Khóa luận Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến nay sở giao dịch hàng hóa (Commodity exchange) đã không còn mới lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1848 cho đến nay, sở giao dịch hàng hóa đã không ngừng phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy thư¬ơng mại và góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam sở giao dịch hàng hóa vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với những nhà sản xuất hay các nhà đầu tư. Ng¬ười ta vẫn mới chỉ biết đến một loại hình sở giao dịch tương tự sở giao dịch là sở giao dịch chứng khoán mà thôi. Với thị tr¬ường tiềm năng là hơn 80 triệu dân, trong đó phần lớn là ở nông thôn, cộng với nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ tăng trư¬ởng cao trong nhiều năm liên tục, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của th¬ương mại Việt Nam với thế giới, nhu cầu về sự hình thành sở giao dịch hàng hóa nhằm tăng cư¬ờng giao dịch hàng là rất lớn. Nh¬ưng tại sao ở Việt Nam vẫn chư¬a hình thành những sở giao dịch hàng hóa thế mạnh đặc biệt là các mặt hàng nông sản? Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là cần phải đáp ứng những yếu tố nào để có thể thành lập đ¬ược sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, do đó em đã chọn “Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận Trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng nh¬ư việc tìm hiểu những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa, khóa luận đ¬ã đưa ra nhận xét về khả năng xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển, đề xuất mô hình sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 3. Đối t¬ượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tư¬ợng nghiên cứu: các điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng sở giao dịch hàng hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu cơ sở lý luận chung sở giao dịch hàng hóa, đánh giá khả năng thành lập sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đồng thời đề xuất mô hình áp dụng cho Việt Nam. 4. Ph¬ương pháp nghiên cứu đề tài Để nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phư¬ơng pháp nghiên cứu nh¬ư: thu thập tài liệu, phân tích thống kê, hệ thống hóa và diễn giải. Bên cạnh đó còn sử dụng ph¬ương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận đ¬ược phân bổ thành 3 chư¬ơng: - Ch¬ương I: Tổng quan về sở giao dịch hàng hóa. - Chư¬ơng II: Điều kiện để xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. - Chư¬ơng III: Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số n¬ước và một số đề xuất về sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam.

docx115 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cho đến nay sở giao dịch hàng hóa (Commodity exchange) đã không còn mới lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Kể từ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1848 cho đến nay, sở giao dịch hàng hóa đã không ngừng phát triển và đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và góp phần vào phát triển nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam sở giao dịch hàng hóa vẫn còn là một khái niệm khá xa lạ với những nhà sản xuất hay các nhà đầu tư. Người ta vẫn mới chỉ biết đến một loại hình sở giao dịch tương tự sở giao dịch là sở giao dịch chứng khoán mà thôi. Với thị trường tiềm năng là hơn 80 triệu dân, trong đó phần lớn là ở nông thôn, cộng với nền kinh tế ngày càng phát triển với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục, và sự hội nhập ngày càng sâu rộng của thương mại Việt Nam với thế giới, nhu cầu về sự hình thành sở giao dịch hàng hóa nhằm tăng cường giao dịch hàng là rất lớn. Nhưng tại sao ở Việt Nam vẫn chưa hình thành những sở giao dịch hàng hóa thế mạnh đặc biệt là các mặt hàng nông sản? Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra hiện nay là cần phải đáp ứng những yếu tố nào để có thể thành lập được sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam, do đó em đã chọn “Điều kiện hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu của khóa luận Trên cơ sở xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về sở giao dịch hàng hóa trên thế giới cũng như việc tìm hiểu những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển sở giao dịch hàng hóa, khóa luận đã đưa ra nhận xét về khả năng xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia đang phát triển, đề xuất mô hình sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: các điều kiện khách quan và chủ quan để xây dựng sở giao dịch hàng hóa trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu cơ sở lý luận chung sở giao dịch hàng hóa, đánh giá khả năng thành lập sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam đồng thời đề xuất mô hình áp dụng cho Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: thu thập tài liệu, phân tích thống kê, hệ thống hóa và diễn giải. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đồng thời nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của khóa luận được phân bổ thành 3 chương: - Chương I: Tổng quan về sở giao dịch hàng hóa. - Chương II: Điều kiện để xây dựng sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. - Chương III: Kinh nghiệm thành lập sở giao dịch ở một số nước và một số đề xuất về sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam. Trong quá trình làm khóa luận này em xin gửi lời cảm ơn trước nhất tới PGS. TS Nguyễn Văn Hồng – Bộ môn Giao dịch Thương mại quốc tế, khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế đã hướng dẫn và giúp em hoàn thiện bài khóa luận của mình. Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn, và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế và của trường đại học Ngoại Thương đã trang bị cho em những kiến thức hết sức bổ ích và thiết thực giúp em hoàn thành bài khóa luận này cũng như trong quá trình công tác sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2008 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 1.1.1. Quá trình phát triển sở giao dịch hàng hoá Đối với nhiều người thì nhắc đến sở giao dịch hàng hoá là nhắc đến một hệ thống thị trường phức tạp với một hệ thống giao dịch phát triển các giao dịch tương lai và quyền chọn hàng hoá như những sở giao dịch nổi tiếng như sở Thương Mại Chicago (CBOT), sở giao dịch ngũ cốc Tokyo (Tokyo Grain Exchange), hay là sở giao dịch kim loại Luân Đôn (London Metal Exchange). Đối với một số người khác thì lại cho rằng sở giao dịch là một cơ cấu thị trường tiên tiến được sử dụng ở các nước công nghiệp các nước có thu nhập thấp không thể mơ tới. Lịch sử về sự phát triển thị trường ở Chicago đã cho thấy rằng, hệ thống thị trường sẽ dần phát triển cùng với sự phát triển của các thị trường này cũng như khi sự tăng tưởng kinh tế chứ không phải xuất phát từ một thị trường phức tạp ngay từ đầu. Hay nói khác đi, sở giao dịch Chicago không bắt đầu từ một thị trường phát triển ngay như ngày hôm nay. Vào những năm 1840, khi mà việc sản xuất ngũ cốc ngày càng phát triển nhờ sự cải tiến về công nghệ thì những người nông dân ở phía Tây nước Mĩ thường đến Chicago để bán ngũ cốc cho các thương gia, rồi sau đó những người này sẽ đưa lượng hàng hoá này đi khắp cả nước. Dần dần, hoạt động này trở nên sôi nổi đến mức hầu như không đủ nhà kho chứa lúa mì của nông dân. Khối lượng sản xuất ngày càng lớn trong khi hệ thống vận tải chưa phát triển phù hợp không thể đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Khi những người nông dân này đến Chicago họ không hề biết trước giá cả thị trường, hơn nữa ở Chicago lúc này có rất ít