Khóa luận Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng

Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì việc xả thải là một quy luật tất yếu, vì vậy cần phải có giải pháp hạn chế và ngăn ngừa. Và để góp phần thực hiện tốt vấn đề trên khoá luận đã hướng đến việc đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt. Khoá luận trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng rác thải của Thành Phố và phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo sát ý kiến của người dân trên địa bàn trong vấn đề rác thải. Với 60 hộ được điều tra về những vấn đề xoay quanh việc phân loại rác thải, từ đó thực hiện chương trình phân loại rác thải tại nguồn. Và hiệu quả của chương trình mang lại chính là cơ sở cho việc thực hiện tái sử dụng rác thải, thông qua việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost từ rác hữu cơ. Cụ thể là đánh giá những lợi ích kinh tế về môi trường mà dự án mang lại thông qua phương pháp giá cả thị trường. Và sử dụng lại rác vô cơ như nguồn nguyên liệu sản xuất thu hồi từ thị trường, cụ thể là việc thu hồi bao bì thông qua việc áp dụng hệ thống tiền đặt cọc hoàn trả. Ngoài ra, kết hợp việc giáo dục ý thức cộng đồng trong vấn đề rác thải.

doc113 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI TP. ĐÀ NẴNG TRẦN PHẠM THUỲ DUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2008 Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt tại TP. Đà Nẵng” do Trần Phạm Thuỳ Dung, sinh viên khóa 30, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày TS Đặng Minh Phương Người hướng dẫn, Ngày tháng năm Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo Ngày tháng năm Ngày tháng năm LỜI CẢM TẠ Để đạt được kết quả như ngày hôm nay, trước tiên em xin chân thành biết ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, quý thầy cô trong khoa Kinh Tế là những người đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình học ở trường. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Đặng Minh Phương, người đã tận tình day dỗ trong suốt thời gian còn ngồi trên giảng đường và chỉ dẫn em trong quá trình nghiên cứu đề tài, giúp em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Đồng thời, xin gởi lời cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty Môi Truờng Đô Thị, các anh chị phòng Công Nghệ Môi Trường đã nhiệt tình cung cấp đầy đủ số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu trong đề tài. Cuối cùng, xin gởi những lòng biết ơn sâu sắt đến Ba Mẹ, người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể đạt được kết quả như hôm nay . Ngoài ra, xin gởi những tình cảm chân thành đến tất cả bạn bè đã trao đổi học tập và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học ở trường. Sinh viên Trần Phạm Thùy Dung NỘI DUNG TÓM TẮT TRẦN PHẠM THUỲ DUNG. Tháng 7 năm 2008, “Đề Xuất Giải Pháp Quản Lý Rác Thải Sinh Hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng”. TRẦN PHẠM THUỲ DUNG. July 2008. “Propose the Solution to Manage Household Garbage in Da Nang City”. Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì việc xả thải là một quy luật tất yếu, vì vậy cần phải có giải pháp hạn chế và ngăn ngừa. Và để góp phần thực hiện tốt vấn đề trên khoá luận đã hướng đến việc đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt. Khoá luận trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng rác thải của Thành Phố và phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo sát ý kiến của người dân trên địa bàn trong vấn đề rác thải. Với 60 hộ được điều tra về những vấn đề xoay quanh việc phân loại rác thải, từ đó thực hiện chương trình phân loại rác thải tại nguồn. Và hiệu quả của chương trình mang lại chính là cơ sở cho việc thực hiện tái sử dụng rác thải, thông qua việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost từ rác hữu cơ. Cụ thể là đánh giá những lợi ích kinh tế về môi trường mà dự án mang lại thông qua phương pháp giá cả thị trường. Và sử dụng lại rác vô cơ như nguồn nguyên liệu sản xuất thu hồi từ thị trường, cụ thể là việc thu hồi bao bì thông qua việc áp dụng hệ thống tiền đặt cọc hoàn trả. Ngoài ra, kết hợp việc giáo dục ý thức cộng đồng trong vấn đề rác thải. Với những biện pháp trên sẽ góp phần giảm thiểu cũng như hạn chế việc xả thải của người dân và đặc biệt mang lại một nguồn nguyên liệu hữu ích từ rác thải. MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục các hình ix Danh mục phụ lục x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Bố cục đề tài 3 1.5. Ý nghĩa đề tài 3 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 4 2.1. Tổng quan các tài kiệu nghiên cứu có liên quan 4 2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí 5 2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước 6 2.1.3. Ô nhiễm môi trường đất 7 2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người 7 2.1.5. Làm giảm mỹ quan đô thị 8 2.2. Giới thiệu tổng quát về TP Đà Nẵng 9 2.2.1. Điều kiện tự nhiên 9 2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên 11 2.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 13 2.2.4. Cơ cấu kinh tế 16 2.3. Tổng quan về công ty Môi Trường Đô Thị 17 2.3.1. Giới thiệu chung về công ty 17 2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ 17 2.3.3. Cơ cấu tổ chức 18 CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Cơ sở lý luận 19 3.1.1. Các khái niệm cơ bản 19 3.1.2. Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt 20 3.1.3. Các công cụ trong quản lý chất thải rắn 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu 28 3.2.1. Phương pháp tham vấn 28 3.2.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 28 3.2.3. Phương pháp dùng giá thị trường 29 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Hiện trạng cơ sở chôn lấp rác thải tại TP ĐN 30 4.2. Công nghệ thu gom, vận chuyển rác thải 31 4.3. Thực trạng chất thải rắn phát sinh tại TP Đà Nẵng 33 4.3.1. Tổng lượng chất thải rắn tại TP Đà Nẵng 33 4.3.2. Phân tích thực trạng CTR sinh hoạt của TP Đà Nẵng 35 4.3.3. Mối quan hệ giữa CTR phát sinh, dân số, GDP 39 4.3.4. Sự biến động của rác thải ở các quận trong TP 41 4.4. Đánh giá chung hiện trạng rác thải của TP 42 4.5. Một số giải pháp trong việc quản lý rác thải 45 4.5.1. Phân tích phản ứng của người dân trong việc phân loại rác 45 4.5.2. Các giải pháp 49 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 5.1. Kết luận 66 5.2. Kiến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTR Chất Thải Rắn CTR PS Chất Thải Rắn Phát Sinh DS Dân Số GDP Gross Domestic Products KCN Khu Công Nghiệp MTST Môi Trường Sinh Thái MT Môi Trường PTLH Phát Triển Liên Hoàn TCVN Tiêu Chuẩn Việt Nam. TPĐN Thành Phố Đà Nẵng UBND Ủy Ban Nhân Dân. USD United State Dollars. VNĐ Việt Nam Đồng. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thành Phần Khí Từ Bãi Rác 5 Bảng 2.2. Thành Phần Nước Rò Rĩ Từ Bãi Rác 6 Bảng 2.3. Dân Số TP Đà Nẵng 14 Bảng 2.4. Cơ cấu kinh tế 17 Bảng 3.1. Nhiệt Trị của Một Số Thành Phần Chất Thải Rắn 22 Bảng 4.1. Cơ Sở Xử Lý Rác Thải 31 Bảng 4.2. Khối lượng chất thải rắn thu gom 33 Bảng 4.3. Tổng Luợng Chất Thải Rắn Phát Sinh Qua Các Năm 33 Bảng 4.4. Tình Hình Biến Động Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Qua Các Năm 35 Bảng 4.5. Thành Phần Chất Thải Rắn Sinh Hoạt tại TPĐN 36 Bảng 4.6. Khối Lượng Chất Thải Rắn Bình Quân 38 Bảng 4.7. Tình Hình Biến Động Chất Thải Rắn Phát Sinh, Dân Số và GDP 39 Bảng 4.8. Chất Thải Rắn Phát Sinh ở Các Quận Năm 2006 41 Bảng 4.9. Thống Kê Mẫu Về Ý Thức Nhặt Riêng Rác 47 Bảng 4.10. Thống Kê Mẫu Về Mức Độ Đồng Ý Phân Loại Rác 47 Bảng 4.11. Thống Kê Mẫu Về Ý Kiến Chấp Nhận Nộp Phạt 48 Bảng 4.12. Quy Định Mức Phạt Đối Với Hộ Gia Đình Không Sản Xuất Kinh Doanh 51 Bảng 4.13. Quy Định Mức Phạt Đối Với Hộ Gia Đình Sản Xuất Kinh Doanh Tại Nhà Ở 52 Bảng 4.14. Quy Định Mức Phạt Đối Với Trường Học, Nhà Trẻ, Cơ Quan Hành Chính Sự Nghiệp 53 Bảng 4.15. Tỷ Lệ Thu Hồi Rác Thải 54 Bảng 4.16. Mô Tả Hiệu Quả Sản Xuất của Dự Án 55 Bảng 4.17. Tổng Chi Phí Xử Lý 57 Bảng 4.18. Tổng Lợi Ích Thu Được 58 Bảng 4.19. Các Loại Vật Liệu Có Thể Thu Hồi Từ Rác Thải 60 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Một Góc Bãi Rác Khánh Sơn (Cũ) 4 Hình 2.2. Sơ Đồ Tác Hại của Rác Thải Đối Với Sức Khỏe Con Người 8 Hình 2.3. Hình Ảnh Vớt Rác Trên Sông Hàn 9 Hình 2.4. Bản Đồ TP Đà Nẵng 10 Hình 2.5. Cơ Cấu Diện Tích Đất Tự Nhiên TP Đà Nẵng 10 Hình 2.6. Cầu Sông Hàn 14 Hình 2.7. Trung Tâm Thương Mại 16 Hình 2.8. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức DNURENCO 18 Hình 3.1. Sơ Đồ Chu Trình Quản Lý Rác Thải 23 Hình 3.2. Sơ Đồ Tóm Tắt Các Phương Pháp Xử Lý Rác Thải 25 Hình 4.1. Quy Trình Thu Gom Rác Thải tại TP ĐN 32 Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Chất Thải Rắn Qua Các Năm 34 Hình 4.3. Biểu Đồ Lượng Rác Thải Sinh Hoạt Qua Các Năm 35 Hình 4.4. Biểu Đồ Thành Phần Chất Thải Rắn Sinh Hoạt 37 Hình 4.5. Biểu Đồ Tốc Độ Tăng của CTR So Với Dân Số và GDP của TP 39 Hình 4.6. Biểu Đồ Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn 46 Hình 4.7. Biểu Đồ Cơ Cấu Việc Tiếp Cận Vấn Đề Tái Sử Dụng Rác Thải 46 Hình 4.6. Sơ Đồ Vận Hành Hệ Thống Kí Thác Hoàn Trả 63 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn. Phụ lục 2. Bảng Chi Phí Xử Lý Rác Thải. Phụ lục 3. Bảng Thống Kê Khối Lượng Phân Bón. Phụ lục 4. Nghị định 81/2006/ NĐ-CP Về Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Trong Lĩnh Vực Bảo Vệ Môi Trường. Phụ lục 5. Thông tư liên tịch 126/1999/TTLT-BTC-BCN-BKHCNMT Hướng Dẫn Việc Ký Quỹ Để Phục Hồi Môi Trường Trong Khai Thác Khoáng Sản. Phụ lục 6: Quyết định số 63/2007/QĐ-UBND quy định mức thu, quản lý và sử dụng phí vệ sinh trên địa bàn TP Đà Nẵng. Phụ lục 7. Dự Án Sản Xuất Phân Compost. Phụ lục 8. Hình Ảnh Bãi Rác Khánh Sơn (Cũ). Phụ lục 9. Cơ Sở Xử Lý Rác Thải Tại Bãi Rác Khánh Sơn (Mới). Phụ lục 10. Phương Tiện Thu Gom Vận Chuyển Rác. CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Nền kinh tế và môi trường luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua nguyên tắc cân bằng vật chất. Có thể xem hoạt động của con người nói chung và hoạt động kinh tế nói riêng là một quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng. Bởi vì chúng ta không thể hủy hoại và phục hồi vật chất và năng lượng theo nghĩa tuyệt đối nên chúng ta sẽ tái xuất hiện chúng như chất phế thải và cuối cùng được thải ra môi trường. Điều này gợi ý rằng nền kinh tế càng phát triển