Việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã
đánh dấu một bước tiến lớn của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã thực sự
hội nhập với kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng để đạt được
điều đó, Việt Nam đã phải trải qua quá trình đàm phán kéo dài tới 11 năm mới có
thể đưa ra được những cam kết cuối cùng của mình về mở cửa thị trường khi gia
nhập WTO. Trong đó, Việt Nam cũng đã cam kết về mở cửa thị trường dịch v ụ
phân phối.
Dịch vụ phân phối là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Lĩnh vực phân phối là cầu nối mang tính sống còn giữa những nhà
sản xuất và người tiêu dùng. Một khi vai trò này thực hiện thất bại thì nó có thể dẫn
tới những sai lệch lớn trong việc phân bổ nguồn lực kinh tế và thiệt hại kinh tế đáng
kể. Đối với Việt Nam, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, dịch vụ phân phối hàng năm
đóng góp tới 15% GDP
1
thì bất cứ một sự xuất hiện các yếu tố nào có thể ảnh
hưởng tới dịch vụ phân phối thì đều đáng quan tâm. Nhất là đối với những cam kết
về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong tổ chức thương mại thế giới WTO thì
lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3667 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Dịch vụ phân phối và những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI :
DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA VIỆT NAM
KHI GIA NHẬP WTO
Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Thanh Nhàn
Lớp : Anh 2 – Luật KDQT
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
Hà Nội, tháng 5 – 2009
i
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ
NGHĨA VỤ CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN .......................................... 4
I. Tổng quan về dịch vụ phân phối........................................................... 4
1. Khái niệm ............................................................................................ 4
1.1. Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ ................................................... 4
1.2. Khái niệm về dịch vụ phân phối ..................................................... 7
2. Vai trò của dịch vụ phân phối trong nền kinh tế quốc dân ................ 8
2.1. Dịch vụ phân phối một chiếm tý trọng đáng kể trong thu nhập quốc
dân. ...................................................................................................... 8
2.2. Dịch vụ phân phối thu hút đông đảo lao động, giảm thiểu tỷ lệ thất
nghiệp. ................................................................................................. 9
2.3. Ngành dịch vụ phân phối góp phần tạo nên động lực phát triển
mạnh mẽ cho nền kinh tế. ................................................................... 10
2.4. Vai trò của dịch vụ phân phối trong chuỗi giá trị ........................ 11
2.5. Vai trò của dịch vụ phân phối trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế ................................................................................................ 11
3. Đặc điểm của dịch vụ phân phối ...................................................... 12
II. Dịch vụ phân phối trong WTO và nghĩa vụ của các nƣớc thành viên.
.................................................................................................................. 15
1. Dịch vụ phân phối trong WTO ......................................................... 15
1.1. Dịch vụ đại lý hoa hồng ............................................................... 15
1.2. Dịch vụ bán buôn ........................................................................ 16
1.3. Dịch vụ bán lẻ ............................................................................. 17
1.4. Nhượng quyền thương mại .......................................................... 18
2. Các phương thức mở cửa dịch vụ phân phối theo quy định của WTO
và nghĩa vụ của các nước thành viên ................................................... 20
2.1. Các phương thức mở cửa dịch vụ phân phối theo WTO/GATS .... 20
2.2. Nghĩa vụ của các nước thành viên theo quy định của GATS. ....... 21
ii
CHƢƠNG 2: CAM KẾT CỦA VIỆT NAM TRONG WTO VỀ DỊCH VỤ
PHÂN PHỐI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH
THỰC THI CAM KẾT .............................................................................. 29
I. Cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối ................ 29
1. Cam kết về mở cửa dịch vụ phân phối nói chung ............................ 29
2. Cam kết về mở cửa từng lĩnh vực dịch vụ phân phối cụ thể ............ 31
2.1. Cam kết về mở cửa dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch
vụ bán lẻ. ............................................................................................ 31
2.2. Cam kết về mở cửa dịch vụ nhượng quyền thương mại ................ 33
II. Thực trạng dịch vụ phân phối ở Việt Nam ....................................... 34
1. Thực trạng đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ ................................. 34
