Mốc sương cà chua (Phythophthora infestans (Mont.)
de Bary) là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất của cà chua.
Để góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của
bệnh, cần hiểu rõ sự phát sinh phát triển của bệnh, và nâng
cao công tác bảo vệ thực vật, được sự phân công của bộ
môn BVTV - Khoa Nông học, dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Võ Thị Thu Oanh, đề tài tiến hành nhằm có cái nhìn sâu
hơn về bệnh mốc sương cà chua và xác định một số thuốc
có hiệu lực tốt trong việc phòng trừ bệnh mốc sương
35 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1935 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Điều tra diễn biến bệnh mốc sương cà chua (Phytophthora infestans(Mont.) de Bary) và khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh của một số thuốc hóa học, sinh học tại huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA
(PHYTOPHTHORA INFESTANS(MONT.) DE BARY) VÀ
KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH
CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC,SINH
HỌC TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG
BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
SVTH: Trần Triệu Vân
Lớp: DH07BVA
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8/2011
Đề tài:
NỘI DUNG BÁO CÁO
*
● Phần 1: Giới thiệu
● Phần 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
● Phần 3: Kết quả và thảo luận
● Phần 4: Kết luận và đề nghị
Phần 1
GIỚI THIỆU
*
1.1 Đặt vấn đề
*
Mốc sương cà chua (Phythophthora infestans (Mont.)
de Bary) là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất của cà chua.
Để góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của
bệnh, cần hiểu rõ sự phát sinh phát triển của bệnh, và nâng
cao công tác bảo vệ thực vật, được sự phân công của bộ
môn BVTV - Khoa Nông học, dưới sự hướng dẫn của Tiến
sĩ Võ Thị Thu Oanh, đề tài tiến hành nhằm có cái nhìn sâu
hơn về bệnh mốc sương cà chua và xác định một số thuốc
có hiệu lực tốt trong việc phòng trừ bệnh mốc sương
1.2 Mục đích, yêu cầu
*
- Mục đích
Nghiên cứu diễn biến bệnh mốc sương hại cà chua và
các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển bệnh.
Xác định hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương hại cà chua
của một số loại thuốc hóa học, sinh học nhằm chọn ra loại
thuốc có hiệu quả cao để khuyến cáo sử dụng trong việc
phòng trừ bệnh mốc sương.
- Yêu cầu
Theo dõi được diễn biến bệnh mốc sương cà chua,
tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển
bệnh mốc sương
Sử dụng các loại thuốc đăng ký phòng trừ bệnh mốc
sương cà chua làm thí nghiệm và xác định hiệu lực phòng
trừ bệnh của thuốc
Phần 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
*
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
*
● Thời gian:
Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011
● Địa điểm:
Đề tài tiến hành tại 3 xã của huyện Đơn Dương, tỉnh
Lâm Đồng là xã Lạc Xuân, Ka Đô và thị trấn Thạnh Mỹ. Thí
nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh của một số thuốc
hóa học và sinh học được tiến hành tại ruộng cà chua của
anh Lê Thanh Thảo, thôn Lạc Bình, xã Lạc Xuân, huyện
Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
2.2 Nội dung nghiên cứu
*
● Nội dung 1: Điều tra hiện trạng bệnh mốc sương cà chua
và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của
bệnh.
● Nội dung 2: Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương
cà chua của một số thuốc hóa học, sinh học.
1. Điều tra diễn biến bệnh mốc sương cà chua
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
Điều tra 3 xã trồng rau điển hình của huyện Đơn Dương,
mỗi xã điều tra 3 ruộng trồng cà chua có diện tích từ 500 –
1000 m2. Điều tra theo các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
sinh phát triển bệnh:
○ Ảnh hưởng của giống: điều tra bệnh theo các giống trồng
phổ biến ở Đơn Dương.
○ Ảnh hưởng của mật độ trồng.
○ Ảnh hưởng của thời gian sinh trưởng: điều tra bệnh ở giai
đoạn cây con, đang sinh trưởng mạnh và cho quả.