mạnh, chất thải tạo ra càng nhiều. Tương tự như trong cuộc sống hàng ngày của con người thì nhu cầu tiêu dùng đang ngày một gia tăng điều đó đồng nghĩa sẽ có một lượng rác thải sinh hoạt khổng lồ được thải ra. Lượng chất thải rắn trong sinh hoạt gia đình bị loại thải ngày một gia tăng và đang là vấn đề khó khăn quan trọng về mặt chính sách đối với mọi nền kinh tế. Cùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng các đô thị, rác thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tượng rác thải bị ứ đọng ở một số thành phố từ lâu đã là vấn đề đáng báo động. Theo thống kê sơ bộ, mỗi ngày Đà Nẵng thải ra không dưới 1.200 tấn rác và sẽ tăng lên 1.700 tấn/ngày vào năm 2010. Điều đáng nói là việc phân loại, xử lý rác thải của Đà Nẵng hiện chưa được thực hiện rốt ráo. Đó là, không kiểm soát được rác thải ở khu vực thu gom tập trung trước và sau khi đưa lên xe vận chuyển đến nơi tiêu huỷ; việc phân loại rác tại nguồn chưa thực hiện nghiêm ngặt, nên lượng rác thải nhiều hơn thực tế. Dụng cụ trang bị thu gom rác chưa đúng quy định, nhất là qui định về nhãn, chất lượng bao bì, thùng đựng rác, chưa có nhà lưu giữ rác tại hầu hết các cơ sở, tình trạng rác tập trung ngoài trời mưa nắng gây ô nhiễm và mất mỹ quan là phổ biến, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo vệ sinh và an toàn …Đồng thời vấn đề xử lý rác thải vẫn còn thể hiện nhiều điều bất cập, hầu hết rác thải đều xử lý theo phương pháp chôn lấp. Điều này đồng nghĩa sẽ gây nên những vấn đề như ô nhiễm không khí và môi trường ở các bãi rác tập trung, nước ngầm nhiễm độc. Các bãi rác tập trung kiểu hở còn là nguồn lây lan bệnh, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, diện tích và qui mô ô nhiễm ngày càng lan rộng, tình trạng thiếu đất cho bãi rác, đường giao thông cho việc vận chuyển rác, chi phí vận chuyển rác tới bãi tập trung ngày càng cao, làm giảm giá trị của đất, giảm giá trị thẩm mỹ, v.v. Ngoài ra rác ngày nay lẫn nhiều chất độc (hoá chất) và các chất không thể tiêu huỷ được. Bên cạnh đó, công tác xử lý rác tốn kém lại chưa có lợi nhuận, nên xu hướng thường là chọn công nghệ nào rẻ nhất đã dẫn đến những vấn đề trên. Vì vậy, trước tình trạng trên thì các cơ quan chức năng cần phải làm gì để hạn chế và quản lý tốt những các vấn đề chất thải rắn tại đây? Và việc chọn giải pháp nào là hợp lý nhất? Xuất phát từ thực tiễn đó nên đề tài đã hướng đến việc “Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích hiện trạng rác thải và quản lý rác thải của thành phố. Phân tích phản ứng của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn. Đề xuất những biện pháp giải quyết. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu tại TP Đà Nẵng. Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 24/3/2008 đến 24/6/2008 1.4. Bố cục đề tài Đề tài gồm 5 chương, trong đó: Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài. Chương 2: Giới thiệu tổng quan về TP Đà Nẵng, về công ty Môi Trường Đô Thị TP Đà Nẵng và tổng quan các tài liêu nghiên cứu có liên quan. Chương 3: Giới thiệu một số khái niệm có liên quan đến rác thải, liên quan đến các biện pháp quản lý và xử lý rác thải. Bên cạnh đó cũng tiến hành giới thiệu phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đồ thị, phuơng pháp bảng biểu thống kê và phương pháp giá thị trường được thực hiện trong đề tài. Chương 4: Tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để có thể khắc phục tình trạng hiện tại. Chương 5: Kết luận