các công cụ để cất trữ hàng hoá và cũng không có một quy trình chuẩn nào để cân và đánh giá chất lượng ngũ cốc, khiến cho nông dân rơi vào thế bị động và phụ thuộc vào thương nhân. Thị trường tiêu thụ hỗn loạn, các nhà đầu cơ lợi dụng tình trạng này ép giá làm giá ngũ cốc giảm mạnh sau vụ thu hoạch rồi sau đó lại tăng lên khi nguồn cung đã được giải toả. Những hiện tượng mang tính chu kỳ như vậy đã gây nên những thiệt hại nghiêm trọng cho người sản xuất lương thực, do đó những người nông dân đã tìm cách tránh rủi ro bằng cách bán ngũ cốc trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ, kể cả với mức giá thấp hơn một ít so với giá dự kiến khi ngũ cốc được đưa đến thị trường. Người mua và người bán lúc này phải thoả thuận với nhau về số lượng ngũ cốc, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm giao hàng và nhận tiền. Ban đầu, những hoạt động này diễn ra tự phát và đơn lẻ nhưng dần dần do tính ưu việt của nó trong việc tiêu thụ cũng như lưu thông hàng hoá nó lại trở nên ngày càng phổ biến. Do vậy, một thị trường mới dần được hình thành, một thị trường mà ở đó người mua và người bán gặp nhau để thoả thuận, cam kết với nhau về việc mua bán, giao hàng và nhận tiền trong tương lai. Tuy nhiên, ở một thị trường mới như vậy, việc tìm được người mua hay người bán đúng với số lượng và chất lượng hàng hoá nông sản mình cần không phải là một việc dễ dàng. Chính vì vậy, trên thị trường lúc này xuất hiện một người thứ ba - người trung gian với vai trò môi giới chắp nối những người cần mua và cần bán lại với nhau. Nhưng việc chắp nối của người trung gian thực không đơn giản, để hành nghề họ cũng phải bỏ thời gian và sức lao động và để thu được lợi nhuận họ cũng phải gánh chịu những rủi ro khi không gặp được đúng người mua và người bán. Các hiện tương như vậy đã đặt ra cho các nhà kinh tế một nhiệm vụ cần phải giải quyết, một mặt để giải toả được những ách tắc trong lưu thông, làm ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác đây cũng là một thị trường kinh doanh hết sức hấp dẫn. Chính vì vậy vào năm 1848, Chicago Board of Trade (CBOT) đã được mở ra bởi 82 thương nhân buôn ngũ cốc ở một thị trấn nhỏ là Midwestern như là một trung tâm mua bán nơi mà những người nông dân và các thương nhân gặp gỡ để đổi tiền lấy việc giao ngay những loại hàng hoá nông sản như lúa mì, trên cơ sở những quy định nhất định đã được CBOT thiết lập sẵn về việc đánh giá và cân đo lúa mì, và việc cất trữ những phần lúa mì còn lại chưa được giao dịch, cũng như là việc đấu thầu giá cả, và giải quyết những tranh chấp diễn ra. Đây chính là sở giao dịch hàng hóa đầu tiên trên thế giới. Sự phát triển các loại hình sở giao dịch hàng hóa: khi cả những người chế biến, nông dân đều thấy được lợi ích từ việc mua bán giao dịch qua sở giao dịch thì vào năm 1851, những người nông dân và các thương nhân đã bắt đầu áp dụng các hợp đồng kỳ hạn (forwards). Người nông dân sẽ thỏa thuận một mức giá để bán một lượng ngũ cốc nhất định tại một thời điểm trong tương lai. Khi những hợp đồng kỳ hạn này trở nên phổ biến thì vào năm 1865, CBOT đã đưa ra một hợp đồng chuẩn được biết đến là hợp đồng tương lai với ngày giao hàng được xác định trước và một khoản tiền bảo chứng để ràng buộc việc thực hiện nghĩa vụ. Ngay sau năm đó thì Sở giao dịch bông New York cũng được thành lập và đã bắt đầu chi phối thị trường bông, từ việc mua bán bông rồi sau đó là thực hiện mua các các loại nông sản khác. Dựa trên những sự phát triển này, năm 1859 nghĩa là đúng một thập niên sau khi được thành lập, chính phủ Mĩ đã chính thức trao quyền cho CBOT và do đó uỷ quyền cho CBOT việc đặt ra những tiêu chuẩn về chất lượng của hàng hoá và đảm nhận việc giám sát thường xuyên vào mặt hàng ngũ cốc được giao dịch trên sở giao dịch, nhằm bảo đảm sự thống nhất của