○ Ảnh hưởng của phân bón: điều tra bệnh theo các ruộng
cà chua bón các loại phân, liều lượng khác nhau
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
Phương pháp điều tra:
- Điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi
điểm điều tra 5 cây, đếm toàn bộ số lá trên 4 cành khoảng
giữa thân, 4 cành này phân theo 4 hướng khác nhau như:
Đông-Tây-Nam-Bắc, tùy theo giai đoạn sinh trưởng của cây
cà chua
- Định kỳ 7 ngày điều tra một lần, điểm đầu tiên cách
bờ 5 cây
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
Hình 2.1 Phương pháp đánh dấu mẫu điều tra
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
Các chỉ tiêu theo dõi:
● Tỷ lệ bệnh (%) = (Số lá bị bệnh/Tổng số lá điều tra) x100 %
● Chỉ số bệnh (%) = (Σ a x n)/(C x N) x100%
Với: a: cấp bệnh
n: Số cây (lá) bị bệnh ở cấp tương ứng
N: Tổng số cây (lá) điều tra
C: Cấp bệnh cao nhất
Phân cấp bệnh dựa theo bảng phân cấp theo tiêu chuẩn
Bảo Vệ Thực Vật
2. Thí nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương
của một số thuốc hóa học, sinh học
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
● Bố trí thí nghiệm tại ruộng cà chua (500 m2) của anh Lê
Thanh Thảo, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương
● Bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu
tố, 7 nghiệm thức, 3 lần lặp lại
● Số lần phun thuốc: 3 lần cách nhau 7 ngày, phun khi bệnh
chớm xuất hiện
● Thời gian theo dõi tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh: Trước phun, 3 và
7 ngày sau mỗi lần phun
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
❖ Các chỉ tiêu theo dõi
- Tỉ lệ bệnh(%) và chỉ số bệnh (%)
- Hiệu quả kỹ thuật của thuốc : Tính theo công thức
Henderson-Tilton dựa trên chỉ số bệnh
H % = (1-((Ta x Cb)/(Tb x Ca)))x 100%
Với Ta: CSB ở NT xử lý sau thí nghiệm
Tb: CSB ở NT xử lý trước thí nghiệm
Ca : CSB ở NT đối chứng sau thí nghiệm
Cb : CSB ở NT đối chứng trước thí nghiệm
- Năng suất,
- Hiệu quả kinh tế của thuốc
❖Xử lý số liệu: Các số liệu được ghi chép, thống kê và xử lý
bằng chương trình Micosoft Excel và xử lý ANOVA-2 của
phần mềm MSTATC
Bảng 2.1 Các nghiệm thức và liều lượng sử dụng trong thí nghiệm
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
Nghiệm
thức
Thuốc sử dụng Nồng độ hoạt chất
Liều
Lượng sử dụng
NT I Mataxyl 500WP 625 ppm 0,5 kg/ha
NT II Norshield 86,2WG 1508 ppm 0,7 kg/ha
NT III Ridomil MZ 72WP 5400 ppm 3 kg/ha
NT IV Melody Duo 66,75WP 2503 ppm 1,5 kg/ha
NT V Biobus 1.00WP 109 bào tử/ g 1 kg/ha
NT VI TP-Zep 18EC 450 ppm 1 lít/ha
NT VII Không phun ----- -----
2.3 Phương pháp nghiên cứu
*
Hình 2.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm 45 NST
Phần 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
*
1. Chế độ nhiễm bệnh mốc sương cà chua tại Đơn Dương
năm 2011
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
Qua thời gian thực tập, và điều tra ghi nhận ở ba xã
trồng cà chua điển hình của huyện Đơn Dương, là xã Lạc