và đưa ra một số kiến nghị trong việc thực thi các biện pháp xử lý và quản lý rác thải. 1.5. Ý nghĩa đề tài Khi nền kinh tế phát triển cùng với quá trình đô thị hóa, con người khai thác và sử dụng tài nguyên với quy mô lớn đã thải ra nhiều loại chất thải nói chung và rác thải nói riêng với khối lượng lớn đất bùn, xi măng, rác thải từ các gia đình, công sở, bệnh viện…, đồng thời sự tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đạ tạo ra những vật liệu mới như đồ nhựa kéo theo hàng loạt chất thải mới khó phân hủy. Do đó, con người phải đối mặt với nhiều loại chất thải (rác thải) và phải biết cách tái sử dụng và xử lý chúng. Nếu không được kiểm soát, quản lý tốt và không có biện pháp xử lý hữu hiệu, thì các chất thải đó sẽ gây nên nhiều vấn đề nan giải. Vì vậy, cần phải có những biện pháp thiết thực có thể khắc phục và hạn chế các vấn đề ô nhiễm một cách tốt nhất, góp phần cải thiện môi trường, với mục đích phát triển kinh tế nhanh nhưng phải đảm bảo tính bền vững, ít nhất phải giữ cho được chất lượng môi trường như hiện tại, không để tiếp tục xấu đi. CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan Hình 2.1: Một góc bãi rác Khánh Sơn (cũ) Nguồn tin: Công ty Môi Trường Đô Thị TP. Đà Nẵng - Sự ảnh hưởng của rác thải đô thị: Chuyên viên kỹ thuật môi trường của công ty California Waste Solutions do anh David Dương là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là một công ty ở California (Mỹ), hoạt động trong lĩnh vực thu gom, tái chế và quản lý chất thải rắn 13 năm qua, ông Paul Rottenberg cho biết: "Khi rác bắt đầu phân hủy, nó sẽ tạo ra hai chất phụ có hại cho sức khỏe, đó là nước thải (còn gọi là nước rỉ rác) và khí gas (metan)”. 2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí Tại bãi chôn lấp, qua quá trình phân hủy, các chất hữu cơ đã tạo thành lượng lớn khí thải chủ yếu là CH4, CO2, N2, NH3, H2S, v.v. Tất cả sản phẩm này đều gây mùi hôi thối và là chất độc hại. Đặc biệt là lượng khí metan (CH4) là nguồn ô nhiễm không khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp 30 lần so với khí CO2. Nếu lượng khí thải này không được thu gom và tái sử dụng năng lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và góp phần làm tăng sự nóng lên toàn cầu. Trong hầu hết các trường hợp, trên 90% thể tích khí sinh ra là methane (nồng độ có thể lên tới 40% ở khoảng cách 120m bên cạnh bãi rác) và cacbon dioxide (khi hoà tan vào nước làm cho pH của nước ngầm thấp hơn, có thể làm tăng độ cứng và hàm lượng muối khoáng). Ngoài các khí trên , môi trường không khí tại các bãi chôn lấp và khu vực xung quanh còn bị ảnh hưởng bởi các loại vi sinh vật trong các hạt bụi lơ lửng. Mùi hôi từ bãi rác được tạo thành do phân hủy kị khí các thành phần hữu cơ có khả năng phân rã sinh hoạt trong rác. Trong điều kiện kị khí, sulfate bị khử thành sulfide và sau đó kết hợp với hydro tạo thành hydrosulfide có mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ảnh hưởng của mùi hôi từ bãi rác còn do yếu tố hướng gió và theo mùa trong năm. Thành phần khí chủ yếu từ bãi rác được mô tả ở bảng 2.1 Bảng 2.1. Thành Phần Khí Từ Bãi Rác. Thời gian (tháng) Thành phần khí (%thể tích) N2 CO2 CH4 0 – 3 5,2 88 5 3 – 6 3,8 76 21 6 – 12 0,4 65 29 12 -18 1,1 52 40 18 – 24 0,4 53 47 24 – 30 0,2 52 48 30 – 36 1,3 46 51 36 – 42 0,9 50 47 42 – 48 0,4 51 48 Nguồn tin: tiêu chuẩn VN 2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước  Nước rò rĩ từ bãi rác là chất lỏng thấm qua