1.1. Những kết quả đạt được .............................................................. 34
1.2. Những tồn tại............................................................................... 37
2. Thực trạng nhượng quyền thương mại ............................................ 39
III. Thực trạng về mở cửa dịch vụ phân phối ở nƣớc ta trong thời gian
qua và những tác động cụ thể. ................................................................ 42
1. Nhận xét chung về tình hình thực hiện cam kết mở cửa dịch vụ phân
phối. ...................................................................................................... 42
2. Thực trạng mở cửa dịch vụ phân phối kể từ khi gia nhập WTO ..... 46
2.1. Đã tích cực phổ biến về các cam kết của Việt Nam trong WTO. .. 46
2.2. Đã từng bước mở cửa 4 phân ngành dịch vụ phân phối. .............. 47
3. Đánh giá những tác động do việc mở cửa dịch vụ phân phối .......... 50
3.1. Những tác động tích cực ............................................................. 50
3.2. Những tác động tiêu cực .............................................................. 53
IV. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện
các cam kết trong WTO về mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối ....... 57
1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phân
phối còn yếu. .......................................................................................... 57
1.1. Khả năng về vốn và huy động vốn còn gặp khó khăn. .................. 57
1.2. Nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế .............................................. 59
1.3. Khả năng liên kết giữa các nhà phân phối trong nước còn yếu.... 60
iii
1.4. Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối Việt Nam
chưa đa dạng. ...................................................................................... 60
2. Cạnh tranh sẽ gay gắt hơn trong năm năm tới................................. 62
3. Chưa tận dụng được các quy định về S&D của WTO trong việc mở
cửa dịch vụ phân phối .......................................................................... 65
CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM THỰC HIỆN TỐT CÁC
CAM KẾT TRONG WTO VỀ MỞ CỬA DỊCH VỤ PHÂN PHỐI ........ 70
I. Dự báo sự phát triển của dịch vụ phân phối ở Việt Nam .................. 70
1. Cơ sở để dự báo ................................................................................ 70
1.1. Dân số đông, thu nhập tăng sẽ thúc đẩy DVPP phát triển. .......... 70
1.2. Hệ thống phân phối ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu
của xã hội cũng sẽ thúc đẩy dịch vụ phân phối phát triển hơn. ........... 72
1.3. Các nhà phân phối nước ngoài thâm nhập vào thị trường phân
phối Việt Nam khiến cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn sẽ tác động tích
cực tới chất lượng của dịch vụ phân phối. .......................................... 72
2. Số liệu dự báo ................................................................................... 74
2.1. Sẽ xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phân phối hiện đại. .......... 74
2.2. Chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ có nhiều tác động tích cực
đối với DVPP trong thời gian tới. ....................................................... 75
2. Các giải pháp cụ thể ......................................................................... 75
2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô. ................................................................. 75
2.2. Nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
dịch vụ phân phối ............................................................................... 78
2.3. Một số giải pháp khác. ................................................................ 81
KẾT LUẬN ................................................................................................. 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 90
iv
DANH M ỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DVPP Dịch vụ phân phối
GATS Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ
GATT Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại
WTO Tổ chức thương mại Thế giới
S&D Những quy định đối xử đặc biệt và khác biệt
CPC Danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hợp Quốc
BTA Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
NQTM Nhượng quyền thương mại
ENT Kiểm tra nhu cầu kinh tế
DN Doanh nghiệp
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO đã
đánh dấu một bước tiến lớn của nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế Việt Nam đã thực sự
hội nhập với kinh tế thế giới với rất nhiều cơ hội để phát triển. Nhưng để đạt được
điều đó, Việt Nam đã phải trải qua quá trình đàm phán kéo dài tới 11 năm mới có
thể đưa ra được những cam kết cuối cùng của mình về mở cửa thị trường khi gia
nhập WTO. Trong đó, Việt Nam cũng đã cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ
phân phối.
