Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô tại công ty cổ phần ô tô Âu Châu Euro Auto

Sau Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội đổi mới, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng một nền kinh tế mở, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, chúng ta đã đạt được những thành công lớn trong công cuộc đổi mới, trong đó nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy để có thể công nghiệp hoá thành công cần phải có những ngành công nghiệp mũi nhọn, nòng cốt tuỳ vào từng giai đoạn, từng thời kỳ. Những ngành này sẽ là trụ cột để dựa vào đó các ngành khác có thể cùng phát triển ổn định và bền vững. Chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta xác định sản xuất ô tô sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam vào năm 2010. Ngày nay, ô tô là một loại phương tiện phổ biến và rất thông dụng, không chỉ ở các nước phát triển mà ngay ở Việt Nam, nó đã trở thành loại phương tiện có số lượng đứng thứ hai trong các loại phương tiện giao thông đường bộ, nhưng vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội lại đứng vị trí hàng đầu trong các loại phương tiện giao thông. Ô tô có tính cơ động cao do hoạt động ở mọi địa hình, tính xã hội hoá mạnh do mọi nguời, mọi ngành đều cần sử dụng; bên cạnh đó đầu tư cho vận tải đường bộ có thể chọn nhiều loại hình, tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu từ giản đơn đến các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Giá cước của vận tải đường bộ rẻ hơn hàng không, tốc độ nhanh hơn đường thuỷ và đường sắt. Với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu về ô tô du lịch và vận tải rất lớn, mà nền công nghiệp sản xuất ô tô trong nước chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu của xã hội, do vậy chúng ta đang phải nhập khẩu rất nhiều xe ô tô từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chủng loại. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải nhập khẩu loại xe gì, như thế nào, quản lý ra sao để việc nhập khẩu đem lại lợi ích cao nhất, góp phần phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Cũng với mong muốn đóng góp cho quá trình đó và đáp ứng nhu cầu của xã hội, Công ty Euro Auto đã cố gắng hết sức mình để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường được nhiều đối tác và bạn hàng trong và ngoài nước tin tưởng. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu các loại xe mang nhãn hiệu BMW phục vụ cho nhu cầu sử dụng dòng xe hạng sang tại Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước chỉ tập trung chủ yếu vào các dòng xe hạng trung với chủng loại còn nghèo nàn. Do vậy, để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, hay nói cách khác là để hoạt động nhập khẩu có hiệu quả và thành công, Công ty đã chú trọng đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: vốn, nhân lực, cơ sở vật chất để làm tiền đề cho việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu. Trong quy trình nhập khẩu, ngoài phần nghiên cứu và xác định nhu cầu, lựa chọn nhà cung cấp, lập các phương án kinh doanh, đàm phán và ký kết hợp đồng, thì tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu có vai trò quyết định đối với sự thành công của hợp đồng đã ký kết. Vậy làm sao để thực hiện hợp đồng nhập khẩu có hiệu quả, đó là vấn đề còn bỏ ngỏ. Với mong muốn hoàn thiện hơn kiến thức thu được trong những năm học tại trường Đại học Ngoại thương và tích luỹ thêm những kinh nghiệm thực tế bổ ích về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngành công nghiệp ô tô cũng như việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu ô tô tại EuroAuto cùng với thời gian thực tập tại EuroAuto, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Vũ Thị Hiền, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công ty EuroAuto, em đã chọn đề tài “ Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô tại Công ty cổ phần ô tô Âu Châu Euro Auto” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của khoá luận thực tập tốt nghiệp bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty Euro Auto Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Euro Auto Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Công ty Euro Auto

