kinh nghiệm trên địa bàn 2 xã là Hà Ngọc và Hà Lâm. - Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel. - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu về sự phát triển công tác quản lý đất nông nghiệp; tác động của nó tới hiệu quả sử dụng đất. 3. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ ngày 30 tháng 01 năm 2012 đến 30 tháng 03 năm 2012, số liệu thứ cấp từ năm 2009 đến 2011. 4. Tài liệu tham khảo - Một số khóa luận trên thư viện trường Đại học kinh tế Huế và trên tailieu.vn; - Một số sách chuyên ngành môi trường; Trư ờng Đạ i ọ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp - Thông tin thu thập từ internet và một số kiến thức trong quá trình học và quan sát thực tế. 5. Kết quả đạt được Đề tài đã đánh giá được công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung. Từ đó, thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế của công tác quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung. Đề tài cũng đã tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm. Điều này cho thấy việc quản lý đất nông nghiệp trên địa bàn Huyện có động tích cực như thế nào đến hiệu quả sử dụng đất tác trồng cây hàng năm. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, các công trình kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Ngày xưa, ông cha ta rất coi trọng đất đai và nó được ví như vàng “Bao nhiêu tấc đất, bấy nhiêu tấc vàng”. Trong nông nghiệp, đất đai lại càng có vai trò quan trọng hơn, là cơ sở tự nhiên sinh ra của cải vật chất cho xã hội, nếu sử dụng hợp lý còn tăng độ phì nhiêu của đất đai và từ đó tăng năng suất cây trồng. Đúng như Wiliam Petty đã nói “Lao động là cha, đất đai là mẹ của mọi của cải vật chất, đất đai là điều kiện quyết định cho sự tồn tại của xã hội, bởi vì xã hội tồn tại trên cơ sở của lao động xã hội”. Trong cuộc sống con người từ xa xưa tới nay, không ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của đất đai. Đất đai là điều kiện tiên quyết không thể thiếu của bất kỳ nền kinh tế nào, ngay cả những nước phát triển đời sống kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp, dịch vụ; cho đến những nước đang phát triển nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã có những thành tựu vượt bậc nhưng hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp. Vì vậy, đất nông nghiệp đối với nước ta càng có ý nghĩa lớn. Những năm gần đây, nền kinh tế cả nước đang trong bối cảnh khởi đầu cho một giai đoạn tăng tốc, phát triển CNH-HĐH toàn diện. Vì vậy, quỹ đất nông nghiệp cũng dần chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH. Mặt khác, dân số ngày càng tăng thêm làm cho nhu cầu nhà ở cũng ngày càng tăng thêm, do vậy quỹ đất cũng ngày càng bị thu hẹp. Hà Trung là một huyện trung du với địa hình đồi núi thấp của tỉnh Thanh Hoá. Nằm ở cửa ngõ vào tỉnh Thanh Hoá nên huyện có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của tỉnh. Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đang trên bước đường chuyển mình chưa hình thành cơ cấu triệt để cho nền sản xuất. Vì vậy, sản Trư ờn Đạ học Kin h tế Hu ế Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT 2 xuất nông nghiệp và đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp là một vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế huyện, mà cụ thể là quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đứng trước xu thế CNH-HĐH, đô thị hoá dang diễn ra ngày càng nhanh, ngày càng mạnh thì đất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị thu hẹp dần diện tích. Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng theo hướng CNH-HĐH mà vẫn giữ vững được vai trò của nền sản xuất nông nghiệp thì việc sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và có hiệu quả là một việc rất quan trọng và cần đặt lên hàng đầu. Việc sử dụng đất nông nghiệp trong những năm qua trên địa bàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đã tăng lên qua từng năm do quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá; sự tích tụ và tập trung ruộng đất để sản xuất hiệu quả hơn của bà con trong huyện. Trong thời gian thực tập tại Phòng tài nguyên và môi trường huyện, nhận thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất nông nghiệp và muốn tổng kết, đánh giá lại công tác quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tôi đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá” để làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai đặc biệt là đất nông nghiệp; - Đánh giá thực trạng quản lý đất nông nghiệp ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá; - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng các loại cây hàng năm; - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất nông nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đất nông nghiệp; - Nghiên cứu tác động của quản lý đất nông nghiệp đến hiệu quả sử dụng đất trồng cây hàng năm ở huyện Hà Trung 4. Phạm vi nghiên cứu Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT 3 - Nội dung: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá; - Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa (Điều tra, phỏng vấn người dân 2 xã Hà Ngọc và Hà Lâm tại huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá) - Thời gian: Từ ngày 30 tháng 01 năm 2012 đến 30 tháng 03 năm 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Đối với số liệu thứ cấp: Thông qua các tài liệu sẵn có như: Báo cáo tổng kết cuối năm về đất nông nghiệp của Phòng TNMT huyện Hà Trung; các chính sách định hướng, các báo, tạp chí, văn bản các tỉnh, huyệnThu thập số liệu sẵn có qua các báo cáo về kinh tế - xã hội của huyện; thông tin về cây trồng, năng suất, diện tích, sản lượng hàng năm của huyện. - Đối với số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra 30 hộ trong 2 xã Hà Ngọc và Hà Lâm, trong mỗi Xã tôi kết hợp làm việc với cán bộ địa phương để phân loại hộ và thu được thông tin chính xác hơn. Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn bằng phiếu điều tra trực tiếp hộ nông dân. 5.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, để tính toán chỉ tiêu cần nghiên cứu để suy rộng ra toàn bộ tổng thể nghiên cứu. - Phương pháp thống kê so sánh: So sánh các tiêu thức nghiên cứu, xử lý số liệu thu thập được dùng để đối chiếu, so sánh số liệu qua các năm, sự tăng giảm các chỉ tiêu qua các năm như: diện tích các loại đất nông nghiệp, năng suất, sản lượng các loại cây trồng,và rút ra nhận xét về sự thay đổi đó. - Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: phỏng vấn người có kinh nghiệm trên địa bàn 2 xã là Hà Ngọc và Hà Lâm. - Phương pháp xử lí số liệu: Số liệu được xử lí trên phần mềm Excel. Trư ờng Đạ i họ Kin tế H uế Khoá Luận Tốt Nghiệp SVTH: Phạm Thị Thúy – Lớp K42TNMT
Luận văn liên quan