thị trường. Sự cải tiến này đã giảm những rủi ro và chi phí liên quan đến việc thoả thuận các hợp đồng kỳ hạn trên cơ sở cá nhân. Ban đầu hoạt động của các thị trường tương lai không có gì đặc biệt. Lúc đó người ta gọi những người hoạt động theo kiểu này là những “kẻ đầu cơ liều mạng”. Những người này thành công trong việc mua vét hàng hay ép giá một mặt hàng nào đó trên thị trường nhất định. Một biến cố nổi tiếng đã xảy ra đó là: ngày thứ sáu đen tối năm 1869 là ngày giá vàng bị phá. Việc hai nhà kinh doanh Jay Gould và Jim Fisk mua vét giá vàng đã bị đổ bể khi tổng thống Grant ra lệnh bán vàng của kho bạc Mỹ. Với ấn tượng là việc mua bán tương lai hàng hoá mang tính chất đầu cơ tạo nên sự bất ổn định về tài chính và sự biến động giá giao ngay quá lớn làm cho những nhà lập pháp liên tiếp phản đối và thậm chí họ còn muốn loại bỏ hình thức giao dịch này trên thị trường. Cuối cùng vào năm 1922 tức là khoảng 74 năm sau ngày thành lập đầu tiên của sở giao dịch Chicago, chính phủ Mỹ đã thành lập Grain Futures Administration là một cơ quan giám sát để giám sát sự mở rộng của hoạt động giao dịch trên sở giao dịch ngũ cốc và năm 1936 ban hành luật về sở giao dịch hàng hoá. Năm 1968, các luật trên lại được sửa đổi và điều chỉnh với các điều khoản phù hợp trong việc mua bán tương lai. Năm 1974 ủy ban mua bán tương lai (CFTC) được thành lập. Vai trò và quyền hạn của CFTC hết sức quan trọng vì đó là tổ chức duy nhất thay mặt chính quyền quản lý các hoạt động của thị trường tương lai. Tuy sự hình thành và phát triển của thị trường tương lai đã tiếp thu được tất cả những ưu việt đồng thời cũng khắc phục được những hạn chế của thị trường kỳ hạn nhưng các sở giao dịch tương lai hàng hóa không thay thế hoàn toàn thị trường kỳ hạn - tiền thân của giao dịch tương lai, mà chúng song song tồn tại. Các giao dịch kỳ hạn vẫn tiếp tục tồn tại với tư cách là những hoạt động giao dịch ngoài sở, lúc này sở giao dịch trong thị trường tương lai đóng vai trò như người trung gian chắp nối cho các nhu cầu mua và bán trong thị trường kỳ hạn một cách có tổ chức. Cùng với làn sóng tự do hoá thương mại trên toàn cầu thì sự hình thành các sở giao dịch hàng hoá ngày càng nhiều với khối lượng giao dịch ngày càng lớn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển và để thu hẹp khoảng cách để lại do hệ thống giá cả cố định trước đây chứ không chỉ có trong phạm vi nước Mỹ . Những sở giao dịch còn tồn tại được và hiện nay là những sở giao dịch lớn nhất trên thế giới và đang giao dịch những loại hàng hoá hoàn toàn khác so với những loại hàng hoá mà ban đầu nó vẫn giao dịch. Ví dụ như sở giao dịch Chicago (Chicago Mercantile Exchange) ban đầu chủ yếu giao dịch nông sản, còn hiện tại lại chủ yếu giao dịch các hợp đồng tương lai tài chính; sở giao dịch năng lượng lớn nhất hiện nay, sở giao dịch New York (New York Mercantile Exchange) trước đây giao dịch chủ yếu là khoai tây và bơ. Hiện nay rất nhiều sở giao dịch đang phải đối mặt với một câu hỏi là liệu họ có nên tiếp tục tập trung vào việc giao dịch những loại hàng hoá truyền thống hay là tìm kiếm một loại hình hợp đồng mới. Sự cân nhắc này dẫn tới việc xuất hiện hợp đồng dầu mỏ trên sở giao dịch hàng nông sản, các hợp đồng quyền chọn đối với các hợp đồng tương lai đã được giao dịch, thậm chí là cả những hợp đồng phái sinh phức tạp khác như ( bảo hiểm mùa vụ, chi phí vận tải, quyền thải khí ô nhiễm, v.v…). Do đó, ngày nay hàng hoá giao dịch trên các sở giao dịch ‘hàng hoá’ trên thị trường thế giới hiện nay hết sức đa dạng chứ không chỉ gói gọn trong mặt hàng nông sản truyền thống nữa. Xu hướng sáp nhập các sở giao dịch hàng hóa: Các sở giao dịch hàng hóa ngày nay đã trải qua một số giai đoạn sáp nhập, các sở giao dịch ở Mĩ vào những năm 1980, hầu hết đều là kết quả của các vụ sát nhập của hai hay thậm chí là nhiều sở giao dịch. Những năm 90 của thế kỉ 20 thậm chí còn chứng kiến nhiều vụ sáp nhập hơn nữa. Một trong những nguyên nhân của xu hướng này chính là tính cạnh tranh ngày càng tăng của các giao dịch hợp đồng tương lai: mối đe dọa từ hệ thống giao dịch điện tử đối với những sở giao dịch với những hệ thống giao dịch truyền thống. Thêm vào đó một nguyên nhân nữa là từ phía các quy định của chính phủ đặc biệt là ở những quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc. Những nguyên nhân đó đã dẫn tới một loạt các cuộc sáp nhập: ở Nhật số lượng các cuộc sáp nhập đã làm cho số lượng các sở giao dịch ở nước này giảm xuống hơn một nửa từ 17 sở giao dịch năm 1993 xuống còn 8 năm 1997. ở Anh, Liffe đã sáp nhập với Sở giao dịch hàng hóa Luân Đôn vào tháng 9/1996. Tại Mỹ, NYMEX sàn giao dịch tương lai năng lượng lớn nhất thế giới lúc bấy giờ đã sáp nhập với Comex (Comex hiện nay đang hoạt động như là một công ty con của Nymex), và các thành viên của cả NYCE và CSCE đã đều bỏ phiếu đồng ý sáp nhập và thành lập NYBT (Board of Trade of city New York). Xu hướng sáp nhập các sở giao dịch hàng hóa trên thế giới được dự đoán là sẽ tiếp tục kéo dài, điển hình là vụ sáp nhập giữa hai sở giao dịch lớn nhất của Mỹ là CBOT và CME để hình thành một sở giao dịch lớn nhất thế giới.  Điều đáng chú ý từ cái nhìn tổng quát về sự lịch sử phát triển của sở giao dịch hàng hoá này chính là việc thị trường Chicago đã được thành lập và phát triển để giải quyết những vấn đề về chi phí cũng như là rủi ro mà nông dân phải gánh chịu trên thị trường, và nhu cầu phải sắp xếp thị trường hàng hoá nông sản qua những người tham gia thị trường, qua không gian và thời gian. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng quy định của chính phủ tăng lên khi thị trường phát triển là để thúc đẩy sự phát triển thị trường chứ không phải là kiểm soát thị trường. 1.1.2. Đặc điểm sở giao dịch hàng hóa Xét về bản chất một sở giao dịch hàng hoá chỉ đơn giản là một nơi mà người mua và người bán tập trung để trao đổi theo một cách thức đã được định trước, với “những quy định” cụ thể và hết sức rõ ràng. Với nghĩa rộng này, một sở giao dịch hàng hoá là bất cứ thị trường có tổ chức nào, giao dịch hàng hoá thực hoặc không, được tập trung qua một bộ máy duy nhất, cho phép sự cạnh tranh hiệu quả nhất giữa những người mua và những người bán. Do đó giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa là một phương thức giao dịch đặc biệt so với các phương thức giao dịch khác như mua bán trực tiếp, mua bán qua trung gian, mua bán đối lưu,…ở những đặc điểm sau đây 1.1.2.1. Các hợp đồng phải có tiền bảo chứng Tiền bảo chứng (hay mức ký quỹ) là biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua. Thay vì phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đặt cọc hoặc một lượng tiền bằng với giá trị hàng hóa (thế chấp) để bảo đảm cho việc mua bán thì sở giao dịch chỉ quy định một mức bảo chứng rất thấp, tùy vào loại hàng hóa. Mức yêu cầu về tiền bảo chứng thấp khi tham gia vào các hợp đồng tại sở giao dịch là một trong những nguyên nhân làm cho chúng trở thành những công cụ đòn bẩy tài chính mạnh mẽ. Các loại tiền bảo chứng trên sở giao dịch gồm Tiền bảo chứng ban đầu (Initial Margin): Tiền bảo chứng ban đầu là khoản tiền ký quỹ vào tài khoản bảo chứng để bảo đảm trang trải bất cứ khoản lỗ nào do những biến động xấu trên thị trường. Việc ký quỹ tiền bảo chứng ban đầu này được xem như khoản tiền đặt cọc cam kết thi hành hợp đồng mà hai bên mua bán phải thực hiện. Mức tiền bảo chứng ban đầu cũng khác nhau tùy loại hợp đồng và phải trả trước khi chuyển lệnh cho người môi giới. Mỗi người tham gia thị trường đều phải trả khoản tiền bảo chứng ban đầu cho người môi giới của mình và phải duy trì khoảng