Dịch vụ phân phối là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Lĩnh vực phân phối là cầu nối mang tính sống còn giữa những nhà
sản xuất và người tiêu dùng. Một khi vai trò này thực hiện thất bại thì nó có thể dẫn
tới những sai lệch lớn trong việc phân bổ nguồn lực kinh tế và thiệt hại kinh tế đáng
kể. Đối với Việt Nam, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, dịch vụ phân phối hàng năm
đóng góp tới 15% GDP1 thì bất cứ một sự xuất hiện các yếu tố nào có thể ảnh
hưởng tới dịch vụ phân phối thì đều đáng quan tâm. Nhất là đối với những cam kết
về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối trong tổ chức thương mại thế giới WTO thì
lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở tìm hiểu về dịch vụ phân phối và nghiên cứu các cam kết về mở
cửa thị trường dịch vụ phân phối trong WTO, đề tài sẽ phân tích những vấn đề mà
Việt Nam gặp phải khi thực thi các cam kết đó đồng thời sẽ đề xuất một số giải
pháp nhằm thực thi tốt các cam kết gia nhập WTO và phát triển dịch vụ phân phối
của Việt Nam.
1
Dịch vụ phân phối và bán lẻ chiếm 15% GDP hàng năm-Lao Động số 236 Ngày 13/10/2008 Cập
nhật: 7:43 AM, 13/10/2008.
2
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về dịch vụ phân phối: khái niệm, đặc điểm,
vai trò của dịch vụ phân phối.
- Tìm hiểu các cam kết dịch vụ phân phối của Việt Nam trong WTO.
- Thực trạng hoạt động dịch vụ phân phối tại Việt Nam.
- Nghiên cứu những vấn đề mà Việt Nam gặp phải khi thực hiện các cam
kết gia nhập WTO.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phân phối.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là dịch vụ phân phối và các cam kết về
mở cửa thị trường dịch vụ phân phối của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là phân tích các cam kết về mở cửa dịch
vụ phân phối nói chung theo bốn phương thức và khi tiến hành phân tích các cam
kết từng lĩnh vực dịch vụ phân phối cụ thể, khoá luận giới hạn ở bốn loại hình dịch
vụ phân phối là dịch vụ đại lý hoa hồng, dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ và dịch
vụ nhượng quyền thương mại.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành công việc nghiên cứu, khoá luận sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu như: thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích, so sánh.
5. Bố cục của khoá luận
Ngoài lời nói đầu, danh mục các từ viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của khoá luận gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về dịch vụ phân phối
Chƣơng 2: Cam kết mở cửa thị trƣờng dịch vụ phân phối của Việt Nam
trong WTO và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực thi cam kết.
Chƣơng 3: Giải pháp để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết trong WTO
về mở cửa dịch vụ phân phối
3
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Thị Mơ,
người đã nhiệt tình hướng dẫn em viết khoá luận, đồng thời em cũng xin cảm ơn
các thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện cho em hoàn thành
tốt khoá luận này.
4
CHƢƠNG 1: DỊCH VỤ PHÂN PHỐI VÀ QUY ĐỊNH CỦA
WTO VỀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC NƢỚC THÀNH VIÊN
I. Tổng quan về dịch vụ phân phối
Lĩnh vực phân phối chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thị trường
hiện đại ngày nay. Nó là sự liên kết mang tính sống còn giữa nhà sản xuất với người
tiêu dùng và đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành giá cả. Hoạt động
của lĩnh vực này sẽ có những tác động mạnh mẽ tới lợi ích của người tiêu dùng.
Đồng thời nó cũng cung cấp cho nhà sản xuất nhiều thông tin cần thiết để họ có thể
điều chỉnh các quyết định của mình theo nhu cầu của người tiêu dùng nhằm giảm
tối thiểu chi phí và nâng cao lợi nhuận. Một lĩnh vực phân phối hiệu quả sẽ hạn chế
được một loạt các loại chi phí khác nhau và tạo cơ hội cho người tiêu dùng có được
một sự lựa chọn hàng hoá đa dạng với giá cả cạnh tranh. Một sự hoạt động không
hiệu quả của lĩnh vực phân phối có thể dẫn tới những sai lệch lớn trong việc phân
bổ nguồn lực và thiệt hại về kinh tế như đã từng xảy ra ở nhiều nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung.