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô tại công ty cổ phần ô tô Âu Châu Euro Auto, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau Đại hội Đảng lần thứ VI - Đại hội đổi mới, Việt Nam bước vào công cuộc xây dựng một nền kinh tế mở, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đến nay, chúng ta đã đạt được những thành công lớn trong công cuộc đổi mới, trong đó nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là nhiệm vụ trọng tâm mang ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế. Kinh nghiệm của nhiều nước phát triển cho thấy để có thể công nghiệp hoá thành công cần phải có những ngành công nghiệp mũi nhọn, nòng cốt tuỳ vào từng giai đoạn, từng thời kỳ. Những ngành này sẽ là trụ cột để dựa vào đó các ngành khác có thể cùng phát triển ổn định và bền vững. Chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta xác định sản xuất ô tô sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam vào năm 2010. Ngày nay, ô tô là một loại phương tiện phổ biến và rất thông dụng, không chỉ ở các nước phát triển mà ngay ở Việt Nam, nó đã trở thành loại phương tiện có số lượng đứng thứ hai trong các loại phương tiện giao thông đường bộ, nhưng vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội lại đứng vị trí hàng đầu trong các loại phương tiện giao thông. Ô tô có tính cơ động cao do hoạt động ở mọi địa hình, tính xã hội hoá mạnh do mọi nguời, mọi ngành đều cần sử dụng; bên cạnh đó đầu tư cho vận tải đường bộ có thể chọn nhiều loại hình, tuỳ thuộc vào mức độ yêu cầu từ giản đơn đến các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Giá cước của vận tải đường bộ rẻ hơn hàng không, tốc độ nhanh hơn đường thuỷ và đường sắt. Với sự phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu về ô tô du lịch và vận tải rất lớn, mà nền công nghiệp sản xuất ô tô trong nước chỉ mới đáp ứng được 30% nhu cầu của xã hội, do vậy chúng ta đang phải nhập khẩu rất nhiều xe ô tô từ nước ngoài để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chủng loại. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần phải nhập khẩu loại xe gì, như thế nào, quản lý ra sao để việc nhập khẩu đem lại lợi ích cao nhất, góp phần phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Cũng với mong muốn đóng góp cho quá trình đó và đáp ứng nhu cầu của xã hội, Công ty Euro Auto đã cố gắng hết sức mình để có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường được nhiều đối tác và bạn hàng trong và ngoài nước tin tưởng. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là nhập khẩu các loại xe mang nhãn hiệu BMW phục vụ cho nhu cầu sử dụng dòng xe hạng sang tại Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp lắp ráp ô tô trong nước chỉ tập trung chủ yếu vào các dòng xe hạng trung với chủng loại còn nghèo nàn. Do vậy, để đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu, hay nói cách khác là để hoạt động nhập khẩu có hiệu quả và thành công, Công ty đã chú trọng đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: vốn, nhân lực, cơ sở vật chất để làm tiền đề cho việc hoàn thiện quy trình nhập khẩu. Trong quy trình nhập khẩu, ngoài phần nghiên cứu và xác định nhu cầu, lựa chọn nhà cung cấp, lập các phương án kinh doanh, đàm phán và ký kết hợp đồng, thì tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu có vai trò quyết định đối với sự thành công của hợp đồng đã ký kết. Vậy làm sao để thực hiện hợp đồng nhập khẩu có hiệu quả, đó là vấn đề còn bỏ ngỏ. Với mong muốn hoàn thiện hơn kiến thức thu được trong những năm học tại trường Đại học Ngoại thương và tích luỹ thêm những kinh nghiệm thực tế bổ ích về công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và ngành công nghiệp ô tô cũng như việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nhập khẩu ô tô tại EuroAuto cùng với thời gian thực tập tại EuroAuto, được sự hướng dẫn tận tình của Th.S Vũ Thị Hiền, sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ công ty EuroAuto, em đã chọn đề tài “ Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và