Xuân, xã Ka Đô và thị trấn Thạnh Mỹ, chúng tôi đã tổng
hợp được bảng số liệu về chế độ nhiễm bệnh mốc sương
cà chua, số liệu được thể hiện ở bảng 3.1
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
Địa điểm
điều tra
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ bệnh
(%)
Chỉ số bệnh
(%)
Thạnh Mỹ 150 12,57 4,65
Ka Đô 180 11,36 3,95
Lạc Xuân 170 10,81 3,54
Trung bình 400 11,58 4,05
Bảng 3.1 Chế độ nhiễm bệnh mốc sương trên cà chua tại huyện Đơn Dương năm 2011
Ghi chú: Điều tra vào thời điểm 45 NST
*
*
2. Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự phát sinh phát
triển bệnh mốc sương
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
Qua điều tra ghi nhận, có ba chế độ bón phân phổ biến
ở Đơn Dương, là các chế độ sau:
- Chế độ I: Lót 2 khối hữu cơ (phân chuồng ủ hoai) + 100kg
Super lân, thúc NPK 16-16-8 (3 lần x 40kg)
- Chế độ II: Lót 3 khối hữu cơ + 120kg Super lân, thúc NPK
16-16-8 (3 lần x 50kg)
- Chế độ III: Lót 3 khối hữu cơ + 150kg Super lân, thúc NPK
20-20-15 (3 lần x 50kg)
Chế độ bón phân với liều lượng phân nêu trên được
sử dụng trên 1000 m2
Bón thúc giai đoạn 1 từ 15-20NST, giai đoạn 2 40-
45NST, giai đoạn 3 từ 55-60NST
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
NST
Chế độ I Chế độ II Chế độ III
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%)
10-15 4,88 1,02 5,66 1,18 3,70 0,74
17-22 8,19 2,10 7,21 1,83 3,96 0,97
24-29 10,83 3,43 9,63 2,96 5,46 1,35
31-36 11,91 3,94 10,41 3,61 7,28 2,20
38-43 14,29 5,86 13,86 5,57 10,40 3,38
45-50 17,31 7,47 16,10 6,75 12,36 4,23
52-57 19,94 9,45 17,53 7,80 14,86 5,51
59-64 20,58 9,38 18,07 7,65 15,85 6,11
66-71 23,77 10,88 20,48 8,85 17,65 7,09
73-78 25,44 11,81 23,41 10,40 19,27 8,08
Trung bình 15,71 6,53 14,24 5,66 11,08 3,97
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương
3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh phát triển
bệnh mốc sương cà chua
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
NST
3-4 vạn cây/ha 4-5 vạn cây/ha 5-6 vạn cây/ha
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%)
10-15 3,09 0,62 3,85 0,77 4,83 0,97
17-22 4,18 1,02 4,29 1,05 5,11 1,27
24-29 5,17 1,18 5,27 1,20 6,06 1,47
31-36 7,14 1,86 7,36 1,94 7,90 2,08
38-43 9,52 2,77 9,87 2,99 11,13 3,60
45-50 11,16 3,53 11,77 3,89 12,77 4,33
52-57 12,64 4,38 13,54 4,84 14,37 5,32
59-64 14,70 5,53 15,35 5,82 16,05 6,36
66-71 16,36 6,60 17,02 7,09 18,22 7,77
73-78 16,69 6,79 18,69 8,12 20,22 8,98
Trung bình 10,07 3,43 10,70 3,77 11,67 4,22
Bảng 3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương
4. Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh
mốc sương cà chua
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
NST
Kim cương đỏ Anna
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%)
10-15 4,55 0,91 3,19 0,64
17-22 5,63 1,44 4,29 0,99
24-29 7,30 2,02 5,51 1,35
31-36 9,05 2,75 6,53 1,73
38-43 10,85 3,70 9,09 2,68
45-50 14,22 5,09 12,06 4,06
52-57 16,13 6,10 14,53 5,24
59-64 18,08 7,69 16,26 6,39
66-71 20,72 8,81 18,52 7,64
73-78 22,13 9,43 19,57 8,29
Trung bình 12,87 4,79 10,96 3,90
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương
5. Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng đến sự phát sinh
phát triển bệnh mốc sương
3.1 Kết quả điều tra bệnh mốc sương cà chua
*
NST
Giai đoạn cây con
Giai đoạn
sinh trưởng mạnh
Giai đoạn cho quả
TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%)
10-15 4,19 0,84 - - - -
17-22 4,92 1,25 - - - -
24-29 - - 6,70 1,82 - -
31-36 - - 8,55 2,55 - -
38-43 - - 10,19 3,41 - -
45-50 - - - - 13,77 4,88
52-57 - - - - 15,46 5,75
59-64 - - - - 17,57 7,40
66-71 - - - - 19,77 8,25
73-78 - - - - 21,39 9,02
Trung bình 4,56 1,05 8,48 2,59 17,59 7,06
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng đến sự phát sinh phát triển bệnh
mốc sương
1. Ảnh hưởng của các loại thuốc thử nghiệm đến tỉ lệ bệnh
mốc sương cà chua tại khu thí nghiệm
3.2 Kết quả thí nghiệm xử lý thuốc phòng trừ bệnh mốc sương cà chua
*
TT Nghiệm thức
Tỉ lệ bệnh (%)
TP 3NSP 1 7NSP 1 10NSP 1 14NSP 1 17NSP 1 21NSP 1
1 Mataxyl 5,74 7,76 c 9,17 c 10,00 c 12,54 d 14,15 c 15,33 d
2 Norshield 5,99 8,57 bc 10,31 bc 11,80 bc 14,22 cd 15,76 c 16,78 cd
3 Ridomil MZ 5,96 7,91 c 9,27 c 10,45 c 13,08 d 14,05 c 14,64 d
4 Melody Duo 6,32 8,98 bc 10,45 bc 11,80 bc 14,31 cd 15,52 c 16,28 d
5 Biobus 6,92 11,66 a 13,37 ab 15,33 ab 17,87 ab 20,09 b 21,90 b
6 TP-Zep 6,85 10,66 ab 12,59 ab 14,36 ab 17,23 bc 19,39 b 20,31 bc
7 Đối chứng 6,31 11,90 a 14,22 a 16,50 a 21,43 a 24,88 a 27,67 a
CV (%) 5,10 4,93 5,61 4,96 4,28 3,84 3,85
LSD - 0,3864 0,4797 0,4531 0,4320 0,4098 0,4173
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của thuốc thí nghiệm đến tỉ lệ bệnh mốc sương tại khu thí nghiệm
2. Ảnh hưởng của các loại thuốc thử nghiệm đến chỉ số
bệnh mốc sương cà chua tại khu thí nghiệm
3.2 Kết quả thí nghiệm xử lý thuốc phòng trừ bệnh mốc sương cà chua
*
TT
Nghiệm
thức
Chỉ số bệnh (%)
TP 3NSP 1 7NSP 1 10NSP 1 14NSP 1 17NSP 1 21NSP 1
1 Mataxyl 1,89 3,07 c 3,75 c 4,26 d 5,54 c 6,21 cd 6,43 cd
2 Norshield 2,07 3,47 bc 4,33 bc 5,17 bcd 6,49 bc 7,21 c 7,44 c
3 Ridomil MZ 1,88 2,95 c 3,62 c 4,07 d 5,28 c 5,80 d 6,01 d
4 Melody Duo 2,08 3,41 bc 4,23 bc 4,95 cd 6,24 c 6,97 cd 7,39 cd
5 Biobus 2,25 4,39 ab 5,42 ab 6,47 ab 8,05 b 9,26 b 10,12 b
6 TP-Zep 2,24 4,34 ab 5,32 ab 6,29 abc 7,90 b 9,07 b 9,73 b
7 Đối chứng 1,88 4,87 a 6,06 a 7,45 a 10,34 a 12,26 a 14,20 a
CV (%) 4,56 5,51 5,72 4,69 4,35 3,67 3,51
LSD - 0,2844 0,3252 0,2844 0,2951 0,2616 0,2616
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của thuốc thử nghiệm đến chỉ số bệnh mốc sương ở khu thí nghiệm
3. Hiệu quả kỹ thuật của các thuốc thử nghiệm đối với
bệnh mốc sương
3.2 Kết quả thí nghiệm xử lý thuốc phòng trừ bệnh mốc sương cà chua
*
TT Nghiệm thức
Hiệu quả kỹ thuật (%)
3NSP 1 7NSP 1 10NSP 1 14NSP 1 17NSP 1 21NSP 1
1 Mataxyl 37,33 a 38,68 a 41,70 a 47,09 a 49,32 a 54,66 a