1. Khái niệm
1.1. Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ
Dịch vụ phân phối trước hết là một trong nhiều loại hình dịch vụ nên nó sẽ
mang những đặc điểm của dịch vụ. Chính vì vậy, điều đầu tiên là cần phải tìm hiểu
về dịch vụ.
Để đưa ra được một định nghĩa chính xác nhất về dịch vụ không phải là một
điều dễ dàng. Hiện nay chưa có một định nghĩa nào về dịch vụ được chấp nhận trên
phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân là bởi chính những đặc điểm về tính vô hình, khó
nhận biết, nắm bắt cũng như sự đa dạng và phức tạp của các loại hình dịch vụ khác
nhau đã làm cho việc định nghĩa dịch vụ trở nên khó khăn. Ngoài ra, sự khác biệt về
trình độ phát triển kinh tế của mỗi nước cũng sẽ dẫn tới những cách hiểu khác nhau
về dịch vụ.
5
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hoá
nhưng là phi vật chất. Do vậy, dịch vụ có thể được định nghĩa “là hoạt động của con
người được kết tinh thành các loại sản phẩm vô hình, được thực hiện nhằm thoả
mãn nhu cầu đời sống của chính con người”1
Từ định nghĩa này có thể rút ra một số đặc điểm nổi bật của dịch vụ. Đầu
tiên, đặc điểm cơ bản nhất của dịch vụ đó là tính vô hình. Khác với sản phẩm vật
chất mang tính hữu hình, dễ lượng hoá, dễ xác định và kiểm soát được chất lượng
và có khả năng dự trữ thì sản phẩm dịch vụ thường là vô hình, khó lượng hoá, khó
xác định được chất lượng và cũng khó và thường là không dự trữ được sản phẩm
dịch vụ…Đặc điểm thứ hai đó là quá trình sản xuất hay cung ứng dịch vụ và tiêu
dùng dịch vụ xảy ra đồng thời. Bởi cung cấp dịch vụ chính là “quá trình sản xuất tạo
ra sản phẩm dịch vụ thông qua hoạt động tiếp xúc giữa bên cung cấp và bên sử dụng
dịch vụ đó”2. Chính vì việc sản xuất và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và
không thể tách rời như vậy nên dịch vụ rất khó dự trữ được. Chỉ khi có khách hàng
yêu cầu dịch vụ thì người cung cấp dịch vụ mới tiến hành sản xuất. Trọng tâm của
quá trình cung ứng dịch vụ là hoạt động, trong khi trọng tâm của quá trình sản xuất
vật chất là sự biến đổi của vật chất.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau hoặc theo những quan điểm khác nhau về
dịch vụ thì chúng ta cũng có những sự phân loại dịch vụ khác nhau:
- Dựa vào mục đích là kinh doanh, thu lợi nhuận thì dịch vụ có thể phân loại
thành dịch vụ mang tính thương mại và dịch vụ không mang tính thương mại. Dịch
vụ mang tính chất thương mại là những dịch vụ được thực hiện, được cung ứng
nhằm mục đích kinh doanh để thu lợi nhuận (như dịch vụ quảng cáo để bán hàng,
dịch vụ môi giới…) còn dịch vụ không mang tính chất thương mại (hay dịch vụ phi
thương mại) là những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục đích kinh doanh,
không vì mục đích thu lợi nhuận (như dịch vụ công cộng thường do các đoàn thể,
1
Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB
Lý luận Chính trị.
2 Bài giảng môn quản trị sản xuất và dịch vụ - Bộ môn quản trị doanh nghiệp, Khoa quản trị kinh doanh -
trường ĐH Ngoại Thương
6
các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng hoặc do các cơ quan nhà nước cung ứng
khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình).