phụ tùng ô tô tại Công ty cổ phần ô tô Âu Châu Euro Auto” làm đề tài tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của khoá luận thực tập tốt nghiệp bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về Công ty Euro Auto Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu tại Công ty Euro Auto Chương 3: Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu tại Công ty Euro Auto CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY EURO AUTO Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần ô tô Âu Châu Tên giao dịch quốc tế: EUROPE AUTOMOBILES CORPORATION Tên viết tắt: EURO AUTO CORP. Địa chỉ trụ sở chính và chi nhánh: * Trụ sở chính : 165 Pasteur, Phường 6, quận 3, TP.HCM * Chi nhánh phía Bắc : Phòng 907, Toà nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại: * Trụ sở chính : (84) 8 820 7799 Fax : (84) 8 290 9359 * Chi Nhánh : (84) 4 243 0565 Fax : (84) 4 178 4060 Công ty cổ phần ô tô Âu Châu (Euro Auto) được thành lập ngày 29/11/2006 theo quyết định số 4103005621 của Sở Kế hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh và cấp sửa đổi lần hai ngày 16/7/2007. Chi nhánh của Công ty tại thành phố Hà Nội được thành lập ngày 25/12/2006 theo Quyết định số 0113022517 của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. Công ty Euro Auto là đại lý chính thức của Tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới BMW. Hãng sản xuất ô tô danh tiếng của Đức này được thành lập tại Munich và hoạt động vào đầu những năm 1910. BMW là từ viết tắt của Bayerische Motoren Werke AG – hay trong Tiếng Anh là Bayarian Motor Works (Xưởng ô tô xứ Bavaria). Bất kể với tên gọi nào thì công ty của Đức này là một trong những nhà sản xuất ô tô được đánh giá cao trên thế giới, nổi tiếng với những chiếc xe sang trọng và lịch lãm cũng như những chiếc SUV đem đến một tầm cao mới về thưởng ngoạn xe hơi. Công ty cổ phần ô tô Âu Châu là một thành viên hạch toán độc lập của tập đoàn tài chính VinaCapital, có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực cung cấp xe du lịch nguyên chiếc manh nhãn hiệu BMW cho thị trường Việt Nam sau cú sốc đóng cửa Liên doanh ô tô Hoà Bình năm 2005. Sự hình thành và phát triển của Công ty gắn liền với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Được sự cho phép của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty Euro Auto hoạt động trong những lĩnh vực sau: Kinh doanh nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng xe nhãn hiệu BMW Sửa chữa và bảo hành các loại xe có động cơ (không kể rèn, đúc, cắt, cán, kéo kim loại, dập, gò, hàn, sơn, tái chế phế thải, xi mạ điện tại trụ sở) Cho thuê xe ô tô và gắn máy Dịch vụ cứu hộ xe bị hỏng Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Bảng 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty  (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự) Sơ đồ trên thể hiện một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý và có sự gắn kết giữa các Phòng-ban nhằm thực hiện công việc nhanh chóng. Các phòng đều có nhiệm vụ cụ thể, thực hiện chuyên môn của phòng và nằm dưới sự giám sát của Ban Giám đốc. Các phòng ban đều có trách nhiệm ngang bằng trong công việc và cùng thống nhất đóng góp ý kiến lên Ban giám đốc để quy trình làm việc ngày càng hoàn thiện hơn, mang lại một môi trường làm việc năng động, thoải mái cho nhân viên và môi trường kinh doanh chuyên nghiệp và uy tín đối với Khách hàng. Ban giám đốc nắm quyền kiểm soát hoạt động của các Phòng ban, đồng thời hoạch định chính sách và đề ra chiến lược kinh doanh-nhập khẩu trên cơ sở chuyên môn của từng phòng. Tuy nhiên, ở Công ty Euro Auto, không xảy ra hiện tượng độc quyền quản lý hay đơn phương chính sách. Sơ đồ tổ chức theo chiều ngang như trên cho ta thấy rõ điều đó. Chẳng hạn, bàn về chính sách kinh doanh-nhập khẩu, Ban giám đốc sẽ phối hợp với các Phòng: Phòng Bán hàng về chỉ tiêu và doanh thu bán hàng, Phòng Kinh doanh nhập khẩu về các vấn đề nhập khẩu (quy trình nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu), Phòng CSR-Marketing về các chính sách hỗ trợ bán hàng, khuyến mại, tình hình kinh tế xã hội nói chung ảnh