mức tiền bảo chứng được yêu cầu. Trong trường hợp các khách hàng còn phải thông qua một hãng môi giới khác ngoài các thành viên môi giới của sở giao dịch hàng hoá, như là các FCM (hãng buôn hoa hồng_Futures commission Merchants) thì họ còn phải nộp một khoản tiền bảo chứng ban đầu cao hơn vì các FCM này thường yêu cầu khách hàng phải nộp khoản tiền lớn hơn vì mục tiêu kinh doanh của họ. Tiền bảo chứng duy trì (Maintenance Margin): Khi tiền bảo chứng đạt mức duy trì tối thiểu, nhà đầu tư cần phải nộp tiền để đảm bảo đưa mức tiền bảo chứng trở lại tiền bảo chứng ban đầu (Initial margin). Đây là khoản tiền tối thiểu mỗi hợp đồng mà khách hàng phải ký quỹ mãi mãi. Khoản bảo chứng này thường thấp hơn khoản tiền bảo chứng ban đầu, nó thường bằng 75% khoản tiền bảo chứng ban đầu. Tiền bảo chứng biến đổi (Variation Margin hay Margin Call): Những khoản lỗ và lãi của những khách hàng của các thành viên được kết toán thông qua trung tâm thanh toán bù trừ. Cuối mỗi ngày giao dịch, trung tâm thanh toán lại xác định các mức giá kết toán cho mỗi hợp đồng trên cơ sở giá niêm yết trên thị trường vào cuối phiên giao dịch. Những thành viên mà bị lỗ ở cuối ngày giao dịch sẽ bị yêu cầu nộp tiền bảo chứng thêm. Các thành viên thanh toán lại chuyển thông báo về số tiền phải nộp thêm cho khách hàng của mình. 1.1.2.2. Đa số các hợp đồng được thanh lý trước thời hạn Trong các hợp đồng thông thường, khi các bên muốn thanh lý hợp đồng trước ngày giao hàng đồng nghĩa với việc thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng hoặc thoả thuận chuyển nghĩa vụ của mình cho người khác, khi đó các bên sẽ thoát khỏi sự ràng buộc về nghĩa vụ với nhau. Nhưng trong hợp đồng giao sau được mua bán tại sở giao dịch hàng hóa thì các bên có thể thanh lý hợp đồng trước ngày đáo hạn một cách dễ dàng mà không cần phải thông qua một sự thoả thuận nào. Chẳng hạn như thanh toán hợp đồng tương lai, giao và nhận hàng hữu hình là cách thanh lý hợp đồng mà không mấy người tham gia thị trường này lựa chọn: Giao hàng hữu hình: Kết thúc một vị thế tương lai bằng việc nhận giao hàng thường là biện pháp ‘nặng nhọc’ để hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng. Việc giao hàng hữu hình đặt ra những chi phí rõ rệt: chi phí kho hàng, bảo hiểm, xếp tàu, và lệ phí môi giới. Trên trên thực tế việc giao hàng hữu hình chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (khoảng 2%) bởi nó đòi hỏi mua hay bán thực sự một thứ hàng, điều mà các nhà kinh doanh thường không muốn làm trừ khi họ có nhu cầu cụ thể đối với hàng hoá (với và do đó chỉ những công ty kinh doanh hàng hoá mới ưa chuộng hình thức này. Bù trừ (Offsetting): đây là hình thức thanh toán vị thế phổ biến nhất, người mua khởi đầu và kết thúc vị thế của mình bằng việc bán một hợp đồng tương lai y hệt (cùng một loại hàng và cùng tháng giao hàng). Tương tự, người bán khởi đầu kết thúc vị thế của mình bằng cách mua một hợp đồng y hệt. Sau khi việc mua bán đó được thực hiện và báo cáo về trung tâm thanh toán thì nghĩa vụ của cả hai bên được xoá đi trong sổ sách của trung tâm thanh toán và của những người môi giới ngoài sở (nếu có). So với việc nhận hoặc giao hàng hữu hình thì việc thanh toán bằng bù trừ tương đối đơn giản hơn. Nó chỉ đòi hỏi thị trường tương lai đủ cơ động để tạo thuận lợi mua bán bằng bù trừ và chỉ khuyến khích chi phí môi giới thông thường. 1.1.2.3 Các điều khoản trong hợp đồng được tiêu chuẩn hóa Các hoạt động mua bán tại sở giao dịch hàng hóa phải được thực hiện liên tục với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bảo đảm an toàn cao. Từ yêu cầu đó mà các điều khoản trong hợp đồng phải được tiêu chuẩn hóa một cách tối đa, giúp cho việc ký kết hợp đồng nhanh chóng, đảm bảo an toàn về mặt pháp lý. Các điều khoản được tiêu chu
Luận văn liên quan