- Dịch vụ cũng có thể phân loại thành dịch vụ về hàng hoá và dịch vụ về tiêu
dùng dựa vào mục tiêu của dịch vụ1. Theo đó, dịch vụ về hàng hoá bao gồm dịch vụ
phân phối (bao gồm vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ, quảng cáo, môi giới…)
và dịch vụ sản xuất (bao gồm ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch vụ về kỹ sư
và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch vụ pháp lý…) do những
dịch vụ này gắn kết chặt chẽ với việc sản xuất, trao đổi và buôn bán các loại sản
phẩm – hàng hoá từ ngành nông – công nghiệp như phục vụ cho việc cung cấp đầu
vào cho sản xuất hay phục vụ cho việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường. Các dịch vụ này còn được gọi là dịch vụ trung gian. Dịch vụ về tiêu dùng
gồm dịch vụ xã hội (bao gồm dịch vụ sức khoẻ, y tế, giáo dục, dịch vụ vệ sinh, dịch
vụ bưu điện, viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác…) và
dịch vụ cá nhân (gồm dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các dịch vụ
giải trí, dịch vụ văn hoá, du lịch…) do các dịch vụ này được tiêu dùng trực tiếp bởi
các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ nhu cầu xã hội và thường không liên quan đến
thương mại hàng hoá nhưng vẫn mang tính thương mại. Các dịch vụ này còn được
gọi là dịch vụ cuối cùng.
- Còn trong thương mại quốc tế, theo sự phân loại của Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) thì dịch vụ được phân chia thành 12 ngành dịch vụ và 155 phân
ngành. Đó là: 1. Các dịch vụ kinh doanh, 2. Các dịch vụ thông tin, 3. Các dịch vụ
xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan, 4. Dịch vụ phân phối, 5. Dịch vụ giáo
dục, 6. Dịch vụ môi trường, 7. Dịch vụ tài chính, 8. Dịch vụ y tế và xã hội, 9. Dịch
vụ du lịch và và dịch vụ liên quan, 10. Dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao, 11.
Dịch vụ vận tải, 12. Các dịch vụ khác2.
1 Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, NXB Lý
luận Chính trị.
2 Uỷ ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế, Giải thích về biểu cam kết cụ thể trong thương mại dịch vụ
của Việt Nam,
7
1.2. Khái niệm về dịch vụ phân phối
Khi hàng hoá được sản xuất ra để đến được với những người tiêu dùng thì
phải trải qua một chuỗi các hoạt động mua và bán. Dịch vụ phân phối là thuật ngữ
mô tả toàn bộ quá trình lưu thông tiêu thụ hàng hoá đó trên thị trường. Chúng là
những dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá qua các doanh nghiệp và tổ chức
khác nhau để tới người mua cuối cùng. Quan niệm về DVPP có thể được xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Đối với người sản xuất thì DVPP là những cách thức và sự tổ chức hệ thống
bên ngoài doanh nghiệp để quản lý các hoạt động phân phối phối giúp họ thực hiện
được mục tiêu kinh doanh. Người sản xuất (hay người nhập khẩu) phải tìm ra các
trung gian thương mại nào thích hợp để đưa sản phẩm của họ đến các khách hàng
cuối cùng nếu như họ không muốn tự mình trực tiếp bán hàng hoá cho người tiêu
dùng nhỏ lẻ. Nhà sản xuất có thể thông qua các trung gian như những người bán
buôn rồi từ đó tới những người bán lẻ đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng tiêu
dùng cuối cùng. Vì vậy, có thể nói DVPP là các hình thức lưu thông sản phẩm qua
các trung gian khác nhau. Khi một doanh nghiệp soạn thảo một chính sách phân
phối sản phẩm sản xuất ra cũng có nghĩa là doanh nghiệp đó đang lựa chọn những
phương thức phân phối phù hợp nhất cho việc bán một hàng hoá hoặc dịch vụ.
Đối với người tiêu dùng, dịch vụ phân phối được hiểu là những hoạt động
thực hiện chủ yếu tại các cửa hàng bán lẻ-mắt xích cuối cùng của quá trình biến đổi,
vận chuyển, dự trữ và đưa hàng hoá, dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Còn đối với
bản thân những nhà phân phối, DVPP là một lĩnh vực kinh tế riêng biệt có chức
năng trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng.
Từ những quan niệm trên có thể thấy DVPP là hệ thống các quan hệ của một
tập