hưởng đến công tác bán hàng và nhập khẩu, Phòng Kế toán Tài chính về cân đối tài chính và nguồn vốn để thực hiện các chính sách, Phòng Hành chính Nhân sự về nguồn nhân lực... Nguồn lực của Công ty Vốn điều lệ của Công ty Tổng vốn điều lệ: 5.000.000 USD (Năm triệu Đô la Mỹ chẵn) Vốn lưu động: 4.000.000 USD ( Bốn triệu Đô la Mỹ chẵn) Số tài khoản: VND 002-081149-001 USD 002-081149-101 mở tại Ngân hàng HSBC, Chi Nhánh Hà Nội, 83B Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Cơ sở vật chất của Công ty Trụ sở chính của Công ty đặt tại 165 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM có diện tích 1500 m2 Chi nhánh tại Hà Nội đặt tại P.907, toà nhà 101 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội có diện tích sử dụng là 1000 m2 Hệ thống nhà kho, xưởng dịch vụ sửa chữa và bảo hành tại 165 Pasteur, phường 6, quận 3, TP HCM và 153 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội với tổng diện tích là 11,300 m2 Nguồn nhân lực Bảng 2: Cơ cấu lao động của Công ty năm 2007 Đơn vị: người Phòng  Ban Giám đốc  Phòng TCKT  Phòng HC-NS  Phòng KD  Phòng KD NK  Phòng CRM/MKT  Phòng dịch vụ   Số cán bộ  04  25  05  30  14  06  31   Tổng số  115   (Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân sự) Trình độ nhân viên trong Công ty đều từ Bậc Đại học trở lên, có trình độ Tiếng Anh tốt, có kiến thức chuyên môn về cơ khí và máy móc, am hiểu lập pháp và thương mại quốc tế. Ban giám đốc của Công ty được tuyển chọn và đào tạo kỹ lưỡng với trình độ thạc sỹ tại các trường đại học danh tiếng của Mỹ và Úc. Với một đội ngũ cán bộ thành thạo chuyên môn, am hiểu môi trường kinh doanh và xuất nhập khẩu tại Việt Nam thì vấn đề giá thành, chi phí, tài chính, quản lý trong hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ được thực hiện một cách cụ thể và hợp lý. Kết quả kinh doanh qua các năm gần đây Chính thức bước vào hoạt động năm 2006, Công ty đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối xe ô tô nhãn hiệu BMW tại thị trường Việt Nam. Những số liệu sau đã thể hiện chính các kết quả đó: Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Đơn vị tính: VND Năm  2007  I/2008  II/2008   Tổng doanh thu  325.768.158.920  109.517.069.017  130.509.644.571   Doanh thu thuần  325.768.158.920  109.517.069.017  130.509.644.571   Giá vốn hàng bán  294.786.765.320  97.756.989.550  116.025.221.714   Lợi nhuận gộp  30.999.393.600  11.760.079.467  14.484.422.857   Chi phí quản lý doanh nghiệp  15.146.474.496  5.231.582.832  5.552.346.960   Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh  15.852.919.104  6.528.496.635  8.932.075.897   Lợi nhuận từ hoạt động tài chính - Thu nhập hoạt động TC - Chi phí hoạt động TC  (1.153.924.126) 147.989.634 1.301.913.760  (371.827.418) 53.395.893 425.223.311  (415.893.265) 48.837.651 464.730.91   Lợi nhuận bất thường - Thu nhập bất thường - Chi phí bất thường  (33.532.120) 55.971.624 89.503.744  (28.653.276) - 28.653.276  (5.133.116) 19.070.400 24.203.516   Tổng lợi nhuận trước thuế  14.665.462.858  6.128.015.941  8.511.049.516   Thuế thu nhập doanh nghiệp  4.106.329.600  1.715.844.463  2.383.093.865   Lợi nhuận sau thuế  10.559.133.258  4.412.171.477  6.127.955.652   (Nguồn: Phòng Tài chính Kế Toán) Những số liệu trên cho thấy những cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong mọi hoạt động nhằm củng cố vị thế của công ty trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu Bảng 4: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty Đơn vị: VNĐ Mặt hàng  Năm 2007  I/2008  II/2008   Ô tô nguyên chiếc  94.398.480.000  30.851.669.333  36.178.622.420   Linh kiện phụ tùng  5.298.093.320  4.237.866.884  6.357.450.723   Tổng  99.696.573.320  35.089.536.217  42.536.073.143   (Nguồn: Phòng kinh doanh XNK) Ô tô nguyên chiếc: - Các loại xe du lịch (5 chỗ) bao gồm các phiên bản: series 3 BMW 320i; 325i, series 5 BMW 523i; 530i và series 7 BMW 730i. - Xe thể thao BMW X5 Linh kiện phụ tùng: các loại linh kiện phụ tùng chính hãng cho dịch vụ sửa chữa và thay thế: lốp, la giăng, gương, thảm trải sàn, phụ kiện trang trí nội thất..... CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY EURO AUTO Cơ hội và thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto Hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam nói chung và của Công ty Euro Auto nói riêng là một hoạt động không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của mọi thời kỳ. Cùng với sự thay da đổi thịt của đất nước, hoạt động ngoại thương này có nhiều cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. 