chất thải rắn và chứa nhiều chất hoà tan và lơ lửng từ chất thải rắn. (Thông tin khoa học, số 23, tháng 09/2005) Do rác có độ ẩm cao nên chất lỏng sinh ra từ sự phân huỷ và lượng nước mưa ngấm qua các bãi chôn lấp tạo thành lượng lớn nước rò rỉ có chứa các chất lơ lửng, các chất hòa tan, có mặt các kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại, v.v có thể gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm và nước mặt. Theo số liệu thống kê của công ty Môi Trường Đô Thị, lượng nước rỉ rác thu gom hàng ngày tại bãi rác Khánh Sơn vào mùa nắng là 250 - 300 (m3/ngày) và mùa mưa là 450 - 500 (m3/ngày). Lượng nước rỉ rác thu gom trung bình hàng ngày là: 300 m3, lượng nước rỉ rác sản sinh từ bãi rác mỗi năm là: 109.500 m3 .Cho thấy lượng nước rỉ rác là rất lớn, cần phải xử lý và phải nổ lực để giảm thiểu khối lượng nước và mức độ nhiễm bẩn. Một số thành phần cơ bản trong nước rỉ như sau: pH, BOD, COD, hợp chất của N, hợp chất của P, coliform, v.v trong bảng 2.2 Bảng 2.2: Thành Phần Nước Rò Rỉ của Bãi Rác Khánh Sơn. Ngày tháng COD (mg/l) BOD (mg/l) M1 M2 M3 M4 M1 M2 M3 M4 9/3/07 19.930 12.010 3.490 - 16.550 9.850 2.827 - 26/4/07 17.800 7.570 1.480 240 10.715 1.941 460 107 3/5/07 26.400 3.200 800 110 1.190 2.333 510 107 Nguồn tin: số liệu quan trắc mẫu nước từ Công Ty Môi Truờng Đô Thị TP Đà Nẵng Ghi chú: M1: Mẫu lấy tại mương phân phối. M2: Mẫu lấy tại đầu ra hồ yếm khí. M3: Mẫu lấy tại đầu ra hồ tuỳ nghi 1. M4: Mẫu lấy tại đầu ra hồ tuỳ nghi 2. 2.1.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất Phương pháp xử lý rác thải phổ biến hiện nay là chôn lấp. Chính hành động đó sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường đất. Bởi vì khi rác thải chưa được xử lý mà chôn trực tiếp vào đất như vậy sẽ chứa đựng luôn cả những chất độc hại còn sốt lại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, v.v. Ngoài ra, các chất ô nhiễm nước đều có thể lưu giữ lại trong đất do quá trình chảy trên bề mặt, di chuyển lắng đọng hoặc thấm qua đất. Các chất ô nhiễm có thể là đầu mỡ, kim loại nặng, các chất độc vô cơ và hữu cơ, các vi khuẩn gây bệnh, v.v các chất này làm nhiễm bẩn đất làm thay đổi thành phần và tính chất của đất. Và điều đó có nghĩa là sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người cả về mặt kinh tế lẫn sức khỏe. 2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng Nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy, v.v dễ gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì, thủy ngân, v.v); pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken... Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng, khi các thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, rác hữu cơ phân huỷ nhanh, sinh sản ra mùi hôi khó chịu và trở nên cực ký hấp dẫn đối với chuột, ruồi, bọ, v.v. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lị tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác, trong điều kiện ẩm ứơt là môi trường tốt cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi trùng thương hàn, lỵ, tiêu chảy, bạch hầu, giun sán, v.v. Những loại ký sinh này tồn tại và phát triển nhanh chóng. Chất thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H2S, NH3, v.v rồi theo đường hô hấp đi vào cơ thể con người hay động vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ, các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con người qua thức ăn, thức uống. Ngoài những chất hữu cơ có t
Luận văn liên quan