2 Norshield 35,55 a 35,93 ab 36,59 abc 43,51 abc 46,23 ab 52,14 ab
3 Ridomil MZ 39,04 a 40,24 a 44,08 a 48,31 a 52,19 a 57,16 a
4 Melody Duo 36,84 a 37,86 a 39,93 ab 45,81 ab 48,76 a 53,00 a
5 Biobus 24,71 b 25,74 c 26,81 c 35,15 c 37,34 b 40,53 c
6 TP-Zep 25,26 b 26,79 bc 28,66 bc 36,45 bc 37,93 b 41,90 bc
CV (%) 11,76 10,89 12,70 9,53 8,54 8,52
LSD 10,08 9,645 11,92 10,54 10,01 11,00
Bảng 3.8 Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc thử nghiệm đối với bệnh mốc sương
cà chua tại huyện Đơn Dương
3.2 Kết quả thí nghiệm xử lý thuốc phòng trừ bệnh mốc sương cà chua
*
Qua quá trình thí nghiệm và theo dõi cho thấy các
thuốc gốc hóa học có hiệu quả phòng trừ bệnh cao hơn các
thuốc gốc sinh học. Thuốc Ridomil MZ và Mataxyl có hiệu
quả tốt nhất xét về ảnh hưởng đến cả hai yếu tố tỉ lệ bệnh,
chỉ số bệnh. Thuốc Biobus và TP-Zep có hiệu quả thấp
nhất.
4. Hiệu quả kinh tế của các loại thuốc thử nghiệm
3.2 Kết quả thí nghiệm xử lý thuốc phòng trừ bệnh mốc sương cà chua
*
Nghiệm thức
NS tăng
so với ĐC
( % )
Lợi nhuận do
tăng NS
(Đồng)
Chi phí
phòng trừ
(Đồng)
Hiệu quả
kinh tế
Hệ số lãi
Mataxyl 500 WP 22,59 33.660.000 4.425.000 29.235.000 6,61
Norshield 86,2 WG 14,07 20.970.000 5.730.000 15.240.000 2,66
Ridomil MZ 72 WP 26,66 39.720.000 19.050.000 20.670.000 1,09
Melody Duo 66,75 WP 18,65 28.710.000 6.600.000 21.210.000 3,21
Biobus 1.00 WP 5,80 8.640.000 4.950.000 3.690.000 0,75
TP-Zep 18 EC 9,45 14.070.000 4.950.000 9.120.000 1,84
Bảng 3.9 Hiệu quả kinh tế của các loại thuốc thử nghiệm trên bệnh mốc sương cà chua
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
*
4.1 Kết luận
*
● Bệnh mốc sương cà chua bắt đầu phát sinh ở giai đoạn 10-
15 NST và phát triển mạnh ở giai đoạn cây bắt đầu cho trái
● Hai giống cà chua phổ biến ở huyện Đơn Dương đều bị
nhiễm mốc sương, trong đó giống Anna nhiễm nấm bệnh
nhẹ hơn giống Kim cương đỏ
● Mật độ trồng cà chua càng cao thì bệnh mốc sương càng
phát triển mạnh và ngược lại
● Chế độ bón phân III (Lót 3 khối hữu cơ + 150kg Super lân,
thúc NPK 20-20-15 (3 lần x 50kg)) có hiệu quả hạn chế
bệnh cao nhất
● Thuốc Ridomil MZ 72WP có hiệu quả trừ bệnh cao nhất,
nhưng hệ số lãi thấp (1,09), kế đến là thuốc Mataxyl
500WP, hệ số lãi cao nhất (6,61). Các thuốc sinh học có
hiệu quả phòng trừ bệnh thấp
4.2 Đề nghị
*
Tiếp tục tiến hành thí nghiệm với các loại thuốc đăng
ký phòng trừ bệnh mốc sương qua các vụ trồng khác nhau
nhằm tìm ra thuốc hiệu quả nhất trong phòng trừ bệnh
Thử nghiệm các loại thuốc có nguồn gốc sinh học để
khuyến cáo sử dụng nhằm mục đích hạn chế dư lượng,
thân thiện và bảo vệ môi trường
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh,
các thầy cô khoa Nông học đã tận tình giảng dạy trong suốt
thời gian theo học tại trường
*
- Cô Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn để tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp
CẢM ƠN THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ
THEO DÕI !!!