1.1 Cơ hội đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto 1.1.1 Về nhập khẩu ô tô nguyên chiếc Từ khi công nghiệp sản xuất ô tô trong nước ra đời, Việt Nam chỉ phải nhập khẩu để bù đắp lượng ô tô thiếu do trong nước chưa sản xuất được và một phần do các xe bị hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, nhu cầu giao thông vận tải của người dân cũng tăng cao. Theo thống kê, tổng số ô tô cả nước ta tăng nhanh, khoảng 256.898 xe vào năm 1991 thì đến năm 2003 con số này đã là 672.882 xe (gấp hơn hai lần), cuối năm 2007 con số này là 2.476.679 xe (gấp gần 4 lần). Như vậy, trong 3 năm 2001 đến 2003 trung bình mỗi năm tăng khoảng 57 nghìn xe, và trong 4 năm 2004 đến 2007 trung bình mỗi năm tăng khoảng 215 nghìn xe. Như vậy ta thấy được nhu cầu sử dụng ô tô của nước ta khá cao và tăng nhanh vào khoảng ba năm gần đây, lý do chính là do sự tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định của đất nước. Đối với Công ty Euro Auto, việc Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương Mại thế giới WTO với những cam kết giảm thuế và lộ trình giảm thuế nhập khẩu đã mở đường cho Công ty thành lập và tạo ra một thị trường xe nhập khẩu sôi nổi tại Việt Nam. Euro Auto sẽ nhập khẩu, phân phối và cung cấp dịch vụ sau bán hàng các loại xe ô tô BMW nhằm đáp ứng nhu cầu xe cao cấp tại Việt Nam - một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh đã đem lại cơ hội thu nhập cao, đời sống phát triển với nhu cầu sử dụng ô tô tăng nhanh đã góp phần làm đa dạng hoá chiến lược nhập khẩu về chủng loại của Công ty. Từ việc người tiêu dùng phải chấp nhận sự đơn điệu và nghèo nàn về chủng loại, nhiều bất ổn về chất lượng, giá cả cùng hệ thống dịch vụ hậu mãi yếu kém, giờ đây người tiêu dùng đã có nhiều lựa chọn hơn. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ-du lịch. Ngày càng nhiều khách du lịch trên khắp thế giới chọn Việt Nam là điểm đến du lịch đầy khám phá và hấp dẫn. Nhu cầu vận chuyển khách du lịch do đó cũng tăng mạnh. Với phân khúc xe du lịch hạng sang, Công ty Euro Auto là đầu mối chính cung cấp phương tiện chuyên chở cho các khách sạn năm sao và resort cao cấp tại TP. Hồ Chí Minh và TP Hà Nội. Tại Hà Nội, tính đến tháng 12-2007, Công ty đã hoàn thành việc chuyển giao một lô xe BMW series 5& 7 cho khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội để phục vụ nhu cầu vận chuyển cao cấp của khách sạn. Đó là những chiếc xe mới 100% vừa được sản xuất vào tháng 6/2007 tại CHLB Đức và riêng X5 tại Mỹ. Loạt xe này được thiết kế riêng với những chức năng tiện tích theo yêu cầu phục vụ khách hàng cao cấp tại khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Tháng 2-2008, Euro Auto tiếp tục bàn giao lô xe 10 chiếc BMW Series 5 cho khách sạn Hilton Opera Hà Nội nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển cao cấp của khách sạn. Bằng những thành công này, Euro Auto đã khẳng định hình ảnh sang trọng, năng động và lịch lãm của BMW tại thị trường Việt Nam nói chung và trong thị trường kinh doanh khách sạn và resort cao cấp nói riêng. 1.1.2 Về nhập khẩu linh kiện phụ tùng Trong những năm gần đây, các công ty, liên doanh sản xuất ô tô đã đi vào ổn định và đã có được những bước tiến lớn. Sản lượng ô tô sản xuất được trong nước tăng đều qua các năm. Mặc dù số lượng sản xuất ra ngày càng nhiều nhưng trên thực tế ngành công nghiệp ô tô của nước ta mới chỉ dừng lại ở mức lắp ráp linh kiện đồng bộ, chúng ta không có công nghiệp chế tạo phát triển để tiếp nhận việc chế tạo các chi tiết linh kiện cao cấp cho ô tô. Các liên doanh thành lập muộn hơn các nước trong khu vực và thị trường ô tô không đủ lớn để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào việc chế tạo các linh kiện cao cấp trong nước. Nghĩa là chúng ta chỉ thực hiện các công đoạn cuối cùng của quá trình lắp ráp ô tô là hàn phần khung vỏ xe, sơn và lắp các cụm tổng thành, chi tiết chế tạo sẵn lên khung vỏ tạo nên một chiếc xe ô tô theo thiết kế của nước ngoài. Điều đó có nghĩa là chúng ta vẫn phải nhập khẩu bộ linh kiện đồng bộ từ nước ngoài để lắp ráp trong nước. Về phụ tùng, hiện nay Việt Nam mới chỉ có 49 nhà cung cấp phụ tùng ô tô ở mức giản đơn, còn Malaysia có 385, Thái Lan có tới 2,500. Điều này giải thích tại sao mức nhập khẩu linh kiện, phụ tùng tăng mạnh theo từng năm. Đứng trước những thuận lợi này, Euro Auto đã triển khai kế hoạch nhập khẩu linh kiện phụ tùng từ chi nhánh BMW tại Malaysia. Bước đầu, Euro Auto tập trung nhập khẩu linh kiện thay thế cho các mẫu xe BMW đang được sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong dài hạn, Euro Auto sẵn sàng cung cấp những linh kiện phụ tùng chính hãng BMW cho các đối tác lắp ráp và thay thế trong nước khi trong nước đang thiếu những nhà cung cấp linh kiện phụ tùng giản đơn. Thêm vào đó, hai quý đầu năm nay, mặt hàng linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu tăng 66,6%. Một trong những nguyên nhân linh kiện, phụ tùng ô tô nhập khẩu tăng mạnh là do một số dự án lắp ráp ô tô bắt đầu đi vào hoạt động. Chỉ trong ba tháng quý II năm 2007 đã có hơn 30 doanh nghiệp trong nước xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô, chưa kể những nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài. Theo những chuyên gia trong ngành ô tô, Việt Nam đang loạn đầu tư vào ngành công nghiệp này. Tuy nhiên, trong những dự án này không thấy có doanh nghiệp nào đề cập đến sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong khi sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô nước nhà đòi hỏi một nền công nghiệp phụ trợ khổng lồ. 1.2 Thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto Cùng với những cơ hội mở rộng kinh doanh cho dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc và linh kiện phụ tùng tại Việt Nam, thách thức đối với hoạt động nhập khẩu của Công ty Euro Auto cũng không nhỏ. Một thách thức lớn đối với doanh nghiệp hiện nay là mức thuế nhập khẩu liên tục thay đổi theo chiều hướng đi lên. Nếu như đầu năm 2007, mức thuế đã giảm từ mức 100% xuống 70%, thì cuối năm 2007 mức này là 60%. Cho đến đầu năm 2008, mức thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng lên 13%, nghĩa là hiện tại ở mức 83%. Mức thuế này tương đối cao và ảnh hưởng lớn đến quyết định mua của khách hàng. Ta hãy làm một bài toán so sánh để thấy rõ mức chênh lệch giữa dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp trong nước: so sánh giá của dòng xe sedan (5 chỗ) của Mercedes-Benz C180 và BMW series 3 với phiên bản 320i Giá bán Mercedes-Benz C200K xuất xưởng : 64,900 USD Giá xe nhập khẩu BMW 320: Giá xe xuất xưởng tại Đức : 22,000 USD Giá bán tại Việt Nam sau khi nhập khẩu về: 22,000 USD + 83% thuế NK = 40,260 USD (1) (1) + 80% thuế TTĐB = 72,468 USD (2) (2) + 10% VAT = 79,715 USD Như vậy ta thấy có sự chênh lệch đáng kể về mức giá giữa dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc và lắp ráp trong nước (chưa tính đến các phụ phí khác). Đây là một khó khăn và thách thức lớn đối với doanh nghiệp. Đối với mảng nhập khẩu linh kiện phụ tùng, sự chênh lệch về giá cả giữa các hãng cũng xảy ra tương tự, mặc dù chiếm doanh thu không lớn so với mảng xe nguyên chiếc. Cùng là dòng sedan 5 chỗ ngồi, nếu thay thế một chiếc lốp xe cùng loại và hãng sản xuất của BMW, chi phí bỏ ra khoảng 500 USD/chiếc, nhưng nếu thay lốp cùng loại của Toyota (vẫn đảm bảo tương thích và độ bền), chi phí bỏ ra chỉ khoảng 200 USD/chiếc, hay của Daewoo là 101.5 USD/chiếc. Thách thức nữa của doanh nghiệp là việc xuất hiện ngày càng nhiều đơn vị tham gia nhập khẩu ô tô nguyên chiếc do sự thông thoáng của chính sách mở cửa khi Việt Nam chính thức ra nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và lắp ráp ngày càng gay gắt mang đến cho Euro Auto không ít khó khăn. Giữ vững chữ tín, chất lượng là vàng là khẩu hiệu của Euro Auto trong bất c
Luận văn liên quan